Bệnh trĩ là căn bệnh xuất hiện nhiều trong cuộc sống xung quanh ta. Nó không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại làm chất lượng sống suy giảm rõ rệt. Người ta thường có xu hướng ngại phải đi khám bệnh khi có triệu chứng vì nó nằm ở vùng kín đáo. Vì thế, khi bệnh nhân đi khám và tìm cách chữa trị thì bệnh cũng đã trở nên trầm trọng.
1. Bệnh trĩ là gì?
Sau 20 tuổi, các dải cơ giữ đám rối tĩnh mạch nằm ở mặt phẳng sâu của lớp dưới niêm mạc bắt đầu bị thoái hóa keo, các dải cơ bắt đầu bị chùng nhão dần. Thêm vào đó, nếu có áp lực ổ bụng hoặc áp lực tĩnh mạch tăng thường xuyên do táo bón kinh niên, rối loạn tiêu hóa hay xơ gan… thì các búi trĩ nội căng phồng to lên. Ban đàu chúng nằm trong ống hậu môn nhưng sau các sợi treo đứt hẳn thí chúng nằm ngoài hậu môn.
Trong lớp dưới niêm mạc của phần thấp trực tràng ống hậu môn có rất nhiều khoang mạch và các khoang này có các vách dày mỏng khác nhau, và ở đó còn có sự thông giữa tĩnh mạch và động mạch để tạo nên ngã tư đường của mạng tuần hoàn lớn. Bởi vậy, khi một mạch máu bị tắc thì mạch máu dưới lớp niêm mạc sẽ bù trừ lại, nhưng khi khả năng bù trừ không đáp ứng được thì sẽ gây ra bệnh trĩ.
2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Trĩ gặp nhiều ở những người phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe đường dài…
Những người lao động nặng nhọc, những người mắc viêm phế quản mãn tính vì tăng áp lực trong khoang ổ bụng.
Những người bị lị và táo bón vì khi đi đai tiện phai rặn nhiều, và khi rặn nhiều thì gia tăng áp lực lên ống hậu môn khoảng 10 lần.
Người bị xơ gan, u vùng hậu môn trực tràng và tiểu khung cũng có khả năng mắc bệnh này.
3. Biểu hiện của bệnh trĩ
Bạn nên nhớ bệnh trĩ khi mới xuất hiện có biểu hiện không rõ ràng, cả bệnh nhân và thầy thuốc cũng khó xác định được thời điểm bệnh trĩ xuất hiện.
Bệnh có biểu hiện là cảm giác đau, ngứa khó chịu ở hậu môn, cảm giác càng tăng khi bệnh tình gia tăng khi có hiện tượng sưng viêm hoặc tách mạch búi trĩ.
Chảy máu hậu môn hoặc đại tiện ra máu tươi, đây là triệu chứng dễ gặp nhất và là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
Sưng nề vùng hậu môn khi có búi trĩ sa ra ngoài hoặc có đợt cấp, ta có thể sờ thấy khá rõ ràng khi nó sưng khá to.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế để có được cuộc sống chất lượng tốt, bạn nên thưc hiện những điều sau: tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…các gia vị cây, nóng… Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, tập thói quen đi cầu đều đặn…
Hi vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn nhưng hiểu biết hứu ích về bệnh trĩ, để biết những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống và có lối sống lành mạnh,phòng tránh giúp bạn tránh xa căn bệnh này. Chúc mọi người có chất lượng sống tốt nhất!