• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Khám khô khớp ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?

07/06/2021 Thùy Ngân

Khám khô khớp ở đâu là vấn đề mà những người đang gặp phải dấu hiệu của bệnh khô khớp quan tâm. Ở Hà Nội có rất nhiều bệnh viện công, phòng khám tư, vậy đâu mới là địa chỉ khám uy tín, chất lượng nhất? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 7 bệnh viện, phòng khám xương khớp nói chung tốt nhất Hà Nội. Cùng theo dõi nhé!

Tiêu chí lựa chọn bệnh viện khám khô khớp tốt nhất

Trước khi biết khám khô khớp ở đâu là tốt nhất thì hãy tìm hiểu các tiêu chí để đánh giá nó. Sau đây là một số tiêu chí được các chuyên gia nhận định là cần phải có cho một phòng khám, bệnh viện tiêu chuẩn chất lượng tốt, chính xác:

  • Trước tiên, tất nhiên bệnh viện đó phải có chuyên khoa và thế mạnh về Cơ xương khớp
  • Có bác sĩ chuyên khoa giỏi, nổi tiếng về xương khớp với nhiều năm kinh nghiệm, điều trị cho nhiều bệnh nhân
  • Có các thiết bị máy móc chụp chiếu cần thiết cho khớp như: X-quang, siêu âm khớp, cộng hưởng từ MRI,….
  • Bệnh viện và phòng khám phải sạch sẽ và luôn được khử trùng, sát khuẩn, đặc biệt trong thời điểm đại dịch Covid bùng phát như hiện nay.

Khám khô khớp ở đâu đảm bảo các tiêu chí trên

Các bệnh viện công và phòng khám tư sau đều đảm bảo các tiêu chí trên và còn chất lượng hơn thế nữa. Các bạn có thể tham khảo:

4 bệnh viện công lớn tại Hà Nội

1. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội 

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức nổi tiếng nhất về khám và điều trị xương khớp. Vì thế, nguyên về xương khớp được chia ra làm nhiều khoa nhỏ:

  • Khoa Chi trên và Y học thể thao 
  • Khoa Chi dưới
  • Khoa Chấn thương chung
  • Khoa Khám xương và điều trị ngoại trú
  • Khoa Cột sống

Nơi khám và thời gian khám:

– Khoa khám bệnh: Từ Thứ 2 đến Thứ 6

– Khoa khám theo yêu cầu C4: Từ Thứ 2 đến Thứ 7

– Khoa Điều trị theo yêu cầu 1C: Từ Thứ 2 đến Thứ 7

2. Khám xương khớp ở Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai

Đây là bệnh viện tuyến đầu của cả nước hội tụ nhiều y bác sĩ giỏi. Tại khoa Cơ xương khớp cũng được nhiều thành nhiều phòng ban: Tiêm khớp, Siêu âm khớp, Nội soi khớp, Tư vấn chuyên khoa, Cấp cứu, Tập vận động, Phòng điều trị ban ngày. 

Nơi khám và lịch khám:

– Khoa khám bệnh (nằm ở tòa nhà 4 tầng bên phải cổng vào): Từ Thứ 2 – Thứ 7

– Khoa khám theo yêu cầu (tòa nhà 2 tầng bên phải cổng vào): Thứ 2 – Thứ 6 và Chủ nhật

– Phòng khám tại Khoa Cơ xương khớp (Tầng 2 nhà Việt Nhật – nhà P): Thứ 2 – Thứ 6

Lưu ý: Trong các địa chỉ khám trên người bệnh nên khám tại Phòng khám Khoa cơ xương khớp để đỡ đông và thủ tục đơn giản hơn.

3. Khám xương khớp ở Bệnh viện Đại học Y

Địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội 

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y lại được chia ra làm nhiều Phòng khám vậy khám khô khớp ở đâu? 

Các bạn có thể khám tại Trung tâm Y khoa số 1 (còn gọi là Phòng khám số 1) của bệnh viện. Đây là địa chỉ khám bệnh cơ xương khớp với đội ngũ bác sĩ là chuyên gia và giảng viên nổi tiếng của trường Đại học Y.

Nơi khám và thời gian khám: 

Nhà A5, nằm trên đường Tôn Thất Tùng: Các buổi sáng từ Thứ 2 đến Thứ 7

4. Khám xương khớp ở Bệnh Viện 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 

Bệnh viện 108

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện Quân y hạng đặc biệt của Quốc gia. Bệnh viện thực hiện khám và điều trị bệnh cho các đối tượng là quân nhân, cán bộ cao cấp của đất nước và các đối tượng dịch vụ (tức là dân thường như chúng ta).

Bệnh viện 1008 có riêng khoa Chấn thương – Chỉnh hình nổi tiếng để tư vấn khám và điều trị các bệnh lý xương khớp, phẫu thuật chỉnh hình sau chấn thương, điều trị cong vẹo cột sống, phẫu thuật thay khớp,… với nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Nơi khám và thời gian khám:

Khám bệnh ở tầng 2 theo số thứ tự trên phiếu khám: Thứ Hai – Thứ Bảy: 7g – 17g30

3 Bệnh viện tư nhân uy tín

1. Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec 

Địa chỉ: Times City, 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec 

Có lẽ ai cũng biết đây là bệnh viện tư nhân nổi tiếng hàng đầu của cả nước thuộc tập đoàn Vingroup với chất lượng phục vụ 5 sao, cùng các bác sĩ trong và ngoài nước nổi tiếng. Đồng thời đi kèm với nó là chi phí khám khá đắt đỏ. Bệnh viện có gói khám sức khỏe tổng quát bao gồm khám chuyên khoa về cơ xương khớp, đo loãng xương, xét nghiệm canxi toàn phần, ion và vitamin D. 

