• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài thuốc dân gian trị ho đơn giản mà hiệu quả

19/04/2015 Miss Đẹp

Khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc giao mùa, nhiều người hay gặp phải những cơn ho kéo dài không dứt gây cho người bệnh nhiều phiền toái và mệt mỏi. Bài viết dưới đây xin giới thiệu đến bạn đọc một vài bài thuốc dân gian trị ho đơn giản mà hiệu quả từ thiên nhiên, đặc biệt hữu ích cho những bạn sợ phải uống thuốc Tây.

1. Húng chanhhúng chanh

Theo Đông y húng chanh là loại gia vị dễ trồng, vị chua the, tính ẩm, mùi thơm dễ chịu, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn chữa ho và viêm họng hiệu quả.

Dưới đây là một số bài thuốc trị cảm, ho, viêm họng từ húng chanh.

– Chưa ho thông thường: Lấy 15-16 lá húng chanh, 4-5 quả quất xanh cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho thêm đường phèn, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống 1-2 lần/ ngày liên tục cho đến khi hết ho.

– Chữa ho nhiệt, viêm họng, khàn tiếng:  20g lá húng chanh tươi rửa sạch và thái nhỏ, giã dập lá húng chanh với 20g đường phèn, sau đó trộn với 10ml nước sôi để cho ngấm, rồi gạn lấy nước uống ngày 2 lần.

– Chữa cảm sốt, không ra mồ hôi: Sắc uống hỗn hợp 20g húng chanh, 15g tía tô, 5g gừng tươi, 15g cam thảo đất, nên uống khi nước thuốc còn ấm để ra mồ hôi.

– Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng: Sắc uống 15g lá húng chanh, 5g bạc hà, 8g tía tô và 3 lát mỏng gừng tươi, uống ngày một thang.

2. Chanh và mật ong đò uống1


Mât ong từ lâu không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Mật ong khi kết hợp với chanh có tác dụng trị ho rất hiệu quả.

Để trị ho, bạn có thể pha chế theo một số cách đơn giản sau:

– 1 muỗng canh mật ong+ 2 muỗng nước cốt chanh

–  1 ly trà ấm + chút mật ong + vài lát chanh

–  1 quả chanh khô hấp chín với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong…

3. Quả quấtquất trị ho

Quả quất được biết đến với rất nhiều công dụngchữa bệnh hiệu quả, một trong số đó phải kể đến công dụng chữa đau họng và ho rất hiệu quả.

Một vài cách chế biến với quất để trị ho đó là:

– Quất chín, bổ đôi, bỏ hột rồi đem hấp cách thủy với đường phèn. Sau khi chín lấy nước uống hoặc ăn nguyên quả.

– Quất thái mỏng thành 3-4 lát, bỏ hột, hấp cách thủy cùng với một chút mật ong khoảng 10-15 phút. Mỗi ngày, các bạn nên uống kiên trì từ 2-3 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê.

4. Củ cải trắng

Củ cải tính hàn, có công dụng trong việc trị ho, tốt cho phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, gây khó chịu cho phổi.

Để tri ho, bạn lấy củ cái trắng thái thành miếng nhỏ, bỏ vào trong bình sạch cùng một chút mật ong, đây kín nắp bình và chờ khoảng 3 ngày sau thì cho thêm chút đường phèn. Các bạn chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm là có thể uống khi bị ho rồi.

5. Mật ong hấp lá hẹhẹ và mật ong

Sự kết hợp của hẹ và mật ong giúp điều  trị ho, viêm họng, ngứa rát cổ, khản tiếng rất hiệu quả.

Để trị ho, bạn lấy 3-5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bất, đổ mật ong ngập lá, trộn đều rồi đem hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ nhừ. Bạn nên uống 2-3 lần/ngày, 2-3 thìa/lần, nên hâm ấm để uống và cho thêm một chút muối khi uống.

6. Hoa mướp

Trà hoa mướp với mật ong này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ho có đờm do cảm rất công hiệu và đặc biệt được sử dụng để trị ho cho các bà bầu. Để trị ho, bạn lấy hoa mướp hãm với nước sôi đựng trong một bình kín chừng 15 phút, sau đó thêm chút mật ong, dùng uống thay trà vào mỗi ngày.

