• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Cần phải xử trí nhanh khi bị tụt huyết áp.

21/06/2015 Phương Diên

Khi bị tụt huyết áp, nếu không xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như nhũn não, suy tìm cấp và có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, các bạn cần nắm được một số kiến thức và phương pháp xử lý khi thấy có người bị tụt huyết áp dưới đây.

Tụt huyết áp là một triệu chứng bất ngờ, có thể sảy ra ở những trường hợp sau:

Khi người bệnh tăng huyết áp đang điều trị bằng thuốc, có thể bị tụt huyết áp. Lúc này cần tiến hành đo huyết áp ở tư thế đứng. Nếu huyết áp tâm thu của bệnh nhân khi đứng thấp hơn khi ngồi từ 30mmHg trở lên thì có nghĩa là bệnh nhân bị tụt huyết áp khi đứng. Đây là điều rất dễ sảy ra với những người có tuổi đang điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp, nhưng thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống. Lúc này, bệnh nhân cần được nằm trên giường, đầu hơi thấp và nâng cao 2 chân. Có thể truyền dịch nếu cần thiết.

Trường hợp tụt huyết áp cũng có thể sảy ra với những bệnh nhân bị sốt hay tiêu chảy, khi huyết áp tụt một cách đột ngột. Lúc này, bệnh nhân cần được bù dịch theo đường tĩnh mạch với một lượng dịch tương đối nhanh và nhiều, sau đó người bệnh nên được chuyển ngay đến khoa cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất để điều trị và chăm sóc, đề phòng những biến chứng nặng có thể sảy ra.

Các trường hợp bệnh mạn tính dẫn đến tụt huyết áp thì phải điều trị những những bệnh mãn tính là nguyên nhân gây tụt.

Ví dụ như bệnh nhân suy tim có  huyết áp thấp cần phải được điều trị bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu và ức chế men chuyển liều thấp nhằm tăng khả năng co bóp của tim, tăng cung lượng tim và giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên để huyết áp có thể tăng lên.

Cách phòng ngừa tụt huyết áp.

Tụt hụt áp thường đi kèm với các bệnh như tiêu chảy, sốt xuất huyết. Và đây là những bệnh rất dễ gặp phải vào mùa hè. Khi bị bệnh, người bị bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh kịp thời, tránh những biến chứng xấu có thể sảy ra.

Khi thấy bạn bè, người thân bị sốt kéo dài từ 10 ngày trở lên, nhất thiết phải đưa ngay tới bệnh viện để khám và điều trị, tránh bỏ sót những bệnh nhiễm khuẩn nặng như: nhiễm khuẩn đường mật, áp xe phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà tụt huyết áp thường đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Đến giai đoạn này, bệnh sẽ rất khó chữa và có nguy cơ tử vong rất cao.

Với những người bị tăng huyết áp đang điều trị bằng thuốc, nếu thấy các dâu hiệu bất thường khi thay đổi tư thế, cần thông báo ngay với bác sĩ để phát hiện kịp thời triệu chứng tụt huyết áp tư thế.

Với những người có huyết áp bình thường nhưng hay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ thì nên uống một số loại trà sâm hàng ngày vào buổi sáng sẽ giúp ổn định huyết áp hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian từ 2-3 tuần, nên đo lại huyết áp của mình, tránh tình trạng dùng nhiều sâm gây nên tình trạng tăng huyết áp.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Tổng hợp

Bệnh huyết áp thấp – Không chỉ gặp ở người gầy mà cả những người béo cũng có thể bị.

12/06/2015 Phương Diên

Bệnh huyết áp thấp là bệnh mà nhiều người chủ quan nhất, vì mọi người nghĩ rằng, bệnh chỉ gặp ở những người gầy, thiếu chất, chỉ cần bồi bổ là ổn. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp rất nhiều, ngay cả người béo cũng có thể mắc bệnh huyết áp thấp. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về bệnh huyết áp thấp và có cách chữa trị kịp thời, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Theo thống kê hiện nay, bệnh huyết áp thấp chiếm khoảng 5-7% dân số trưởng thành, trong đó tỉ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới gấp khoảng 30 lần.

Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ những người gầy mới có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp, nhưng thực tế thì huyết áp thấp có thể đến với tất cả mọi người.

Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp là do cuộc sống nhiều áp lực, căng thẳng, môi trường làm việc ô nhiễm, sử dụng nhiều hóa chất trong thực phẩm, vì vậy, tình trạng bệnh huyết áp thấp càng ngày càng gia tăng và không trừ một ai.

Vậy khi nào thì được coi là bị chứng huyết áp thấp? Theo quy định của y học, những người có chỉ số huyết áp tối đa trên tối thiểu dưới 100/60 sảy ra thường xuyên thì được xem là bị huyết áp thấp.

Có hai loại huyết áp thấp mà bạn có thể gặp phải là huyết áp thấp cơ địa và huyết áp thấp bệnh lý.

Huyết áp thấp cơ địa là do di truyền hoặc do những vận động viên phải hoạt động thể lực thường xuyên, nhưng người sống ở vùng cao.

Còn huyết áp thấp bệnh lý là do giảm trương lực thần kinh mạch máu, hoặc do hậu quả của các bệnh khác như thiếu máu, viêm gan, viêm họng, viêm đường mật, bệnh do ký sinh trùng…

Khi bị huyết áp thấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, kém tập trung và lạnh tay chân.

Cách phòng tránh huyết áp thấp.

Để không mất bò mới lo làm chuồng, thì các bạn cần thực hiện một số biện pháp dự phòng sau, tránh những tác động cũng như biến chứng xấu từ tình trạng huyết áp thấp.

Khi thức dậy, thay vì ngồi dậy luôn, các bạn nên nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy, để chân lên giường, sau đó mới từ từ thả chân xuống, ngồi một lúc rồi mới đứng lên. Trong sinh hoạt tránh thay đổi tư thế đột ngột để ko cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.

Nên nghỉ ngơi ngay nếu thấy có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.

Người bị huyết áp thấp không nên trèo cao, hoặc ra nắng gắt

Nên ăn mặn hơn bình thường và dùng nước khoáng mặn hàng ngày rất tốt cho người bị huyết áp thấp.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp các bạn có suy nghĩ đúng hơn vể bệnh huyết áp thấp. Các bạn cần tìm hiểu thật kĩ để có cách phòng và chữa bệnh hiệu quả.

 Nguồn: Tổng hợp

6 bài thuốc dân gian điều trị huyết áp thấp.

10/06/2015 Phương Diên

Huyết áp thấp không còn là bệnh xa lạ trong xã hội hiện đại ngày nay. Huyết áp gây khó chịu và gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sinh hoạt cũng như cuộc sống lao động của người bệnh. Vì vậy, để điều trị huyết áp thấp, các bạn có thể tham khảo 6 bài thuốc đông y đơn giản dưới đây sẽ cải thiện được tình trạng bệnh của mình.

Dấu hiệu nhận biết bạn có bị huyết áp thấp hay không đó là: Bạn thường cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế sẽ cảm thấy choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.

Khi phát hiện thấy mình bị huyết áp thấp, các bạn cần điều trị ngay để bệnh không phát triển nặng thêm, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Theo đông y, nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh huyết áp thấp là do khí huyết hư, làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng, nên gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, sắc mặt nhợt nhạt, chân tay không có sức lực, váng đầu…

Để điều trị huyết áp thấp, trong Đông y có phổ biến 6 bài thuốc đơn giản dưới đây, các bạn có thể chọn một trong các bài thuốc để điều trị bệnh tại nhà cho mình.

Bài 1: Bài thuốc từ hạt sen, táo đỏ và gừng tươi.

Với những nguyên liệu rất dễ kiếm như hạt sen, táo đỏ và gừng tươi, các bạn có thể nấu thành một bài thuốc điều trị huyết áp thấp rất tốt. Đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị 30g hạt sen, 10g táo đỏ cùng 6 lát gừng tươi. Sau đó cho tất cả vào nồi và sắc với nước uống. Sử dụng 2 lần mỗi ngày sẽ cho hiệu quả chữa trị tốt.

Bài 2: Bài thuốc từ ngũ vị tử, nhục quế, quế chi và cam thảo.

Các bạn chuẩn bị 25g ngũ vị tử, 15g nhục quế, 15g quế chi và 15g cam thảo, sắc thành nước uống. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần, và uống mỗi đợt từ 3-7 ngày. Khi thấy huyết áp tăng lên bình thường, thì các bạn sắc thuốc thêm 1 đợt từ 3-6 ngày nữa thì dừng lại.