2. Bệnh viện Đa khoa Đông Đô

Địa chỉ: Số 5 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Đông Đô

Đây là bệnh viện đa khoa tư nhân uy tín ở Hà Nội đã hoạt động được nhiều năm với hàng nghìn khách hàng. Điểm mạnh của bệnh viện là có đội ngũ bác sĩ giỏi, uy tín từng làm việc tại các bệnh viện lớn như: Bạch Mai, bệnh viện E,… Trong các bệnh lý về xương khớp thì thế mạnh của Đông Đô là khám và điều trị Viêm khớp, thoái hóa, khô khớp, loãng xương với các thiết bị hiện đại.

Lịch khám: Khám vào thứ 2, thứ 4, chủ nhật (khám buổi sáng)

3. Phòng khám Đa khoa Mediplus

Địa chỉ: Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, số 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Phòng khám Đa khoa Mediplus

Phòng khám khá mới nên chưa được nhiều người biết đến tuy nhiên vẫn đáp ứng đủ các tiêu chí khám khô khớp ở đâu tốt tại Hà Nội chúng tôi vừa kể trên. Phòng khám có thế mạnh Cơ xương khớp với hệ thống thiết bị hiện đại được nhập khẩu: 

  • Chụp Xquang xương khớp 
  • Đo loãng xương toàn thân BMD ARIRA
  • Siêu âm khớp 
  • Chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 
  • Chụp cắt lớp vi tính CT-scan 128…

Bên cạnh đó có TS.BSCKII Lê Quốc Việt với hơn 30 năm kinh nghiệm chữa xương khớp và là Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện E; Nguyên giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp – bệnh viện E.

Thời gian và địa chỉ khám: 

Tầng 2, tòa Mandarin Garden 2: Từ Thứ 2 – Chủ nhật, bệnh nhân cần Đặt lịch trước 

Tham khảo:

Khô khớp có nguy hiểm không và các biện pháp phòng tránh

Bị khô khớp gối thì nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Như vậy khám khô khớp ở đâu các bạn đã nắm rõ, trên đây đều là những bệnh viện và phòng khám tốt nhất Hà Nội. Tùy vào nhu cầu và khả năng kinh tế mà các bạn lựa chọn phòng khám phù hợp với mình nhé. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Khô khớp nên bổ sung gì không thể bỏ qua 5 nhóm thực phẩm sau

02/06/2021 Thùy Ngân

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khô khớp đó là khi cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng. Vậy khô khớp nên bổ sung gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó. Bổ sung dưỡng chất đúng và đủ là cách tốt nhất để giảm tình trạng khô khớp nhanh chóng và hiệu quả.

Khô khớp nên bổ sung gì cho nhanh khỏi

Khô khớp do lượng cơ thể không điều tiết hoặc điều tiết rất ít chất nhờn không đảm bảo cho khớp hoạt động bình thường. Vậy để giảm tình trạng khô khớp bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm để tăng lượng chất nhờn cho khớp. Các nhóm thực phẩm sau giúp cải thiện được tình trạng khô khớp nhanh chóng.

1. Các loại rau có màu xanh đậm

Theo nghiên cứu các loại rau có màu xanh đậm như cải xanh, cải xoăn, mồng tơi…rất tốt cho xương khớp. Những loại rau này chứa nhiều vitamin và khoáng chất như A,C,K, Canxi, collagen, chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy sản sinh dịch nhờn và giảm thiểu nguy cơ lão hóa cho sụn khớp.

Rau xanh là đề cử hàng đầu dành cho người đang bị khô khớp

Trong các loại rau màu xanh đậm thì họ nhà cải có chứa sulforaphane đây là một hợp chất chống oxy hóa rất tốt. Chúng tham gia ngăn chặn các enzyme có hại tấn công gây đau nhức xương khớp. Ngoài ra hợp chất này còn có khả năng làm giảm áp lực cho khớp.

2. Cá chứa nhiều omega 3

Trong thịt cá có chứa nhiều chất béo không bão hòa omega 3 là nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không tự sản sinh ra được. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá mú…giàu omega 3 góp phần phòng tránh các bệnh về xương khớp giúp hệ vận động vận hành trơn tru và hiệu quả.

Cá biển thường giàu omega-3 hơn các loại cá khác

Các chuyên gia về xương khớp cho biết omega 3 chứa trong dầu cá giúp cải thiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng, hỗ trợ hiệu quả cho người khô khớp. Ngoài ra omega 3 còn  được xem như loại thuốc giảm đau tự nhiên cho người bị viêm khớp.

3. Quả bơ chứa nhiều vitamin E và khoáng chất

Nếu bạn đang không biết khô khớp nên bổ sung gì thì đây là một trong các loại quả có tác dụng tốt nhất đối với những người đang mắc bệnh xương khớp. 

Quả bơ được sử dụng như một loại vitamin E kết hợp với omega 3 rất tốt cho khớp bị khô

Trong quả bơ chứa nhiều vitamin E và omega 3 là các dưỡng chất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chất nhờn cho khớp. Ngoài ra các chất dinh dưỡng có trong quả bơ còn hỗ trợ kháng viêm, tăng sinh tế bào sụn và tế bào xương dưới sụn. Vì thế, đây là loại quả ngon – bổ cho người bị khô khớp nói riêng và sức khỏe nói chung.

