• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Một số cách giúp chế ngự cơn đau do bệnh Gout.

21/06/2015 Phương Diên

Bệnh Gout là một căn bệnh rất dễ mắc phải nhưng lại vô cùng khó chữa. Bệnh do thói quen xấu trong việc ăn uống của người bệnh như: ăn quá nhiều thịt, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và ăn quá nhiều chất đạm gây nên béo phì…Khi bị bệnh, người bị Gout sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, sẽ thấy các khớp xương nhất là ở ngón chân cái sưng và đau nhức, vùng da quanh khớp đỏ tấy, bóng mềm và đau khi chạm vào…Để giúp bệnh nhân Gout có thể giảm những cơn đau do bệnh gây ra, hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn một số cách giúp chế ngự những cơn đau do Gout, các bạn có thể tham khảo.

  1. Các triệu chứng của bệnh Gout.

Biểu hiện rõ nhất khi bị Gout chính là những cơn đau xuất hiện bất ngờ và dữ dội vào ban đêm. Các khớp xương nơi axit uric lắng đọng dưới da bắt đầu sưng, đỏ tấy, bóng, mềm và đau khi chạm nhẹ vào. Bệnh nhân còn cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, khát nước. Ngoài ra còn cảm thấy ngứa ran ở các khớp do sự xuất hiện của các tinh thể acid uric. Sự lắng đọng của các tinh thể này còn làm xuất hiện các khối u cứng và có màu trằng bên dưới da.

  1. Một số cách giảm chế ngự cơn đau do Gout.

Để điều trị bệnh Gout phải mất rất nhiều thời gian và công sức, cho nên những biện pháp để kiềm chế những cơn đau do Gout được ưu tiên hàng đầu.

Dưới đây là những cách giúp giảm những cơn đau do Gout được sử dụng phổ biến nhất.

Dùng túi đá chườm lên vùng khớp đang bị sưng và đau. Chỉ nên cho đã và túi hoặc lót bằng khăn mỏng rồi mới đặt lên vùng bị đau, tránh đặt đá lạnh trực tiếp lên da vì sẽ làm da bị tổn thương.

Khi bị đau do Gout, nên nằm ngỉ ngơi cho đến khi vùng khớp đang bị đau dịu lại, không nên cố vận động sẽ làm cho những cơn đau trở nên dữ dội hơn. Sau mỗi cơn đau Gout, nên nghỉ ngơi thêm 24h nữa để giúp khớp hồi phục lại.

Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng như nâng chân lên hạ chân xuống để giúp máu lưu thông đến vùng khớp đang bị sưng dễ dàng hơn.

Nên sử dụng loại băng gạc chuyên dùng để bao bọc vùng khớp bị đau, tránh những va chạm không đáng có và sự nhiễm trùng.

  1. Những bí quyết giúp ngăn ngừa các cơn đau do Gout.

Chúng ta nên uống thật nhiều nước từ 2-3 lít mỗi ngày, vì nước sẽ giúp đào thải lượng acid uric thừa ra khỏi cơ thể, tránh việc tích tụ acid uric trong máu.

Nên có chế độ ăn uống hợp lý, tránh những thực phẩm giàu purin như: đậu hà lan, nấm, rau bina, nội tạng động vật…

Cần có chế độ ngăn ngừa việc tăng cần và có kế hoạch giảm cân thích hợp, vì béo phì là nguyên nhân làm cho lượng acid uric trong máu gia tăng.

Tuyệt đối tránh xa rượu, bia và thuốc lá.

Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Kết hợp tập luyện thể thao điều độ chính là những cách tự nhiên giúp phòng tránh và điều trị bệnh Gout hiệu quả nhất.

Chúc các bạn khỏe mạnh.

Nguồn: Tổng hợp

Bệnh Gout nên phòng hơn nên chữa.

21/06/2015 Phương Diên

Bệnh Gout là bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh càng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh gây những cơn đau Gout dai dẳng và thường xuất hiện lúc nửa đêm hoặc khi người bệnh vận động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt cũng như lao động của người bệnh. Theo các bác sĩ khoa xương khớp bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội, bệnh Gout rất khó điều trị, và quá trình điều trị diễn ra rất dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và có kinh phí. Chính vì vậy, bệnh Gout nên được phòng ngừa ngày từ đầu, chứ không nên để mắc phải căn bệnh này.

Bệnh Gout hay còn có tên gọi khác là thống phong, đây là một trong những bệnh viêm khớp. Bệnh là do sự tăng acid urid trong máu trong một thời gian dài, gây ra sự lắng đọng tinh thể urat ở phần sụn khớp, gân, mô xung quanh.

