• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bệnh ho có lây qua đường “nói chuyện” không? Hiểu lầm tai hại về bệnh ho

23/03/2018 Tiến Nguyễn

Khi được hỏi rằng bệnh ho có lây không, đa số mọi người đều khẳng định là bệnh này có lây, thậm chí còn lây lan rất nhanh nữa. Bằng chứng là chỉ cần trong nhà có một người bị ho là vài hôm sau, cả gia đình đều nối đuôi nhau “lụ khụ”. Hãy cùng Baovesuckhoe365 đi tìm sự thật nhé!

Xem thêm:

  • Ho có đờm là bệnh gì?
  • Ho có đờm nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh ho lây đấy?

Để hoàn thành bài viết này, chúng tôi đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến nho nhỏ đối với một số người trong khu dân cư về việc bệnh ho có lây không và nhận được các ý kiến trái chiều. (Tên nhân vật đã được thay đổi).

Bệnh ho có lây không?

Chị Nguyễn Thị Phương: Mình nghĩ là bệnh ho có lây đấy, vì bé nhà mình đi học mẫu giáo, ở lớp có mấy bạn bị ho, thế là hôm sau con về cũng húng hắng ho theo, rồi cả nhà cùng ho. Riêng bà nội đã phải uống kháng sinh mấy hôm nay rồi vì ho nhiều quá.

Anh Dương Văn Tuấn: Mùa đông năm nào tôi cũng phải quàng khăn, thậm chí trời chỉ hơi lạnh một chút cũng phải giữ ấm cổ, vì chỉ cần quên một hôm là ho ngay, nhưng mọi người trong nhà thì không ai bị như vậy. Ai sức khỏe yếu thì dễ bị thôi chứ không phải ho lây đâu.

Chị Phạm Ngọc Hoài: Tôi cũng không rõ là bệnh ho có lây không, nhưng tôi rất sợ khi nhìn ai đó ho ở chỗ đông người, cảm tưởng như là mấy con vi khuẩn trong miệng họ có thể bắn xa hàng cây số để bám vào người mình ấy. Nên thôi, cứ tránh xa cái đã!

Chị Trần Thị Diệu Hương: Bệnh ho lấy đấy chứ còn gì nữa. Mùa này chỉ có người bị cảm cúm mới ho, cứ đứng gần họ mà xem, hôm sau bị lây ngay!

Thông Khí Khang: Bạn có đang hiểu lầm về bệnh ho?

Ho có thể là phản xạ khi đường hô hấp bị kích thích (chẳng hạn như bị sặc nước, sặc thức ăn, hít phải khói thuốc, bụi bẩn…) hoặc cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Do đó, dùng từ “bệnh ho” là không đúng. Đây cũng là hiểu lầm lớn nhất của người bệnh về biểu hiện ho, khiến họ chỉ cuống cuồng đi tìm cách chữa ho mà không cần biết nguyên nhân sâu xa là gì.

Khi ho kéo dài, lặp đi lặp lại thì cần nghĩ ngay đến nguyên nhân do bệnh lý. Những bệnh thường gặp nhất khi bị ho là bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như viêm họng, ho gà, viêm phế quản, hen phế quản, hen suyễn, lao phổi, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Một số bệnh không liên quan đến đường hô hấp cũng gây ho như bệnh tim, trào ngược dạ dày, áp xe gan.

Tuy nhiên trong các trường hợp này, ho thường kèm theo nhiều triệu chứng khác như sốt, khó thở, mệt mỏi chứ không chỉ ho đơn thuần.

Ho có thể do bệnh lý hoặc không

Chuyên gia giải đáp: Bị ho có lây không? Ho lây qua đường nào?

Có người khẳng định rằng ho có lây, có người lại cho rằng ho không lây mà phụ thuộc vào sức đề kháng khỏe hay yếu. Vây thực sự thì ho có lây hay không?

Như đã nói ở trên, ho xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu bệnh nào do virus, vi khuẩn, nấm gây ra thì có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, còn lại những bệnh do môi trường, di truyền, cơ địa dị ứng của bản thân người bệnh thì không lây. Ho do sặc nước, khói bụi, khói thuốc… đương nhiên cũng không thể lây từ người này sang người khác được.

Đối với những những trường hợp ho do virus, vi khuẩn, nấm; khi người bệnh ho thì các tác nhân này sẽ theo từng hạt nước bọt nhỏ li ti bắn ra ngoài môi trường. Nếu may mắn gặp được vật chủ lành bệnh, chúng sẽ nhanh chóng bám vào đường hô hấp, sau đó vượt qua các hàng rào bảo vệ và tấn công cơ thể, khiến người đó bị ho.

Khi bị ho, nên nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp điều trị, để tránh bệnh phát triển nặng và gây ra biến chứng.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Category: Bệnh Ho - Khó Thở

Đừng để mất mạng vì tắc nghẽn đường hô hấp trên! 6 cách phòng bệnh hen phế quản nói KHÔNG với TÁI PHÁT

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status