• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Thoát vị đĩa đệm cột sống gây ra những hậu quả như thế nào?

20/06/2015 Phương Diên

 Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống không những có triệu chứng gây đau đớn cho người bệnh, nó còn có những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số hậu quả mà bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra, các bạn cần tìm hiểu để ý thức hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh và tự bảo vệ sức khỏe của mình.

  1. Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm đến bên ngoài cơ thể bệnh nhân.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, khả năng vận động của bệnh nhân sẽ bị suy giảm rõ rệt. Bệnh nhân sẽ rất khó thực hiện các động tác cột sống như: cúi ngửa, nghiêng xoay. Và khi các rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân sẽ khó vận động các chi.

Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt, lao động và học tập của bệnh nhân.

Bệnh nhân sẽ đối mặt với những cơn đau khi bị ho, hắt hơi, hay đi đại tiện. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Chỉ đến khi người bệnh nằm nghỉ trên giường thì cơn đau mới giảm nhanh.

Người bệnh có thể không nhấc nổi tay khó khó gấp, duỗi cánh tay khi bị tổn thương thần kinh cánh tay.

Nếu tổn thương thần kinh tọa, thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân, để lâu sẽ khiến teo cơ chân bên chân bị tổn thương.

Nếu không chữa trị kịp thời để bệnh chuyển biến nặng, người bệnh sẽ thấy chân tay tê bì, mất cảm giác ở chân, hay đại tiểu tiện không kiểm soát được.

  1. Những hậu quả nghiêm trọng của bệnh có thể gây ra cho cơ thể.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể bị rối loạn vận động, teo cơ, rối loạn cảm giác…rất nguy hiểm cho cơ thể.

Rối loạn vận động:

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể bị bại và liệt cơ ở hai chân, lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, không kiểm soát được khi đi tiểu.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy những cơnd dau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu.

Bệnh nhân còn có thể bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến cuộc sống sinh hoạt, lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Khi bị tổn thương sâu sắc rễ thần kinh, bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác, thường gặp là giảm cảm giác nông ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương.

Bệnh nhân sẽ đối mặt với hội chứng đau khập khễnh cách hồi. Nó biểu hiện bằng việc khi bệnh nhân đi được một đoạn sẽ cảm thấy đau, bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ, khi đi tiếp một đoạn nữa đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.

Thoát vị đĩa đệm nếu không phát hiện sớm và điều trị, sẽ gây ra những hậu quả và biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, khiến bệnh nhân phải sống chung với những cơn đau, có thể bị tàn phế suốt đời nếu đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy sống. Vì vậy, bệnh nhân cần được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị cụ thể.

Nguồn: Tổng hợp

Lá đại tướng quân trị đau xương khớp, bong gân.

20/06/2015 Phương Diên

Các bệnh viêm xương khớp, bong gân đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay. Bệnh có những triệu chứng gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và khả năng sinh hoạt cũng như lao động. Việc điều trị bệnh lại gặp rất nhiều khó khăn do các thuốc điều trị giảm đau của bệnh thường có giá thành cao và có nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, thay vì điều trị các bệnh đau xương khớp, bong gân bằng thuốc Tây y,người bệnh bắt đầu chuyển sang điều trị bằng các loại thuốc dân gian. Đây là phương pháp cho hiệu quả điều trị cao, lại an toàn và không gây tác dụng phụ. Một trong số những bài thuốc dân gian trị đau xương khớp, bong gân được nhiều người tin dùng đó là bài thuốc từ lá đại tướng quân. Để biết công dụng điều trị bệnh của bài thuốc dân gian này, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

  1. Lá tướng quân điều trị đau xương khớp, bong gân.

Cây đại tướng quân là một loài thuộc họ cây thủy tiên, có nguồn gốc châu mỹ. Đây là giống cây cảnh, được nhập trồng vào nước ta từ thời pháp thuộc. Ngoài tên gọi là cây đại tướng quân, nó còn có tên gọi khác là: náng hoa trắng, cây lá náng, tỏi voi.

