• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Điều trị bệnh đau thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu.

02/06/2015 Phương Diên

Phương pháp châm cứu là phương pháp chữa bệnh Đông y, có khả năng điều trị được rất nhiều bệnh. Đây là phương pháp an toàn lại cho hiệu quả chữa trị cao nên được rất nhiều người tin dùng. Trong các bệnh mà châm cứu có thể chữa trị, có bệnh đau thần kinh tọa. Phương pháp châm cứu sẽ đem lại sự phục hồi nhanh chóng cho người bệnh đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa là bệnh thường gặp ở nam giới, những người trong độ tuổi từ 35-60 và làm những công việc lao động chân tay.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Do làm việc sai tư thế, do bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống, do dị tật bẩm sinh cột sống, do lao cột sống, ung thư cột sống. Do bệnh lý về khớp vùng chậu.

Khi bị đau thần kinh tọa, bệnh nhân thường cảm thấy đau lưng lan dọc xuống chi dưới một hoặc hai bên, cơn đau kéo dài âm ỉ, có lúc dữ dội, có thể đi kèm với triệu chứng tê, nóng, râm ran như kiến bò.

Để điều trị đau thần kinh tọa, bệnh nhân có thể uống thuốc giảm đau, bấm huyệt, châm cứu, điều trị bằng vật lý trị liệu….Trong các phương pháp điều trị, châm cứu là phương pháp chữa bệnh phổ biến và cho hiệu quả nhanh, lại an toàn.

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở dùng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp đả thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, giúp hạn chế và đẩy lùi bệnh tật. Khi chữa đau thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu, bệnh nhân sẽ được chữa trị tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh, các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh.

Người châm cứu sẽ chọn các huyệt thận du, đại trường du, thừa sơn, ủy trung, thừa phù, trật biên và dùng phương pháp tả. Khi châm cứu, bệnh nhân cần đạt cảm giác căng tức và chỉ châm cứu các huyệt bên chân bị đau.

Với các huyệt mệnh môn, túc tam lý, bác sỹ dùng phương pháp châm bố, lưu kim 20 phút, rút kim nhanh và bịt miệng nhanh. Có thể kết kopws phương pháp giác nóng để nâng cao tác dụng giảm đau và mau phục hồi.

Ngoài ra, còn dựa vào tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị trí nông sâu của từng bệnh nhân mà có thể sử dụng thêm các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau.

Một liệu trình điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu kéo dài từ 1-2 tuần, giữa các liệu trình có thể nghỉ từ 5-7 ngày.

Sau đợt điều trị, nếu tình trạng bệnh nhân vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt, bác sỹ sẽ cho bệnh nhân nghỉ 5 ngày để tránh tình trạng nhờn thuốc rồi tiếp tục châm cứu, kết hợp giác hơi, ấn các huyệt vị, xoa bóp và dùng đèn hồng ngoại, máy sinh vật điện từ chiếu vào vùng bị bệnh. Kết hợp các phương pháp cùng điều trị sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Phương pháp châm cứu giúp chữa bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả. Nó đã giúp nhiều bệnh nhân chữa khỏi bệnh và tôi tin chắc rằng nó cũng sẽ có hiệu quả với bạn.

Nguồn: Tổng hợp

Đau dây thần kinh tọa phải kiêng cữ chuyện chăn gối?

02/06/2015 Phương Diên

Đau dây thần kinh tọa là bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Khi mọi người ngồi làm việc quá lâu trong văn phòng, ít vận động, hoặc làm những công việc nặng quá sức …Đau dây thần kinh tọa ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như cuộc sống lao động của bệnh nhân. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng :” Đau dây thần kinh tọa có ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người bệnh và bệnh nhân phải kiêng cữ chuyện chăn gối có phải không?” Để trả lời câu hỏi trên, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Chị Duyên- Sóc Trăng có hỏi rằng: Chồng chị năm nay 29 tuổi bị bệnh đau dây thần kinh tọa. Khi đi khám, bác sĩ có dặn là về nhà tuyệt đối kiêng cữ chuyện chăn gối. Hiện đang vợ chồng chị cảm thấy rất lo lắng và bi quan, chị muốn được hỏi là bệnh đau thần kinh tọa có gây bất lực cho chồng chị và anh chị có thể có con không vì hiện tại anh chị mới cưới và năm nay định có con đầu lòng.