Khi bị bệnh, người bị Gout sẽ thường thấy xuất hiện những đợt viêm cấp tính đột ngột và dữ dội, hay sảy ra vào ban đêm với các biểu hiện là : có những cơn đau âm ỉ, các khớp xương bị viêm sưng nhất là ngón chân cái, nó có thể sưng to, phù nề, căng bóng, kèm theo những dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, sốt cao, khát nước. Các triệu chứng này sẽ giảm dần và 1-2 tuần và mất hẳn. Nếu bệnh nhân không có phương án điều trị bệnh sớm, thì những đợt viêm cấp sẽ tái diễn thường xuyên và kép dài hơn, gây nên viêm đa khớp, xuất hiện các tophi dưới da ( các u cục), và nếu chúng bị vỡ ra sẽ gây lở loét, hoại tử và gây khó khăn cho việc điều trị.

Việc điều trị bệnh Gout hiện nay chủ yếu dùng phương pháp sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc điều trị này thường kéo dài trong khi phần lớn các loại thuốc điều trị bệnh Gout hiện nay thường không an toàn và có các tác dụng phụ đi kèm. Chính vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chúng ta chính là việc phòng ngừa bệnh Gout ngay từ đầu.

Do bệnh Gout thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa axit uric, lượng acid uric tăng cao trong máu sẽ dẫn tới bệnh Gout. Vì vậy, để phòng bệnh gout cũng như ngăn ngừa những cơn Gout cấp tái phát, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống sinh hoạt, tập luyện hợp lý. Không sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá…Tránh xa những thực phẩm giàu purin, nguyên nhân chính làm tăng acid uric tróng máu như: thịt, cá, tôm, cua, hải sản, thú rừng, nội tạng động vật…

Nên uống thật nhiều nước khoảng 2-3 lít mỗi ngày để loại bỏ aicd uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Tránh làm việc quá sức, gây ra những tổn thương vùng xương khớp.

Khi có chân thương hoặc phẫu thuật, cần thường xuyên theo dõi axid uric để phòng và điều trị kịp thời.

Khi mới bị bệnh Gout, thay vì điều trị bằng các loại thuốc uống tây y, nên sử dụng những bài thuốc từ thiên nhiên để điều trị. Đây là những bài thuốc an toàn và không gây tác dụng phụ, có tác dụng điều trị bệnh tận gốc.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Bảng hàm lượng Purin trong các loại thực phẩm cho bệnh nhân Gout.

21/06/2015 Phương Diên

Khi bị bệnh Gout, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến quá điều trị bệnh. Việc ăn uống sinh hoạt tốt không những giúp việc chữa bệnh hiệu quả hơn mà còn giảm được nguy cơ tái phát bệnh. Do bệnh Gout là sự tăng acid uric trong máu. Mà acid uric được tạo nên từ các sản phẩm chứa purin. Cho nên, người bị bệnh Gout nên hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu purin để quá trình bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Dưới đây là bảng hàm lượng purin trong các loại thực phẩm dành cho bệnh nhân Gout, các bạn có thể tham khảo.

  1. Những thực phẩm có hàm lượng purin thấp.

Đây là những thực phẩm có chứa purin dưới 50mg, cho nên người bị bệnh Gout có thể ăn 100g mỗi loại thực phẩm trên mỗi ngày.

Lương thực: gạo, bột mì, mì, mì ống, khoai tây, khoai lang, khoai môn, củ mài…

Sữa: Sữa bò, sữa đặc, kem..

Rau, củ, quả: Phần lớn các loại rau, củ, quả có hàm lượng purin thấp, cho nên, với người bệnh Gout, nên bổ sung rau, xanh và trái cây trong chế độ ăn uống của mình.

Đồ uống: Nước sô đa, cocacola, nước ngọt có ga, nước khoáng, trà, nước ép trái cây, cà phê, socola..

Những thực phẩm khác bao gồm: mật ong, mứt trái cây, dầu thực vật, bơ, các loại hạt như: hạt dưa, hạnh nhân, hạch đào, quả phỉ, ý dĩ nhân, cẩu khởi tử, mộc nhĩ, hạt sen, hạt lạc, hạt điều.., con sứa, hải sâm…Tuy đây là những thực phẩm chứa ít purin, nhưng các bạn cũng không nên ăn quá nhiều.

  1. Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin trung bình.