Đây là loại cây thảo, thân hành to, hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính tù trên 10cm. Cây có lá hình bản dài trên 1m, mặt trên lõm thành rãnh, mép nguyên và uốn lượn rộng từ 5-10cm.

Theo đông y, cây đại tướng quân có vị cay, tính mật. Bộ phận dùng làm thuốc là thân hành, lá, hoa và quả. Đây là loại thuốc có tác dụng thông huyết tán ứ, giảm sưng đau xương khớp, bong gân, dùng để điều trị trĩ ngoại, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, ăn quá no, buồn nôn.

để điều trị bệnh viêm khớp, đau nhức khớp hay bong gân, người ta thường sử dụng bộ phận lá của cây đại tướng quân. Bởi trong thành phần của lá tướng quân có chứa các alcoloid, crinamin, đây là những chất có tác dụng thông huyết tán ứ, giảm sưng đau xương khớp, ổ khớp và bong gân.

  1. Cách làm bài thuốc trị đau xương khớp, bong gân từ lá đại tướng quân

Bài thuốc điều trị đau xương khớp, bong gân từ lá đại tướng quân chỉ được dùng ngoài da chứ tuyệt đối không được uống.

Với các trường hợp như bị ngã hay va chạm mạnh, chân tay bị tụ máu, sưng đau, bing gân, người bệnh chỉ cần lấy lá đại tướng quân rửa sạch, cắt miếng rồi đập hơi dập, sau đó hơ nóng rồi đắp và day nhẹ lên chỗ sưng và băng lại. Ngày làm 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Ngoài ra, để điều trị đau xương khớp, các bạn có thể sử dụng lá đại tướng quân kết hợp với các vị thuốc khác theo cách làm sau:

Dùng 30g lá tướng quân, 30g mua thấp, 20g dạ cẩm, 3 thứ đó dùng tươi, rửa sạch rồi nhã nát và đắp vào chỗ đau, sẽ có tác dụng giảm đau xương khớp rất hiệu quả.

Hoặc các bạn có thể dùng 30g lá tướng quân, 10g lá dây đòn gánh, 8g lá bạc thau, tất cả đều còn tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít rượu vào, sau đó đắp vào chỗ đau và bó lại. Ngày làm 1 lần.

Đây là những cách rất đơn giản chữa bệnh xương khớp, giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau và sưng viêm rất tốt. Các bạn có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

Nguồn: Tổng hợp

Chữa bệnh đau dạ dày bằng dạ dày nhím.

19/06/2015 Phương Diên

 Đau dạ dày là bệnh không quá xa lạ với chúng ta. Nhất là trong thời đại ăn nhanh sống vội này, tình trạng mắc các bệnh về dạ dày càng ngày càng tăng nhanh. Để điều trị bệnh đau dạ dày có rất nhiều phương pháp, từ đông y đến tây y. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày từ dạ dày nhím. Đây là bài thuốc dân gian, có từ lâu đời và có hiệu quả chữa bệnh đau dạ dày rất tốt. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể về công dụng của dạ dày nhím trong điều trị đau dạ dày nhé.

Nhím là loại động vật rừng, thường sống hoang ở miền núi nước ta. Tuy nhiên, hiện nay, nhím đã dần dần trở thành con vật nuôi vì ở nhiều địa phương đã phát triển nghề nuôi nhím để lấy thịt và làm thuốc trong Đông y.

Nhím có rất nhiều tên gọi khác như: dím, hào chư, cao chư, sơn chư hay loan chứ. Tên khoa học là Hystrix hodgsoni thuộc họ Nhím (Hystricidae).

Nhím có thể làm thức ăn và làm thuốc. Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày được làm từ bộ phận là dạ dày của nhím với tên thuốc là hào trư đỗ.

Theo y học cổ truyền, dạ dày nhím có vị đắng ngọt, tính bình, vào hai kinh vị và đại tràng. Sử dụng dạ dày nhím sẽ có tác dụng lương huyết ( mát máu), giải độc, giảm đau, trị lậu ra huyết, trị trĩ lòi dom chảy máu, đi mộng tinh, nôn mửa, lỵ ra máu..