Trả lời thắc mắc của bạn, bác sĩ đưa ra câu như lời như sau:

Đau thần kinh tọa là bệnh có thể chữa khỏi và đây là bệnh không liên quan đến đời sống tình dục của đàn ông. Lý do là trung tâm thần kinh điều khiển sự cương cứng dương vật và thần kinh tọa là hai bộ phận có chức năng riêng biệt.

Bác sĩ mà chị Duyên khám có nói là chồng chị phải kiêng cữ chuyện chăn gối là do ở giai đoạn đau thần kinh tọa cấp tính, người bệnh được khuyên nên nằm bất động trên giường để tránh làm khối thoát vị dịch chuyển chèn ép thêm thần kinh. Điều này dễ hiểu là tại sao phải kiêng luôn việc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, chỉ khi ở thời điểm cấp tính, bệnh nhân mới cần nằm bất động trên giường và tránh mọi hoạt động mạnh, còn khi cơn đau tạm thời lắng xuống hoặc bệnh đã được điều trị thì mọi sinh hoạt của bệnh nhân có thể diễn ra bình thường, kể cả chuyện sinh hoạt tình dục.

Vì vậy, bạn Duyên không nên lo lắng, vì đau dây thần kinh tọa không gây bất lực cũng như vô sinh ở nam giới. Chồng bạn có thể điều trị để bệnh mau chóng khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị, nên có chút điều tiết trong những động tác phòng the. Vì đau dây thần kinh tọa chủ yếu phát tích từ thắt lưng trở xuống, trong khi đây lại là vùng hoạt động nhiều khi quan hệ tình dục. Vì vậy, để cuộc vui không bị gián đoạn, cả hai vợ chồng nên cùng thảo luận để đưa ra được những tư thế phù hợp, giúp giảm đau trong điều trị thần kinh tọa.

Khi quan hệ tình dục, vợ chồng nên chọn tư thế nằm ngửa, hông và gối hơi thấp. Nên chọn địa điểm quan hệ là mặt giường phẳng, cứng, không nên dùng nệm. Hạn chế các động tác phải chuyển mình nhiều hay ngồi xổm…Người vợ lúc này có thể làm thay vị trí của người chồng, nên linh hoạt chuyển động tác nhiều hơn chồng, để giúp người chồng tránh được những cơn đau dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa là bệnh không liên quan đến đời sống tình dục. Vì vậy, các cặp vợ chồng không nên quá lo lắng, hãy nên tập trung điều trị bệnh sao cho bệnh mau chóng được chữa trị triệt để.

 Nguồn: Tổng hợp

Mã tiền chế, giúp giảm đau trong điều trị thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa.

01/06/2015 Phương Diên

Thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa là hai bệnh có triệu chứng là những cơn đau gây khó chịu cũng như khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt và lao động của người bệnh. Để giảm các cơn đau của hai bệnh, hiện nay có các loại thuốc giảm đau của Tây y, tuy nhiên chúng chỉ giảm đau tức thời và gây ra tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Vì vậy, xu hướng sử dụng các dược liệu để làm giảm đau cho bệnh thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa đang được nghiên cứu và áp dụng. Trong đó có loại thảo dược là mã tiền chế là loại dược liệu quý có tác dụng giảm đau chống viêm rất mạnh, được dùng trong các bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa.

Để giảm những cơn đau do thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa, bệnh nhân thường dùng các thuốc giảm đau chống viêm của Tây y. Chúng có tác dụng giảm đau nhanh chóng, nhưng thời gian tác dụng ngắn, lại gây nhiều tác dụng phụ. Nếu không sử dụng đúng cách, có thể gây thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hoa, xuất huyết nội tạng do rối loạn đông máu, phá hủy tế bào gan…Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cần phải thận trọng, đặc biệt là những người có tiền sử về bệnh dạ dày và gan mật, phải tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, tránh tự ý sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc Tây có nhiều nhược điểm như vậy, cho nên hiện nay các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền đang được ưu tiên hơn cả. Theo y học cổ truyền, các vị thuốc có tác dụng trừ phong thấp, hành khí hoạt huyết có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Trong số những vị thuốc có tác dụng giảm đau, mã tiền là một trong những vị thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm rất mạnh, được dùng trong y học hiện đại lẫn y học cổ truyền.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Mã tiền là hạt cây mã tiền. Theo nghiên cứu của các nhà dược học, trong hạt cây mã tiền có hai hoạt chất hóa học chính là alkaloid Strychnin và Brucin. Trong đó, Brucin là hoạt chất có tác dụng chống viêm giảm đau mạnh nhất, nó làm tăng hưng phấn thần kinh, làm tê thần kinh cảm giác, ức chế vị khuẩn. Chính vì vậy, nó có tác dụng giảm đau nhanh chóng khi người bệnh bị đau do chấn thương, đau trong các bệnh xương khớp, co cơ, chèn ép thần kinh, đau thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa.

