• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Chia sẻ của bạn Nguyễn Đức Tú về chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

14/05/2015 Mr Khỏe

Chào các bác, tin vui là sau 2 tháng điều trị bác sĩ nói tình hình của em khá tốt, không cần phải châm cứu nữa, vật lý trị liệu cũng sẽ giảm xuống 1 buổi 1 tuần, lời khuyên duy nhất vẫn là duy trì bơi, đu xà, hạn chế vận động sai tư thế.
Tự cảm nhận thì em thấy sức khỏe của em nói chung là tốt. Chưa hoàn toàn hết đau, nhưng nếu không ngồi/đứng quá lâu, không mang vác nặng, không gập, cúi người thì em thấy mình không khác lúc bình thường là mấy.
Nhân đây em cũng chia sẻ thêm một vài suy nghĩ của em, hy vọng có thêm một cách nhìn để các bác suy nghĩ và lựa chọn cho riêng mình.

1. Không chụp MRI có kết luận được bệnh không? Em cho là không. Vì khi em chụp X-Quang, bs chỉ nói bị gai, và cho thuốc kháng viêm là hết. Em đưa phim cho bạn em (tiến sĩ đông y học bên TQ về, giờ đang là giảng viên ở viện Tuệ Tĩnh), sau khi xem và sờ nắn, cậu ấy khuyên nên đi chụp MRI để có kết quả chính xác. Tất nhiên, sờ nắn cũng có thể phán đoán được, nhưng có MRI thì kết quả vẫn là chính xác nhất, còn không thì như cá độ có thể trúng, có thể trượt. Nếu trúng thì lại nổ là không cần chụp, nếu không trúng thì cũng chẳng sao.

2. Có thuốc gì chữa vài ngày – 1 tuần mà khỏi không. Cá nhân em khẳng định là không. Nếu có thì đó chỉ là biện pháp giúp giảm đau mà thôi, ví như trước khi điều trị em đánh được 1 trận tenis thì bị đau, cúi gập, đi lại khó khăn, bạn em (em có kể ở trên) xoa bóp cho em 1 hồi là em cảm thấy hết đau và làm thêm được 1 trận nữa, nhưng sau đó thì đau vẫn hoàn đau và phải nghỉ hoàn toàn để trập trung điều trị. Hơn nữa nếu phương pháp/thuốc hay như vậy thì các thầy thuốc đó đảm bảo được y học thế giới thừa nhận chứ không phải bằng hình thức truyền khẩu hiện nay. Chưa kể điều quan trọng nhất giúp người bệnh đỡ/ không đau là vận động của chính người đó. Có điều trị kiểu gì, uống thuốc tiên đi nữa mà vận động không chú ý thì vẫn đau mà thôi. Người khỏe mạnh bình thường vận động mạnh còn bị nữa là chúng ta. Vì vậy em cho rằng ai khẳng định chữa được sau 1 vài tháng hoặc khỏi 100% là tao lao bốc phét hết.

3. Thường xuyên đổi phương pháp điều trị có nên không? Hiện nay thông tin về thuốc, cách chữa khá loạn, ngay trọng hội mình cũng nhiều ý kiến khác nhau. Vì vậy theo em mọi người nên nghiên cứu, tham khảo, cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn theo 1 phương pháp nào đó, và khi đã theo rồi thì nên kiên trì, điều trị 1 khoảng thời gian đủ lâu để biết phương pháp đó có hiệu quả hay không, Nếu không cũng nên xem lại mình có làm đúng lời khuyên của bác sĩ chưa hay vẫn duy trì thói quen sinh hoạt cũ, vẫn bê vác nặng, sinh hoạt quá độ, chạy nhảy như điên… Nếu đã tuân thủ mà phương pháp đó vẫn không hiệu quả thì hãy chuyển phương pháp khác. Chứ em thấy các bác 1 – 2 tháng lại đổi 1 phương pháp đảm bảo thời gian chữa trị sẽ còn lâu dài lắm.

Đôi lời chia sẻ, nếu có bác nào cảm thấy phật ý thì thông cảm giúp.

Hành trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngoại khoa của bạn Le Anh Pham

13/05/2015 Mr Khỏe

Baovesuckhoe365.com sẽ đăng tải những bài viết, góp ý, những chia sẻ mà chúng tôi cảm thấy hữu ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu và chữa trị các căn bệnh mắc phải. Lần này xin được giới thiệu tới mọi người những chia sẻ của bạn Le Anh Pham về quá trình chữa thoát vị đĩa đệm của mình. Tai sao bạn lại chọn chữa thoát vị bằng ngoại khoa?

==============================

Chào mọi người!
Dưới đây là hình ảnh 2 Film Cộng hưởng từ trước Mổ và sau Mổ của em (Mọi người xem có thể tự so sánh nhé).

Ảnh chụp MRI của bạn Lê Anh Phạm 1

chia sẻ của lê anh phạm về hành trình chữa bệnh thoát vị đĩa đêm của mình 2

Ảnh chụp MRI của bạn Lê Anh Phạm 2

chia sẻ của lê anh phạm về hành trình chữa bệnh thoát vị đĩa đêm của mình 1

Như mọi người đã biết, em là 1 người Bệnh cũng đã từng trải qua những năm tháng đau đớn, tinh thần suy sụp vì căn Bệnh chúng ta đang mắc phải đó là: Thoát Vị đĩa đệm. Tuy nhiên sau 1 năm dùng Nội Khoa (các thầy Đông Y, em cũng có gặp được một người tốt, tuy nhiên em thấy Lang Băm là nhiều hơn. Tuy nhiên với quãng thời gian điều trị này em đã có được rất nhiều kiến thức để hiểu rõ về căn bệnh của mình và cuối cùng em cũng đã lựa chọn được 1 con đường còn lại là Ngoại Khoa để chữa dứt điểm nó (Tình trạng của em đến giờ đã mổ được 6 tháng và ổn định rất nhiều so với thời gian trước Mổ).

Có rất nhiều bạn trong nhóm của chúng ta rất có nhã ý để chia sẻ căn bệnh cũng như chia sẻ tâm tư, những nỗi đau để cùng nhau đưa ra những ý kiến từ chính bản thân mình, tuy nhiên em thấy cũng có rất nhiều người có mục đích cá nhân để làm lợi cho bản thân, kg chia sẻ những kinh nghiệm với mọi người trong Group (em xin gọi là Lang Băm). Theo em mọi người hãy nên suy nghĩ, hiểu rõ về căn bệnh mình đang bị để có thể LỰA MỘT CON ĐƯỜNG, CHỌN MỘT LỐI ĐI cho bản thân nhé.