Bài 3. Bài thuốc từ thục địa, cam thảo, bạch truật, đương quy, xuyên khung, phục linh, đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch thược.

Các bạn chuẩn bị mỗi loại 12 g gồm thục địa, bạch truật, đương quy, phục linh, đẳng sâm, bạch thược, thêm 6g cam thảo, 8g xuyên khung, 16g hoàng kỳ và sắc nước uống. Uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy huyết áp tăng dần và ổn định.

Bài 4: Bài thuốc từ nhân sâm, tử hà sa, mật ong.

Các bạn chuẩn bị 25g bột nhân sâm, 50g bột tử hà sa, sau đó trộn lẫn với mật ong. Mỗi lần lấy 3-5g hỗn hợp bột trộn nhuyễn với mật ong và hòa với nước uống. Ngày uống 2 lần vào sáng và trưa.

Bài 5: Bài thuốc từ đảng sâm, mạch môn, ngũ vị tử, hoàng kỳ, nhục quế, trích cam thảo, phù tiểu mạch, táo.

Các bạn chuẩn bị 1 thang thuốc gồm : 15g Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, hoàng kỳ 15g, nhục quế 2-4g, trích cam thảo 9g, phù tiểu mạch 30g, táo 5 quả sau đó sắc nước uống. Mỗi ngày uống hết 1 thang thuốc trên và chia thành hai lần vào buổi sáng và buổi trưa.

Bài 6: Bài thuốc từ trứng gà, gừng tươi.

Đây là bài thuốc rất đơn giản, dễ chế biến và rất dễ ăn, lại có tác dụng điều trị huyết áp thấp tốt.

Các bạn lấy 1 một nhánh gừng tươi rửa sạch và thái lát, sau đó cho vào nồi cùng với 1 bát nước, đun nhỏ lửa cho tới khi còn lại 1/3 bát nước thì đập 1 quả trứng gà vào rồi khuấy đều. Đun tiếp 2 phút khi hai nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

Đổ ra bát và ăn nóng. Mỗi ngày ăn một lần và ăn liền trong 5 ngày.

6 bài thuốc trên có tác dụng điều trị huyết áp thấp rất tốt, các bạn có thể tham khảo và chọn cho mình một bài thuốc phù hợp nhất.

 Nguồn: Tổng hợp

Biện pháp dự phòng cho bệnh nhân huyết áp thấp.

10/06/2015 Phương Diên

Bệnh huyết áp thấp đang càng ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng huyết áp thấp rất nguy hiểm nên vẫn còn khá thờ ơ. Vì vậy, với những thông tin bổ ích về những biện pháp dự phòng cho bệnh nhân huyết áp thấp dưới đây, sẽ giúp các bạn tránh được những hiểm hoạ nguy hiểm mà huyết áp thấp gây ra.

  1. Những chú ý cho người bị huyết áp thấp.

Khi chúng ta nằm ngủ, máu chỉ tập trung vào gan, phổi, lách nên gây tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, người bị huyết áp thấp nên chú ý tư thế đúng khi ngủ. Trước khi thức dậy cần nằm tại chỗ 1 lúc, sau đó làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy, để chân xuống giường và thả chân từ từ xuống, ngồi một lúc rồi mới đứng lên.

Cần phải nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp ngay khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi, để lượng máu tăng lên não.

Người bị huyết áp thấp nên hạn chế xông hơi hoặc tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch.

Nên tập luyện thể dục đều đặn để tăng cường sức khoẻ hàng ngày cũng như duy trì lưu thông máu trong cơ thể, giúp giảm chứng huyết áp thấp.

Với những người trên 50 tuổi, khi bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc bệnh tăng huyết áp, cho nên người bệnh cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để điều chỉnh cho hợp lý.

  1. Người bị huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?

Người bị huyết áp thấp nên ăn đầy đủ các bữa, đặc biệt là bữa sáng. Trong bữa sáng nên ăn những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước ép hoa quả có thêm một ít muối sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Nên ăn mặn nhiều hơn bình thường ( 10-15g/ ngày).

Nên giảm các thực phẩm giàu carbon hydrat như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ trong chế độ ăn hàng ngày.