Một số bài thuốc điều trị đau dạ dày từ dạ dày nhím.

Để hỗ trợ trị chứng đau dạ dày từ dạ dày nhím, các bạn có thể làm theo bài thuốc dưới đây.

Chuẩn bị 1 dạ dày nhím rừng, nếu không có thì chuyển sang dạ dày nhím nuôi, có nguyên cả thức ăn có bên trong, phơi rồi sấy khô, sau đó thái nhỏ, sao chín rồi tán thành bột. Mỗi lần pha 10g bột dạ dày nhím với nước cơm, uống vào lúc đói. Có thể lấy bột dạ dày nhím trộn với mật ong và bột nghệ với lượng bằng nhau và uống vào lúc trước khi ăn, cũng cho hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

Một số bài thuốc chữa bệnh khác của dạ dày nhím.

Dạ dày nhím còn có tác dụng điều trị lòi dom chảy máu, chữa ngộ độc nhẹ, chữa thủy thũng…

Với bài thuốc hỗ trợ điều trị lòi dom chảy máu, các bạn làm như sau: các bạn làm làm bột dạ dày nhím như với cách làm khi chữa đau dạ dày, sau đó, ,mỗi ngày, mỗi lần các bạn dùng 2-4g bột pha với nước hoa hòe, ngày uống 3 lần. Khi sử dụng bài thuốc này thì kiêng thứ cay nóng như: ớt, tiêu, gừng, hành, tỏi, rượu, không dùng chè đặc, cà phê, thuốc lá…nên ăn nhiều chuối tiêu, đu đủ, rau lang, rau mồng tơi để nhuận tràng.

Bài thuốc chữa ngộ độc nhẹ.

Các bạn lấy 100g gạo nếp cẩm rang vàng rồi tán bột, trộn với 100g bột dạ dày nhím, mỗi lần lấy 10g hỗn hợp bột pha với nước uống, ngày uống 2 lần.

Những bài thuốc chữa bệnh từ dạ dày nhím có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa đau dạ dày và một số bệnh khác. Tuy nhiên, khi áp dụng những bài thuốc trên, các bạn cần có sự tư vẫn của lương y có uy tín để có liều lượng cũng như cách sử dụng với từng cơ địa, từng tình trạng bệnh.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Viêm dạ dày do nhai kẹo cao su.

19/06/2015 Phương Diên

Viêm dạ dày là bệnh vô cùng phổ biến trong xã hội ngày này. Khi bị viêm dạ dày, người bệnh thường cảm thấy đau bụng, kèm các triệu chứng khác như: ăn không ngon, ăn kém, cảm giác đầy hơi, buồn nôn, nôn…Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày, trong đó có nguyên nhân là do nhai kẹo cao su. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày để có hướng điều trị tốt nhất nhé.

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày là do lối sống của người bệnh không hợp lý như: thường xuyên uống nhiều bia rượu, café và các đồ uống có tính axit cao, hút nhiều thuốc lá, thường xuyên nhịn đói hoặc ăn quá no, ăn quá nhiều đồ ăn quá rắn..Bị viêm dạ dày có thể là do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Hoặc người bệnh đã trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên, do có chấn thương trong dạ dày hoặc có phẫu thuật trong dạ dày…

Và một nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ít người biết đến là  do nhai kẹo cao su.

Nhai kẹo cao su là một thói quen của rất nhiều người. Nhai kẹo cao su đem đến một số lợi ích như: tăng tiết nước bọt giúp làm sạch răng miệng, giảm thiểu hình thành mảng bám vi khuẩn trên răng, rèn luyện cơ hàm, cơ nhai và răng, rất có lợi cho nha chu. Nhai kẹo cao su còn giúp cho hơi thở thơm tho, một biện pháp vô cùng hữu hiệu cho những người bị hôi miệng và hơi thở không được thơm tho.

Tuy nhiên, đây là một thói quen cực kỳ xấu cho cơ thể chúng ta, đặc biệt là gây ra những tác hại rất lớn cho dạ dày.