EM XIN CÓ 1 SỐ ĐÚC KẾT NHƯ DƯỚI ĐÂY:

Mặc dù Cuộc đời luôn đặt chúng ta vào những lựa chọn. Mà mỗi lựa chọn đều mang nhiều tổn thương, hy sinh.
Bi kịch xảy ra khi chúng ta lựa chọn sai?
Nhưng bi kịch nhất là những người không thể quyết định được, không thể chọn mà cả đời chỉ lựa.
Bởi lựa chọn sai ít ra ta còn được một bài học, một kinh nghiệm.
Trong đời, người lựa chọn đúng thì thành công, kẻ lựa chọn sai thì thành nhân còn kẻ loay hoay thì thành công…cốc!
Mà kỳ lạ thay, số người thành công…cốc luôn đông nhất!
Người không dám lựa chọn hoặc lựa mãi mà không dám chọn là bởi không đủ lòng tin.
Không dám bước vào con đường nào vì sợ đám sương mù phía trước. Và cuối cùng, chọn đại hoặc chọn theo số đông, chọn theo sự sắp đặt của người khác, chọn theo độ bùi tai.
Kết quả thường là chọn sai.
Và khi ấy, bài học họ có lại là không nên tin nữa!
Một vòng luẩn quẩn đến bực mình!
Vậy làm sao để biết lựa chọn của mình là đúng?
Nếu bạn hỏi tôi, tôi xin trả lời rằng:
Hãy lắng nghe chính mình.
Hãy đặt niềm tin vào chính bản thân mình.
Tin vào lựa chọn của mình đã giúp lựa chọn đó trở nên đúng đến một nửa rồi!
Nửa còn lại là biến lựa chọn đó thành một lựa chọn đúng.
Thật! Làm gì có đáp án cho những lựa chọn.
Trò trắc nghiệm A,B,C hay D này xét cho cùng đều không có đáp án đúng.
Đáp án là ở bạn.
Bạn mới là người khiến nó trở nên đúng.
Nó đúng vì nó dành cho chính bạn, thuộc về bạn.
Nó đúng vì nó khiến bạn hạnh phúc, tin tưởng và mãn nguyện với nó.
Nó đúng khi bạn thấy nó đúng là phải như thế!
Bằng nó không dành cho bạn, không thuộc về bạn thì một ngày nó sẽ không còn nữa.
Nó không khiến bạn hạnh phúc thì dù nó đúng nó cũng chỉ là một cục nợ.
Khiến bạn mãi mãi sống trong nghi ngờ và không bao giờ thoả mãn.
Và cuối cùng, hãy cứ lựa đi, rồi chọn và nhất thiết, phải biến nó thành một lựa chọn đúng.
Cho đến khi nó không còn đúng nữa.
Phải, cho đến khi đó, bạn sẽ lại phải có một chọn lựa mới.
Thì sao nào?
Cuộc đời được tạo nên bằng những lựa chọn kia mà?
Miễn là đừng loay hoay cả đời chỉ để tìm đáp án cho quả trứng có trước hay con gà có trước.
Để rồi phí hoài thanh xuân của mình…

Le Anh Pham

Quá trình chữa thoát vị đĩa đệm và kinh nghiệm của Moon Kool

13/05/2015 Mr Khỏe

Chào các bạn, xin được chia sẻ với các bạn bài viết của một độc giả gửi tới về hành trình chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như những kinh nghiệm của bản thân bạn. Rất mong mọi người tìm được sự đồng cảm, đúc rút được những kinh nghiệm riêng cho bản thân để đối mặt với căn bệnh quái ác Thoát Vị Đĩa Đệm!

Dưới đây là bài viết của bạn Moon Kool:

============================

Hôm nay có thời gian em xin được viết về 1 cái gọi là quá trình chung của căn bệnh chúng ta đang bị, lý do dẫn đến, quá trình điều trị và tổng hợp lại các phương thức phương cách điều trị em trải qua. Bài viết này tổng hợp chắc chắn không đầy đủ, có nhiều ý kiến chủ quan cá nhân và góc nhìn cũng như trải nghiệm của cá nhân em với căn bệnh, các phương thức em biết cũng không nhiều vì vậy mong các anh/chị/cô/chú/bác đóng góp bên dưới để em bổ sung cho hoàn chỉnh. Với mong muốn những người mới bị hay những người còn đang mông lung, hoang mang khi phải đối đầu với căn bệnh này sẽ tìm được những điều hữu ích cho mình một cách dễ dàng hơn khi tham gia group, không phải đặt câu hỏi cũng như phải kéo xuống tìm rất lâu.

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Em là dân chơi thể thao (bóng rổ) vì thể hoạt động khá là nhiều và mạnh, liên quan đến lưng nhiều. Năm 2013 sau khoảng 6 tháng không tập luyện do bận công việc ở cơ quan (ngồi nhiều, ăn uống thất thường thiếu chất, bia rượu nhiều do tiếp khách) em ra sân và chơi bóng trong tình trạng vừa nhậu xong, xong khi lên rổ đáp xuống đất em cảm thấy nhói ở phần cạnh thắt lưng dọc bên sườn chứ không phải xương sống và không thấy đỡ. Ban đầu em nghĩ em bị căng cơ nên phóng xe về nhà ngủ 1 giấc, vài hôm sau vẫn nhói nhẹ như vậy. Em mặc kệ và đi chơi bóng tiếp, có 1 điều lúc đó em thấy kỳ lạ là càng chơi thì càng hết nhói nhưng hóa ra đó lại là sai lầm làm cho cái lưng em nặng thêm. Và khoảng 4 hôm sau vào buổi sáng em thức dậy thì em liệt giường luôn, đau , đau thắt và không thể cử động nổi người chứ đừng nói ngồi dậy. Nhờ người nhà đưa đi cấp cứu chụp mri thì em biết mình đã chính thức bị TVDD L5-S1 chèn ép rễ thần kinh tủy trái, độ hẹp ống sống còn 11mm.