7. Bột nghệ + muốinghệ và muối

Không chỉ có tác dụng chữa đau dạ dày và trị sẹo, nghệ khi kết hợp với muối còn có tác dụng trị ho rất hiệu quả đấy. Bạn có thể lấy một ít bột nghệ cho vào một cốc nước nóng, hòa thêm ít muối, khuấy đều và uống ngày một lần, cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm.

Chỉ với cách làm rất đơn giản có thể chấm dứt cơn ho dai dẳng kéo dài khiến bạn vô cùng mệt mỏi. Hãy kiên trì sử dụng để có hiệu quả tốt nhất nhé!

Xoài xanh và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe

18/04/2015 Miss Đẹp

Xoài xanh không chi là món ăn vặt hấp dẫn, khoái khẩu của nhiều người mà nó còn được biết đến với nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, quả xoài vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng kiện tỳ, trị ho. Hạt vị ngọt, đắng, tính bình, giúp giảm đau, trị miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông, phòng ngừa ung thư đại tràng và bệnh do thiếu chất xơ. Bài viết dưới đây xin giới thiệu đến bạn đọc về lợi ích tuyệt vời của xoài xanh đối với sức khỏe.xoài xanh

 1. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Xoài xanh chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng hỗ trợ quá trình thu nạo canxi của cơ thể, giúp cho xương trở nên chắc khỏe hơn. Ngoài ra, vitamin C có trong xoài xanh còn có tác dụng chống lại viêm nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh về máu, tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng chống lại bệnh tật.

2. Tốt cho thai phụ

Với hàm lượng sắt cao, xoài là loại quả tuyệt vời cho phụ nữ mang thai và những người bị thiếu máu. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để biết lượng xoài tiêu thụ phù hợp.

2. Trị chứng khó tiêu và táo bóndấu hiệu đầu tiên của bệnh trào ngược dạ dày- thực quản

Hàm lượng chất xơ dồi dào và phong phú trong xoài xanh giúp bạn chữa trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả. Ngoài ra, lượng kiềm cao trong xoài xanh cũng giúp ích rất nhiều trong việc điều trị táo bón. Bạn có thể trộn xoài xanh với chút mật ong và muối như một món tráng miệng tuyệt vời.

3. Tốt cho gan

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn xoài xanh thường xuyên sẽ tăng tốc độ bài tiết acid trong mật và làm sạch ruột nhiễm khuẩn. Đồng thời, xoài xanh rất giàu chất sắt, có tác dụng duy trì sự khỏe mạnh của gan.

4. Phòng chống ung thư

Chất glucozit chứa trong xoài có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư và diệt khuẩn rất hiệu quả. Đồng thời, với một lượng xoài vừa đủ giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp, phòng chống bệnh tim mạch, tăng nhu động ruột thải nhanh chất cặn bã trong ruột nên phòng chống được bệnh ung thư ruột kết.

Tuy xoài có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều xoài sẽ gây nóng, đồng thời mủ xoài có chất độc gây nôn mửa, tiêu chảy, viêm da.

Nước muối sinh lý có giúp ích trong điều trị viêm xoang?

18/04/2015 Miss Đẹp

Ở Việt Nam, do đặc điểm khí hậu, thời tiết cộng với tình trạng ô nhiễm không khí nặng khiến bệnh viêm xoang ngày càng gia tăng và phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra cho người bệnh nhiều phiền toái, mệt mỏi và đau đớn. Nước muối sinh lý có giúp ích trong việc điều trị viêm xoang không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

1. Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang bị viêm, tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho niêm mạc xoang không hoạt động bình thường được. Tình trạng tổn thương lâu ngày sẽ dẫn đến ứ đọng các dịch nhầy bẩn. Chất dịch này lại bám vào thành hốc xoang, lấp đầy hốc xoang, làm hẹp, tắc lỗ thông xoang, dẫn đến viêm nhiễm nhiễm tạo mủ.

2. Nước muối sinh lý có giúp ích trong việc điều trị viêm xoang không?

Nhiều người có thói quen nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày để phòng chống các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,..Tuy nhiên, trong trường hợp mũi, xoang bình thường, không bị viêm nhiễm gì cả, bạn không nên nhỏ nước muối làm sinh lý hằng ngày vì nó sẽ làm cho niêm mạc của các vùng này đang khô ráo trở nên ẩm ướt, khiến cho chúng bị biến tính và trở nên nhạy cảm hơn, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển, gây hại cho vùng mũi, xoang của bạn.