Khi chúng ta nhai kẹo cao su và nuốt nước bọt, chúng ta sẽ nuốt theo một lượng lớn không khí vào trong bụng, gây nên tình trạng đầy hơi, đầy bụng. Nếu thường xuyên nhai kẹo cao su, sẽ dẫn tới tình trạng đầy hơi, ợ hơi xảy ra nhiều hơn.

Trong quá trình nhai kẹo cao su, nước bọt và dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn. Trong khi nhai kẹo cao su lại không có lượng thức ăn nào được đưa vào dạ dày. Cho nên khi dịch vị dạ dày được tiết ra để tiêu hóa thức ăn không được sử dụng sẽ gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày.

Thói quen nhai kẹo cao su diễn ra càng liên tục trong ngày, trong tuần, thì sẽ dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày cho dư thừa axit.

Đặc biệt, với những người mắc chứng thừa cân, béo phì thường dùng phương pháp nhai kẹo cao su thường xuyên để giảm cơn thèm ăn, hoặc những người nhai kẹo cao su để giảm stress thì sẽ có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao hơn người bình thường.

Vì vậy, với những bạn đang giữ thói quen nhai kẹo cao su thì nên giảm lượng kẹo cao su xuống còn khoảng 1 hoặc 2 chiếc mỗi ngày sau mỗi bữa ăn để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày.

Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh!

 Nguồn: Tổng hợp

Thực phẩm chữa lành vết loét dạ dày tá tràng khi bị viêm dạ dày.

19/06/2015 Phương Diên

Viêm dạ dày là bệnh được gây ra bởi nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter, cũng có thể gây ra bởi thuốc không steroid noninflammatory, do người bệnh lạm dụng rượu, có chế độ ăn uống không hợp lý. Nếu đẻ tình trạng viêm dạ dày kéo dài, sẽ dẫn đến các vết loét trong niêm mạc của dạ dày, được gọi là loét dạ dày tá tràng. Để khắc phục những tổn thương này, các nhà khoa học đã chỉ ra một số thực phẩm có khả năng giúp chữa lành phần nào các vết loét dạ dày tá tràng. Chúng ta cùng tìm hiểu xem đó là những thực phẩm nào nhé.

  1. Các loại rau có lá màu xanh đậm.

Các lá màu xanh đậm như: bông cải xanh, mầm brussel, cải bắp, măng tây, cải xoăn, rau bina, đậu xanh, mù tạt…là nguồn cung cấp vitamin A, C, K, axit folic, sắt và canxi dồi dào. Đây đều là những chất quan trọng đối với việc chữa bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày. Vì vậy, những bệnh nhân bị viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng nên bổ sung các loại rau có lá màu xanh đậm vào trong thực đơn hàng ngày của mình.

  1. Protein ít chất béo

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn nhiều những thực phẩm có chứa protein, đặc biệt là các protein ít chất béo như: thịt nạc, cá, gia cầm da, sản phẩm làm đậu nành, đậu, sữa ít béo và sữa chua ít chất béo. Bởi protein trong những loại thực phẩm đó sẽ giúp cơ thể sữa chữa các tế bào cũ bị hư hỏng, lấp đầy những vết sẹo trong dạ dày tá tràng.

Tuy nhiên, nên tránh xa việc tiêu thụ những thực phẩm protein giàu chất béo vì chất béo làm tăng sản xuất acid dạ dày, gây kích ứng hơn cho dạ dày.

  1. Thực phẩm có chứa Flavonoids.

Trong các loại trái cây và rau quả có màu sắc như: cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào, bóng quần và ớt chuông có chứa chất Flavonoid, một chất chống oxy hóa. Đây là chất giúp ức chế vi khuẩn Helicobacter, một loài vi khuẩn gây nên viêm dạ dày và loét dạ dày. Vì vậy, người bị viêm dạ dày nên ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid, để giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét và viêm dạ dày.

  1. Thực phẩm cần tránh.

Những người bị viêm loét dạ dày ngoài bổ sung những loại thực phẩm trên, cũng cần chú ý để tránh các thực phẩm sau:

Đồ uống có tính axit và gây kích thích như: nước chanh, nước ép cà chua, cam, café, bia, rượu, trà, ca cao.