Đó là câu chuyện bản thân em, còn bây giờ em sẽ tổng hợp một số nguyên nhân gây bệnh em được biết:
– Chơi thể thao: nguyên nhân chính của đàn ông với mấy bộ môn điển hình : Tennis, gold, bóng rổ, bóng đá.
– Các hoạt động thường ngày sai tư thế : sai tư thế khi bê vác vật năng, khi xoay người, khi bị ngã người bị xoay.v.v…
– Thoái hóa cột sống : do cơ địa từng người, do tuổi tác, do tình trạng thiếu hụt canxi, canxi huyết
– Do chế độ sinh hoạt, ăn uống không điều độ hợp lý gây thiếu hụt canxi, dinh dưỡng cho đĩa đệm và xương sống, do ít tập thể thao cơ bắp yếu không đủ sức nâng đỡ cột sống.

2. Quá trình đầu mới mắc bệnh:

Đây là giai đoạn người bệnh lo lắng hoang mang nhất khi tình trạng đau, tê bì kéo dài. Đồng thời giữa 1 rừng thông tin về bệnh gây ra lo sợ về việc có thể bị liệt, bị teo cơ, đồng thời không biết phải chữa trị theo hướng nào, gặp bác sỹ nào, phương thức nào. Đồng thời đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất của việc điều trị, em rút ra là nếu ai mà nắm bắt được tốt giai đoạn này, điều trị nghỉ ngơi đúng cách, hợp lý thì khả năng hồi phục thậm chí là khỏi hẳn rất cao, nhưng phần lớn chúng ta đến khi mắc bệnh mới tìm hiểu, đồng thời chữa trị rât nhiều nơi, nhiều phương cách theo câu “có bệnh thì vái tứ phương” thành ra bỏ phí giai đoạn này mà không quá hiệu quả.

– Đầu tiên, đương nhiên và cần thiết nhất là phải chụp MRI, chỉ phim chụp MRI mới cho chúng ta biết rõ mình có bị TVDD hay không và nặng nhẹ thế nào, đốt sống nào. Đánh giá được tình trạng mới có cách giải quyết nó. (em chụp MRI ở phố Tôn Đức Thắng do bác sỹ Việt Đức người nhà bảo ra đó, nó nằm gần ngõ Văn Chương và gần phở Thịnh, năm ngoái em chụp là 700 nghìn 1 lần không có bảo hiểm)

– Tiếp theo, do em không phải bác sỹ nên em không rõ thế nào thì cần mổ, nhưng ý kiến bản thân em và nhiều người từng bị thì đều thấy là không nên mổ, kiểu gì cũng không nên mổ, cố gắng điều trị bảo tồn hồi phục là tốt nhất, không điều trị bằng các phương pháp bấm huyệt day ấn hay tác động bởi có thể làm nó nặng thêm.

– Cách điều trị của em giai đoạn đầu bao gồm 1 tháng nằm bất động chỉ dậy khi cần đi giải quyết nhu cầu vệ sinh, và ăn uống, còn lại là nằm và nằm. Đó là chỉ định của bác sỹ Việt Đức người nhà của em, em nằm đến mức cái xương cụt của em cứ nằm ngửa là nó đau đến bây giờ mới hết.

– Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, em trong sáu tháng đầu mới bị bệnh kiêng hoàn toàn bia rượu, cà phê, trà , các chất kích thích, đồ ăn cay nóng đặc biệt là nước ngọt có ga vì nó giảm sự hấp thụ canxi trong máu và xương. Em ăn thực đơn nhiều rau xanh, nhiều canxi đồng thời hạn chế đi lại vận động mạnh.

– Sau 1 tháng em bắt đầu treo xà theo phương thức 5 cái 1 lần, mỗi cái 15s nghỉ 30s. Một ngày làm 3 lần bao gồm sáng khi ngủ dậy, buổi trưa trước khi ngủ và tối trước khi ngủ, đôi khi là đu mỗi khi cảm thấy mỏi lưng. Em chỉ đeo đai lưng trong 1 tháng đầu này, sau đó bỏ ra nếu không sẽ bị yếu cơ lưng.

– Sang tháng thứ 3 em bắt đầu đi bơi mỗi chiều, trước khi bơi em treo xà, ra bể bơi em đi bộ 1 vòng và khởi động tay chân cho kỹ rồi mới xuống, chục buổi đầu tiên em chỉ ngâm nước, thả lỏng hoặc thi thoảng bơi ếch 1 vòng.

– Trong thời gian này em đi khám tại 108 , và bs trưởng khoa vật lý trị liệu có quen bố e cùng với bs khoa cơ xương khớp là họ nhà em có bảo là được nằm nghiêng thoải mái, miễn là nằm đệm cứng vững tư thế, vậy là em thoát cảnh phải nằm ngửa cả đêm, đồng thời họ bảo tập thế là đúng, có điều thay vì bơi ếch thì nên bơi sải, vì bơi ếch dành cho các cụ già bị TVDD không hoạt động mạnh, còn thanh niên trung niên bơi sải sẽ tốt cho xương sống hơn. Sau đó em được đăng ký 1 khóa vật lý trị liệu tại đây 1 tuần 500k (hình như là 550k) bao gồm đắp sáp ong, điện xung ,và kéo giãn cột sống.

– Sau khi vật lý trị liệu em hồi phục nhanh rõ rệt đồng thời em tăng cường độ cũng như thời lượng bơi mỗi ngày của em từ 1 giờ lên 2 h, em bơi sải nhiều và liên tục hơn để hồi phục thể lực.

3. Giai đoạn phục hồi:

-Đánh dấu bằng việc em tập đi bộ, hôm đầu em đi bộ là từ nhà em ở phố bach mai lên đến chợ hôm rơi vào khoảng hơn 4km cả đi và về, hôm đầu đó rất đau, lưng em cứng và mỏi, nhưng sau đó càng ngày càng đỡ và nhẹ đi.

– Đi bộ trong khoảng 1 tháng em bắt đầu cố định lịch trình rơi vào khoảng 8-10km mỗi tối bằng việc đi từ phố Bạch Mai lên hồ gươm, đi 1 vòng hồ gươm và đi về bằng đường Bà Triệu, cũng thời điểm này chân em đã hết tê bì.

– Tuy đã kết thúc đợt kiêng các chất bia rượu, cà phê trà, đồ cay nóng, nước ngọt có ga nhưng em vẫn giữ thói quen hạn chế các thứ đó đến mức tối thiểu.