Đây là những thực phẩm có chứa 50-100mg purin trong 100g thực phẩm.

Bao gồm:

Các loại đỗ đậu và chế phẩm của đỗ đậu: đậu phụ, váng đậu, tào phớ, sữa đậu nành, các loại đỗ khô như đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ đen…

Thịt: thịt gia cầm như gà, vịt, ngan, thịt gia súc như thịt lợn, thịt trâu bò, thịt dê…, thịt thỏ, thịt chân giò hun khói, lưỡi bò, thịt chim bồ câu…

Thủy sản: cá trắm cỏ, cá chép, cá lô, cá tuyết, cá thờn bơn, lươn, chạch, ốc, bào ngư, cá viên, chả cá, vây cá…

Rau, củ, quả: đậu đũ, đậu hà lan, rau chân vịt, nấm các loại, măng lau, ngân nhĩ…

Đây là những thực phẩm các bạn nên hạn chế ăn, mỗi bữa chỉ nên ăn rất ít để tránh tăng acid uric trong máu.

  1. Các thực phẩm nhiều purin.

Trong 100g thực phẩm có chứa 150-1000mg purin. Đây là những thực phẩm mà bệnh nhân Gout nên tránh xa nếu không muốn tình trạng bệnh càng ngày càng nặng và khó chữa.

Thịt: các loại nội tạng như: gan, tim, dạ dày, phỗi, não, thận…của các loại gia súc, gia cầm, thịt muối,

Thủy sản: cá đuôi phượng, mẫu lệ, cá mè, cá chim, cá mập, cá thanh ngư, các loại động vật nhuyễn thể, cá khô, ngao, sò, trai, …

Đồ uống: bia, rượu

Trên đây là bảng hàm lượng purin có trong các thực phẩm hàng ngày mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Các bạn cần tìm hiểu thật kỹ để biết được những thực phẩm nào nên ăn hàng ngày và những thực phẩm nào nên tránh xa.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

8 thực phẩm giúp giảm acid uric trong máu cho bệnh nhân Gout.

18/06/2015 Phương Diên

Acid uric tăng cao trong máu là nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout. Đây là căn bệnh phổ biến, và càng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh gây nên những cơn đau, sưng tấy, đỏ ở các khớp, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó khăn trong sinh hoạt cũng như lao động. Để phòng chống bệnh Gout, biện pháp tốt nhất chính là hạn chế sử dụng những thực phẩm, đồ uống làm tăng acid uric trong máu và dùng những thực phẩm có khả năng tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu.

Dưới đây là 8 thực phẩm giúp giảm acid uric trong máu cho bệnh nhân Gout, các bạn có thể tham khảo.

Khoai tây.

Khoai tây là thực phẩm không có nhân purin, lại rất giàu vitamin C và muối kali, nên có khả năng đào thải acid uric trong máu rất hiệu quả.

Theo đông y, khoai tây tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ khí, kiện tỳ, là thực phẩm rất tốt cho người tỳ vị hư nhược, mắc các chứng bệnh ung thư, viêm loét đường tiêu hóa, tăng huyết áp và thống phong.

Vì vậy, sử dụng khoai tây trong bữa ăn hàng ngày không những tốt cho sức khỏe, mà còn phòng chống bệnh Gout rất hiệu quả.

Bí đỏ

Bí đỏ tính kiềm và hầu như không chứa nhân purin. Theo đông y, bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, có tác dụng thông kinh hoạt lạc và lợi tiểu tiện. Vì vậy, ăn bí đỏ sẽ giúp tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu.

Bí xanh.

Bí xanh tính mát, có vị ngọt đậm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm nhiều nước, giàu vitamin C và chứa rất ít nhân purin, cho nên bí xanh có tác dụng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.

Dưa hấu.

Trong thành phần của dưa hấu có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Dưa hấu lại lợi tiểu tiện cho nên rất tốt cho những người bị Gout giai đoạn cấp tính để đào thải acid uric trong máu.

Đậu đỏ.

Theo đông y, đậu đỏ tính bình, vị ngọt chua, có công dụng tiện tỳ chỉ tả, lợi tiểu tiện. Trong đậu đỏ hầu như không có nhân purin, vì vậy là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh Gout.

Lê và táo.

Trong thành phần của lê và táo có chứa nhiều nước, muối kali, sinh tố. Đây là hai loại quả tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền, rất tốt cho bệnh nhân bị gout cấp tính và mạn tính.