4. Nước

Bạn biết rằng nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và được xem là nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Nước đóng vai trò là người vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến tế bào để nuôi dưỡng cơ thể. Nước còn là người dọn dẹp, thu gom các chất thải từ các bộ phận để đào thải ra bên ngoài qua đường tiết niệu, hô hấp…

Nước cũng là một “món ăn” trong thực đơn khi không biết khô khớp nên bổ sung gì

Nước còn đóng vai trò như một chất nhờn để bảo vệ xương khớp. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung nước từ các nguồn như nước khoáng, hoa quả, sữa, nước ép trái cây…

5. Ngũ cốc

Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, lạc, vừng, điều, mắc ca… là những thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho người bị khô khớp. Các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu canxi, vitamin và khoáng chất cung cấp dưỡng chất thiết yếu giúp khớp chắc khỏe. Các loại hạt giúp nuôi dưỡng khớp, làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh ra dịch nhờn để giảm tình trạng khô khớp.

Ngũ cốc nhiều dinh dưỡng giúp khớp chắc khỏe

Khô khớp nên tránh nhóm thực phẩm nào?

Có rất nhiều các loại thực phẩm rất tốt cho khớp nhưng bên cạnh đó bạn cần tránh xa các nhóm thực phẩm vì nó là sát thủ tiêu diệt dịch khớp sau:

  • Đồ ăn quá ngọt và quá mặn sẽ làm ức chế khả năng làm việc của hoạt động của dịch khớp, làm giảm chất nhờn.
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của xương khớp và tăng nguy cơ lão hóa.
  • Các đồ uống có ga, chất kích thích, cồn như rượu, bia, cà phê… dễ gây mất nước làm giảm khả năng bôi trơn của dịch khớp. Tăng nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể và ức chế quá trình tái tạo xương khớp.

Hãy chú đến bài viết:

Bị khô khớp gối thì nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Bị khô khớp phải làm sao ngoài chế độ ăn uống?

Trên đây là 5 loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị xương khớp hiệu quả. Nếu bạn chưa biết khô khớp nên bổ sung gì thì đừng bỏ qua bài viết bổ ích này nhé!

Bệnh khô khớp uống glucosamine hay uống gì?

02/06/2021 Thùy Ngân

Bệnh khô khớp uống thuốc gì để nhanh giảm đau là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là khô khớp uống glucosamine được không? Đây có phải là giải pháp giảm đau tạm thời, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nếu lạm dụng chúng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Vậy khô khớp uống gì? Các bạn cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời và biết cách sử dụng đúng nhé!

Khô khớp uống Glucosamine được không?

Glucosamine là một hợp chất được tổng hợp tự nhiên bởi nó có ở hầu hết các mô trong cơ thể.  Nó là thành phần tham gia cấu tạo các chất làm nên sợi collagen trong các mô khớp và sụn. Vì thế Glucosamine rất quan trọng đối với xương khớp. 

Khô khớp uống Glucosamine được không?

Khi thiếu Glucosamine sẽ làm xương và sụn khớp không được linh hoạt và yếu dần đi. Hơn nữa, nó còn kích thích sản sinh các mô liên kết của xương làm giảm tình trạng mất canxi, tăng khả năng sản sinh chất nhầy bôi trơn khớp. Vì thế, khô khớp uống Glucosamine là rất cần thiết.

Tuổi càng cao thì khả năng tổng hợp Glucosamine càng kém, các sụn khớp bị mỏng đi, 2 đầu xương cọ xát vào nhau dẫn tới cơn đau nhức xương khớp. Trong khi đó, Glucosamine có khả năng như một loại dưỡng chất quan trọng để tăng khả năng phục hồi sụn khớp. Tuy nhiên ở mức độ bệnh thì vẫn phải có phương pháp điều trị vì Glucosamine không phải là thuốc có thể điều trị.

Ngoài những người bị bệnh khô khớp hay xương khớp thì khi ở độ tuổi trưởng thành ai cũng cần uống thêm loại chất này. 

Hiện nay có rất nhiều cách để bổ sung Glucosamine nhưng không phải ai cũng biết bổ sung như thế nào cho đúng và đủ. Vậy hãy cùng theo dõi ở phần tiếp theo của bài viết nhé!

Khô khớp uống Glucosamine như thế nào?

Glucosamine có tác dụng bảo vệ sức khỏe xương khớp nhưng phải được bổ sung đúng cách. Người bệnh phải lựa chọn dạng Glucosamine tốt nhất với hàm lượng phù hợp. 

Các dạng Glucosamine

Có nhiều dạng Glucosamine như Glucosamine Sulfate, Glucosamine Hydrochloride và N-Acetyl-Glucosamine. Trong đó, Glucosamine Sulfate được sử dụng nhiều nhất bởi nó có vai trò quan trọng trong tái tạo và sửa chữa các sụn quanh khớp đồng thời bảo vệ sụn khỏi sự phân hủy của các enzym.

Đối với các bệnh nhân xương khớp như bị khô khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp có thể uống Glucosamine mỗi ngày. Các sản phẩm bổ sung Glucosamine đều an toàn tới sức khỏe nhưng việc bổ sung liều lượng như thế nào sẽ phụ thuộc vào thể trạng, mức độ bệnh,… Vì thế, để chắc chắn bổ sung Glucosamine với liều lượng phù hợp cần đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn.

Khô khớp uống Glucosamine trong thời gian ngắn, không đủ liều lượng sẽ không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên nếu không kiểm tra sau một thời gian sử dụng, uống quá liều lượng cũng có thể để lại những tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, ợ nóng, táo bón, tăng huyết áp tạm thời, tăng nhịp tim,….

Bệnh khô khớp uống gì ngoài Glucosamine?