– Em giữ lịch trình tập phục hồi của em theo lịch , 1 ngày đu xà 3 lần, chiều đi bơi 2 tiếng và tối đi bộ 8-10 km trong khoảng gần 4 tháng sau đó.

– Đến thời điểm sau tết 2014 này em bắt đầu thử chạy bộ, hôm đầu chạy bộ tầm 2km chân như đeo chì, nhức mỏi, thở dốc, đầu váng mắt hoa, đồng thời về đau cứng lưng. Em quyết định tuần chạy 3 buổi cách ngày, và trong buổi chỉ chạy 2km rồi đi bộ quãng còn lại như các buổi đi bộ khác. Sau 1 tháng em chuyển sang chạy 4km và hiện nay vẫn giữ lịch trình đó.

Kết quả: hiện nay em đã có thể chạy nhảy khá thoải mái, chỉ không dám xoay người vặn lưng mạnh, em đã bắt đầu tập và chơi lại bóng rổ 1 cách ổn định, có clip cho mọi người xem đó ạ. Em không dám chắc là em khỏi hay thành công, nhưng em cảm thấy em khá hơn nhiều so với 1 năm về trước.

Bài viết em viết vội ở cơ quan nên còn rất nhiều thiếu sót lủng củng, mong các anh/chị/cô/chú/bác sửa đổi, bổ sung bên dưới comment cho em để em sửa. Các anh/chị/cô/chú/bác nào muốn copy hay share ra trang khác vui lòng đề nguồn trích dẫn từ group Hội những người bị Thoát vị đĩa đệm – Bệnh cột sống vì đây là kinh nghiệm cũng như hiểu biết em học hỏi được từ chính các anh chị trong group. Em cảm ơn.

Moon Kool

Bệnh trĩ và người cao tuổi

14/04/2015 Mr Khỏe

Những người ở độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi là những người dễ mắc bệnh trĩ nhất. Nhưng do có nhiều lí do như bận công việc hay ngại đi khám nên họ thường không đi khám bác sĩ chuyên môn hay bỏ qua những dấu hiệu bệnh. Đến khi tình trạng bệnh tiến triển nặng, người bệnh cảm thấy đau rát khó chịu thì họ mới đi khám bác sĩ. Những lúc này bệnh đã trở nên khó chữa và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Người cao tuổi rất dễ bị bệnh trĩ

Người cao tuổi rất dễ bị bệnh trĩ

1. Biểu hiện bệnh trĩ ở người cao tuổi.

Trĩ gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Triệu chứng chung của bệnh thường là ra máu tươi và sa búi trĩ.
Biểu hiện bệnh đầu tiên dễ nhận thấy là ra máu khi đi vệ sinh, máu có thể dính vào phân hay chảy thành tia.
Khi ta đi vệ sinh và thấy búi trĩ nhỏ sa ra ngoài là lúc búi trĩ bắt đầu xuất hiện, búi trĩ mới thường tự co lên được. Lâu dần búi trĩ sẽ to hơn và khó có thể tự co lên, co lên phải nhờ lực bên ngoài. Cuối cùng búi trĩ sẽ to hơn và ngoại lực cũng không thể giúp búi trĩ co lên được nữa, đây là giai đoạn nặng nhất gây khó chịu và nhiều phiền toái cho bênh nhân.

Cũng có thể bắt gặp các triệu chứng như ngứa quanh lỗ hậu môn, đau khi đi đại tiện hay khi bị táo bón. Bệnh nhân chỉ cảm thấy đau khi bị sa trĩ nghẹt, viêm nhiễm, tắc tĩnh mạch nguyên nhân do áp xe quanh hậu môn, nứt hậu môn gây nên.

2. Vì sao người cao tuổi dễ mắc bệnh trĩ?

Người cao tuổi dễ mắc trĩ hơn các lứa tuổi khác vì chức năng co bóp, tiêu hóa và bài tiết của ruột kém làm rối loạn đại tiện, trương lực cơ trơn đại tràng, co thắt hậu môn, dây chằng suy giảm. Hệ thống tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém.
Do chế độ ăn uống không hợp lí, ăn nhiều chất béo, đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… trong khi đó lại ăn ít chất xơ làm dễ mắc bệnh táo bón và đó là nguyên nhân để bệnh trĩ xuất hiện.

Người già dễ mắc các bệnh về xương khớp nên ít vận động, nằm nhiều hay ngồi nhiều, thường dễ gặp bệnh trĩ vì ít vận động sẽ làm táo bón.

3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ ở người cao tuổi?

Cần phải điều chỉnh thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt phù hợp như ăn nhiều rau xanh, không nên dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… không ăn các đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ… Nên tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi. Giữ vệ sinh ăn uống để phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa…là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Người cao tuổi nên tập thể dục thường xuyên để phòng chống bệnh trĩ

Người cao tuổi nên tập thể dục thường xuyên để phòng chống bệnh trĩ

Giữ vệ sinh tầng sinh môn, nhất là sau khi đi đại tiện. Tích cực điều trị các bệnh làm tăng áp lực ổ bụng hoặc những bệnh làm cản trở máu chảy về tim…
Khi mới có dấu hiệu của bệnh, người cao tuổi nên đến thăm khám bác sĩ để có phân tích mức độ trĩ và có phương pháp điều trị bệnh chính xác nhất.
Đối với người cao tuổi, nên hạn chế phẫu thuật, tốt nhất là điều trị bằng phương pháp nội khoa như dùng thuốc chế xuất từ thiên nhiên như rau diếp cá, tinh chất nghệ, đương quy… nhằm thu lại hiệu quả quả cao và an toàn.

Đối với người cao tuổi thường dễ mắc bệnh trĩ hơn và điều trị cung khó khăn hơn. Do vậy, khi mới có dấu hiệu bệnh, tốt nhất là đi thăm khám bác sĩ ngay để có can thiệp kịp thơi tránh những biến chứng về sau gâu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe.