Nho

Nho được biết với tác dụng trị gân cốt thấp thống, lợi niệu rất tốt. Trong nho lại có nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin. Vì vậy, bệnh nhân Gout nên thường xuyên ăn nho để đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Sữa bò.

Đây là thức uống cực kì lý tưởng cho bệnh nhân Gout vì trong sữa bò có chứa nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể và tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

8 loại thực phẩm ở trên đều là những thực phẩm không có hoặc có ít nhân purin, rất lợi tiểu nên có khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Cho nên các bạn nên thường xuyên ăn những loại thực phẩm này để phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh Gout.

 Nguồn: Tổng hợp

4 không cho người bị bệnh Gout.

18/06/2015 Phương Diên

Bệnh Gout là một trong những bệnh nằm trong nhóm bệnh về xương khớp. Bệnh không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh, nó còn vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng những người bị bệnh Gout. Vì vậy, ngoài nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh Gout, người bệnh cần tuần thủ quy tắc 4 không dưới đây dành riêng cho người bệnh Gout.

  1. Không ăn thức ăn chứa nhiều purin.

Người bị bệnh Gout là người có lượng acid uric cao trong máu. Trong khi acid uric là sản phẩm được tạo thành từ các thực phẩm chứa purin. Chính vì vậy, chế độ ăn của người bị Gout nên tránh xa những thực phẩm giàu purin như: phủ tạng động vật ( gan, lòng, cật, tim, tiết…), cá trích, cá mòi, trứng cá, các loại thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua..và một số thực phẩm thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như: nấm, đậu hạt các loại.

Người bị bệnh Gout cần có chế độ ăn hợp lý, nhằm giảm lượng acid uric  trong cơ thể, khiến chúng không thể tích lũy thành tinh thể ở khớp và các tổ chức mềm. Ngăn chặn nguy cơ gây bệnh và khiến tình trạng bệnh nặng thêm là một trong những cách phòng tránh và điều trị Gout cực kì hiệu quả.

  1. Không dùng thức uống có cồn và chất kích thích.

Thức uống có cồn như: bia, rượu là nguyên nhân làm tăng lượng acid uric trong máu. Vì vậy, với những người bị Gout, nên tuyệt đối kiêng rượu, bia, vang trắng, sâm banh..và các loại cà phê. Nên tránh những buổi tiệc tùng, vì đây là nơi bạn sẽ tiếp nhận rất nhiều thức ăn có chứa purin cũng như uống bia rượu.

  1. Không được quên uống nước.

Người bị bệnh Gout mỗi ngày cần uống ít nhất từ 2-3 lít nước. Uống nước nhiều sẽ làm tăng lượng nước tiểu, giúp cho việc đào thải acid uric ra ngoài được dễ dàng và nhiều hơn. Tốt nhất nên uống các loại nước khoáng có chứa nhiều bicarbonate, hoặc có thể uống dung dịch bicarbonate 3% để kiểm soát huyết thanh, giúp việc đào thải acid uric thuận lợi hơn.

  1. Không uống các thuốc làm tăng acid uric trong máu.

Các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (hypothiazide), nhóm giảm đau, hạ sốt salicilat (aspirin) và các thuốc nhóm corticoid (prednisolon, dexamethason…) là những thuốc giúp giảm đau nhanh khi bị Gout nhưng lại làm tăng acid uric trong máu, đẩy nhanh bệnh sang thể mạn tính. Vì vậy, người bị bệnh Gout nên tránh xa các loại thuốc này.

Ngoài tuân thủ quy tắc 4 không trên, người bị Gout cũng nên chú ý: không nên làm việc quá sức, tránh để nhiễm lạnh, không nên đi giày quá chật, tránh bị nhiễm khuẩn cấp tính vì đây là những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng bệnh Gout nặng thêm.

Khi thấy các dấu hiệu của bệnh Gout, người bệnh cần đi khám và chữa trị kịp thời, tránh để bệnh lâu dài dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như nguy cơ bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và suy thận.

Người bị Gout chỉ cần sử dụng thuốc đúng, có chế độ luyện tập và ăn uống hợp lý thì sẽ có diễn biến tốt.

 Nguồn: Tổng hợp

Chuối giúp giảm các triệu chứng của bệnh Gout.