Ngoài Glucosamine là một loại chất cần thiết thì bệnh khô khớp cần uống các loại nước sau:

Khô khớp nên bổ sung nhiều nước lọc
  • Nước lọc: Đây là nguồn cung cấp không thể thiếu cho cơ thể. Nếu tình trạng các khớp xương bị khô cứng thì càng cần bổ sung nước để nó được trơn tru hơn. 
  • Uống thuốc tân dược: Bệnh khô khớp uống gì ngoài các loại kể trên thì người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc có tính giảm đau, chống viêm, hỗ trợ khả năng phục hồi chức năng khớp. Tuy nhiên các loại thuốc này không thể sử dụng lâu dài vì có thể ảnh hưởng đến gan, thận về sau.

Ngoài khô khớp nên uống thuốc gì thì người bệnh cũng cần chú ý đến việc khô khớp nên bổ sung gì trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo một sức khỏe tốt.

Một số lưu ý khi uống thuốc cho người bệnh khô khớp

Khô khớp uống Glucosamine không nguy hại tới sức khỏe nhưng khi uống vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Những đối tượng sau dù khô khớp cũng không nên uống Glucosamine là: Người dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản; người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú; người bệnh tiểu đường, hen suyễn, cảm cúm, bệnh nhiễm khuẩn tai – mũi – họng,…
  • Không phải loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào chứa Glucosamine đều có tác dụng với tất cả các bệnh xương khớp khác nhau. Cho nên cần lựa chọn loại thực phẩm tốt nhất đối với tình trạng của mình.

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn và biết được khô khớp uống Glucosamine là rất cần thiết. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe. Hãy để lại bình luận nếu có thắc mắc gì nhé!

Khô khớp có nguy hiểm không và các biện pháp phòng tránh

28/05/2021 Thùy Ngân

Bạn đang lo lắng liệu bệnh khô khớp có nguy hiểm không? Nó có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh không? Làm sao để phòng tránh căn bệnh này? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời và bổ sung nhiều kiến thức về bệnh khô khớp nhé!

Bệnh khô khớp có nguy hiểm không?

Tâm lý chung của rất nhiều người mắc bệnh khô khớp cho rằng đây là căn bệnh rất nguy hiểm. Theo các chuyên gia cho biết thì khô khớp là căn bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó đem lại nhiều biến chứng nghiêm trọng sau:

Khô khớp có nguy hiểm không?
  • Gây đau nhức kéo dài: Khi khớp khi khô do dịch nhờn không đủ để bôi trơn đầu sụn thì sẽ làm cho các đầu sụn va chạm nhau và tổn thương. Khi lớp sụn mất đi thì các đầu xương sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau tạo ra những cơn đau dai dẳng mỗi khi vận động.
  • Hạn chế vận động: Các khớp bị khô khiến các hoạt động như đi lại, chạy nhảy, co duỗi chân… bị hạn chế, cơ thể mệt mỏi và đôi khi bị mất cảm giác gây nguy hiểm.
  • Teo cơ, khớp biến dạng: nếu tình trạng khô khớp kéo dài thì ảnh hưởng rất lớn tới phần cơ xung quanh dễ bị teo lại. Khi bệnh trở nặng các khớp có thể biến dạng cong vẹo khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.
  • Liệt khớp: đây là biến chứng nặng nhất của bệnh khô khớp sau thời gian dài không điều trị kịp thời. Bạn sẽ mất dần chức năng của các khớp và bệnh ở giai đoạn này rất khó chữa khỏi.

Vì thế, để tránh những biến chứng do khô khớp gây ra chúng ta cần phải uống thuốc khô khớp hoặc phòng tránh để làm giảm nguy cơ bệnh nghiêm trọng hơn. Phần tiếp theo của bài viết sẽ hướng dẫn bạn cần phải làm gì!

Các biện pháp phòng tránh khô khớp hiệu quả

Các bạn sẽ không phải lo lắng về câu hỏi “khô khớp có nguy hiểm không?” nếu như biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời. Để phòng tránh được căn bệnh khô khớp bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học

1Thực phẩm tốt cho người khô khớp

Xây dựng các chế độ ăn phù hợp với độ tuổi và sức khỏe. Khi nhận thấy các dấu hiệu của quá trình lão hóa cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để tăng khả năng bài tiết chất nhờn cho khớp như Canxi, các nhóm vitamin B và D,…. Hạn chế dùng các chất kích thích, đồ ăn nhanh… để không làm ảnh hưởng tới các chức năng của khớp.

Tập thể dục thường xuyên để có một sức khỏe tốt nhất

Mỗi ngày bạn cần duy trì ít nhất 15-30 phút cho những bài tập thể dục để tăng độ dẻo dai cho xương khớp. Bạn có thể chọn các môn thể thao như yoga, đi bộ, cầu lông… để rèn luyện mỗi ngày. Tuy nhiên cần luyện tập vừa sức để tránh các chấn thương đáng tiếc xảy ra.

Tránh tình trạng béo phì

Khi cơ thể thừa cân quá nhiều sẽ khiến cho các ổ khớp chịu áp lực và mang tới nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy hãy giữ mức cân lý tưởng, cân đối để cơ thể luôn khỏe mạnh và dẻo dai.

Tạo lối sống lành mạnh, bỏ thói quen xấu

Bạn cần bỏ thói quen thức khuya, lười vận động… Thay vào đó cần ngủ đủ giấc, trồng cây xanh trong nhà, vận động thường xuyên để ổ khớp được hoạt động hiệu quả hơn và cơ thể luôn cảm thấy sảng khoái, tinh thần thoải mái.

