Bệnh trĩ không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây cho người bệnh rất nhiều sự khó chịu. Tìm hiểu bệnh trĩ và dấu hiệu của bệnh trĩ cho chúng ta thấy ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống.
Nội dung chính trong bài
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, rất phổ biến ở cả nam lẫn nữ và ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở tuổi 20 – 40.
Trĩ được hình thành do quá trình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch gây nên. Tuy là một bệnh lành tính nhưng gây nhiều khó khăn vì bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường bỏ qua những triệu chứng nhẹ và tâm lý thường ngại khi đi khám vùng kín mà chỉ đến khi những triệu chứng đó càng ngày càng nặng gây khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh mới đi khám. Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng gây cảm giác rất khó chịu, đau rát, ngứa, chảy máu, và nặng hơn có thể tiến triển thành ung thư.
Phân biệt các loại trĩ
Trĩ được chia làm hai nhóm chính: nội và ngoại. Niêm mạc ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng đường lược. Vùng niêm mạc nằm trên đường này không có thần kinh cảm nhận, còn vùng niêm mạc nằm dưới lại có cảm giác đau. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ hình thành ở trên đường lược, được gọi là trĩ nội. Ngược lại, nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.
Làm sao biết mình bị bệnh trĩ?
Nếu đại tiện ra máu, cảm giác có cái gì đó hay có khối u khá đau ở bên ngoài hậu môn, lượng dịch tiết tăng nhiều, thì có thể đã mắc phải bệnh trĩ.
Triệu chứng nhận biết đầu tiên thời kì đầu của người mắc bệnh là chảy máu. Hiện tượng chảy máu thường rất kín đáo. Người bệnh tình cờ phát hiện thấy máu ở giấy vệ sinh sau đó máu có thể chảy thành tia hay thành từng giọt. Nặng hơn thì máu chảy ngày càng nhiều thậm chí cả những lúc đi lại hoặc ngồi xổm khiến bệnh nhân phải đi khám. Có trường hợp máu chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng, sau mỗi lần đi cầu thì thấy máu ra thành từng cục.
Hiện tượng sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu búi trĩ sa ra ngoài trong quá trình đi đại tiện rồi tự co lên được nhưng sau đó búi trĩ sa ra ngoài không tự co lên được và phải dùng tay đẩy lên. Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ đó to lên dần và thường xuyên nằm ở ngoài hậu môn.
Ngoài 2 triệu chứng chính điển hình trên, bệnh nhân còn kèm theo các triệu chứng khác như đi cầu khó, kèm theo đau rát, ngứa hậu môn. Bình thường, trĩ không gây đau nhưng khi có biến chứng sa trĩ nghẹt hay tắc mạch, nứt hậu môn… khiến bệnh nhân khó chịu, cảm giác ướt và ngứa, cần thiết phải can thiệp của bác sĩ.
Chào anh/chị,
Khoảng 1 tuần nay em cứ đi ngoài (đại tiện) là có máu tươi, đau rát và ngứa hậu môn. Mấy ngày đầu máu chỉ dính trên giấy lau, nhưng 3 ngày gần đây thì máu chảy nhỏ thành giọt rồi ạ. Không biết có phải em mắc bệnh trĩ rồi không? Em phải làm sao ạ? Có nên đi khám không ? Em là nữ nên rất ngại đi khám ạ! Mong anh/chị tư vấn giúp em với!
Em cảm ơn!
Chào bạn, đại tiện ra máu tươi thành giọt, tia thì 90% bạn bị trĩ nội rồi. Nếu có thể bạn nên đi khám, nội soi đại tràng xem xác định rõ ràng tình trạng bệnh.
Nếu là bệnh trĩ nội mà chưa có búi trĩ thì chỉ mới ở độ 1, bác sĩ Tây y thường kê 2 loại thuốc sử dụng cho trường hợp trĩ cấp là Daflon và Proctolog. Hai loại thuốc này chỉ dùng ngắn hạn, khi sử dụng phải kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý: ăn nhiều thực phẩm có chất xơ: rau, hoa quả, uống nhiều nước… tránh ngồi một chỗ quá lâu, vận động – tập thể dục nhẹ nhàng, đều đăn…
Bạn cũng có thể tham khảo cách chữa bệnh trĩ rất hiệu quả của nhà thuốc Đông y gia truyền Nguyễn Thị Thủy tại đây: Bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả
Thân mến.