18/06/2015 Phương Diên

Bệnh Gout là bệnh phổ biến trong xã hội trong những năm gần đây. Bệnh là một dạng viêm khớp, do lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp. Khi bị Gout, người bệnh thường cảm thấy đau, sưng đỏ ở các khớp, gây khó khăn cho sinh hoạt cũng như lao động, học tập. Để điều trị bệnh Gout hiệu quả, ngoài kết hợp sử dụng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp. Trong các loại thực phẩm tốt cho người bị Gout, chuối là loại quả có tác dụng rất tốt trong việc giảm các triệu chứng của bệnh Gout. Để tìm hiểu rõ hơn công dụng của chuối đối với bệnh Gout, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh Gout là do sự tăng acid uric trong máu. Mà acid uric là sản phẩm được tạo thành từ các thực phẩm chứa purin. Cho nên, chế độ ăn giàu purin chính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh Gout.

Những thực phẩm giàu purin bao gồm: thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản…Đây là những thực phẩm chúng ta nên ăn ít để tránh sự dư thừa acid uric trong máu.

Trong khi đó, những thực phẩm chứa nhiều kali, vitamin C, acid folic lại có tác dụng rất tốt trong việc điều trị Gout. Vì vậy, với những người bệnh Gout, trong chế độ ăn hàng ngày, nên bổ sung những thực phẩm chứa các chất trên, sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị.

Như chúng ta đã biết, chuối là một loại hoa quả bổ dưỡng, trong chuối có chứa rất nhiều kali, acid folic và vitamin C. Đây đều là những chất có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh Gout.

  1. Chuối có chứa nhiều Kali.

Chuối rất giàu kali, mỗi quả chuối trung bình chứa 422 mg kali. Trong khi kali là chất có khả năng hỗ trợ tăng đào thải acid uric qua đường tiết niệu, từ đó làm giảm acid uric và các triệu chứng của bệnh Gout.

  1. Chuối chứa rất nhiều acid folic.

Trong 1 quả chuối trung bình có chứa 24 mcg acid folic, hay còn được biết đến với tên gọi khác là folat. Với lượng lớn acid folic như thế này, chuối là thực phẩm có thể giúp hồi phục mô bị tổn thương và hỗ trợ phá vỡ các khối tinh thể urat. Từ đó làm giảm các triệu chứng đau nhức và sưng đỏ của bệnh Gout.

  1. Chuối chứa nhiều vitamin C.

Không chỉ chứa lượng lớn kali và acid folic, trong chuối còn chứa rất nhiều vitamin C. Khoảng 10,3 mg vitamin C được tìm thấy trong 1 quả chuối. Trong khi chỉ cần mỗi ngày uống 500mg vitamin C sẽ giúp giảm acid uric trong huyết thanh và giảm các triệu chứng liên quan tới Gout.

Vì vậy, với những người bệnh Gout, nên thường xuyên ăn chuối và các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như : cam, quýt, bông cải xanh, cà chua…để hỗ trợ điều trị bệnh Gout hiệu quả.

Chuối là thực phẩm rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại phổ biến và rất rẻ, cho nên đây là thực phẩm mọi người có thể sử dụng thường xuyên để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh Gout. Trong chuối có chứa lượng lớn vitamin C., acid folic và kali, những chất giúp hỗ trợ giảm acid uric và các triệu chứng của bệnh Gout. Tuy nhiên, chuối không thể hoàn toàn thay thế thuốc chữa bệnh Gout. Vì vậy, bệnh nhân Gout chỉ nên kết hợp sử dụng chuối với các phương pháp điều trị Gout khác để tăng hiệu quả chữa trị.

 Nguồn: Tổng hợp

Những bài thuốc từ cá rô đồng hỗ trợ điều trị bệnh Gout hiệu quả.

15/06/2015 Phương Diên

Hiện nay, điều trị bệnh Gout bằng thuốc Tây y đã không còn được bệnh nhân tin tưởng nhiều như trước vì nó gây ra rất nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, những bài thuốc Đông y và bài thuốc dân gian đang càng ngày càng được ưa chuộng. Trong các bài thuốc dân gian điều trị bệnh Gout, có bài thuốc từ cá rô đồng vô cùng hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách chế biến các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh Gout từ rô đồng, các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Theo y học cổ truyền, cá rô đồng có thịt ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu.

Cá rô đồng sống ở nước ngọt như: ao, hồ, sống, ruộng lúa. Cá có màu xanh xám đến nhạt, bụng có màu sáng hơn phần lưng, có một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang.

Trong cá rô đồng có chứa rất nhiều chất đạm, chất béo, các chất khoáng vi lượng như canxi, photpho, sắt, vitamin B1, B2..