Tránh làm việc quá sức

Sau mỗi ngày làm việc cơ thể cần có thời gian thư giãn để phục hồi sức khỏe và các khớp được nghỉ ngơi. Cơ thể khỏe mạnh thì quá trình điều tiết chất nhờn được diễn ra

thường xuyên và hiệu quả.

Hoạt động đúng tư thế và loại bỏ thói quen dùng các tư thế xấu trong công việc như khuân vác liên tục một bên, ngồi xổm, bẻ khớp tay… Các tư thế này khi thực hiện thường xuyên và liên tục sẽ tác động xấu đến khung xương và ổ khớp. Chính vì vậy cần thay đổi ngay nếu bạn đang duy trì các thói quen này để có một ổ khớp vận hành trơn tru.

Qua bài viết bạn đã biết khô khớp nguy hiểm không rồi đấy! Tuy đây không phải là căn bệnh có thể tước đi mạng sống của bạn nhưng nó sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ hơn. Hãy áp dụng ngay các biện pháp phòng tránh trên để chống lại căn bệnh khô khớp phiền toái này nhé!

Xem thêm: Bệnh khô khớp uống glucosamine hay uống gì?

Các cách chữa khô ổ khớp hiệu quả hơn khi kết hợp với điều sau!

27/04/2021 Thùy Ngân

Có nhiều cách chữa bệnh khô ổ khớp hay còn gọi là khô khớp. Tuy nhiên khá nhiều người chưa biết rằng bên cạnh các phương pháp đó cần phải kết hợp các điều sau mới đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Đó là gì? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn!

Các phương pháp chữa khô ổ khớp hiệu quả

Để lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp và tốt nhất các bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Khi chẩn đoán tìm được nguyên nhân thì việc chữa trị sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tùy vào mức độ và vùng bị bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị khác nhau. Sau đây là 3 phương pháp chữa khô ổ khớp được đánh giá tốt nhất.

1. Dùng thuốc uống

Uống thuốc là cách làm giảm đau khô khớp nhanh chóng nhưng cũng có nhiều nhược điểm

Các bác sĩ sẽ cho dùng các loại thuốc có chứa các thành phần của sụn khớp như collagen, glucosamine, chondroitin, axit hyaluronic giúp phục hồi khớp tổn thương và chống thoái hóa khớp. Phương pháp này có tác dụng khá nhanh trong thời gian ngắn và thường áp dụng cho người bị khô khớp lâu ngày. Bên cạnh những ưu điểm thì thuốc tây cũng mang tới nhiều tác dụng phụ không mong muốn như làm tổn thương dạ dày, tiêu hóa, hệ thần kinh…

2. Tiêm chất nhờn vào khớp

Tiêm chất nhờn vào ổ khớp bị khô là cách hiện nay nhiều người áp dụng

Phương pháp này có tác dụng nhanh và hiệu quả ngay lên vùng cần điều trị. Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp axit hyaluronic để bôi trơn, giảm ma sát, chống sốc để khớp vận hành trơn tru. Khi lựa chọn phương pháp này bệnh nhân cần lưu ý lựa chọn các cơ sở uy tín để thực hiện, theo dõi liên tục bệnh tình và tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

3. Các bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian thì an toàn, dễ kiếm, dễ làm

Có rất nhiều bài thuốc dân gian hay giúp tăng chất nhờn để giảm được tình trạng khô ổ khớp từ các nguyên liệu thiên nhiên như cây nho rừng, cây đậu bắp, cây huyết đằng, cây đơn châu chấu, cây dây đau xương,… Các bài thuốc dân gian thường ít tác dụng phụ và dễ thực hiện tại nhà nhưng tác dụng chậm nên bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Chữa khô ổ khớp kết hợp với các điều sau đạt hiệu quả cao

Cách điều trị khô ổ khớp thành công không chỉ là ở các phương pháp điều trị mà ở cả quá trình hồi phục. Vì thế, bên cạnh phương pháp điều trị phù hợp thì người bệnh cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống giúp hỗ trợ bệnh hiệu quả, các ổ khớp giảm tình trạng khô.

Luyện tập nhẹ nhàng là cách kết hợp cần thiết trong chữa khô ổ khớp
  • Chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền… để ổ khớp được hoạt động đúng công suất. Cần có thời gian để khớp nghỉ ngơi tái tạo chất nhờn bôi trơn ổ khớp.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp. Đặc biệt là các loại rau xanh chứa nhiều chất nhờn như đậu bắp, mồng tơi,.. Các loại trái cây mọng nước như dâu tây, việt quất, cam, bưởi,… Kiểm soát cân nặng phù hợp để giảm áp lực lên các ổ khớp.
  • Loại bỏ các thói quen xấu như bẻ ngón tay, ngón chân… để tránh làm tổn thương khớp. Tránh các tư thế xấu như ngồi xổm, ngồi gập gối quá 90 độ, ngồi cong vẹo…

Những lưu ý khi điều trị khô ổ khớp

Để mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình điều trị bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Không lạm dụng việc tiêm chất nhờn vào ổ khớp, khi thực hiện cần đến các cơ sở chuyên khoa uy tín. Vì tiêm không đúng cách có thể mang tới nhiều tác dụng phụ như nhiễm trùng, teo cơ, dính khớp và có thể liệt toàn thân.
  • Không dùng thuốc giảm đau bừa bãi vì các loại thuốc này nếu dùng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới dạ dày, gan, thận, hệ tim mạch và tăng nguy cơ gây loãng xương.
  • Nên lựa chọn các bài thuốc dân gian hoặc đông y có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu dùng bừa bãi không những bệnh không giảm mà còn để lại hậu quả xấu cho sức khỏe.