Những loại thực phẩm nhiều gia vị như: ớt bột, hạt tiêu đen, bột cà ri, socola

Trên đây là những thực phẩm chữa lành vết loét dạ dày tá tràng khi bị viêm loét dạ dày, các bạn có thể bổ sung trong thực đơn hàng ngày để điều trị bệnh tốt nhất.

Nguồn: Tổng hợp

Đau dạ dày có nên ăn chuối và đu đủ không?

19/06/2015 Phương Diên

Đau dạ dày là bệnh thường gặp ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi và mọi vùng miền. Nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, do không tìm hiểu những thông tin về bệnh dạ dày, cho nên nhiều bệnh nhân không biết nên ăn gì và không ăn gì khi bị bệnh. Chính vì vậy, nhiều câu hỏi thắc mắc xung quanh vấn đề ăn uống khi bị đau dạ dày đặc đặt ra. Trong đó có câu hỏi :” khi bị đau dạ dày có được ăn chuối và đu đủ không?” được nhiều người quan tâm nhất.

Có một bệnh nhân đã hỏi :

“ Tôi năm nay 42 tuổi, bị đau dạ dày đã lâu và được chuẩn đoán là viêm xung huyết hang vị dạ dày. Tôi có uống thuốc tây để chữa bệnh nhưng vẫn thấy cảm giác đau. Sau đó tôi có chuyển sang thuốc đông y, tôi uống thuốc này thì cảm thấy dễ chịu hơn và bệnh dạ dày của tôi đã ổn định hơn rất nhiều. Tôi được biết khi bị đau dạ dày thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, nhưng tôi thấy nhiều người nói khi bị đau dạ dày thì ăn chuối và đu đủ sẽ khiến viêm loét dạ dày nặng hơn. Trong khi đó, hai loại quả này là hai loại quả tôi thích nhất. Vì vậy, tôi muốn hỏi bác sĩ, với bệnh dạ dày của tôi của có được ăn chuối và đu đủ được không? Tôi xin cảm ơn!”

Với câu hỏi này, có câu trả lời như sau:

Đối với tất cả các bệnh kể cả bệnh dạ dày thì ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng. Người bị đau dạ dày ngoài các loại hoa quả chua thì có thể ăn các loại hoa quả khác bình thường. Chình vì vậy, chuối và đu đủ chị vẫn có thể ăn bình thường.

Chuối là loại quả dễ tiêu hóa và thường không gây khó chịu trong dạ dày. Trong thành phần của chuối có chứa pectin, là một hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày chỉ nên ăn chuối chín, còn chuối xanh thì không nên ăn, vì chuối xanh gây cồn cào, đầy bụng, khó tiêu. Khi chọn chuối, nên chọn chuối tây, chuối ngự đã chín. Chỉ nên ăn chuối khi đã no, vì lúc này chuối không chỉ phát huy tác dụng bảo vệ dạ dày mà nó còn giúp trung hòa axit trong dịch vị dạ dày.

Cũng giống như chuối, đu đủ cũng nằm trong danh sách những loại quả thân thiện với dạ dày. Trong đu đủ chín có chứa papain và chymopapain, những chất giúp tiêu hóa nhanh protein, xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh có tác dụng kích thích tiêu hóa tốt hơn, giảm triệu chứng khó tiêu và có tác dụng nhuận tràng. Vì vậy, chị có thể ăn đu đủ chín thường xuyên.

Khi đị đau dạ dày, chị nên chú ý không nên ăn các loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, gừng…, không nên uống bia rượu, sử dụng thuốc lá. Ngoài ra, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no, cũng không nên để quá đói rồi mới ăn sẽ gây hại cho dạ dày.

Chúc chị mau chóng khỏi bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Điều trị đau dạ dày bằng tỏi và mật ong.