Rô đồng không chỉ là một thực phẩm ngon, bổ dưỡng, nó còn là một vị thuốc có rất nhiều công dụng chữa bệnh.

Dưới đây là một số món ăn – bài thuốc từ cá rô đồng.

  1. Món ăn từ cá rô đồng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Gout.
    • Món cá rô đồng, lá lốt, củ cải.

Đây là món ăn nếu ăn thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Gout rất hiệu quả.

Các bạn chuẩn bị 2-3 con cá rô đồng, 30g lá lốt, 100g củ cải, 1-2 lát gừng, gia vị

Cá rô đồng làm sạch, lá lốt rửa sạch, thái nhỏ, củ cải rửa sạch, thái lát. Cho tất cả vào nồi và cho xâm xấp nước, đun lửa nhỏ. Khi sôi thì nêm gia vị vừa ăn vào, sau đó om đến khi nhừ. Món này ăn nóng hoặc để nguội đều ngon.

  1. Món ăn từ cá rô đồng có tác dụng điều trị các bệnh khác.
    • Món canh cá rô đồng rau cải

Các bạn chuẩn bị 200g cá rô đồng, 500 g rau cải xanh, một nhánh gừng nhỏ và gia vị.

Cá rô đồng các bạn làm sạch, bỏ ruột, vẩy và nhớt cá.

Cho cá rô đồng vào luộc cùng một nhánh gừng, sau đó vớt cá ra và gỡ lấy thịt, ướp cùng gia vị. Phần xương cá các bạn giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.

Rau cải rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm.

Đun sôi nước cá, cho rau cải xanh vào và cho thịt cá vào nấu. Khi canh sôi lại lần nữa thì nêm gia vị vừa ăn là được.

Món ăn – bài thuốc từ cá rô đồng này có tác dụng rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể gầy yếu, ăn uống không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa. Tuy nhiên, món này không dùng cho người đang bị sốt và ra mồ hôi.

  • Món cháo từ cá rô đồng, đậu xanh.

Đây là món ăn rất tốt cho trẻ em nóng nhiệt, chậm lớn.

Các bạn làm sạch 3-5 con cá rô đồng, ngâm 100g đậu xanh cho mềm và vo sạch 100g gạo tẻ.

Cá rô luộc chín, gỡ lấy thịt và phi thơm với hành cùng gia vị. Gạo và đậu xanh cho vào nồi nấu thành cháo. Khi cháo đã nhừ, bắt ra cho cá và gia vị vừa ăn vào và ăn lúc còn nóng.

  • Món canh cá rô đồng, rau má.

Cá rô đồng 3-5 con làm sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt, xương cá giã nhuyễn và lọc lấy nước.

150g rau má rửa sạch, thái nhỏ.

Các bạn đun sôi nước cá, cho rau má vào, thêm vài lát gừng và nêm nếm gia vị vừa ăn. Món này rất tốt trong việc thanh nhiệt, chữa ho có đờm vàng do phế nhiệt.

  • Món canh cá rô đồng và rau rút.

Các bạn chuẩn bị 200g cá rô đồng rồi làm sạch, luộc chín và gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Xương cá đem giã nhỏ và lọc lấy nước.

Rau rút nhặt sạch, rửa sạch rồi cắt khúc.

Nước cá nấu sôi, sau đó cho thịt cá vào, đến khi sôi lại thì cho rau rút vào nấu chín và thêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Đây là món ăn có tác dụng bổ tỳ vị, trợ tiêu hóa, thuận tràng, an thần. Rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh và táo bón.

Trên đây là những món ăn- bài thuốc rất tốt cho người bị Gout và những người mắc các bệnh khác. Các bạn nên ăn thường xuyên để tốt cho sức khỏe.

 Nguồn: Tổng hợp

Những biến chứng và hình ảnh minh chứng cho sự tàn phá khốc liệt của bệnh Gout trên cơ thể người bệnh.

15/06/2015 Phương Diên

Bệnh Gout càng ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây. Bệnh không những gây đau đớn mà còn gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt cũng như lao động của người bệnh.Tuy bệnh Gout không gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng những biến chứng của nó lại có ảnh hưởng rất lớn đển sức khỏe cũng như cơ thể người bệnh. Cùng tìm hiểu những biến chứng và những hình ảnh minh chứng cho sự tàn phá khốc liệt của bệnh Gout trên cơ thể người bệnh dưới đây.

Bệnh gout không chỉ mang lại những đau đớn cho người bệnh, mà nó còn kéo theo những di chứng nguy hiểm, và sự tàn phá khốc liệt trên cơ thể người bệnh.