Một số bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ hiệu quả

14/04/2015 Mr Khỏe

Bệnh trĩ mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại mang đến rất nhiều phiền phức trong cuộc sống cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiểu và phòng chống bệnh trĩ là một điều rất quan trọng để chất lượng sống tốt hơn.Từ lâu ông cha ta đã có nhiều bài thuốc phòng chống bệnh trĩ khác nhau và mang lại hiệu qua cao. Sau đây là một số bài thuốc ngâm hữu ích để phòng chống bệnh trĩ hiệu quả mong các bạn tham khảo:

Một số bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ hiệu quả

1. Bài thuốc với xung khuyên, đương quy, hoàng liên và chè hoa

Dùng 15g xung khuyên, 30g đương quy và 12g hoàng liên với 30g chè hoa. Cách dùngnhư sau: sắc tất cả các vị trên với 1.500ml nước trong khoảng thời gian 20p, dùng nước đó để ngâm rửa hậu môn trong 20p sẽ giúp thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết hóa ứ và cầm máu. Bài thuốc này được dùng khi búi trĩ sa xuống, đau rát và chảy máu.

2. Bài thuốc với tâm liên, tua rễ xây đa, phác tiêu, đại hoàng, ngũ bội tứ, phòng phong

Dùng xuyên tâm liên, tua rễ xây đa, phác tiêu, tất cả 750g, và 375g đại hoàng, ngũ bội tứ, phòng phong. Đem sắc tất cả các thành phần trên trừ phác tiêu, lấy nước cốt hòa với phác tiêu cất vào hộp kín để dùng dần. Mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và chiều lấy 100ml nước cốt hòa với 3000ml nước ngâm rửa hậu môn trong 20p.

3. Bài thuốc với hoàng bá, bồ công anh, hồ trượng, hồ sâm

Dùng 15g hoàng bá, 15g bồ công anh, 15g hồ trượng và 30g hổ sâm đem sác với 3000ml nước trong 30p. Lấy nước đó để nguội khoảng 45C rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 đến 20p vào sáng và chiều hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thủng, sát khuẩn, chống ngứa khi bệnh trĩ sau phẫu thuật, trĩ nội không tự co lên được và trĩ ngoại.

4. Bài thuốc với sinh đại hoàng, huỳnh lâm, chi tử, một dược, đào nhân, hồng hoa, hòe hoa, hoàng bá

Sinh đại hoàng, huỳnh lâm, chi tử mỗi thứ 15g; một dược, đào nhân, hông hoa, hòe hoa, hoàng bá mỗi thứ 10g; mang tiêu và khổ sâm mỗi thứ 25g. Tất cả đem ngâm trong nước khoảng một giờ và sắc khoảng 20p, dùng nước đó trước xông sau ngâm rủa hậu môn, ngày làm hai lần vào sáng và chiều. Bài thuốc có tác dụng tiêu viêm trừ thũng, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết giảm đau áp dụng cho trường hợp trĩ viêm tấy có biến chứng tắc mạch, trĩ sau phẫu thuật và trĩ ngoại.

5. Bài thuốc với rau diếp cá, rau sam, phèn phi, bại thương thảo

60g rau diếp cá, 30g rau sam, 10g phèn phi, 30g bại thương thảo đem sắc với 2000ml nước rồi dùng nước đó ngâm rửa hậu môn khi đã để nguội. Thực hiện mỗi lần khoảng 20p vào sáng và chiều hằng ngày. Tác dụng giúp thanh nhiệt trừ thấp, cầm máu, hoạt huyết hóa ứ, dùng khi trĩ ngoại có biến chứng tắc mạch.

cây diếp cá chữa bệnh trĩ

6. Bài thuốc với hoàng bá, sau sau, khổ ngân, kim ngân hoa, kinh giới, nghệ vàng, tô mộc

Hoàng bá, sau sau, khổ ngân, kim ngân hoa, kinh giới, nghệ vàng, tô mộc mỗi thứ 12g, 5g phèn phi, bồ công anh 20g. Đem sắc các thành phần trên với 2000ml nước trong khoảng thời gian 20p, dùng nước để nguội bớt để ngâm rửa hậu môn trong khoảng 20p. Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết tiêu viêm, thanh nhiệt trừ thấp, thanh nhiệt tán ứ, làm co búi trĩ, giảm đau cầm máu và chống phù nề. Bài thuốc này phù hợp với tất cả các loại trĩ.

7. Bài thuốc với đương quy, sinh dịa du, đại hoàng, hoàng bá

Đương quy, sinh địa du, đại hoàng và hoàng bá mỗi thứ 30g, phác tiêu 60g. Dùng các vị trừ phác tiêu đem sắc với 2000ml nước trong 20p rồi hòa phác tiêu vào nước đó ngâm rủa hậu môn trong 20p. Bài thuốc có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết tán chi, thích hợp với trĩ ngoại gây viêm tắc tĩnh mạch.

Trong các vị trên có phác tiêu, cách chế phèn phi như sau: bỏ phèn chua vào chảo gang đun sôi, phèn nổi bồng, đến khi phèn hết nổi bồng thì cạo ra, lấy phần trắng tán mịn bỏ vào lọ dùng dần.

Trên là một số bài thuốc phòng trĩ rất hiệu quả được nhiều thầy thuốc tin dùng. Hi vọng các bạn tìm được bài thuốc phù hợp để thực hiện và cho kết quả tốt nhất.

4 tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp

14/04/2015 Mr Khỏe

Bệnh trĩ không chỉ có trĩ ngoại, trĩ nội mà còn có loại trĩ hỗn hợp. Loại trĩ này là kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại cho nên nó thường gây rất nhiều phiền toái. Đây cũng là sự quan tâm hàng đầu của bệnh nhân bị trĩ nhất là về tác hại của nó.

1. Trĩ nghẹt

Người xưa còn gọi đây là hiện tượng trĩ nội co thắt. Đây là hiện tượng búi trĩ được hình thành và sa ra ngoài hậu môn. Các búi trĩ này gặp sự chèn ép của hậu môn dẫn đến sự lưu thông yếu của tĩnh mạch, trong khi đó động mach vẫn hoạt động bình thường làm lượng máu trong các búi trĩ tăng lên vì vậy các búi trĩ cũng không ngừng to ra. Sau đó, tĩnh mạch bị tắc hẳn, hình thành nên một cục máu đông ở búi trĩ lâu dần gây xơ cứng, khó có thể trở lại bên trong hậu môn.
Khi cục máu đông hình thành sẽ khiến người bệnh đau nhức, mắc kẹt bên ngoài người ta gọi là trĩ nghẹt.