Khi bị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm,…bạn có thể dùng nước muối sinh lý để hỗ trợ việc điều trị bệnh. Việc rửa mũi đúng cách sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng khó chịu, giúp rửa sạch chất nhầy và các chất gây dị ứng, làm đường thở thông thoáng, hít thở sẽ dễ dàng hơn. Để việc rửa mũi là đúng cách và hiệu quả hãy thực hiện 6 bước rửa mũi dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị: 1 lọ nước muối sinh lý 0,9%, 1 bình đựng (có thể là dạng bình xịt phun sương, bình hình củ tỏi hay bình neti pot dạng bình trà nhưng dùng để nhỏ mũi)nước muối sinh lý

Bước 2: Nghiêng người về phía bồn cầu hoặc chậu một góc 45 độ, nghiêng đầu sao cho khi nước muối chảy từ bên mũi này sang mũi kia sẽ rơi vào đúng chậu. (áp dụng cho tất cả các bình trừ bình xịt)

Bước 3: Đặt vòi của bình vào một cánh mũi, há miệng rồi xịt, rót từ từ nước muối vào mũi, trong suốt quá trình chỉ thở bằng miệng, không thở bằng mũi vì điều đó có thể làm cho bạn bị sặc.nước muối sinh lý1

Bước 4: Nước muối sẽ chảy từ mũi bên này sang bên kia và có thể là chảy cả trong miệng nhưng đừng lo, bạn sẽ không đau nếu nước chỉ chảy vào họng (muốn vậy phải tuân thủ việc thở bằng miệng).

Bước 5: Xì mũi nhè nhẹ để làm sạch các dịch còn sót trong mũinước muối sinh lý2

Bước 6: Làm tương tự với mũi còn lại. Sau khi thực hiện xong cả 2 bên mũi, bạn cần đảm bảo rằng các dịch trong mũi đã được làm sạch kỹ lưỡng đồng thời các dụng cụ xịt mũi cũng cần được lau sạch và để ở nơi khô ráo, sạch sẽ.

Bạn nên rửa nước muối một lần mỗi ngày, điều đó sẽ giúp làm giảm lượng chất nhầy, giảm chảy nước mũi và rửa trôi các vi khuẩn. Sau khi các triệu chứng giảm, chỉ cần thực hiện rửa mũi 3 lần một tuần.Kết quả sẽ thấy sau một đến 2 lần thực hiện rửa mũi. Một nghiên cứu cho thấy rửa mũi trong một thời gian dài sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát được các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống rõ rệt.

3. Làm thế nào để phòng các bệnh về mũi, xoang, họng

Hãy thực hiện các điều dưới đây để có thể phòng các bệnh về mũi, xoang, họng:

– Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

– Có thể súc miệng bằng nước muối hằng ngày để vệ sinh vùng họng.

– Tránh để vùng họng phải tiếp xúc với không khí lạnh hay thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

– Không thò tay hay dùng bất cứ việc gì để ngoáy, rửa mũi sâu ở bên trong gây tổn hại niêm mạc mũi, xoang.

– Hàng tuần có thể nhỏ nước muối sinh lý 1 – 2 lần để phòng ngừa các bệnh mũi xoang.

Tỏi và tác dụng chữa bệnh thần kỳ

16/04/2015 Miss Đẹp

Tỏi không chỉ được biết đến là một loại gia vị làm tăng phần hấp dẫn và ngon miệng của món ăn mà còn là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Đặc biệt hơn là nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng tỏi tươi đập giập hoặc nghiền nát có tác dụng cao hơn nhiều so với việc sử dụng các cách chế biến tỏi khác.chua-tieu-duong-bang-thao-moc5

1. Chống ung thư

Alliin, chất chống oxy và một số thành phần khác như selenium, vitamin C, vitamin E,.. chứa trong tỏi có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Để phòng ngừa ung thư, bạn có thể:

– Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.
– Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.

2. Tác dụng kháng khuẩn

Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Do đó tỏi có tác dụng như một chất kháng sinh , làm tăng sức đề kháng của cơ thể và được sử dụng để phòng và chữa trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp.

Để chữa cảm cúm, bạn có thể áp dụng cách làm sau đây:
– Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 – 40 ngày để ăn hàng ngày.
– Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.