Trên đây là các phương pháp điều trị khô ổ khớp được người bệnh đánh giá tốt, mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Hãy lựa chọn cho mình những phương pháp điều trị phù hợp với sức khỏe và đúng giai đoạn để mang lại kết quả tốt nhất nhé!

Khi bị khô khớp phải làm sao để bệnh mau khỏi?

19/04/2021 Thùy Ngân

Khô khớp là bệnh lý thường gặp khi bạn bước qua tuổi trung niên và cơ thể bắt đầu lão hóa. Vậy bị khô khớp phải làm sao? Xem ngay bài viết sau để có phương pháp điều trị đúng và hiệu quả nhất nhé!

Kiểm tra tình trạng khô khớp của mình

Khô khớp là tình trạng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau và mang lại nhiều phiền toái. Theo các chuyên gia khi khớp bị khô sẽ phát ra tiếng động lạo xạo, lục cục hoặc răng rắc khi di chuyển. Tình trạng này thường gặp ở khớp gối, khớp cổ, khớp vai… Khô khớp kèm theo các triệu chứng đau nhức do các đầu sụn bị hao mòn và tổn thương. 

Thông thường bệnh xảy ra khi bạn bước qua tuổi 40 nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Các đối tượng sau có nguy cơ mắc khô khớp nhiều nhất:

Đối tượng dễ mắc bệnh khô khớp đó là người trên 60 tuổi
  • Người trên trên 60 tuổi
  • Người bị thiếu chất
  • Người sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người lười vận động
  • Người thường xuyên lao động nặng tạo áp lực cho các khớp
  • Người mắc chấn thương do tai nạn trong khi chơi thể thao hoặc lao động

Hãy xác định mình đang bị khô khớp ở mức độ nào để có hướng điều trị phù hợp. Nếu bệnh nhẹ thì có thể cải thiện tại nhà, bệnh nặng sẽ phải thực hiện các phương pháp điều trị phức tạp hơn. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì đây là căn bệnh không quá đáng ngại nếu phát hiện sớm!

Khám khô khớp ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?

Phác đồ điều trị thường được bác sĩ quyết định. Chúng tôi chỉ giúp các bạn có những phương pháp bổ trợ để giúp quá trình điều trị tốt hơn.

Vậy bị khô khớp phải làm sao với các phương pháp bổ trợ?

Chú ý đến chế độ ăn uống dành cho người khô khớp

Người bị khô khớp cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng nhưng nên đặc biệt chú ý đến hàm lượng canxi, vitamin C, K, A,… 

Cụ thể trong các loại thực phẩm sau:

Bị khô khớp phải làm sao thì người bệnh nên bổ sung hàm lượng cao hơn bình thường
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Rau xanh
  • Ngũ cốc
  • Trà xanh
  • Hải sản
  • Cà chua
  • Các loại trái cây
  • Rượu vang

Bên cạnh đó phải hạn chế một số loại thực phẩm sau: 

  • Nội tạng động vật
  • Các thực phẩm muối/ lên men
  • Đồ uống có cồn

Xem thêm: Bị khô khớp gối thì nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Bị khô khớp phải làm sao – Hãy thử các bài tập sau!

Các bài tập cho khớp không trực tiếp giải quyết được tình trạng bệnh, tuy nhiên nó là phương pháp hỗ trợ rất tốt và cần thiết. Các bài tập sau sẽ giúp bạn điều trị bệnh khô khớp hiệu quả.

  1.  Gập gối

Bài tập này giúp kéo dãn cột sống, thắt lưng đầu gối, đồng thời giảm nhức mỏi tăng độ dẻo dai cho xương khớp.

Bài tập gập gối

Bước 1: Nằm thẳng trên giường hoặc sàn nhà, hai bàn chân chống xuống sàn và gập gối trái vào sát thân mình. 

Bước 2: Nâng cổ và vai lên ép sát cằm và đầu gối giữ trong vòng 15 giây.

Bước 3: Đưa chân về vị trí ban đầu và thực hiện động tác tương tự đối với chân phải. Mỗi ngày tập 15 phút thực hiện 2 lần sáng tối để có kết quả tốt nhất.

  1. Tư thế lưng mèo

Tác dụng: giảm đau nhức phần lưng, cổ, tăng sức mạnh cho cổ tay, tốt cho tiêu hóa và giúp máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra tư thế này còn giúp bạn giảm căng thẳng, giải tỏa stress một cách hiệu quả.

Tư thế lưng mèo

Bước 1: Nằm sấp trên sàn hoặc bề mặt phẳng. Chống hai gối tạo góc vuông 90 độ với mặt sàn, chống tay xuống sàn như tư thế bò.

Bước 2: Đẩy lưng cong lên trên sao cho phần đầu và cổ gập cúi gập xuống giữ trong vòng 10 giây. Sau đó thực hiện các thao tác tương tự với tư thế lưng cong xuống dưới, đầu và cổ hướng lên trên giữ 10 giây.

Bước 3: Trở về tư thế ban đầu và lặp lại động tác ban đầu mỗi bên 5 lần vào buổi sáng hoặc tối.

  1. Đứng tay đơn kéo chân

Tác dụng: Giúp giảm căng thẳng ở các khớp đầu gối, thư giãn khớp hông và lưng. 

Bài tập kéo chân gập gối

Bước 1: Chân bước sang ngang dang rộng bằng vai, gập chân phải ra sau dùng tay phải ép sát vào mông và giữ giữ thăng bằng cố định trong 30 giây. Lưu ý để đạt được kết quả luyện tập như ý bạn hãy kéo căng chân hết sức có thể.