Trĩ hỗn hợp khiến người bệnh đau nhức và khó đi ngoài

Trĩ hỗn hợp khiến người bệnh đau nhức và khó đi ngoài

2. Viêm nhiễm

Các búi trĩ nghẹt lâu dần sẽ bi viêm nhiễm ở các mứ khác nhau khiến người bệnh có cảm giác căng tức hậu môn, mót rặn. Khi viêm nhiễm trở nên nặng sẽ gây ra viêm nhiễm các vùng xung quanh hậu môn hoặc gây áp xe hậu môn.

3. Hoại tử

Các búi trĩ bị nghẹt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi hình thành các bọng nước ở hậu môn do sự thay đổi về bệnh lý và sự tích lũy cục bộ ngày một nghiêm trọng. Hoại tử là hậu quả tất yếu của tình trạng nghẹt búi trĩ.
Việc hoại tử có thể diễn ra ở các búi trĩ bi nghẹt hay có thể lây lan sang các vùng khác ở hậu môn gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh.

4. Thiếu máu

Quá trình thiếu máu diễn ra chậm. Ban đầu triệu chứng này rất khó phát hiện nhất là khi bệnh mới bắt đầu. Nhưng dần về sau sẽ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như mặt tái xanh, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, phù, tim đập nhanh, thể lực giảm sút…
Thiếu máu do bệnh trĩ hỗn hợp gây mất máu dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
Một số bệnh nhân còn xuất hiện một số triệu chứng như dễ kích động, hưng phấn, cáu kỉnh, khó chịu… đây là những triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh.

Các tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà chúng còn rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện ra bệnh trĩ hỗn hợp, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế để khám và chữa trị. Tránh ủ bệnh lâu khiến bệnh gây ra những biến chứng mới và khó chữa hơn. Bệnh trĩ nếu phát hiện sớm sẽ có cách điều trị rất nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân đừng có e dè vì đây là bệnh tế nhị mà không đến khám.

bệnh trĩ hỗn hợp gây mất máu dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt

bệnh trĩ hỗn hợp gây mất máu dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt

5. Bệnh phụ khoa

Ở nữ giới, trĩ hỗn hợp có thể là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm âm đạo, viêm loét cổ tử cung
Do khoảng cách của âm đạo và hậu môn khá gần (khoảng 3cm) cho nên dich nhầy từ hậu môn chứa một lượng lớn vi khuẩn và trực khuẩn đường ruột có hại sẽ xâm nhập vào âm đạo gây nên viêm nhiễm phụ khoa hay gặp.

Trĩ hỗn hợp ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Chúng ta nên tìm hiểu về những tác hại của bệnh để biết về căn bệnh này và có cái nhìn đúng đắn về bệnh trĩ. Một khi có dấu hiệu của bệnh các bạn nên thăm khám và chữa trị kịp thời.

5 nguyên liệu tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

11/04/2015 Mr Khỏe

Bệnh trĩ ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, vì công việc phải ngồi nhiều, phải uống rượu bia nhiều hay chế độ ăn uống không hợp lí… Bệnh trĩ xuất hiện ở cả giới trẻ, trung niên và người cao tuổi nhưng vì tính chất công việc không có thời gian đi thăm khám bác sĩ hay vì bệnh đang ở giai đoạn nhẹ nên bạn đang muốn tìm cho mình những cách chữa trị đơn giản, tại nhà mà lại hiệu quả. Sau đây tôi xin giới thiệu cho các bạn một số bài thuốc nam có tác dụng chữa trị bệnh trĩ hiệu quả để các bạn tham khảo:

1. Rau diếp cá chữa bệnh trĩ

Rau diếp cá có khả năng chữa trĩ ngoại rất hiệu quả

Rau diếp cá có khả năng chữa trĩ ngoại rất hiệu quả

Đây là loại rau được biết đến có khả năng chữa ngoại rất hiệu quả. Rau diếp cá có tính mát, và thanh nhiệt cơ thể rất hữu hiệu. Loại rau này rất dễ kiếm, có thể được trồng nhiều xung quanh vườn nhà.

Với rau diếp cá, ta sẽ hái rồi rửa sạch, phơi khô. Lấy 500gr rau diếp cá để ăn sống hàng ngày hay xay nhuyễn rồi lọc với nước để uống. Nếu bệnh tình nặng, bạn nên uống kết hợp với xông vùng hậu môn bằng diếp cá với nước đun sun để có kết quả tôt hơn.

2. Quả đu đủ chữa bệnh trĩ

quả đu đủ xanh chữa bệnh trĩ

Đu đủ là lại quả có tính lạnh, có khả năng giải nhiệt cao, giúp thanh mát cơ thể. Đu đủ xanh có thể điều trị trĩ nội và trĩ ngoại rất hiệu quả.

Bạn nên chọn quả đu đủ xanh có nhiều mủ, bạn căt đu đủ xanh thành hai phần, khi đi ngủ bạn lấy buộc hai nửa đu đủ đó vào hai cẳng chân và để qua đêm. Cách này có thể làm cho búi trĩ co lên và teo lại nhờ tác dụng của nhựa đu đủ xanh. Bạn nên thực hiện liên tục cho đến khi búi trĩ biến mất, khoảng thời gian đó là 2 đến 3 tuần.

Bạn cũng nên nấu canh đu đủ để ăn vì đu đủ có nhiều chất xơ tốt cho người bệnh trĩ.

3. Quả sung dùng chữa bệnh trĩ

quả sung chữa bệnh trĩ

Sung tính lạnh nên có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh trĩ. Theo Đông y, sung có tính lạnh nên có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh trĩ.
Bạn nên chọn quả sung xanh, nhiều mủ càng tốt. Ăn 1 đến 2 quả vào lúc bạn đói bụng, nếu bị trĩ nặng nên tăng lượng quả gấp đôi. Có thể nấu lá sung lên để xông hậu môn sẽ cho kết quả tốt nhất. Việc ăn sung bạn bạn nên thực hiện 2 đến 3 lần một ngày.

4. Hoa thiên lý tốt cho điều trị bệnh trĩ

hoa thiên lý

Hoa thiên lý có tác dụng rất tốt trong giải nhiệt vì nó có tính giải nhiệt cao. Nên chọn những lá thiên lý non, giã với muối trắng, lọc với nước sôi dùng hằng ngày. Loại nước này dùng để uống, bôi lên búi trĩ có tác dụng rất hiệu quả. Phương pháp này cần thực hiện khi bệnh đang ở giai đoạn sớm và phải thực hiện thường xuyên.