Trị ho, viêm họng:
– Ngâm nhánh tỏi đã bóc sạch vỏ với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 – 15phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnhho mãn tính.
Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.

Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.

3. Tác dụng với hệ tim mạch

Các thành phần trong tỏi có tác dụng hạ cholesterol máu, hạ huyết áp và ngừng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim,…

Để trị huyết áp cao, tụ huyết khối:
– 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
– Hoặc 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.

Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP,hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng. Lưu ý không dùng Tỏi trong trường hợp bạn đang dùng thuốc anticoagulant (thuốc điều trị chứng máu loãng) hay thuốc hypoglycemic (thuốc điều trị bệnh đái đường).

Một số cây có tác dụng giải độc hiệu quả mà lại dễ tìm

09/04/2015 Miss Đẹp

Trong trường hợp cấp bách “cứu người như cứu hỏa”, nhất là khi “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ” trong những trường hợp ngộ độc thuốc hoặc đồ ăn hay trúng độc do rắn độc cắn,.. thì các vị thuốc có nguồn gốc thảo dược có sẵn, dễ tìm trong thiên nhiên thực sự là cứu tinh của người bệnh. Bài viết dưới đây xin giới thiệu đến bạn đọc một số loại thuốc giải độc được sử dụng phổ biến.

1. Cây muacây mua

 

Cây mua ở nước ta rất đa dạng về cả số lượng lần loài và lồi thường được dùng để làm thuốc là cây mua lùn.

Lấy rễ đem giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống có thể chữa được ngộ độc sắn hoặc giải độc khi bị rắn độc cắn.

2. Sắn dây

Sắn dây hay còn gọi là cát căn, có tác dụng giải độc rất tốt.

Lấy củ hoặc lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc bột sắn dây hòa với nước và đường có thể chữa rắn độc cắn. Có thể dùng bã đẻ đắp lên vết thương giúp vết thương nhanh lành hơn.

3. Đậu xanhđậu xanh

Theo Đông y, đậu xanh vị ngọt, tính lạng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu.

Nhai 1-2 nắm hạt đậu xanh sống sau đó uống nhiều nước hoặc có thể nấu chè ăn có thể giải độc trong mọi trường hợp, nhất là trong ngộ độc sắn và nấm.

4 .Rau márau má

Theo y học cổ truyền, rau má vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, lợi tiểu.

Rau má giã nát hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống có tác dụng giải độc lá ngón, say sắn và ngộ độc nấm rất hiệu quả.

5. Rau mùi

Hoạt chất chứa trong rau mùi có tác dụng chữa ngộ độc thức ăn rất hiệu quả.

Để chữa ngộ độc dùng khoảng 120g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước cho đến khi còn 1 bát nước, uống làm 2 lần trong ngày.

6. Kim ngân

Kim ngân được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền, lá và hoa kim ngân có tác dụng giải độc do cà độc dược, cỏ sữa lá to, hạt dây cam thảo, lá ngón và nấm độc rất hiệu quả.

Để giải độc, mỗi ngày bạn nên dùng 12g kim ngân hoa hoặc 20g kim ngân đằng sắc lấy nước uống hay lấy lá kim ngân tươi nhai kỹ rồi nuốt lấy nước.

7. Ớt

Cây ớt không chỉ được dùng làm gia vị mà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, chóng tiêu và đặc biệt chữa rắn cắn rất hiệu quả.

Chỉ cần hái lá giã nhỏ đắp vào vết thương, đến khi hết đau nhức thì bỏ bã, ngày đắp 2 lần cho đến khi hết đau.

8. Lá lốt

lá lốt

Lá lốt được sử dụng để điều tri các bệnh như thấp khớp, đau răng, viêm xoang, đau xương,.. trong đó có cả ngộ đôc do nấm và rắn cắn rất tốt.

Để giải độc, dùng 20-30g lá lốt sắc uống.

Dầu dừa-thiên dược trị bách bệnh

08/04/2015 Miss Đẹp

Từ xa xưa, dầu dừa đã được sử dụng trong cẩm nang làm đẹp của các chị em phụ nữ, nay dầu dừa còn được biết đến như một loại thiên dược có thể trị được bách bệnh. Bài viết dưới đây xin giới thiệu đến bạn đọc về tác dụng của dầu dừa đối với sức khoẻ của chúng ta.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy trong dầu dừa chứa nhiều hoạt chất có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu, kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ hấp thụ vitamin và khoáng chất, v,v…Dưới đây là một vài công dụng của dầu dừa mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân và gia đình.dùng dầu dừa điều trị bệnh trĩ

1. Dầu dừa trị đau họng

Khi bạn bị đau họng hãy ngậm một thìa dầu dừa nó sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau rát đồng thời có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.