Không nên ăn quá nhiều chất nhiều năng lượng như trứng, thịt mỡ, sữa béo để tránh béo phì.

Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn của người huyết áp thấp.

Với người bị huyết áp thấp, sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối  và nước khoáng mặn có tác dụng rất tốt, nên có thể sử dụng hàng ngày.

Khi bị huyết áp thấp, có thể sử dụng  cà phê và trà đặc, vì chúng góp phần tích cực đối với chứng huyết áp thấp, tuy nhiên không nên quá lạm dụng, vì chúng có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu khác tới sức khoẻ.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bị huyết áp thấp do thiếu máu, nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, táo…

Nên uống nhiều nước, để bổ sung lượng nước đã mất trong cơ thể khi tập thể dục hoặc vận động.

Tránh xa đồ uống có cồn vì nó gây mất nước.

Trên đây là những thông tin hữu ích cho những người bị huyết áp thấp, các bạn nên tìm hiểu để tránh những nguy cơ rủi rõ mà huyết áp thấp mang lại.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp .

Nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo huyết áp thấp ở bà bầu.

09/06/2015 Phương Diên

Trong số những bệnh mà bà bầu hay gặp khi mang thai có bệnh huyết áp thấp. Bệnh khiến cơ thể thai phụ lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, mất nước……..gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cung cấp dưỡng chất cho bà bầu cũng như dẫn tới tình trạng thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.

  1. Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp ở bà bầu.

Những bà bầu có thể trạng gầy ốm, thiếu máu, ăn ít, hoặc mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính …thường hay bị huyết áp thấp.

Cũng có thể do yếu tố di truyền mà bà bầu có thể bị huyết áp thấp.

Trong quá trình mang thai, sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp có thể làm cơ thể bị thiếu hụt lượng hormone giáp, gây ra chứng huyết áp thấp, kèm các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt và rụng tóc.

Lượng đường trong máu bà bầu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, kèm cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi, chứng tỏ bà bầu đang rơi vào tình trạng huyết áp thấp.

Nhịp tim đập chậm dưới 60 nhịp/ phút sẽ khiến máu và oxy không đủ để lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh huyết áp thấp.

Sự căng thẳng trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn tới huyết áp thấp.

  1. Dấu hiệu cảnh báo khi bà bầu bị huyết áp thấp.

Các dấu hiệu thường xuyên gặp phải nhất khi bị huyết áp thấp đó là:

Bà bầu lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi và muốn được nghỉ ngơi dù đã hết thời kì nghén.

Đôi lúc thấy hoa mắt, chóng mặt, có cảm giác buồn nôn.

Tinh thần bất ổn, khó tập trung vì vậy hay nổi cáu.

Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc. Dù vẫn thấy đổ mồ hôi nhưng lại có cảm giác lạnh.

Mỗi khi leo lên cầu thang hoặc làm việc nặng, sẽ thở dốc, khó thở.

Các triệu chứng có thể xuất hiện thường xuyên hoặc đột ngột, tùy vào nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp.

Thường những trường hợp bị huyết áp thấp mãn tính, khi người bệnh đã quen và thích nghi với mức huyết áp thấp này, sẽ cảm thấy không có dấu hiệu gì rõ rệt, nó thường bị lẫn với các dấu hiệu mệt mỏi khi mang thai, cho nên nhiều người không biết mình bị huyết áp thấp.

  1. Các yếu tố nguy cơ khi bị huyết áp thấp ở bà bầu.

Khi bị huyết áp thấp, bà bầu sẽ có nguy cơ bị tổn thương các cơ quan như: não, tim, thận..Bởi khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh sẽ bị suy giảm chức nắng, khiến cơ thể không kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan đó.

Bệnh huyết áp thấp có thể dẫn tới tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận…vô cùng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiều trường hợp bà bầu bị huyết áp thấp có thể bị tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não chiếm 30%.

Huyết áp thấp là bệnh vô cùng nguy hiểm cho bà bầu, cho nên bà bầu không nên chủ quan, cần phải thăm khám và điều trị ngay nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

9 thực phẩm cấm kỵ với người mắc bệnh cao huyết áp.

