Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm nhưng cũng là mùa khiến cho các bà mẹ lo lắng nhất, bởi đây là thời gian trẻ rất dễ bị mắc bệnh. Trẻ còn nhỏ, sức đề kháng còn kém, chưa đủ khả năng thích nghi với thời tiết thay đổi, giao mùa, đặc biệt là vào mùa thu, không khí se lạnh kèm theo nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch khá nhiều, do vậy, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa. Vậy, các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu là gì? Và làm thế nào để phòng tránh? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!
1. Cảm cúm
Cảm cúm là bệnh hay gặp và phổ biến nhất ở trẻ vào mùa thu – đông bởi thời tiết se lạnh khiến trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Khi bị cảm cúm, trẻ thường có các dấu hiệu như sốt, đau họng, ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, người mệt mỏi, quấy khóc,..
Để phòng tránh cảm cúm, các mẹ cần giữ ấm cho trẻ ở các vị trí quan trọng, rất dễ bị nhiễm lạnh như ngực, cổ, bàn chân, bàn tay, đầu,..đặc biệt cần lưu ý tới trẻ sơ sinh. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, các mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như chanh, cam,..để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Ngoài ra, đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm dự phòng vác xin phòng chống cúm mỗi năm một lần.
2. Viêm phế quản
Đây là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ từ 3-6 tháng. Khi trẻ có các dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao, sau 3-5 ngày thì bé ho ngày càng nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít, các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan vì bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng của trẻ. Nếu trẻ có các dấu hiệu kể trên nhưng nhẹ thì có thể điều trị tại nhà, ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ, bổ sung nhiều loại dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện nặng hơn như tím tái, bỏ bú, khó thở, cần đưa trẻ đến ngay gặp bác sĩ để được cấp cứu.
3. Sốt xuất huyết
Mùa thu là thời điểm phát triển nhất của các các loại muỗi và vi khuẩn, do vậy trẻ rất dễ bị mắc sốt xuất huyết.
Khi mắc bệnh, trẻ có các dấu hiệu sốt cao liên tục (39-40 độ) trong vòng 2-4 ngày, xuất huyết dưới da mọc thành đám, đi tiểu ra máu, người vật vã,..
Để phòng tránh, các mẹ cần vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, đậy kín chai lọ, chum vại,..tránh ẩm thấp, tạo điều kiện cho muỗi phát triển, nuôi cá bảy màu để diệt loăng quăng. Các mẹ cần cho trẻ mặc áo dài tay, ngủ buông màn cho trẻ cả sáng và tối, thoa kem chống muỗi vào vùng da hở của trẻ để tránh muỗi đốt.
Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, các mẹ tuyệt đối không cho con uống thuốc hạ sốt asprin vì nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, chỉ cho trẻ uống loại paracetamol rồi cho trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.