2. Trị mụn chứng cá

Dầu dừa có chứa một số axit béo như axi lauric, axit capric,.. có tác dụng kháng khuẩn gây mụn trứng cá. Để điều trị mụn trứng cá, bạn chỉ cần thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị mụn, để khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng sữa rửa mặt và nước ấm sẽ giúp tình trạng mụn của bạn được cải thiện đáng kể.

3. Trị đau mắt đỏ và lẹo

Thoa một ít dầu dừa lên chỗ lẹo hoặc xung quanh vùng mắt giúp giảm cảm giác khó chịu và chống khuẩn rất tốt.

4. Chữa bệnh nấm chân, vảy nến và các bệnh viêm nhiễm do nấm

Các đặc tính kháng nấm mạnh mẽ của dầu dừa sẽ giúp bạn ngăn chặn những căn bệnh về nấm. Để tăng khả năng chống nấm, bạn nêm thêm vài giọt thảo mộc oregano hoặc tinh dầu trà.

5. Bệnh mụn rộp môi do vi rút herpes

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn , giúp cơ thể tránh khỏi các loại vi khuẩn gây rộp môi. Thoa dầu dừa lên vùng miệng bị rộp, thêm giọt tinh dầu thơm oregano.

6. Làm tan các vết bầm tím

Dầu dừa có tác dụng làm tan nhanh các vết máu bầm, hãy thoa dầu dừa vào vết bầm tím ngày hằng đều đặn, bạn sẽ thấy kết quả không ngờ.

7. Chữa viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Dầu dừa rất an toàn cho trẻ sơ sinh, giúp giảm ngứa, đau hay bong da ở trẻ sơ sinh

8. Chữa đau tai

Chỉ với một vài giọt dầu dừa trộn với dầu tỏi có thể chữa khỏi triệu chứng đau tai, viêm tai hoặc nhiễm trùng tai rất nhanh.

9. Bệnh thủy đậu

Dầu dừa làm giảm ngứa ở bệnh thủy đậu cũng nhưng các vết do muỗi hay côn trùng cắn.

10. Bệnh trĩ

Dầu dừa như một người  bạn cứu tinh của những người bị bệnh trĩ, nó giúp người bệnh giảm cảm giác đau đớn cũng như khó chịu do trĩ mang đến, nhất là lúc đi đại tiện.

11. Chảy máu cam

Nếu bạn thường xuyên chảy máu cam, xoa một ít dầu dừa vào trong lỗ mũi sẽ giúp bạn ngừng chảy máu

12. Nhiệt miệng

Những vết loét ở miệng do nhiệt gây ra làm cho bạn rất khó chịu, nhất là trong lúc ăn uống. Thoa một chút dầu dừa lên ổ loét giúp bạn giảm cảm giác đau rát và ngừa nhiễm trùng rất tốt.

13. Bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày làm cho bạn có các triệu chứng ợ chua, ợ hơi rất khó chịu. Một thìa dầu dừa vào mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đó một cách đáng kể.

14. Đau răng

Dầu dừa giúp bạn giảm đau nhức và tăng cường chắc khỏe cho hàm răng. Trộn giọt dầu dừa với 1 giọt dầu đinh hương sẽ giúp bạn giảm đau ngày lập tức

15. Chữa bệnh sỏi thận

Dầu dừa có khả năng thần kỳ đó là có thể hòa tan sỏi thận, vì vậy nó dùng đẻ điều trị bệnh sỏi thận và một số bệnh liên quan đến thận.

16. Bệnh mất trí nhớ Alzheimer

Trong một vài nghiên cứu gần đây cho thấy dầu dừa sẽ làm chậm phát triển hoặc ngăn ngừa bệnh bệnh mất trí nhớ.

17. Chắc xương

Thành phần trong dầu dừa giúp cơ thể bạn hấp thu canxi và magiê tốt hơn, do đó xương của bạn sẽ luôn được rắn chắc và ngăn ngừa được bệnh loãng xương ở người trung niên.