07/06/2015 Phương Diên

Thói quen ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp và khiến tình trạng bệnh cao huyết áp nặng hơn với người đã bị bệnh. Vì vậy, ngoài việc điều trị bệnh cao huyết áp bằng thuốc, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Bài viết dưới đây giới thiệu 9 loại thực phẩm cấm kỵ với người bệnh cao huyết áp, các bạn nên tránh.

  1. Muối

Trong muối ăn hàng ngày của chúng ta ( NaCl) có chứa Natri. Natri là chất tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh và làm huyết áp cao. Vì vậy, nếu ăn nhiều muối, đồng nghĩa với việc chúng ta hấp thụ một lượng lớn Natri vào trong cơ thể, rất không tốt cho người bị cao huyết áp. Cho nên, bệnh nhân cao huyết áp nên hạn chế ăn muối hàng ngày.

  1. Thịt chó.

Theo đông y, thịt chó ôn thận, trơj dương, làm tăng sự âm suy dương thịnh dẫn tới cao huyết áp. Vì vậy, dù thịt chó giàu đạm lại vừa ngon thì các bệnh nhân cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều loại thực phẩm này.

  1. Thực phẩm cay.

Thực phẩm cay nóng khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn, dẫn đến táo bón. Người bị cao huyết áp nếu khó đi đại tiện sẽ làm cho huyết áp tăng lên, có nguy cơ dẫn đến xuất huyết não. Vì vậy, nếu muốn ăn đồ cay nóng, bệnh nhân huyết áp cao nên ăn kèm với rau xanh và hoa quả tươi để hạn chế bị táo bón.

  1. Trà đặc.

Trà đặc, đặc biệt là hồng trà đặc là loại thức uống không tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Vì trong trà đặc có chứa nhiều chất kiềm, khiến cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Cho nên, thay vì sử dụng loại thức uống này, bệnh nhân cao huyết áp nên uống nước trà xanh. Đây là thức uống tuyệt vời cho sức khỏe cũng như tốt trong quá trình điều trị bệnh cao huyết áp.

  1. Thịt gà.

Trong thịt gà có chứa hàm lượng cholesterol cao, vì vậy, ăn nhiều thịt gà sẽ khiến cholesterol và huyết áp tăng cao. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp nên hạn chế thịt gà để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

  1. Rượu

Uống rượu sẽ khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Vì vậy, khi bị cao huyết áp, nên hạn chế uống rượu và đồ uống có cồn.

  1. Phủ tạng động vật.

Khi ăn phủ tạng động vật như : gan, tim, lòng, bầu dục, phổi… cơ thể dễ sinh ra độc tố khiến huyết áp bất ổn. Vì vậy, bệnh nhân huyết áp cao không nên ăn những thực phẩm này.

  1. Thức ăn nhiều năng lượng.

Các loại đường, socola, đồ uống có đường đóng chai và các loại thức ăn nhanh…là những loại thức ăn nhiều năng lượng, làm tăng nguy cơ dẫn tới thừa cân, béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.

  1. Mỡ và cholesterol.

Bệnh nhân cao huyết áp nên hạn chế dùng mỡ động vật để nấu thức ăn, nên thay thế bằng dầu ăn. Khi ăn, chỉ nên ăn thịt, tránh ăn da và mỡ. Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, xào, nấu, chỉ nên ăn các món luộc, hấp, nướng. Vì mỡ và cholesterol là nguyên nhân khiến máu nhiễm mỡ, động mạch xơ cứng và làm huyết áp tăng cao.

Trên đây là 9 thực phẩm mà bệnh nhân cao huyết áp nên tránh để hạn chế tình trạng bệnh nặng thêm. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh cao huyết áp.

 Nguồn: Tổng hợp

Chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân huyết áp cao.

06/06/2015 Phương Diên

Huyết áp cao là bệnh thường tập trung ở những nơi đô thị lớn, nơi có mức sống và chế độ dinh dưỡng của con người tốt hơn các vùng khác. Để điều trị huyết áp cao, ngoài dùng thuốc và chế độ ăn uống khoa học và thích hợp, bệnh nhân cần tuân thủ những nguyên tắc chung như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật và kiêng các chất kích thích…Hôm nay, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn chế độ ăn nhạt và kiêng các chất kích thích cho bệnh nhân huyết áp cao, các bạn có thể tham khảo.