5. Hoa mào gà chữa trị bệnh trĩ tốt

chữa bệnh trĩ bằng cây mào gà

Hoa mào gà có tính mát, chữa trị bệnh trĩ tốt.
Bạn phơi khô hoa mào gà, tán thành bột. Mỗi ngày bạn dùng 150gr bột này để uống, nên kiên trì thực hiện 3 đến 4 lần một ngày.

Trên đây là 5 bài thuốc chữa tri trĩ rất hiệu quả và đơn giản, có thể thực hiện nó tại nhà. Đây đều là những bài thuốc dễ kiếm, cách thực hiện cũng không phải là khó nhưng cần tính kiên trì. Hi vọng các bạn tìm được một bài thuốc phù hợp để nhanh đẩy lùi căn bệnh này. Chúc các bạn thành công.

4 cấp độ của bệnh trĩ nội và cách điều trị

10/04/2015 Mr Khỏe

Bệnh trĩ là căn bệnh gây nhiều phiền phức trong cuộc sống của con người. Bệnh trĩ được chia làm hai loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Mỗi loại trĩ đều có tác hại, ảnh hưởng tương đối khác nhau đến chất lượng cuộc sống. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu về trĩ nội và cách chữa trị căn bệnh này.

4 cấp độ của bệnh trĩ nội và cách điều trị

1. Bệnh trĩ nội là gì?

Như ta đã biết trĩ nội là một loại của bệnh trĩ, đây là hiện tượng sưng các ống tĩnh mạch trong ống hậu môn và trự tràng,và dần hình thành nên các búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Khi các búi trĩ này phát triển to lên thì các búi trĩ này mới bị sa ra ngoài ống hậu môn.

2. Dấu hiệu của bệnh trĩ nội

Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn, cảm thấy có vật vướng víu trong hậu môn.

Đi đại tiện ra máu tươi, máu có thể bị lẫn trong phân hay chảy thành giọt, thành tia.

Xuất hiện hiện tượng búi trĩ bị sa ra ngoài.

Bệnh trĩ nội xảy ra theo 4 cấp độ:
Cấp độ 1. Đây là giai đoạn bất đầu của bệnh, các búi trĩ mới hình thành, bệnh nhân sẽ có hiện tượng đau rát và có máu khi đi ngoài khi đi ngoài.
Cấp độ 2. Ở giai đoạn này, bắt đầu có búi trĩ sa ra ngoài sau khi đi vệ sinh, nhưng sau đó búi trĩ sễ tự đàn hồi và co lên.
Cấp độ 3. Bệnh bắt đầu nặng hơn khi búi trĩ bị sa ra ngoài và không thể tự co lên, phải có lực bên ngoài mới có thể co lên được.
Cấp độ 4. Đây là cấp độ bệnh tiến triển nặng nhất, không thể nhờ ngoại lực đẩy búi trĩ lên ống hậu môn. Và các búi trĩ này có nguy cơ bị hoại tử.

Đây là bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu người bệnh chủ quan hoặc ngại phải đi khám để chữa trị kip thời thì bệnh sễ tiến triển ngày càng nặng và có thể dẫn đến những biến chứng như:

Cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng khi bị mất máu nếu tình trạng chảy máu diễn rathường xuyên.
Khi các búi trĩ trong ống hậu môn bị sa ra ngoài, sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn, khó chịu và mất tự tin trong cuộc sống.
Các búi trĩ có thể là nguyên nhân của các bệnh nhiễm khuẩn máu, đường ruột.
Nếu bệnh nhân là nữ, bệnh có thể gây nên các nhiễm trùng cơ quan sinh sản, hình thành nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Các cách điều trị bệnh trĩ nội

3. Các cách điều trị bệnh trĩ nội

Việc điều trị trĩ nội phải có phương pháp phù hợp, phương pháp đó phải phù hợp với từng cấp độ của trĩ nội. Cụ thể các phương pháp cho từng cấp độ như sau:
Ở cấp độ 1, có thể chữa trị tại nhà với các bài thuốc nam trị trĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lí, tập thể dục đều đặn.
Ở cấp độ 2, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để khám và được kê thuốc tây y.
Ở cấp độ 3 và 4, người bệnh có thể sẽ được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ hoặc thắt búi trĩ bằng phương pháp ngoại khoa như kẹp trĩ, vòng cao su, động hồng ngoại…

Bệnh trĩ là một căn bệnh thông thường trong cuộc sống dễ gặp phải va cũng dễ dàng chữa trị. Người bệnh phải có kiến thức về nó cùng với việc bỏ qua sự chủ quan để chữa trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ở trên là kiến thức cơ bản về trĩ nội và phương pháp chữa trị ở từng cấp độ, mong mọi người tìm hiểu để hiểu hơn về căn bệnh này.

2 phương pháp phổ biến chữa bệnh trĩ ngoại

10/04/2015 Mr Khỏe

Một trong hai loại trĩ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân đó là trĩ ngoại. Trĩ ngoại thường gây nhiều ảnh hưởng hơn trĩ nội vì nó nằm ở ngoài rìa của hậu môn nên các búi trĩ sẽ gây nhiều phiền phức cho người bệnh. Trĩ ngoại và trĩ nội phân biệt với nhau khá dễ dàng. Bệnh trĩ khá dễ chữa trị, nhưng bệnh nhân thường chủ quan hoặc ngại nên khi đi chữa trị thì bệnh dã trở nên nặng hơn.

2 phương pháp phổ biến chữa bệnh trĩ ngoại

1. Vậy trĩ ngoại là gì?

Giống trĩ nội, trĩ ngoại hình thành do các tĩnh mạch trong ống hậu môn bị dãn quá mức, nhưng khi trĩ nội hình thành trong ống hậu môn thì trĩ ngoại lại nằm ở đường lược rìa hậu môn. Nguyên nhân thường do ăn đồ cay nóng, ngồi đại tiên quá lâu, gia tăng áp lực lên ổ bụng khi có bầu hoặc tuần hoàn máu ở trực tràng cuồi hậu môn bị yếu hoặc bị tắc, táo bón kinh niên, do ngồi lâu hoặc đứng lâu, stress căng thẳng, mệt mỏi…

2. 4 thời kì tiến triển của bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại tiến triển qua 4 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất, búi trĩ mới bất đầu nhô ra ngoài ông hậu môn. Đây là thời kỳ mới bắt đầu của bệnh.
Thời kỳ thứ hai, các búi trĩ bắt đầu phát triển dài ra và ngoằn ngoèo.
Thời kỳ thừ ba, búi trĩ đã to lên và bị tắc, đau và chảy máu.
Thời kỳ thứ tư, bệnh trở nên trầm trọng khi các búi trĩ bị sưng viêm, nhiễm khuẩn gây cho bệnh nhân cảm giác đau rát, ngứa ngáy.