Mã tiền là “ thuốc có độc mạnh” vì vậy, để sử dụng làm thuốc, trước hết các chất độc trong Mã tiền cần được trừ khử, để các hoạt chất tác dụng tăng lên. Mã tiền có công dụng giảm đau chống viêm như các thuốc Tây y, tuy nhiên, thuốc có ưu điểm là không gây tác dụng phụ. Nếu bào chế đúng, vị thuốc này còn có khả năng giúp mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa, lợi gân cốt.

Vì vậy, đây là vị thuốc quý trong điều trị thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa.

 Nguồn: Tổng hợp

5 thói quen xấu gây ra đau dây thần kinh tọa.

01/06/2015 Phương Diên

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể thuộc đám rối thắt lưng cùng. Biểu hiện khi bị đau dây thần kinh tọa đó là người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt từ thắt lưng xuống mông, rồi lan xuống đùi, cẳng chân, bàn chân. Cơn đau còn kèm theo những rối loạn cảm giác ở vùng da như: tê bì, rát bỏng hoặc râm ran như kiến bò. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa chủ yếu là do người bệnh bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng đoạn L4, L5, L5-S1. Tuy nhiên, một số thói quen xấu của người bệnh cũng là nguy cơ gây ra đau thần kinh tọa. Dưới đây là 5 thói quen xấu gây bệnh mà các bạn cần tránh.

  1. Mang vác vật nặng sai cách.

Khi mang vác vật nặng, chúng ta thường có thói quen là cúi xuống và vác trực tiếp vật nặng lên. Điều này làm cho cột sống của chúng ta dễ bị tổn thương, gây chèn ép các dây thần kinh và dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

  1. Bỏ ví ở túi sau quần.

Đây là một thói quen rất quen thuộc của nam giới, tưởng trừng như vô hại, nhưng thực chất đây lại là một nguy cơ có ảnh hưởng xấu đối với bệnh đau dây thần kinh tọa. Vì khi để ví ở túi sau quần, nó sẽ làm thay đổi trọng tâm của cột sống, cũng như phần chậu hông và đáy chậu. Đông thời, ví sẽ làm ngăn cản sự lưu thông máu, chèn ép vào các dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh tọa. Để ví ở túi quần sau khi ngồi hoặc nằm, một bên hông sẽ bị đội cao, sẽ làm cho cột sống và các cơ phải điều chỉnh để tạo cân bằng cho cơ thể. Lâu dần sẽ gây vẹo cột sống và hình thành gai cột sống.

  1. Nằm đệm quá mềm hoặc nằm võng.

Khi nằm đệm quá mềm hoặc nằm võng , cơ thể bị lún xuống, cột sống uốn cong, các cơ vùng cột sống và mông co lại để giữ cơ thể cân bằng và nó gây chèn ép vào dây thần kinh tọa. Lâu dần sẽ dẫn đến đau thần kinh tọa.

  1. Đi giày cao gót.

Giày cao gót là một đồ dùng được rất nhiều phụ nữ yêu thích. Giày cao gót khiến phụ nữ trông đẹp và quyến rũ hơn, tuy nhiên, thói quen đi giày cao gót lại gây ra khá nhiều phiền toái cho các chị em như: đau đầu ngón chân, căng cơ vùng cẳng chân, đặc biệt là đau lưng và đau thần kinh tọa.Đi giày cao gót khiến phần trọng tâm cơ thể bị thay đổi, chậu hông ưỡn ra phía trước. Cột sống đoạn thắt lưng không ở vị trí tự nhiên mà chịu hai lực ngược chiều nhau từ trên xuống do trọng lực cơ thể và từ dưới lên do gót giầy cao đẩy toàn bộ vùng phía sau chân, mông và hông lưng lên. Các khối cơ ở đây co lại, cột sống mất đường cong sinh lý, khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép.