Những biến chứng thường gặp của bệnh Gout.

  1. Xương khớp bị hủy hoại.

Khi các hạt tophi bị loét vỡ, các xương khớp, đặc biệt ở các đầu ngón tay, chân và khớp bàn tay bàn chân của người bệnh cũng sẽ bị phá hủy.

Đây là cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn xương và đường huyết. Biến chứng này là biến chứng sẽ gặp phải ở tất cả những người mắc bệnh Gout nếu không phát hiện ra bệnh và chữa trị kịp thời.

  1. Tổn thương thận.

Theo thống kê thì trong tổng số người mắc bệnh Gout thì có khoảng 10-15% người bị tổn thương thận, thường gặp nhất là chứng viêm cầu thận và viêm khe thận.

Người bị bệnh Gout thường có lượng acid uric rất cao, khi đi qua thận nó sẽ tạo điều kiện cho muối urat lắng đọng tại đây và dễ gây ra sỏi thận, gây tắc đường tiết niệu. Lâu ngày nếu không phát hiện ra sẽ khiến bệnh nhân Gout bị suy thận cấp.

Ngoài ra, khi điều trị bệnh Gout bằng thuốc, một số loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng tới thận. Nếu bệnh nhân không phát hiện ra mà tiếp tục ử dụng lâu dài các loại thuốc đó để điều trị thì rất có thể bệnh nhân sẽ đối mặt với việc thận bị ứ nước, ứ mủ, suy thận, ngoài ra nó còn gây nên chứng tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

Những hình ảnh về sự tàn phá khủng khiếp của bệnh Gout.

Đây là hình ảnh về bàn tây nhấp nhô, lồi lõm do các khớp ở đầu ngón tay bị sưng, viêm.

Bàn chân của người bị Gout bị lở loét do vi khuẩn xâm nhập vào các xương khớp.

Đây là hình ảnh cận cảnh xương khớp bị phá hủy do bệnh Gout.

 Nguồn: Tổng hợp

Nguyên nhân khiến bệnh Gout tăng nhanh chóng ở Việt Nam.

12/06/2015 Phương Diên

Trong vòng 20 năm trở lại đây, nước ta có tốc độ gia tăng bệnh Gout đáng báo động, từ 1,5% các bệnh viêm khớp do Gout ( 1978-1989) đến 10,6% ( 1996-2000) và đang có tỉ lệ người mắc bệnh cao ở năm 2015. Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh Gout gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam như thế, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin trong bài viết dưới đây.

  1. Nguyên nhân bệnh Gout gia tăng nhanh chóng ở Việt nam

Bệnh Gout tăng nhanh ở Việt nam có liên quan mật thiết đến việc thay đổi trong lối sống và sinh hoạt, đặc biệt là việc thay đổi thói quen ăn uống.

Theo nghiên cứu khoa học, chế độ ăn giữ một vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo ra tác nhân gây bệnh Gout, chiếm đến 12% trong tất cả các tác nhân gây bệnh. Những yếu tố trong chế độ ăn uống gây ra bệnh Gout đó là: sử dụng nhiều thức uống có cồn, sử dụng đồ uống có hàm lượng đường cao, chế độ ăn nhiều đạm….

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là nước có lượng tiêu thụ rượu bia cao trên thế giới, ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều chất đạm trong bữa ăn cũng là tình trạng chung của người dân Việt nam chúng ta khi điều kiện kinh tế đã phát triển.

Đây chính là những nguyên nhân khiến người Việt chúng ta càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh Gout. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 75-84% bệnh nhân bị gout là do thường xuyên uống rượu bia, với thời gian kéo dài từ 7-10 năm.

Ngoài ra, một số người Việt nam bị mắc bệnh Gout nhưng lại không có hiểu biết rõ về bệnh, cho nên đã không biết cách phòng và chữa bệnh hiệu quả. Vì vậy khiến tình trạng bệnh càng ngày càng gia tăng và càng ngày càng nặng.

Ví dụ như: Khi làm việc nặng nhọc, đổ nhiều mồ hôi, nhiều người không uống nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất, vì vậy khiến cho acid uric không được pha loãng và đào thải ra bên ngoài cơ thể mà cô đọng lại trong máu, gây nên bệnh Gout.

Trường hợp nhiều người mắc phải dẫn đến bệnh Gout đó là thói quen nhịn tiểu. Thói quen nhịn tiểu là thói quen cực kì xấu, nó khiến acid uric có cơ hội tích lũy trên đường tiểu vì không thải ra ngoài nên phải lắng xuống, từ đó có cơ hội ngấm dần vào máu.