18/06/2015 Phương Diên

Nguyên nhân mật thiết gây ra bệnh đau dạ dày là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý của người bệnh. Tuy nhiên, ở những giai đoạn đầu, bệnh thường ảnh hưởng ít tới sức khỏe cũng như cuộc sống nên người bị bệnh thường không quan tâm đến việc chữa trị. Điều này sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra khi đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Vì vậy, để điều trị bệnh đau dạ dày, bệnh nhân cần tìm cho mình một phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  1. Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của tỏi và mật ong

Trong các phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày, có phương pháp chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong. Đây là phương pháp đơn giản, có thể điều trị tại nhà mà lại cho hiệu quả chữa bệnh rất cao.

Tỏi và mật ong là hai loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngoài được biết đến công dụng làm thức ăn, gia vị, tỏi và mật ong còn rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh và làm đẹp. Khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau, có thể tạo nên một bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày rất tốt. Đây là bài thuốc Đông y, đã có từ rất lâu đời và được sử dụng rất phổ biến trong dân gian.

Trong tỏi và mật ong có chứa một chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn cũng như kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn.

Mật ong có tính lành, có khả năng chữa lành vết thương khá tốt.  Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng ích khí nhuận táo, được sử dụng trị liệu nhiều bệnh nhờ có chất kháng khuẩn.

Theo các nhà nghiên cứu, trong tỏi có chứa chất alliin, có tác dụng làm tăng cường khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch trong cơ thể, giúp hệ tiêu hóa chống lại các tác nhân gây bệnh.

Vì vậy, với những người bị đau dạ dày do viêm loét dạ dày, nên sử dụng bài thuốc từ tỏi và mật ong để điều trị.

  1. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ tỏi và mật ong.

Bài thuốc điều trị đau dạ dày từ tỏi và mật ong được làm rất đơn giản, các bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

Cách làm bài thuốc đó như sau:

Đầu tiên các bạn cần chọn tỏi khô, già và mật ong nguyên nhân. Sau đó các bạn dùng tỏi già, khô, bóc bỏ vỏ, sau đó đập dập rồi ngâm với mật ong theo tỉ lệ 15g tỏi ngâm với 100ml mật ong nguyên chất.

Ngâm hỗn hợp tỏi, mật ong trong 3 tuần rồi lấy ra dùng. Vào mỗi buổi sáng hoặc chiều, mỗi lần lấy khoảng 2 thìa tỏi mật ong pha nước uống.

Ngoài ra, các bạn có thể kết hợp với việc thường xuyên dùng tỏi trong bữa ăn hàng ngày cũng sẽ giúp giảm chứng đau bụng, chán ăn khi bị đau dạ dày.

Bài thuốc trên sẽ đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nếu trong quá trình sử dụng bài thuốc này, các bạn có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học: giảm ăn nhiều các thức ăn giàu đạm như thịt, cá… ăn nhiều thức ăn dễ tiêu, mát như rau xanh, hoa quả. Và đặc biệt, tránh các loại nước uống có cồn như rượu, bia và đồ uống có ga và chất kích thích như cà phê, trà đặc…

 Nguồn: Tổng hợp

Những dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày chính xác nhất.

18/06/2015 Phương Diên

Bệnh đau dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh thường gây nên những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là lúc người bệnh để bụng đói hoặc ăn quá no. Để biết mình có bị đau dạ dày hay không và có phương pháp điều trị bệnh sớm và kịp thời, các bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để biết những dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày chính xác nhất.

  1. Đau vùng thượng vị.

Đau thượng vị có thể là đau vùng bụng dưới hoặc cách xa mũi ức. Đây là dấu hiệu cơ bản và thường gặp của tất cả những người bị đau dạ dày. Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ, tức bụng và thấy nóng rát khó chịu…nhưng không có cảm giác đau quằn quại. Cơn đau chỉ xảy ra khi cơ thể quá đói hoặc quá no.

  1. Ăn kém hơn bình thường, không cảm thấy ngon.

Khi bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa sẽ không tiêu, gây tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, và ăn ít hơn bình thường.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những dấu hiệu nhận biết đau dạ dày, không nên cảm thấy kém ăn và ăn không ngon đã kết luận mình bị bệnh, cần phải kết hợp với các dấu hiệu khác nữa.