  1. Chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ.

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe nói chung cũng như các bệnh về thần kinh cơ xương khớp nói riêng. Ăn quá nhiều khiến cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm tăng áp lực lên cột sống và các khớp, lâu dần sẽ bị thoái hóa và chèn ép vào các dây thần kinh.

Uống rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động, tập thể dục cũng là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa và làm tinh trạng bệnh nặng hơn khi đã bị bệnh.

Vì vậy, chúng ta cần điều chỉnh lại các thói quen hàng ngày sao cho hợp lý để phòng tránh cũng như giảm các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa.

 Nguồn: Tổng hợp

Bài tập cho chứng bệnh đau thần kinh tọa

05/05/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: thoát vị đĩa đệm, nâng vác sai tư thế…căn bệnh này xâm nhập ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn là ở nam giới. Có rất nhiều phương pháp để chữa trị bệnh đau thần kinh tọa như tây y, đông y, trị liệu vật lý…Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số bài tập có tác dụng tốt trong việc điều trị cũng như phòng tránh bệnh tái phát.

1. Một số đối tượng nên áp dụng bài tập

Các bài tập về đau thần kinh tọa áp dụng cho các bệnh nhân bị đau thắt lưng do thoái hóa đĩa đệm. Trong đó có bài tập tác dụng làm dãn cột sống, tác dụng tương tự như kéo dãn cột sống thắt lưng, có bài tập làm mạnh các cơ thành bụng và khối cơ lưng, giúp giữ vững cột sống thắt lưng.

Với những bài tập đơn giản, chỉ cần bạn tập luyện thường xuyên và đều đặn thì sẽ duy trì được một cột sống trẻ lâu, chậm thoái hóa đĩa đệm, khả năng chịu đựng lực trọng tải của cột sống tốt hơn, các động tác trở nên thuần thục, có khả năng tránh được các tổn thương do các chấn thương hoặc các động tác sai tư thế đến bất ngờ trong lao động hoặc sinh hoạt. Với những người cao tuổi, phụ nữ sau mạn kinh, tập luyện còn làm giảm được bệnh lý loãng xương.

2. Một số nguyên tắc khi luyện tập

  • Một nguyên tắc mà bệnh nhân nên nhớ và lưu ý là hãy để cơ thể thích ứng bằng việc khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện các bài tập đau thần kinh tọa, bạn có thể khởi động nhẹ nhàng như chạy tại chỗ hoặc tập một số động tác nhẹ nhàng buổi sáng
  • Khi áp dụng một bài tập nào đó thì trong quá trình tập cũng như sau tập, người bệnh phải cảm thấy dễ chịu, không đau tăng. Nếu thấy đau tăng cần điều chỉnh lại kỹ thuật của bài tập, có thể do vận động nhanh, đột ngột hoặc vận động quá tầm có thể chịu đựng. Nếu sau điều chỉnh vẫn thấy đau tăng cần ngừng bài tập đó.
  • Một lần tập nên kéo dài 30 phút đến một giờ, kể cả thời gian thư dãn. Kết thúc buổi tập cần thư dãn ít nhất 10 phút ở tư thế nằm thoải mái hoặc lặp lại các động tác khởi động như trước buổi tập. Tập hàng ngày, mỗi ngày một đến hai lần, một tuần ít nhất tập năm ngày, một đợt ít nhất hai tháng.

3. Hai bài tập giúp giảm đau và phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa

  • Bài tập 1

Người tập nằm sấp trên sàn, mặt nghiêng về một bên, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống mặt sàn, hai chân khép, thở đều.

+ Từ từ hít vào và nâng chân phải lên trong khi chân phải vẫn giữ thẳng, nâng càng cao càng tốt. Chân trái vẫn duỗi thẳng và sát mặt sàn, cột sống lưng hơi ưỡn về phía trước. Thời gian từ lúc bắt đầu nâng chân đến khi nâng tối đa khoảng 5 giây.

+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.

+ Từ từ thở ra và hạ chân phải xuống mặt sàn, động tác này kéo dài khoảng 5 giây.