Khi bị huyết áp cao, nhiều người cảm thấy khá lúng túng trong việc chọn đồ ăn thức uống hàng ngày để có được chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, bài viết này sẽ bổ sung những kiến thức cần thiết cho các bạn về chế độ ăn uống khi bị huyết áp cao.

  1. Chế độ ăn nhạt

Yếu tố gây huyết áp cao chủ yếu là do Natri. Nó làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết cao. Natri còn khiến các mạch máu trở nên hẹp hơn so với bình thường, sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển máu đến tim, gây nên chứng cao huyết áp.

Nhu cầu Na+ ở trẻ em và người lớn là 200mg, trong khi hàng ngày, chúng ta lại nạp vào cơ thể gấp đôi lượng Na+ đó. Chính vì vậy, lượng Na+ sẽ khiến chúng ta dễ mắc bệnh huyết áp cao. Trong khi lượng Na+ chiếm 40% trong NaCl, tức là hàng ngày chúng ta đã ăn nhiều muối so với nhu cầu.

Do đó, để phòng tránh và hạn chế sự chuyển biến ngày một tăng của bệnh huyết áp cao, chúng ta phải giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày, người bị huyết áp cao chỉ nên ăn khoảng 2-3g muối mỗi ngày.

Hạn chế ăn muối, nêm muối khi chế biến thức ăn. Giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà.

Khi không thực sự cần, nên giảm thói quen chấm muối, chấm nước mắm.

Bớt dùng mì chính, bột ngọt, bột nêm…

Những đồ ăn chế biến sẵn như: mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, đồ uống có ga nên hạn chế sử dụng.

  1. Kiêng các chất kích thích.

Rượu là chất khiến cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp cao và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Chính vì vậy, người bị huyết áp cao nên tuyệt đối kiêng rượu, và người bình thường nên hạn chế uống rượu để phòng bệnh huyết áp cao.

Tuy nhiên, rượu nho lại là loại rượu duy nhất được khuyến khích sử dụng 100g mỗi ngày. Bởi thành phần chính làm nên rượu nho là quả nho, mà theo nghiên cứu, vỏ nho và hạt nho có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có thể làm tăng độ cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, bảo vệ thành mạch máu để phòng chống các loại bệnh tim mạch.

Người bị huyết áp cao không nên hút thuốc lá, vì thuốc lá làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan đồng thời làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Hạn chế uống cà phê, trà đặc, nhất là hồng trà đặc, vì nó khiến huyết áp tăng cao.

Kiêng dùng các thức ăn có vị cay hoặc thức ăn tinh như bột mỳ, các loại bánh ngọt…vì chúng làm cho việc đại tiện khó khăn, khi đại tiện khó khăn huyết áp sẽ tăng, từ đps có nguy cơ xuất huyết não.

 Nguồn: Tổng hợp

Chế độ ăn uống giảm cung cấp năng lượng cho bệnh nhân cao huyết áp.

06/06/2015 Phương Diên

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp, trong đó có nguyên nhân là do dư thừa cân nặng.  Vấn đề dư thừa cân nặng không chỉ gây cao huyết áp, mà nó còn gây ra rất nhiều các bệnh cho sức khỏe con người. Vì vậy, hôm nay trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn chế độ ăn uống giảm cung cấp năng lượng, rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp và sức khỏe cộng đồng.

  1. Chế độ ăn uống giảm cung cấp năng lượng.

Với bệnh nhân cao huyết áp, nên tuân thủ nghiêm chỉnh một số điều sau:

Nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng và hạn chế ăn nhiều vào buổi tối. Một tuần có thể nhịn ăn một bữa, thay vào đó là uống nước ép trái cây tự nhiên. Trong mỗi bữa ăn, nên ăn ít hơn lượng thức ăn vẫn ăn hàng ngày.

Nên hạn chế ăn những thức ăn có nhiều năng lượng như: đường glucose, đường mía, socola, bánh kẹo ngọt, nước uống có ga….. Đây là những thực phẩm tăng nguy cơ béo phì rất cao.

Không nên ăn da động vật, chỉ ăn phần thịt nạc. Nên hạn chế các món chiên, quay, xào, thay vào đó là ăn các món luộc, hấp, kho , nướng.

Thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao như: thịt bò, thịt heo, mỡ, nội tạng động vật ( gan, lòng, tim, cật…), lòng đỏ trứng gà nên ăn hạn chế.