Bước 2: Thả lỏng và đưa chân phải về tư thế ban đầu. Thực hiện tương tự với chân trái giữ 30 giây và mỗi bên thực hiện 3 lần và làm 3 lần trong ngày để có kết quả như ý.

Qua bài viết trên bạn đã biết khi bị khô khớp phải làm sao rồi đấy! Hãy khám chữa ngay khi cơ thể có dấu hiệu khô khớp để tránh những hậu quả khôn lường về sau. Bảo vệ xương khớp của bạn đúng cách để tận hưởng hương vị cuộc sống và làm những điều mình thích nhé!

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị còi xương

24/07/2015 Miss Đẹp

Còi xương không phải là một bệnh hiểm nghèo như ung thư mà hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục hợp lý sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hay những di chứng ảnh hưởng xấu đến ngoại hình gây cho trẻ những tự ti và mặc cảm khi trưởng thành. Những biến chứng của bệnh còi xương sẽ được khát quát cụ thể trong bài viết dưới đây của chúng tôi. Mời các bạn đọc theo dõi!

Khi bị còi xương ở trẻ nhỏ có thể sờ thấy xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó, có thể dẹt phía sau hoặc một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu.suy dinh dưỡng

Khi trẻ lớn hơn, còi xương làm biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn, các xương chi xuất hiện vòng cổ tay cổ chân. Các cơ nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không được điều trị kip thời sẽ để lại những di chứng nặng nề như: biến dạng lồng ngực, ngực nhô ra phía trước như ngực ức xương gà, gù vẹo cột sống,chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát…Ảnh hưởng xấu đến ngoại hình của trẻ, từ đó tác động tiêu cực đến tâm lí và tinh thần của trẻ làm cho luôn cảm thấy tự ti mặc cảm.

Còi xương khiến cho khung chậu bị hẹp lại gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái sau này.

Thiếu canxi và vitamin D dẫn đến còi xương làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Chiều cao của trẻ không đạt chuẩn, dậy thì muộn, trẻ chậm lớn, thấp bé, nhẹ cân, xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại.ho-khan

Bên cạnh đó, còi xương còn ảnh hưởng đến chức năng hô hấp cũng như hệ thần kinh của trẻ do bị xương chèn ép.

Nguy hiểm hơn, đối với những trường hợp bị còi xương nặng, trẻ có thể bị tử vong do thiếu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp hay những trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp và điển hình là viêm phổi.

Còi xương là một bệnh có thể phòng ngừa được và điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng hiểu cặn kẽ, nhiều bà mẹ cho rằng chỉ có trẻ bị suy dinh dưỡng mới bị còi xương nhưng trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương do nhu cầu về canxi và vitamin D lớn mà cơ thể lại không đáp ứng đủ dẫn tới còi xương.Mẹ sinh con trên 3,6 kg có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Do vậy, các mẹ không nên chủ quan mà cần chú ý con mình để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh còi xương, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Dấu hiệu nào chứng tỏ con bạn đã bị còi xương?

24/07/2015 Miss Đẹp

Còi xương là một bệnh lý về xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi vì đây là giai đoạn phát triển nhất của xương. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ, thậm chí còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, theo trẻ hết cuộc đời. Vậy dấu hiệu nào chứng tỏ con bạn đã bị còi xương? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

Giấc ngủ ngắnkhóc thét

Trẻ bị còi xương thường có giấc ngủ ngắn, ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình vàvà khóc đêm,…

Ngoài ra, trong khi ngủ, bé còn hay ra mồ hôi trộm.

Táo bónMột số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Hay bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống cũng là một dấu hiệu của trẻ bị còi xương. Ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ hay kêu đau bụng nhưng chỉ đau ít và trong thời gian ngắn.

Đau nhức xương

Vào buổi chiều hoặc tối muộn, trẻ hay kêu đau nhức xương, tình trạng này hay gặp ở những xương dài, điển hình là xương cẳng chân.

Rụng tóc

Ban đầu, chỉ có một vài sợi tóc vương trên gối của trẻ nên khiến cha mẹ không chú ý và thường bỏ qua dấu hiệu này. Nhưng sau đó, tóc có thể rụng thành từng mảng, có thể tròn nhẵn thín vùng sau gáy hoặc rụng thành hình vành khăn nối từ tai bên này sang tai bên kia.

Các biểu hiện về xương

Thóp của trẻ bị còi xương thường rộng, bờ thóp mền, lâu kín. Đầu bị bẹp hình cá trê.

Nếu trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ ( còi xương bào thai) thì dấu hiệu rõ rệt nhất sau 3 tháng sau sinh là trẻ bị mọc bướu trên đỉnh đầu hoặc bướu trán (trán dô).

Biến dạng xươngsuy dinh dưỡng

Các trường hợp còi xương nặng còn xuất hiện rất nhiều di chứng nặng nề như:

Từ 6-12 g đầu sau sinh sẽ xuất hiện các nốt sần trên các đầu xương sườn ( chuỗi hạt sườn) hoặc xương sườn bị cong gây biến dạng lồng ngực (ngực dô ức gà).

Sau một tuổi, còi xương sẽ ảnh hưởng tới chi của trẻ khi trẻ tập đi, gây biến dạng chi như cong xương chi dưới (chân vòng kiềng), đầu gối vẹo ra ngoài, gù vẹo cột sống, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao.

Chậm mọc răng

Thông thường, trẻ sẽ mọc răng ở tháng thứ 6 với bé gái và tháng thứ 8 với bé trai.

Chậm phát triển vận động

Trẻ bị còi xương thường biết lẫy, biết bò và biết đi chậm hơn trẻ bình thường.