Ngày nay trĩ ngoại không chỉ xuất hiện ở những người trung niên, người cao tuổi, mà còn xuất hiện ở giới trẻ nhất là những người là nhân viên văn phòng. Vì thế những người làm việc văn phòng phải ngồi lâu nên thường xuyên đi lại như đi lấy nước… để ngăn ngừa bệnh trĩ. Khi ở nhà, các bạn cũng nên tập các bài thể dục phù hợp để gia tăng sức khỏe, giữ tinh thần luôn vui vẻ, hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích…

3. Các cách chữa trị bệnh trĩ ngoại

Để chữa trị trĩ ngoại, ngày nay người ta thường sử dụng một trong hai phương pháp đó là phương pháp ngoại khoa và phương pháp nội khoa:

Phương pháp ngoại khoa chỉ được sử dụng khi trĩ đã chuyển sang giai đoạn trầm trọng nhất đó là sưng tấy và lở loét. Bác sĩ sẽ cắt bỏ búi trĩ vả lớp da niêm mạc phủ bên trên, bảo tồn lớp cơ ở bên dưới. Hiện nay có hai phương pháp cắt được thế giới tin dùng là HCPT và PPH mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Phương pháp nội khoa là dùng thuốc uống, bôi hoặc đặt hậu môn, thuốc thường có tính kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề, giảm sưng đau… Thuốc này cần phải kết hợp với thuốc hỗ trợ tiêu hóa, thuốc giảm đau theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trĩ ngoại gây khó chịu cho người bệnh nhiều hơn trĩ nội nhưng lại chữa trị khá dễ dàng. Khi bị trĩ ngoại bạn nên trực tiếp đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tốt nhất, không nên có suy nghĩ chủ quan để bệnh tình trở nên trầm trọng, khó chữa trị hơn.

Những điều nên và không nên làm khi bị bệnh trĩ

09/04/2015 Mr Khỏe

Nhiều người xung quanh ta đang phải đối mặt với bệnh trĩ, nó không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Có nhiều người mắc bệnh phải chịu đựng những khó chịu mà căn bệnh mang lại, làm ta không tự tin trong cuộc sống. Vậy, khi bị trĩ, ta nên và không nên làm những gì?

1. Những điều không nên làm khi bị bệnh trĩ

Nguyên nhân của căn bệnh này thì nhiều nhưng chủ yếu do nóng trong người, táo bón… và cũng là yếu tố cho bệnh càng nhanh phát triển. Vì vậy, chế độ ăn uống hợp lí, hài hòa là rất quan trọng.

Đầu tiên ta nói về vấn đề không nên trước. Cần tránh những việc sau:

Không ăn các đồ cay nóng như riềng, sả, ớt, hạt tiêu, …. Thường gây kích ứng dạ dày và gây cảm giác khó chịu khi đi ngoài.

Không ăn đồ cay nóng khi bị trĩ

Không ăn những đồ cay nóng khi bị bệnh trĩ

Không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hạn chế uống trà và café…

Kiêng đồ ăn có chứa nhiều chất béo dầu, mỡ như các món chiên rán….

Không dùng nước ngọt có ga vì làm tăng áp lực lên khung ruột sẽ khiến trĩ càng trầm trọng hơn.

Bạn cũng không nên ăn quá no, vì như vậy áp lực ổ bụng sẽ tăng lên và các tĩnh mạch trĩ sẽ bị ảnh hưởng làm trầm trọng hơn bệnh tình.

Giảm tối đa các món gây táo bón như bánh mì, cơm tấm, sô- cô- la….

Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều muối vì muối thường giữ nước trong cơ thể và sẽ làm cho búi trĩ thêm to ra.

Trong sinh hoạt, không nên ngồi quá lâu, không bó buộc eo.

Không cố gắng đi đại tiện khi chưa muốn, tránh rặn khi đi đại tiện, nên có thói quen đi đại tiện đúng giờ để tránh cho bệnh trở nên trầm trọng.

Không nên có tâm lí ngại phải đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu của bệnh.

2. Những điều nên làm gì khi bị bệnh trĩ

Ở trên là những điều bạn nên tránh để bớt sự gia tăng của bệnh, vậy bạn nên làm những gì?

Trước tiên bạn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí. Nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều dinh dưỡng để tăng cường tính nhuận tràng.

Ăn những thực phẩm hỗ trợ chữ trị bệnh trĩ như cam, quýt anh đào…

Ăn nhiều thực phẩm tốt cho nhuận tràng như khoai lang, chuối, dưa hấu…

Ăn nhiều rau xanh chúa nhiều chất xơ phòng ngừa táo bón hiệu quả như rau dền, rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay…

Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho bệnh trĩ

Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho bệnh trĩ

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều sắt như gan, hạt điều, rau bó xôi,…để bổ sung sắt khi bị mất máu nhiều.

Nên uống đầy đủ nước hằng ngày sẽ hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ.

Nên tránh làm việc nặng nhọc hoặc ngồi xổm vì gây áp lực lên khoang bụng và ảnh hưởng trực tiếp lên tĩnh mạch búi trĩ. Nên tập thể dục đều đặn và vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn giúp hạn chế bệnh.

Trên là những vấn đề nên và không nên khi mắc phải căn bệnh rắc rối này. Nó thực sự rất hữu ích khi mắc phải bệnh trĩ. Những vấn đề đơn giản nhưng sẽ hỗ trợ điều trị trĩ một cách tốt nhất.Bệnh trĩ có thể chữa khỏi một cách an toàn khi kịp thời phát hiện và can thiệp kịp thời. Nên thực hiện theo những điều trên để bệnh trĩ nhanh chóng thuyên giảm . Mong các bạn tham khảo.

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status