  1. Ợ chua, ợ hơi.

Đây là dấu hiệu vô cùng quan trọng nhận biết bạn có bị đau dạ dày hay không?

Dấu hiệu này xảy ra do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn khó tiêu, dẫn tới lên men và sinh ra hơi.

Người bị đau dạ dày khi bị ợ hơi, ợ chua có thể kèm theo các dấu hiệu của đau thượng vị.

  1. Buồn nôn và nôn.

Người bị mắc các bệnh liên quan tới dạ dày như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày thường sẽ xuất hiện triệu chứng nôn.

Buồn nôn và nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Khi nôn nhiều, người bệnh có thể gặp phải những hậu quả như: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu, cơ thể mất nước và kéo theo là tụt huyết áp.

  1. Chảy máu dạ dày.

Chảy máy dạ dày là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, nó là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh chỉ trong vài giờ hoặc chậm trí là vài phút nếu không đưa người bệnh tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy nhất khi bị chảy máu dạ dày là: nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi đại tiện ra máu.

Đây là dấu hiệu cho thấy người bệnh bị loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư dạ dày.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày ở trong bài viết đã phần nào giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để nhận biết bệnh, để từ đó bạn có thể tìm ra những cách khắc phục và điều trị bệnh dạ dày sớm và dễ dàng hơn.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

 Nguồn: Tổng hợp

8 thực phẩm giúp giảm acid uric trong máu cho bệnh nhân Gout.

18/06/2015 Phương Diên

Acid uric tăng cao trong máu là nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout. Đây là căn bệnh phổ biến, và càng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh gây nên những cơn đau, sưng tấy, đỏ ở các khớp, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó khăn trong sinh hoạt cũng như lao động. Để phòng chống bệnh Gout, biện pháp tốt nhất chính là hạn chế sử dụng những thực phẩm, đồ uống làm tăng acid uric trong máu và dùng những thực phẩm có khả năng tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu.

Dưới đây là 8 thực phẩm giúp giảm acid uric trong máu cho bệnh nhân Gout, các bạn có thể tham khảo.

Khoai tây.

Khoai tây là thực phẩm không có nhân purin, lại rất giàu vitamin C và muối kali, nên có khả năng đào thải acid uric trong máu rất hiệu quả.

Theo đông y, khoai tây tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ khí, kiện tỳ, là thực phẩm rất tốt cho người tỳ vị hư nhược, mắc các chứng bệnh ung thư, viêm loét đường tiêu hóa, tăng huyết áp và thống phong.

Vì vậy, sử dụng khoai tây trong bữa ăn hàng ngày không những tốt cho sức khỏe, mà còn phòng chống bệnh Gout rất hiệu quả.

Bí đỏ

Bí đỏ tính kiềm và hầu như không chứa nhân purin. Theo đông y, bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, có tác dụng thông kinh hoạt lạc và lợi tiểu tiện. Vì vậy, ăn bí đỏ sẽ giúp tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu.

Bí xanh.

Bí xanh tính mát, có vị ngọt đậm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm nhiều nước, giàu vitamin C và chứa rất ít nhân purin, cho nên bí xanh có tác dụng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.

Dưa hấu.

Trong thành phần của dưa hấu có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Dưa hấu lại lợi tiểu tiện cho nên rất tốt cho những người bị Gout giai đoạn cấp tính để đào thải acid uric trong máu.

Đậu đỏ.

Theo đông y, đậu đỏ tính bình, vị ngọt chua, có công dụng tiện tỳ chỉ tả, lợi tiểu tiện. Trong đậu đỏ hầu như không có nhân purin, vì vậy là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh Gout.

Lê và táo.

Trong thành phần của lê và táo có chứa nhiều nước, muối kali, sinh tố. Đây là hai loại quả tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền, rất tốt cho bệnh nhân bị gout cấp tính và mạn tính.

Nho

Nho được biết với tác dụng trị gân cốt thấp thống, lợi niệu rất tốt. Trong nho lại có nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin. Vì vậy, bệnh nhân Gout nên thường xuyên ăn nho để đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Sữa bò.