Ngoài ra, trong trường hợp còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

Các mẹ cần hết sức lưu ý rằng còi xương không chỉ gặp ở những trẻ suy dinh dưỡng mà còn gặp ở cả những trẻ bụ bẫm, vì vậy không nên chủ quan.

Hãy cẩn trọng vì rất có thể trẻ nhà bạn đã bị còi xương?

22/07/2015 Miss Đẹp

Còi xương là một dạng bệnh lí của xương, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh tuy không quá khó chữa nhưng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí những biến chứng này có thể đi theo trẻ suốt đời.

Nguyên nhân nào dẫn đến còi xương ở trẻ?

1. Thiếu ánh nắng mặt trời

Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh còi xương ở trẻ em do thói quen kiêng cữ quá mức của các ông bố bà mẹ cho trẻ với tâm lí sợ trẻ tiếp xúc với ánh nắng sớm sẽ hay bị ốm. Đây là một suy nghĩ vô cùng sai lầm của những ông bố bà mẹ thiếu hiểu biết. Nó đã vô tình khiến cho con trẻ không được tận hưởng nguồn ánh nắng dồi dào, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là đối với hệ xương khớp, do đó trẻ rất dễ bị còi xương.

2. Sai lầm trong chế độ ăn của trẻ

Những người bị viêm đại tràng không được uống sữa

Dưới một tuổi là giai đoạn trẻ cần được bổ sung lượng vitamin D rất lớn cho việc phát triển hệ xương khớp. Do đó ở những trẻ uống quá nhiều sữa bò so với sữa mẹ hay những trẻ ăn quá nhiều chất bột và chất đạm trong bữa ăn dặm sẽ làm tăng đào thải canxi trong nước tiểu làm cho trẻ rất dễ bị mắc bệnh còi xương.
Hay cũng có thể do trong chế độ ăn dặm của trẻ không có dầu mỡ hoặc quá ít làm cho quá trình dung nạp dẫn đến không có dung môi hòa tan để hấp thụ vitamin D dânx đến trẻ bị còi xương.

3. Một vài yếu tố thuận lợi

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi của trẻ càng nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh còi xương càng cao. Hơn thế, ở những trẻ sinh non thiếu tháng nhẹ cần sẽ thiếu hụt một lượng lớn vitamin D nên rất dễ bị mắc bệnh còi xương. Ngoài ra, ở những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, nhiễm khuẩn, hay những trẻ quá bụ bẫm, sinh vào mùa đông và bị tiêu chảy kéo dài cũng có nguy cơ bị còi xương cao.

Cha mẹ đừng nhầm lẫn còi cọc và còi xương!suy dinh dưỡng

Còi cọc và còi xương là hai bệnh rất dễ nhầm lẫn, do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Trẻ còi cọc là những trẻ bị suy dinh dưỡng, các chỉ số về cân nặng và chiều cao của trẻ đều thấp hơn trẻ bình thường, có thể kèm theo còi xương hoặc không.
Bệnh còi xương có thể gặp ở cả những trẻ bụ bẫm, do nhu cầu về canxi và photpho cao hơn bình thường.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị còi xương

21/07/2015 Miss Đẹp

Còi xương là một bệnh thường gặp ở những trẻ dưới 3 tuổi do tình trạng thiếu hụt vitamin D dẫn đến tình trạng giảm hấp thu và chuyển hóa Canxi và Photpho. Đây là một bệnh không khó điều trị, khoảng 70% trẻ sẽ khỏi bệnh khi được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Vậy cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị còi xương? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi!suy dinh dưỡng

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ, chủ yếu là canxi và photpho, vitamin D làm tăng hấp thụ canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào qúa trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Ngoài ra vitamin D còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hằng định. Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thụ đủ canxi và photpho, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo xương của trẻMẹ sinh con trên 3,6 kg có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo gồm D2 đến D7, trong đó hai chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3, D3 được tổng hợp từ các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, nếu được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì lượng D3 tạo ra đủ cho nhu cầu của cơ thể. 

Do đó, cha mẹ cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày. Cho trẻ ở trần ( chân, tay, lưng, bụng lộ ra ngoài) dưới ánh nắng mặt trời từ 10-15 phút. Nếu sinh con vào mùa đông, có thể cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. 

Cho trẻ uống vitamin D

Bạn nên cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ ngày trong 4-8 tuần. Trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5000 – 10000 UI/ngày trong một tháng.

Bạn cũng có thể cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/lần, 3 tháng tiêm nhắc lại 1 lần trong năm đầu tiên.

Bổ sung các chế phẩm giàu canxiđồ ăn nhiều canxi

Ở những trẻ còn đang trong giai đoạn bú, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi trong các bữa ăn để tăng lượng canxi trong sữa mẹ cho trẻ bú.

Với những trẻ đã ăn dặm, cần bổ sung vào  bữa ăn của trẻ các loại thực phẩm giàu canxi như thịt, cá, trứng, sữa,…

Ngoài ra, cần cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như canxi B1-B12-B6, 1-2 ống/ngày. Trẻ lớn hơn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.

Bạn không nên cho trẻ cai sữa quá sớm và cần lưu ý rằng vitamin D là loại vitamin tan trong dầu, do vậy cần bổ sung một lượng dầu mỡ vào bữa ăn của trẻ. Nếu thiếu dầu mỡ thì vitamin D sẽ không được hấp thu tại ruột non, đó cũng là lý do mà cho dù bạn bổ sung bao nhiêu vitamin D đi chăng nữa thì trẻ vẫn bị còi xương.  

 

 

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status