Hạn chế ăn nhiều thịt gà vì trong thịt gà có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh của người cao huyết áp nặng hơn.

Người bị cao huyết áp nên ăn các loại thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, tôm, cá, gia cầm chỉ ăn phần thịt., bỏ da, đậu, lạc, hạt dướng dương…

Nên bổ sung rau xanh và hoa quả, những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nhất là chất xơ tan được trong nước. Vì nó là chất có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8-10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải cặn bã cùng chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, chất xơ còn thu hút những acid mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. Điều này khiến cơ thể phải huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra những acid mật, từ đó làm hạ độ chesterol.

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả còn giúp bảo đảm chế độ nhiều kali và ít natri, yếu tố quan trọng để ổn định huyết áp.

Các bạn nên ăn nhiều chuối, cà chua, khoai lang, nho, dưa leo, táo, khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành, vì đây là hoa quả có chứa lượng kali rất cao, giúp làm giảm cao huyết áp và duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Những thực phẩm có tính an thần và lợi tiểu nhẹ như: bầu bí, mía, rau cải, đậu xanh, đậu đen…cũng có thể làm hạ huyết áp.

Ngoài ra, mỗi bữa ăn nên ăn vài tép tỏi sẽ có tác dụng tiện kỳ, giải độc, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ hạ huyết áp và cải thiện độ mỡ trong máu.

Trên đây là chế độ ăn uống giúp giảm cung cấp năng lượng rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Các bạn nên tuân thủ để có một cơ thể khỏe mạnh.

 

Người bị huyết áp cao nên ăn những thực phẩm nào?

06/06/2015 Phương Diên

Huyết áp cao là bệnh càng ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý của mọi người. Vì vậy, để phòng và hỗ trợ điều trị huyết áp cao hiệu quả, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc chung trong ăn uống và biết cách chọn những thực phẩm tốt cho người bị huyết áp cao. Dưới đây là những thực hợp người bị huyết áp cao nên và không nên ăn, các bạn có thể tham khảo.

  1. Những thực phẩm tốt cho người bị huyết áp cao.

Người bị huyết áp cao nên hạn chế đồ ăn nhiều đạm, giàu mỡ, nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh.

Cần tây là loại rau rất tốt cho người bị huyết áp cao. Nó có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu và hạ huyết áp. Vì vậy, người bị huyết áp cao nên bổ sung cần tây vào trong thực đơn của mình, có thể dùng để chế biến món ăn hoặc ép lấy nước uống.

Cải cúc là loại rau chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng giúp đầu óc thư giãn và giảm huyết áp. Cải cúc rất dễ ăn và chế biến các món ngon, vì vậy, nên thường xuyên ăn cải cúc khi bị huyết áp cao.

Rau muống là loại rau rất thông dụng, trong rau có chứa nhiều canxi, rất có lợi cho những người bị huyết áp cao kèm theo triệu chứng đau đầu.

Măng lau được nghiên cứu là có khả năng giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giảm áp và phòng chống ung thư. Đây là thực phẩm rất tốt cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

Cà chua rất giàu vitamin C và P, có khả năng phòng chống huyết áp cao rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Vì vậy, người bình thường cũng như người bị huyết áp cao nên thường xuyên ăn mỗi ngày từ 1-2 quả để phòng và điều trị bệnh.

Cà tím là thực phẩm giàu vitamin P, chất giúp làm thành mạch mái được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

Cà rốt là thực phẩm có rất nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, trong đó có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Người bị huyết áp cao nên ép cà rốt lấy nước uống và uống 2 lần mỗi ngày, sẽ có tác dụng tốt để khắc phục tình trạng đau đầu và chóng mặt.

Ngoài ra, hành tây, nấm hương, nấm rơm, mộc nhỉ, tỏi, lạc, đậu hà lan, táo, chuối tiêu, dưa hấu…đều là những thực phẩm tốt cho người bị huyết áp cao.