Đây là thức uống cực kì lý tưởng cho bệnh nhân Gout vì trong sữa bò có chứa nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể và tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

8 loại thực phẩm ở trên đều là những thực phẩm không có hoặc có ít nhân purin, rất lợi tiểu nên có khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Cho nên các bạn nên thường xuyên ăn những loại thực phẩm này để phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh Gout.

 Nguồn: Tổng hợp

4 không cho người bị bệnh Gout.

18/06/2015 Phương Diên

Bệnh Gout là một trong những bệnh nằm trong nhóm bệnh về xương khớp. Bệnh không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh, nó còn vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng những người bị bệnh Gout. Vì vậy, ngoài nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh Gout, người bệnh cần tuần thủ quy tắc 4 không dưới đây dành riêng cho người bệnh Gout.

  1. Không ăn thức ăn chứa nhiều purin.

Người bị bệnh Gout là người có lượng acid uric cao trong máu. Trong khi acid uric là sản phẩm được tạo thành từ các thực phẩm chứa purin. Chính vì vậy, chế độ ăn của người bị Gout nên tránh xa những thực phẩm giàu purin như: phủ tạng động vật ( gan, lòng, cật, tim, tiết…), cá trích, cá mòi, trứng cá, các loại thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua..và một số thực phẩm thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như: nấm, đậu hạt các loại.

Người bị bệnh Gout cần có chế độ ăn hợp lý, nhằm giảm lượng acid uric  trong cơ thể, khiến chúng không thể tích lũy thành tinh thể ở khớp và các tổ chức mềm. Ngăn chặn nguy cơ gây bệnh và khiến tình trạng bệnh nặng thêm là một trong những cách phòng tránh và điều trị Gout cực kì hiệu quả.

  1. Không dùng thức uống có cồn và chất kích thích.

Thức uống có cồn như: bia, rượu là nguyên nhân làm tăng lượng acid uric trong máu. Vì vậy, với những người bị Gout, nên tuyệt đối kiêng rượu, bia, vang trắng, sâm banh..và các loại cà phê. Nên tránh những buổi tiệc tùng, vì đây là nơi bạn sẽ tiếp nhận rất nhiều thức ăn có chứa purin cũng như uống bia rượu.

  1. Không được quên uống nước.

Người bị bệnh Gout mỗi ngày cần uống ít nhất từ 2-3 lít nước. Uống nước nhiều sẽ làm tăng lượng nước tiểu, giúp cho việc đào thải acid uric ra ngoài được dễ dàng và nhiều hơn. Tốt nhất nên uống các loại nước khoáng có chứa nhiều bicarbonate, hoặc có thể uống dung dịch bicarbonate 3% để kiểm soát huyết thanh, giúp việc đào thải acid uric thuận lợi hơn.

  1. Không uống các thuốc làm tăng acid uric trong máu.

Các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (hypothiazide), nhóm giảm đau, hạ sốt salicilat (aspirin) và các thuốc nhóm corticoid (prednisolon, dexamethason…) là những thuốc giúp giảm đau nhanh khi bị Gout nhưng lại làm tăng acid uric trong máu, đẩy nhanh bệnh sang thể mạn tính. Vì vậy, người bị bệnh Gout nên tránh xa các loại thuốc này.

Ngoài tuân thủ quy tắc 4 không trên, người bị Gout cũng nên chú ý: không nên làm việc quá sức, tránh để nhiễm lạnh, không nên đi giày quá chật, tránh bị nhiễm khuẩn cấp tính vì đây là những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng bệnh Gout nặng thêm.

Khi thấy các dấu hiệu của bệnh Gout, người bệnh cần đi khám và chữa trị kịp thời, tránh để bệnh lâu dài dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như nguy cơ bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và suy thận.

Người bị Gout chỉ cần sử dụng thuốc đúng, có chế độ luyện tập và ăn uống hợp lý thì sẽ có diễn biến tốt.

 Nguồn: Tổng hợp

« Trang trước
Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status