18. Cung cấp nguồn năng lượng

Chất béo đặc biệt có trong dầu dừa là nguồn năng lượng tuyệt vời để cải thiện sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Hãy sử dụng dầu dừa hằng ngày để cơ thể bạn luôn khỏe mạnh.

Lá lốt-vị thuốc chữa viêm xoang hiệu quả

08/04/2015 Miss Đẹp

Lá lốt không chỉ được sử dụng là rau thơm chế biến trong các món ăn quen thuộc và bổ dưỡng như chả lá lốt, canh cá, bò lá lốt,..mà còn được dùng như một vị thuốc có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang rất hiệu quả.

Bệnh viêm xoang là gì?viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi, đa số bởi nhiễm trùng, được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính bao gồm viêm xoang hàm,viêm xoang sàng, viêm xoang trán, viêm xoang bướm hoặc có thể là viêm nhiều xoang một lúc thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang rất nhiều, một vài nguyên nhân chính có thể kể đến đó là:

– Do đường thông khí bị cản trở, làm cho lỗ xoang bị tắc nghẽn, vì vậy chất nhầy bị ứ đọng gây nhiễm khuẩn trong xoang

– Do cơ địa của một số người bị dị ứng bởi một chất nào đó ( thức ăn, hóa chất) làm cho niêm mạc mũi bị phù nề gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.

– Sức đề kháng của cơ thể yếu, không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây suy giảm miễn dịch và suy yếu niêm mạc đường hô hấp.

– Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều hoặc hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
– Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn.

Triệu chứng của viêm xoang bao gồm:

– Đau nhức tùy theo vùng xoang bị viêm ( có thể vùng má, vùng giữa hai lông mày,..),

-Chảy dịch: Dịch sẽ có màu trắng đục, vàng nhạt hay xanh, có mùi hôi, khẳn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.

– Nghẹt mũi: Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

– Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Tác dụng chữa bệnh của lá lốtlá lốt

 

Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C. DC, họ Hồ tiêu, là loại cây thảo sống dai, mọc bò, thân cành có lông. Lá đơn nguyên mọc so le, hình tim, gân lá hình mạng lưới, cuống lá có bẹ ở gốc. Cây ra hoa, có quả vào mùa thu.

Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ thấp, ấm bụng, tiêu thực, tiêu độc, chống viêm, hạ khí trừ hôi tanh.

Thành phần hoá học của lá lốt chủ yếu là tinh dầu (tỷ lệ 0,57%),piperin, piperidin có tác dụng kháng sinh, chống viêm rõ rệt vì vậy có tác dụng chữa viêm xoang rất tốt. Lá lốt (giã dập) có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus, Salmonella typhi, Shigella flexneri, Streptococcus, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, H. pertusis…

Cách chữa viêm xoang bằng lá lốt

Cách chữa viêm xoang bằng lá lốt rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá lốt đã rửa thật sạch với nước muối loãng, vò nát, lấy nước cốt rồi nhỏ vào lỗ mũi, mỗi ngày làm 1, 2 lần. Làm đều đặn hằng ngày chứng viêm xoang sẽ nhanh chóng thuyên giảm và không làm bạn khổ sở ngày đông hanh khô, giá lạnh.

 

Tác dụng không ngờ của nước ấm với cơ thể bạn

05/04/2015 Miss Đẹp

Thay vì tìm đủ mọi cách để chăm sóc sức khỏe cũng như vẻ đẹp của bạn bằng những phương pháp vô cùng khó khăn, đắt đỏ thì tại sao bạn lại không quan tâm đến loại nguyên liệu đơn giản, cực kỳ rẻ tiền và luôn có sẵn bên cạnh bạn chứ? Nguyên liêu mà chúng tôi nói tới ngày hôm nay không phải cái gì khác mà chính là nước ấm.

phong-ngua-huyet-ap-thap

Nước ấm có tác dụng giải độc, ngăn ngừa lão hóa

Trong quá trình sinh hoạt và lao động hằng ngày, cơ thể bạn sẽ tích tụ một lượng chất độc nhất định, Khi chất độc này được tích tụ lâu ngày và với số lượng đủ lớn nó sẽ gây nên các bệnh như viêm da, mụn trứng cá và nhiều căn bệnh nguy hiểm đến cả tính mạng, trong đó có ung thư. Chính vì vậy việc thanh lọc, giải độc cơ thể có vai trò vô cùng quan trọng. Việc uống nước ấm hằng ngày, đều đặn làm cho nhiệt độ cơ thể lên cao, gây đổ mồ hôi, và các độc tố của cơ thể sẽ theo mồ hôi được thải trừ ra ngoài, đó là cách giải độc cơ thể đơn giản mà hiệu quả. Để tăng hiệu quả giải độc, hãy thêm vào đó một lát chanh tươi trước khi uống.

