• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bệnh ho ở người lớn bao lâu bị coi là kéo dài? Nguy hiểm thế nào?

15/03/2019 Tiến Nguyễn

Gặp nhiều trong thời điểm giao mùa, bệnh ho kéo dài ở người lớn có thể gây ra rất nhiều phiền toái cho bản thân người bệnh và những người xung quanh. Chưa dừng lại ở đó, ho dai dẳng không dứt còn tiềm ẩn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người.

  • Thường xuyên bị ho về ban đêm: Cẩn thận viêm phổi
  • Tất tần tật về ho gió, ho khan lâu ngày và cách chữa trị

[toc]

Bệnh ho kéo dài ở người lớn

Bệnh ho kéo dài ở người lớn tiềm ẩn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết

Bệnh ho ở người lớn bao lâu bị coi là kéo dài?

Người lớn có sức đề kháng tốt hơn nhiều so với trẻ nhỏ, tuy nhiên trong những thời điểm giao mùa hay khi trời lạnh giá, họ cũng rất dễ bị ho. Ho có thể được coi là rắc rối mà tất cả chúng ta đều gặp ít nhất một lần trong đời.

Chúng ta sử dụng khái niệm bệnh ho kéo dài ở người lớn nếu tình trạng ho xảy ra trên 8 tuần. Nếu chỉ ho 2, 3 tuần thì chưa bị coi là ho kéo dài.

Trong thời gian này, tùy thuộc vào từng bệnh lý mà người bệnh có thể ho khan, ho có đờm kèm theo chảy nước mũi hoặc ngạt mũi, rát họng, mất tiếng rất khó chịu, thậm chí là ho ra máu.

Bệnh ho kéo dài ở người lớn có thể dễ dàng tấn công bất cứ ai. Thế nhưng các trường hợp thực tế đã cho thấy những người thường xuyên hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào) hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động có khả năng mắc bệnh cao hơn nhiều. Nguyên nhân là do các tế bào phổi của họ đã bị tổn thương.

Bệnh ho kéo dài ở người lớn

Bệnh ho kéo dài dễ xảy ra ở những người lớn có thói quen hút thuốc

Nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau bệnh ho kéo dài ở người lớn

Ho có thể là một rắc rối bình thường, nhưng bệnh ho kéo dài trên 8 tuần ở người lớn thì chắc chắn không phải vấn đề đơn giản. Chúng ta thử tưởng tượng một người khỏe mạnh làm sao có thể bị ho đến 2 tháng không khỏi trong khi có thể trong thời gian đó họ đã sử dụng nhiều biện pháp chữa trị khác nhau?

Khi bị bệnh ho kéo dài như vậy, bản thân người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, chất lượng cuộc sống và công việc cũng vì thế mà giảm sút. Bên cạnh đó, ho liên tục còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến những người xung quanh. Chưa dừng lại ở đó, triệu chứng này còn tiềm ẩn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

– Bệnh viêm xoang: Ho kéo dài rất điển hình ở viêm xoang, bên cạnh đó căn bệnh này còn kéo theo các triệu chứng khó chịu hơn nhiều, bao gồm chảy nước mũi, khịt mũi, đau nhức xung quanh vùng mũi, hốc mắt, thái dương và mất mùi.

Mọi lứa tuổi đều có bị viêm xoang, tuy nhiên tỉ lệ cao nhất thuộc về người trưởng thành. Triệu chứng của bệnh sẽ bùng phát mạnh mẽ vào những ngày trời trở lạnh, mưa, ẩm ướt.

Bệnh ho kéo dài ở người lớn

Viêm xoang có thể gây ra triệu chứng ho kéo dài ở người lớn

– Hen phế quản: Bệnh ho kéo dài ở người lớn cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh hen phế quản. Chúng ta có thể nhận biết nó thông qua đặc điểm của cơn ho: ho từng cơn xảy ra nhiều vào ban đêm. Trước cơn ho, người bệnh có thể cảm thấy ngứa mũi, chảy nước mắt, nước mũi. Trong cơn ho sẽ cảm thấy khó thở, đôi khi kèm tiếng thở rít hoặc tím tái các đầu chi. Ho thường có đờm, nhưng khạc đờm rất khó khăn. Mỗi cơn ho có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

– Viêm phế quản mạn: Khiến người bệnh ho lâu ngày theo chiều hướng ngày một nặng. Ở giai đoạn đầu, người bệnh bắt đầu ho khan, sau đó bắt đầu xuất hiện đờm trắng, có bọt, càng để lâu đờm càng đặc và chuyển màu sậm sang vàng. Trong giai đoạn muộn của cơn ho, người bệnh sẽ thấy khó thở. Cơn ho trở nên nặng hơn vào những ngày trời lạnh, thời tiết thay đổi.

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD: Điển hình bằng bệnh ho kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần. Cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban ngày, lúc đầu chỉ ho khan, sau đó ngày càng xuất hiện nhiều đờm. Khó thở xảy ra rất phổ biến ở bệnh nhân COPD, nó có thể gặp trong cơn ho hoặc khi người bệnh phải vận động nhiều hay làm việc nặng.

– Ung thư phổi: Ở ung thư phổi, bệnh ho kéo dài ở người lớn mang rất nhiều dấu hiệu đặc trưng, bao gồm ho dai dẳng, khạc nhổ ra máu, đau tức ngực, khó thở, mất giọng, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Bệnh ho kéo dài ở người lớn có thể tự điều trị tại nhà không?

Bệnh ho kéo dài ở người lớn còn có thể là tác dụng phụ từ một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc này thì có thể tạm thời yên tâm, hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị nếu những cơn ho khiến bạn cảm thấy quá mệt mỏi.

Bệnh ho kéo dài ở người lớn

Hãy đến gặp bác sĩ nếu những cơn ho kéo dài khiến bạn quá mệt mỏi

Ngoại trừ trường hợp trên, hầu hết triệu chứng ho kéo dài ở người lớn đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Do đó nếu bị ho liên tục trên 8 tuần không khỏi, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kịp thời thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Category: Bệnh Ho - Khó Thở Tags: bệnh ho/ ho/ kéo dài

Ho do dị ứng thời tiết kéo dài: Cách điều trị bằng thuốc uống! Phác đồ hướng dẫn điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế như thế nào?

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status