Nghỉ khoảng 5 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên với chân trái. Mỗi động tác làm 5 lần luân phiên chân phải rồi chân trái, tổng cộng 10 lần.

  • Bài tập 2

Tư thế nằm sấp như bài tập 1.

+ Hai chân khép, từ từ hít vào và nâng hai chân lên khỏi mặt giường càng cao càng tốt, hai chân vẫn thẳng, bàn và ngón chân duỗi, cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.

+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.

+ Từ từ thở ra và hạ hai chân xuống sát mặt sàn, thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.

+ Nằm thư dãn 10 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên 10 lần.

Với 2 bài tập đơn giản mà chúng tôi đã giới thiệu phía trên, khi sử dụng các bài tập này, bạn hãy kết hợp với việc áp dụng các nguyên tắc trước khi tập sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn.

Nguồn: Tổng hợp

Đau thần kinh tọa ở nam giới

04/05/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở nam giới. Bệnh đau thần kinh tọa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, nếu không tìm ra nguyên nhân gốc rễ và phương pháp điều trị đúng cách sẽ rất nguy hiểm.

Một số nguyên nhân dẫn tới đau thần kinh tọa ở nam giới

1. Hút thuốc lá nguy cơ gây đau thần kinh tọa ở nam giới

Theo một số nghiên cứu mới đây, nam giới hút thuốc lá nhiều thường có nguy cơ bị đau thần kinh tọa rất cao 2-3 lần so với người không hút thuốc, bởi trong thuốc lá có rất nhiều chất kích thích độc hại đến xương sống, chức năng sụn đệm cột sống của xương cột sống dần dần bị thoái hoá…Người bệnh hút thuốc thường dễ bị loãng xương và sự gia tăng các thành phần hóa học trong máu dẫn tới các cơn đau lưng.

Để phòng ngừa thì tốt nhất là không nên hút thuốc lá, trong trường hợp, nam giới bị đau thần kinh tọa mà không hút thuốc lá kết hợp với chế độ luyện tập thể dục đều đặn sẽ khiến bệnh tình nhanh chóng khỏi bệnh hơn rất nhiều.

2. Đau thần kinh tọa do chế độ ăn uống không hợp lý

Việc ăn uống không hợp lý là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa ở nam giới rất nhiều, những người bệnh không bổ sung thêm các chất khoáng khoáng như canxi, phốt pho, kali và magiê có thể dẫn tới bệnh loãng xương, làm cho xương cột sống dễ gãy và xốp.

Cần phải điều trị thế nào?

Cần phải ăn thường xuyên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với căn bệnh đau thần kin tọa như ăn một số loai thực phẩm như pho mát tươi béo, bắp cải, cà rốt, các loại đỗ, đậu côve, gạo, củ cải đỏ, hồ đào… Chúng ta vẫn có thói quen ăn đường trắng, tuy vậy cũng nên hạn chế bởi cơ thể muốn hấp thụ được thì phải tiêu hao một số dưỡng chất và điều đó làm cho cột sống của chúng ta yếu đi.

3. Thận cũng là nguyên nhân dẫn tới đau thần kinh tọa

Ở nam giới việc đau thần kinh tọa có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thận cũng là một trong số nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa, tình trạng vỏ bọc thận bị căng cứng đột ngột do sạn bị nghẽn ở niệu quản (ống dẫn tiểu đi từ thận xuống bọng đái. Bệnh nhân đau lăn lộn nằm, đứng không yên, đau gập nhười lại.

Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày. Chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol. Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp. Dừng hút thuốc lá, vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn. Tập thể dục thể thao mỗi ngày. Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận. Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.

4. Đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cốt sống

Là do các chấn thương cột sống, tư thế xấu trong lao động. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống. Hơn 90% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm nếu không điều trị có thể khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời do bị liệt, có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ…Nằm nghỉ, dùng thuốc giảm đau, kháng viêm không, vật lý trị liệu…

Đau thần kinh tọa hiện đang rất phổ biến ở nam giới, vì vậy cần phải có những biện pháp cũng như cách phòng tránh giúp bệnh tình ngày càng được cải thiện tốt hơn.

 Nguồn: Tổng hợp

Chứng bệnh đau thần kinh tọa

04/05/2015 Phương Diên

Bạn đã bao giờ gặp các vấn đề về đau thần kinh tọa, đau cột sống? Bạn bị đau lưng lâu ngày? Người thân và bạn bè của bạn cũng nằm trong tình trạng bị đau lưng giống bạn?