Ngoài ra, với những người đã bị bệnh Gout nhẹ, có thể chữa trị nhanh chóng nhưng lại không chịu khó kiêng các thực phẩm giàu đạm, đồ uống chứa cồn trong quá trình chữa trị nên khiến tình trạng bệnh càng ngày càng nặng và khó điều trị.

  1. Cách phòng tránh bệnh Gout.

Để hạn chế tình trạng bệnh Gout càng ngày càng gia tăng ở đất nước Việt Nam chúng ta, các bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên hạn chế ăn đạm động vật như : nội tạng động vật ( gan, thận, não, lòng…), cá trích, cá thu, các loại thịt đỏ…

Không nên hoặc hạn chế uống bia rượu. Mỗi ngày chỉ nên uống dưới 2 cốc bia với nam và 1 cốc bia với nữ là hợp lý nhất.

Mỗi ngày nên uống nhiều nước , từ 2-3lit nước mỗi ngày sẽ giúp đào thải aicd uric ra khỏi cơ thể, tránh bệnh Gout.

 Nguồn: Tổng hợp

Người bị bệnh Gout nên ăn hoa quả gì?

11/06/2015 Phương Diên

Hiện nay, số người bị bệnh Gout càng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây bệnh làdo sự kết đọng của tinh thể muối urat trong khớp xương. Đây là một trong những bệnh liên quan đến xương khớp, vì vậy khi phát bệnh thường gây cảm giác đau đớn rất khó chịu cho người bệnh. Đối với người bị Gout, chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh Gout.

Vậy người bị bệnh Gout nên ăn hoa quả gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có sự lựa chọn hoa quả hợp lý nhé.

  1. Dưa hấu.

Người bị bệnh Gout nên ăn dưa hấu, đặc biệt là trong giai đoạn cấp tình. Bởi đây là loại quả có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt. Trong dưa hấu có nhiều kali, muối, nước và hầu như không có nhân purin, vì vậy đây là loại quả rất tốt cho người bị bệnh Gout.

  1. Dưa leo.

Dưa leo được biết là loại quả lợi tiểu, rất tốt để thải độc tố ra ngoài cơ thể. Dưa leo có chứa nhiều nước ( 90% là nước ) nên ăn dưa hấu rất mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nên có khả năng bài tiết lượng acid uric qua đường tiết niệu ở người bệnh, từ đó giúp bệnh nhân Gout điều trị bệnh hiệu quả.

  1. Lê, táo.

Lê và táo là hai loại quả kiềm tính, mát, vị ngọt và có tác dụng rất tốt trong việc điều trị Gout. Trong lê và táo có chứa nhiều nước, muối, kali và không có nhân purin. Vì vậy, người bị bệnh Gout nên thường xuyên bổ sung táo, lê trong các bữa ăn phụ hàng ngày.

Để giảm những cơn đau gout cấp tính, bệnh nhân nên thường xuyên ăn nho. Bởi trong nho có nhiều nước, giàu sinh tố, vị ngọt và không có nhân purin.

Ngoài những loại quả trên, người bị Gout nên thường xuyên ăn những loại củ, quả như: súp lơ, cải xanh, cải bắp, cà pháo, khoai tây, bí đỏ, bí xanh…Vì đây là những loại rau có chứa ít nhân purin và có khả năng thanh thải acid uric , rất tốt trong việc điều trị bệnh Gout.

Trong quá trình điều trị bệnh Gout, người bị Gout không nên ăn hay uống nước ép của các loại quả sau: bưởi, chanh, cam, khế….Vì đây là những loại quả có chứa nhiều axit, khi ăn những loại quả này, môi trường axit trong các loại quả đó dễ dung nạp vào trong cơ thể, làm lắng đọng acid uric, khiến bệnh Gout càng phát triển nặng hơn.

Người bị bệnh Gout cũng tuyệt đối tránh xa những thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc purin như: hải sản, các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò, ngựa, dê, phủ tạng động vật ( lưỡi, lòng, tim, gan, thận), trứng gia cầm. Không uống rượu , bia, cà phê, trà đặc trong quá trình điều trị.

Đặc biệt, khi điều trị bệnh Gout, bệnh nhân nên uống thật nhiều nước, trung bình từ 2,5-4l nước hàng ngày để loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể.

 Nguồn: Tổng hợp

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status