Trong thực đơn hàng ngày, người bị huyết áp cao nên cho ít muối vào đồ ăn, càng ít càng tốt. Vì theo nghiên cứu của TS Kojuri và và Rahim Rahim (ĐH Shiraz – Iran), chỉ cần ít muối trong thức ăn cũng có thể dẫn đến sự thay đổi huyết áp. Sự thay đổi được đo bằng nồng độ natri trong nước tiểu khoảng 35%, ban ngày huyết áp tối đa giảm 12,1mg Hg, huyết áp tối thiếu giảm 6,8mg Hg, ban đêm huyết áp giảm nhẹ. Chính vì vậy, người bị huyết áp cao không nên dùng nhiều muối.

 Nguồn: Tổng hợp

Những tổn hại sức khoẻ do bệnh huyết áp cao gây ra.

27/05/2015 Phương Diên

Huyết áp cao là bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khoẻ người bệnh nếu không được điều trị tốt. Bệnh sẽ gây ra những tổn hại cho sức khoẻ mà bạn không thể lường trước được. Vì vậy bạn cần chú ý tới những điểm sau:

Bệnh huyết áp cao sẽ làm tổn thương động mạnh, gây nên chứng phình động mạch, đột quy, suy tim, giảm thị giác…những bệnh vô cùng nguy hiểm tới sức khoẻ cũng như tính mạng của người bệnh. Cụ thể những tổn hại sức khoẻ mà bệnh huyết áp cao có thể gây ra như sau:

  1. Tổn thương động mạch.

Bệnh huyết áp cao sẽ gây tổn hại đến các tế bào, đặc biệt là các lớp lót bên trong động mạch, khiến cho áp lực của máu lưu thông trên các bức tường của các mạch máu nhiều hơn, khiến cách thành động mạch trở nên dày và cứng.Những áp lực khi tác động liên tục đến các thành động mạch có thể dẫn đến bệnh xơ cứng động mạch. Và bệnh xơ cứng động mạch có thể tiếp tục chặn lưu lượng máu đến tim, thận, não, cánh tay và chân, dẫn đến chứng bệnh vô cùng nguy hiểm là tê liệt và đột quỵ.

  1. Chứng phình động mạch.

Khi gặp áp lực cao và liên tục, các thành động mạch có thể bị suy yếu. Đến một lúc nào đó, khi áp lực của máu liên tục di chuyển qua các động mạch bị yếu, sẽ làm cho thành động mạch bị phình ra. Gọi là chứng phình mạch. Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm vì nó đe doạ đến tính mạng con người, chỉ cần động mạch bị vỡ, nó sẽ khiến chảy máu bên trong động mạch.

  1. Đột quỵ.

Áp lực quá cao của dòng máu lưu thông sẽ làm cho một mạch máu nào đó bị rách và suy yếu, dẫn đến chảy máu trong não. Nếu không phát hiện kịp thời vấn đề này và khắc phục sớm, bệnh nhân sẽ dễ có nguy cơ đột quỵ.

  1. Ảnh hưởng thị giác

Huyết áp cao sẽ làm vỡ các mạch máu trong máu, từ đó khiến mắt bạn bị giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn.

  1. Suy tim.

Bệnh nhân bị huyết áp cao sẽ khiến tim phải làm việc cao độ và gây căng thẳng cho tim. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, có thể khiến tim làm việc kém hiệu quả, cơ tim bị suy yếu và giảm hẳn chức năng hoạt động của chúng.

  1. Chứng mất trí.

Huyết áp cao làm cho các động mạch cung cấp máu cho não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Khi máu không được cung cấp đến não đầy đủ, sẽ gây ra chứng mất trí nhớ cho người bệnh. Có thể là mất tạm thời hoặc mất vĩnh viễn.

  1. Rối loạn chức năng tình dục.

Đây là tình trạng bệnh phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi. Nguyên nhân là do huyết áp ca gây áp lực lên niêm mạc của các mạch máu, làm cho động mạch cứng và hẹp lại, điều này hạn chế lưu lượng máu chảy đến cơ quan sinh dục. Từ đó làm giảm ham muốn tình dục hoặc giảm kích thích, khiến người bệnh rất khó để đạt được cực khoái.

  1. Loãng xương.

Huyết áp cao là nguyên nhân làm tăng lượng canxi trong nước tiểu của bạn. Điều này khiến cơ thể bị mất quá nhiều canxi và lượng canxi bổ sung cho xương ít dần đi. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây mất mật độ xương hoặc loãng xương.

 Nguồn: Tổng hợp

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status