Khi cơ thể của bạn được loại bỏ các độc tố sẽ làm tăng tính đàn hồi của làm da và giảm bớt ảnh hưởng gây ra bởi các gốc tự do, vì vậy làn da bạn sẽ đẹp hơn, tươi trẻ hơn, căng tràn sức sống hơn, chống lại các dấu hiệu lão hóa một cách tốt hơn.

Nước ấm có tác dụng giảm cân hiệu quả

Thân hình quá khổ, thừa cân, béo phì khiến bạn mất tự tin trong sinh hoạt và giao tiếp. Nước ấm có thể giúp bạn đánh tan các mô mỡ thừa trong cơ thể và giảm cân một cách an toàn và hiệu quả. Thay vì uống nước lạnh, trà thảo mộc, sữa, bạn hãy uống nước ấm cùng với một lát chanh vào mỗi buổi sáng hằng ngày nhé.

Nước ấm có lợi cho hệ tiêu hóa

Việc uống nước ấm đều đặn hằng ngày giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động nhịp nhàng, làm cho đường ruột của bạn luôn khỏe mạnh, hạn chế tình trạng tích tụ chất béo trong đường ruột đồng thời giúp phòng ngừa táo bón do mất nước.

Nước ấm giúp máu lưu thông tốt hơn

Nước ấm giúp nâng cao thân nhiệt của cơ thể từ đó giúp tăng cường lưu thông máu hiệu quả, nâng cao hoạt động của hệ thần kinh trong cơ thể tốt hơn rất nhiều lần

Nước ấm còn cho bạn một mái tóc khỏe khoắn

Việc uống nước ấm thường xuyên giúp tăng cường năng lượng cho các dây thần kinh tại chân tóc và làm chúng hoạt động tốt hơn nhờ đó mái tóc của bạn sẽ được nuôi dưỡng một cách đầy đủ, giàu sức sống và mượt mà hơn.

Hãy uống nước ấm vào mỗi buổi sáng hằng ngày và đều đặn để có một sức khỏe tốt và một vẻ đẹp tươi khỏe, rạng ngời nhé bạn!

Các món ăn dân gian điều trị huyết áp cao hiệu quả

30/03/2015 Phương Diên

Huyết áp cao là bệnh vô cùng nguy hiểm bởi chúng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đau tim và đột quỵ. Chính vì vậy, khi phát hiện ra bệnh huyết áp cao, người bệnh cần tìm đến bác sĩ để được điều trị ngay. Tránh để bệnh lâu dài gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình điều trị, các bạn nên sử dụng một số món ăn dân gian sau, sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc phòng và trị bệnh huyết áp cao.

1. Trứng giấm

Khi bị huyết áp cao, bác sĩ thường khuyên các bạn nên hạn chế ăn trứng, tuy nhiên trứng giấm lại là món ăn được khuyến khích. Bởi trứng giấm có công dụng hoạt huyết giáng áp, rất thích hợp cho người bị cao huyết áp.
Để làm món trứng giấm, các bạn cần chuẩn bị: 60g giấm và 1 quả trứng gà.
Trứng các bạn đập ra bát, rồi đổ giấm vào quấy đều. Sau đó các bạn hấp chín hoặc rán chín. Ăn vào lúc sáng sớm thay bữa sáng. Ăn liên tục trong vòng 7 ngày.

2. Vừng trứng

Đây là món ăn khá lạ với chúng ta tuy nhiên nó lại có công hiệu rất tốt cho người bị cao huyết áp. Bạn có thể dùng 30g vừng, 30g mật ong, 30g giấm ăn và 1 quả trứng gà để làm món vừng trứng.

Các bước làm như sau:

Các bạn tán thật mịn vừng, sau đó trộn đều với giấm, mật ong và lòng trắng trứng gà. Sau đó chia hỗn hợp trên thành 6 phần và nấu chín. Mỗi ngày các bạn ăn 3 phần và ăn thành 3 lần khác nhau.