Trong cuộc đời có lẽ chẳng ai là không bị mắc chứng đau lưng một lần nào. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ của bệnh tình mà có người đau nhẹ, có người thì đau nhói. Có một số người cho rằng hãy sử dụng phương pháp phẫu thuật để chữa đau lưng..

Một số biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa là là suy yếu lưng, cảm giác bị đau mạn tính vùng thắt lưng, đau hông và đùi khi ngồi và đi bộ, cảm giác khó cúi người xuống, khó ưỡn ra đằng sau hay nghiêng về phía trước. Khi bạn mắc chứng bệnh này, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu vì những cơn đau nhức và dai dẳng.

Các triệu chứng này thường xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng tập trung chủ yếu ở những người trung niên, những người có đặc điểm nghề nghiệp đặc thù như dân văn phòng, người lao động, người làm nghề bốc vác…. Bệnh đau thần kinh tọa có một điểm khá kỳ lạ đó là một số bệnh nhân mắc bệnh cảm thấy đau đớn ngay sau khi các đĩa đệm thoái hóa trượt lên nhau trong khi một số khác lại không hề cảm thấy gì cho đến khi họ nâng một vật nặng.

Căn bệnh này thường tập trung với những người trung niên, nhưng điều đó không có nghĩa rằng các thanh niên trẻ trung không bị ảnh hưởng. Đã có một số trường hợp căn bệnh đau thần kinh tọa xuất hiện mới chỉ ở độ tuổi chưa đến 20. Những người trẻ tuổi bị mắc phải căn bệnh thường là do lưng gặp phải các chấn động mạnh hoặc nâng đồ vật quá nặng không đúng tư thế. Sau khi bị chấn động, các đĩa đệm sẽ bị tổn thương, rách hoặc thậm chí trở nên khô cứng do bị mất nước dẫn đến không còn tính linh hoạt, đàn hồi như trước và mất chức năng giảm xóc, chống đỡ cho các đốt sống. Các bộ phận khác của cơ thể nếu bị tổn thương thì nó có thể hồi phục nhanh chóng do hấp thụ các chất dinh dưỡng và oxi trong máu. Nhưng đối với đĩa đệm, dòng máu chảy qua cực kỳ ít nên việc tự phục hồi gần như là không thể.

Nhiều người nghĩ rằng phẫu thuật là phương pháp giải quyết tốt nhất cho đau thần kinh tọa nhưng điều này thật sự không đúng. Phẫu thuật chỉ nên là giải pháp cuối cùng khi rất nhiều phương pháp khác thất bại bởi phẫu thuật chứa rất nhiều rủi ro. Một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả nhất là phương pháp vật lý trị liệu.

Có rất nhiều trường hợp đau lưng chỉ là hậu quả của chứng teo cơ hoặc các vấn đề mà bạn hoàn toàn có thể tự điều trị. Dù bạn sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì hay kết hợp nó với việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, và tránh nâng vác nặng với các tư thế không đúng. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể nhanh chóng chữa trị được căn bệnh này.

Đau thần kinh tọa có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi, chán nản không muốn làm gì, tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng nếu bạn tìm ra nguyên nhân gốc của căn bệnh và phương pháp điều trị phù hợp, bạn sẽ nhanh chóng khỏe mạnh và hoàn toán không còn chứng bệnh đau thần kinh tọa.

Nguồn: Tổng hợp

3 tư thế ngủ chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

02/05/2015 Phương Diên

Có lẽ không ai mong muốn có một cuộc sống không bình yên với những đơn đau quằn quại do bị đau thần kinh tọa gây ra. Việc đau thần kinh tọa khiến bạn cảm thấy khó chịu nhất là những lúc bị nhói càng khiến cho bạn mệt mỏi. Có một số nghiên cứu đã cho rằng, việc chuẩn bị chu đáo cho giấc ngủ của ngày hôm trước sẽ giúp bạn giảm đau thần kinh tọa. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 3 tư thế ngủ chữa đau thần kinh tọa hiệu quả.

Các tư thế ngủ có thể làm giảm đau lưng và đau thần kinh tọa hiệu quả. Có một số nguyên nhân dẫn đến việc mắc chứng đau thần kinh tọa, trong đó, có nguyên nhân là họ đã nằm không đúng tư thế trong khi ngủ.

