Chào Baovesuckhoe365! Cho em hỏi: Bệnh lao phổi có nguy hiểm không, tại sao lại nguy hiểm ạ? Em có biết sơ qua về căn bệnh này là lây truyền qua đường hô hấp, tuy nhiên em muốn được tư vấn chi tiết hơn về bệnh? Mong được giải đáp ạ!
(Trần Mai Anh, 23 tuổi, Hưng Yên)
Trả lời:
Chào chị Mai Anh!
Trước hết cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho Baovesuckhoe365! Với băn khoăn của chị, chúng tôi xin được giải đáp như sau!
Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của bệnh lao phổi bạn không thể coi thường
Như chị Mai Anh cũng biết, lao phổi được xem là bệnh lý rất nguy hiểm, bởi bệnh dễ lây lan và có khả gây nên biến chứng đe dọa tính mạng. Thậm chí, với mức độ lây truyền nhanh chỉ tiếp xúc qua không khí, bệnh lao phổi đã được xếp vào những bệnh xã hội cần quan tâm.

Bệnh lao phổi được xem là bệnh lý rất nguy hiểm, bởi bệnh dễ lây lan và có khả gây nên biến chứng đe dọa tính mạng
Theo một số thống kê, Việt Nam đứng thứ 15 trong 30 nước có tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh lao phổi cao nhất thế giới. Mỗi năm, ước tính có khoảng 130.000 người mắc bệnh lao và khoảng 18.000 người chết vì căn bệnh này do chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Với những con số này cho thấy bệnh lao phổi có mức đội nguy hiểm không kém “căn bệnh thế kỷ” mang tên HIV (khoảng 75% người chết vì AIDS/năm).
Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng theo lứa tuổi, đặc biệt là ở người già, những người có sức đề kháng yếu. Tuy nhiên, số người mắc bệnh lao nhiều nhất là ở lứa tuổi người lao động, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến bản thân và gia đình người bệnh.
Xem thêm
- Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị
- Nguyên Nhân Người Hay Mệt Mỏi Và Khó Thở? Đây Là Triệu Chứng Bệnh Gì?
Tại sao bệnh lao phổi nguy hiểm?
Những thông tin trên cho thấy bệnh lao phổi có nguy hiểm không, bởi nếu như người bệnh không được phát hiện sớm, có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra một số triệu chứng và biến chứng nguy hiểm như sau:
– Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Đây được xem là những biến chứng nặng của lao phổi, bởi các tổn thương do khuẩn lao dạng bóng khí nằm sát bên màng phổi có thể bị vỡ khiến dịch bị tràn ra, ép phổi thu hẹp thể tích, khiến bệnh nhân đột ngột đau ngực, khó thở, thậm chí ngạt thở nếu không được hút dịch tràn kịp thời.

Đa số những bệnh nhân mắc lao phổi đều có thể gặp biến chứng ho ra máu, tuy nhiên lượng máu ra ít hoặc nhiều tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh sau khi phát triển
– Ho ra máu: Đa số những bệnh nhân mắc lao phổi đều có thể gặp biến chứng ho ra máu, tuy nhiên lượng máu ra ít hoặc nhiều tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh sau khi phát triển. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng nguy cơ tái phát lại khá cao do phổi đã bị tổn thương quá nặng nề. Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm được xem như là phương pháp tốt nhất cho lao phổi.
– Giãn phế quản: Đây là di chứng của bệnh lao phổi rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, có thể gây nguy hiểm thậm chí gây tử vong. Vi khuẩn lao sau khi vào cơ thể sẽ phá hủy hết mô phổi và ngăn chặn tổ chức xơ phát triển, lâu ngày khiến phế quản bị tổn thương và biến dạng.
– Xơ phổi, suy hô hấp: Phổi bị vi khuẩn lao xâm nhập và phá hủy nghiêm trọng gây nên tình trạng xơ, đàn hồi kém, suy giảm chức năng hô hấp, hay còn gọi là suy hô hấp.
– U nấm phổi: Do vi nấm Aspergillus sinh sôi trong một hang lao cũ ở phổi sẽ khiến bệnh nhân sốt, đau ngực, ho kéo dài và ho ra máu rải rác.
– Suy kiệt: Do tình trạng nhiễm trùng lao kéo dài gây mệt mỏi, ăn uống kém và sút cân.
Bệnh lao phổi có nguy hiểm đến tính mạng không?
Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn lao phổi sẽ gây suy giảm chức năng phổi nghiêm trọng, kèm theo: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn máu hay huyết mạch cũng bị ảnh hưởng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chết người.
Xem thêm: Những Triệu Chứng LAO PHỔI Cần Gặp Bác Sĩ Ngay, Đề Phòng Biến Chứng
Vậy phòng ngừa bệnh lao phổi như thế nào?
Chị Mai Anh thân mến! Mặc dù bệnh có tính chất lây lan và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh nhưng căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa. Một số biện pháp ngừa bệnh lao phổi:
– Tuyệt đối không nên dùng chung đồ các nhân với những người mắc bệnh: dùng chung khẩu trang, đũa thìa, hay uống chung cốc..
– Đeo khẩu trang y tế và gang tay mỗi khi chăm sóc người bệnh hoặc tới vùng có dịch.
– Cách ly người bệnh ở một phòng riêng nếu điều trị tại nhà. Đồng thời, những đồ dùng cá nhân của người bệnh cần phải được tiệt trùng bằng nước sôi để đảm bảo, các đồ dùng: quần áo, khăn, màn cần được giặt thay hàng ngày và phơi khô.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sức khỏe và đây cũng là cách để phòng ngừa, phát hiện bệnh lao sớm.
– Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng kết hợp tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp chị Mai Anh nắm bắt được vấn đề bệnh lao phổi có nguy hiểm không, tại sao lại nguy hiểm, từ đó có cách phòng tránh bệnh hoặc có kế hoạch điều trị bệnh sớm hơn. Cảm ơn chị đã chia sẻ vấn đề của mình tới Baovesuckhoe365!
Chúc chị và gia đình luôn mạnh khỏe!