Đây là món ăn rất có tác dụng trong bổ can thận, nhuận ngũ tạng, tán ứ chỉ thống dùng cho người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, trứng gà tuy bổ nhưng chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải và phải tùy theo thể trạng cũng như tính chất bệnh lý của người bệnh. Vì nếu dùng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng tích trệ, chướng mãn, đặc biệt là những người tỳ vị vốn hư yếu.

3. Lạc ngâm giấm

Dùng lạc nhân để có màng vỏ đỏ, cho vào lọ thủy tinh, đổ dấm ngập lạc và đậy kín nắp lại. Sau đó các bạn để nơi kín gió khoảng 1 tuần rồi lấy ra ăn. Ăn khoảng 5 hạt vào buổi tối trước khi đi ngủ và ăn liên tục trong khoảng 2 tuần, các bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị bệnh huyết áp cao.

4. Trứng ngỗng hấp hạt tiêu

Đây là món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả. Các bạn chuẩn bị trứng ngống và hạt tiêu nguyên hạt. Trứng ngỗng rửa sạch, để ráo nước, sau đó các bạn dùng vật nhọn chọc một lỗ nhỏ ở đầu nhọn của quả trứng và nhét 7 hạt tiêu vào trong quả trứng. Dán kín lỗ thủng đã chọc để cho dịch trứng không chảy ra ngoài. Sau đó các bạn cho trứng vào hồi hấp cách thủy.

Mỗi ngày ăn 1 quả trứng và ăn liên tục trong 7 ngày. Sau 7 ngày, bạn sẽ thấy bệnh huyết áp cao giảm rõ rệt.

Những món ăn dân gian này có tác dụng điều trị huyết áp cao rất hiệu quả, các bạn có thể lựa chọn một trong những món ăn đó để điều trị. Nên thực hiện thường xuyên, tránh gián đoạn để bệnh được điều trị triệt để. Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

Chữa cảm lạnh đơn giản mà hiệu quả bằng thảo mộc

26/03/2015 Miss Đẹp

Mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc giao mùa hay những cơn mưa bất chợt đến đều dễ khiến cho bạn bị cảm lạnh. Bài viết dưới đây xin giới thiệu đến bạn đọc cách chữa cảm lạnh đơn giản mà hiệu quả từ thảo mộc có tác dụng đẩy lùi một cách nhanh chóng các cơn cảm lạnh, giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, khó chịu do nó mang lại.

1. Cháo giải cảm


cháo giải cảm

Nguyên liệu tạo nên một tô cháo giải cảm rất đơn giản, chỉ với một chút thịt băm hoặc trứng cùng với tía tô, hành, kinh giới nhưng có tác dụng giải cảm vô cùng hiệu quả do trong các loại thảo mộc trên có chứa tinh dầu cay nóng.

2. Đánh gióđánh gió

Theo Đông y, vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống là vùng phân bố hai kinh thái dương của cơ thể, là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh. Chính vì vậy, việc đánh gió có tác dụng đem khí nóng vào bên trong cơ thể, giúp cơ thể đánh bại khí lạnh ra ngoài.

Dụng cụ đánh gió bao gồm: Dầu nóng hoặc gừng tươi, đồng xu hoặc thìa bằng kim loại.

Cách tiến hành: Với dầu nóng thì bôi dầu, thoa cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, rồi dùng đồng xu hoặc thìa bằng kim loại đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới. Với gừng tươi thì rửa sạch củ gừng, giã nát củ gừng (cả vỏ), vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên.

3. Xông hơixông hơi

Nguyên liệu cho một nồi xông gồm: Lá sả, lá kinh giới, lá ngải cứu,lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, mỗi thứ một nắm nhỏ (các loại lá này đều chứa tinh dầu cay nóng).

Cách tiến hành: Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi trên giường, nên mặc quần áo mỏng, thoáng mát rồi phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông. Từ từ mở vung để hơi thoát ra thật chậm, (tránh trường hợp bị bỏng có thể xảy ra), hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.

Chú ý: Không nên đun sôi nồi nước xông quá 15 phút vì nếu đun quá lâu tinh dầu chứa trong các loại thảo mộc sẽ bay hơi hết và giảm tác dụng của việc xông. Đồng thời cũng không nên ham xông nhiều để cho thoát nhiều mồ hôi, vì như thế thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước và điện giải gây mệt mỏi.

 

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status