Dây thần kinh hông là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người, nó bắt đầu từ lưng dưới, chạy xuống mông, chân và đầu gối. Nếu bạn ngủ không đúng tư thế, có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh hông, dẫn đến bạn sẽ không bao giờ có giấc ngủ ngon và nhiều ngày như vậy sẽ gây ra chứng đau thần kinh tọa. Ban đầu, đó là cảm giác đau, tê chân. Sau đây, là một số lời khuyên về các tư thế khi ngủ giúp bạn chữa đau thần kinh tọa hiệu quả.

  1. Không nên nằm sấp

Với tư thế này sẽ làm tăng áp lực lên cột sống của chúng ta bởi vì nó thổi phồng các kiến trúc ở lưng dưới và làm tăng áp lực gây ra đau lưng.

  1. Hãy nằm ở tư thế bào thai

Bệnh nhân nằm ở tư thế bào thai sẽ là rất tốt, vì nó làm giảm hầu hết sự căng thẳng trên lưng. Hãy đặt một cái gối ở giữa hai chân của bạn để đảm bảo một đêm yên tĩnh.

  1. Nằm ở tư thế thẳng lưng

Nếu bạn có thói quen ngủ với tư thế thẳng lưng thì bạn hãy chuẩn bị một cái một gối lớn, lông mềm và thoải mái dưới đầu gối của bạn. Với cách này, hầu hết các căng thẳng được đẩy khỏi lưng và dây thần kinh hông. Vị trí này duy trì đường cong bình thường của lưng.

Ngoài các tư thế ngủ đúng ra, bạn cũng phải kết hợp với việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Mỗi ngày bạn hãy dành cho mình khoảng 20 phút để luyện tâp. Luyện tập thể dục đều đặn và thường xuyên cũng giúp bạn giảm đau thần kinh tọa vô cùng tốt. Sau đây, là 2 bài tập thể dục bạn có thể tham khảo.

Bài 1. Uốn cong đầu gối: Để an toàn bạn hãy sử dụng một chiếc ghế hoặc bàn làm điểm tựa. Đứng thẳng, vai thả lỏng, từ từ hít vào và thở ra. Từ từ uốn cong đầu gối trong khi kéo gót chân lên. Thực hiện động tác này 7 lần. Tránh tạo áp lực trên đầu gối và lưng.

Bài 2. Uốn, vặn hông: Đây là động tác đơn giản hay xuất hiện trong các động tác aerobic. Mở chân rộng bằng vai, đứng vững. Đặt tay lên hông, xoay hông theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để thắt chặt cơ bụng 5 lần mỗi bên. Hít thở bình thường trong khi làm bài tập này.

Một tư thế ngủ phù đúng, kết hợp với việc luyện tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ giúp bạn giảm đau lưng, đau hông và đau thần kinh tọa. Cuộc sống của bạn sẽ quay lại những chuỗi ngay thoải mái với sức khỏe tốt.

 Nguồn: Tổng hợp

Hạt đu đủ giúp chữa bệnh đau thần kinh tọa

01/05/2015 Phương Diên

Bệnh đau thần kinh tọa khiến bạn đau đớn, làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp không đơn thuần chỉ gây đau đớn cho bạn mà nó còn có nguy cơ làm mất đi chức năng của các chi và đốt sống nếu các gai cột sống gãy và lọt vào bên trong cột sống cũng như các dây thần kinh xung quanh rất nguy hiểm.

1. Hạt đu đủ có tác dụng chữa đau thần kinh tọa

Đu đủ vốn có tên khoa học là Carica papaya thuộc họ đu đủ. Là cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3 – 10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50 – 70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt vàng cam, có nhiều hạt.

Quả đu đủ thường được sử dụng như một loại rau ăn khi quả còn xanh và là loại trái cây bổ dưỡng khi đã chín. Đu đủ có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc… rất tốt. Hạt đu đủ khi xanh có màu trắng và chuyển thành màu đen khi chín, có màng bọc, vị đắng.

