• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Tìm hiểu: Bệnh ho mãn tính là gì? Chữa trị như thế nào?

17/04/2019 Tiến Nguyễn

Bệnh ho mãn tính là căn bệnh thường gặp, có thể do rất nhiều nguyên nhân và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy ho mãn tính có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào?

Cùng các chuyên gia của Baovesuckhoe365 tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

  • Ho khạc đờm có ra lẫn tia máu là bệnh gì? Xử trí thế nào?
  • Bệnh ho có lây qua đường “nói chuyện” không?

Bệnh ho mãn tính là gì?

Bệnh ho mãn tính là tình trạng ho kéo dài trên 8 tuần (ở người lớn) và trên 4 tuần (ở trẻ em). Ho mãn tính có thể đi kèm với các triệu chứng: ngạt mũi, chảy mũi, đau rát cổ họng, khàn tiếng, thở khò khè, đôi khi còn ho ra máu (với những trường hợp bệnh nặng)…

Nguyên nhân gây bệnh ho mãn tính

Bệnh ho mãn tính có nguy hiểm không cũng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh.

– Một số nguyên nhân thông thường gây bệnh ho mãn tính như: hút thuốc lá, dị ứng, do môi trường làm việc ô nhiễm, nhiều khói bụi… Trường hợp này chỉ cần giảm thiểu những yếu tố nguy cơ, tránh xa các tác nhân gây bệnh thì tình trạng sẽ sớm được kiểm soát.

Bên cạnh đó, bệnh ho mãn tính cũng có thể do một số bệnh lý như:

– Hen suyễn: Ho cũng là một trong những biểu hiện của bệnh hen suyễn, thường xuất hiện theo mùa, sau khi nhiễm trùng đường hô hấp hoặc thời tiết thay đổi.

– Trào ngược dạ dày: Xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, các kích thích liên tục dẫn đến ho mãn tính. Ho càng nặng thì bệnh trào ngược dạ dày càng nghiêm trọng hơn.

– Viêm phế quản mãn tính: gây ra ho, khạc có đờm. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở những người đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc.

– Nhiễm trùng: Tình trạng ho có thể kéo dài sau khi các triệu chứng khác của viêm phổi, cảm cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp biến mất.

Đối với bệnh ho mãn tính do các bệnh lý nêu trên gây ra thì cần chữa trị dứt điểm bệnh, tình trạng ho sẽ được cải thiện.

  • Xem thêm: Ho ra đờm trắng trong, trắng đục là bệnh gì?

Chữa trị bệnh ho mãn tính như thế nào?

Bệnh ho mãn tính nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là dẫn đến các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi, gãy xương sườn, ngất, thậm chí ho ra máu…. Vì vậy, khi tình trạng ho kéo dài, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ tiến hành 1 số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh ho mãn tính như: Chụp X-quang phổi.

  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Đo chức năng phổi.
  • Xét nghiệm đờm.
  • Tiến hành nội soi.

Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thích hợp. Một số loại thuốc thường dùng để trị bệnh ho mãn tính như:

  • Thuốc kháng histamin, glucocorticoids và thuốc thông mũi.
  • Glucocorticoid và thuốc giãn phế quản, giúp giảm viêm và giãn đường hô hấp (phế quản).
  • Thuốc kháng sinh để giảm viêm nhiễm (nếu tác nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn).
  • Thuốc kháng tiết acid/
  • Thuốc giảm ho (được kê trong trường hợp chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh).

Ngoài ra, để chữa bệnh ho mãn tính, người bệnh cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít/ngày. Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Đồng thời tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá….
  • Súc miệng bằng nước muối.
  • Dùng kẹo ngậm hoặc viên ngậm ho, giảm viêm, kích ứng, ngứa rát trong cổ họng.
  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh như: khói thuốc, bụi bẩn, ô nhiễm…

Trường hợp bệnh ho mãn tính kéo dài kèm các biểu hiện sốt cao, đau ngực, khó thở, giảm cân, ho ra máu…. cần gặp bác sĩ ngay.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Category: Bệnh Ho - Khó Thở/ Cẩm nang Tags: ho/ ho có đờm

Thường xuyên ho khó thở buồn nôn: Không chỉ cảnh báo bệnh về phổi Phát hiện sớm: 5 nguyên nhân gây bệnh hen phế quản để tránh tử vong

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status