2. Cách làm hạt đu đủ giúp chữa đau thần kinh tọa

Bước 1:

Đầu tiên, bạn hãy chọn những quả đu đủ vừa chín tới, không nên chọn quả chin nhũn quá, sau đó bổ đôi, lấy hạt ra cho vào một cái lá sạch, xát cho lớp mỏng phía trên của hạt bong ra lấy phần hạt ở phía trong,

Bước 2:

Cho toàn bộ hạt đu đủ đen vào cối giã nát, nếu cẩn thận để hạt không bị bắn hết ra ngoài thì bạn có thể cho vào một túi vải nhỏ trước khi giã. Nên nhớ trước khi giã cần phải thấm bớt nước bên ngoài, chỉ để hạt hơi ẩm.

Cho hạt đu đủ vào cối giã nát trước khi đắp lên vùng cột sống tổn thương.

Bước 3:

Dùng lạt đu đủ đã giã nát đắp vào vùng bị đau thần kinh tọa. Nên dùng gạc hay vải sạch quấn quang vùng đắp thuốc để cố định và giúp hạt đu đủ không bị rời đi. Bạn cũng có thể đắp cho vùng mắt cá hay gót chân có gai, tác dụng cũng sẽ tương tự như gai cột sống vậy.

Mỗi ngày bạn chỉ nên đắp hạt đu đủ vào cột sống 1 lần trong khoảng 30 phút. Nếu để quá lâu da bạn sẽ bị tấy đỏ và rát do hạt đu đủ để lâu trên da sẽ khiến da bạn bị bỏng. Kiên trì sử dụng trong khoảng 10 -15 ngày đối với những trường hợp nhẹ và 30 ngày trở lên với trường hợp gai đã quá to.

Khi đắp hạt đu đủ lên da sẽ có cảm giác hơi bứt dứt, như có con gì đó cắn trên da, đó là hiện tượng bình thường nên bạn không cần quá lo lắng.

Hãy sử dụng hạt đu đủ theo đúng phương pháp mà chúng tôi đã hướng dẫn phía trên, để  giúp giảm cơn đau do thần kinh tọa gây ra, đặc biệt có thể giúp bạn lấy lại sức khỏe và sức sống. Hãy kết hợp việc sử dụng hạt đủ đu với luyện tập thể dục thường xuyên và đều đặn bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được kết quả mang lại.

Nguồn: Tổng hợp

5 động tác phòng tránh đau thần kinh tọa cho dân văn phòng

01/05/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người mà phải ngồi lâu, đứng lâu, mang vác nặng như dân văn phòng, dân lao động, lái xe. Đặc biệt, những người dân văn phòng luôn có cảm giác bị tê bì khó chịu. Sau đây là một số động tác luyện tập giúp dân văn phòng tránh đau thần kinh tọa hiệu quả.

Động tác 1: Thư giãn

Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, duỗi chân, hai tay xuôi theo thân, bàn tay nắm hờ úp xuống, mắt nhắm, thả lỏng cơ thể.

Thực hiện: Hít sâu tối đa, giữ hơi 2 –  3 giây, thở ra cho hết để đuổi khí độc ra ngoài cơ thể, nín thở 2 –  3 giây. Làm như vậy 10 – 15 nhịp thở. Với động tác này có tác dụng thư giãn, mềm cơ, đã thông kinh mạch.

Động tác 2: Chào mặt trời

Chuẩn bị: Ngồi, một chân co, chân kia duỗi thẳng ra phía sau, hai tay chống xuống đất.

Thực hiện:  Hít sâu, đưa hai tay lên trời, thân ưỡn ra sau tối đa, giữ hơi, dao động thân trên và đầu theo chiều trước sau từ 2 – 6 cái, trở về vị trí ban đầu, thở ra tối đa thuận chiều có ép bụng. Lặp lại  5 – 10 lần.

Tác dụng: Giãn cơ, giải phóng chèn ép thần kinh, giảm tê bì.

Động tác 3: Dang hai chân ra xa, nghiêng mình

Chuẩn bị: Đứng thẳng, hai tay xuôi theo thân.

Thực hiện: Dạng hai chân rộng bằng vai, hít sâu tối đa, giữ hơi, nghiêng mình sang bên phải tay phải vuốt từ đùi xuống mắt cá chân, tay trái vuốt từ đùi lên nách, thở ra tối đa trở về vị trí ban đầu. Làm ngược lại với bên kia, lặp lại 15 – 20 lần.

Tác dụng: Giãn cơ, xoa từ đùi xuống mắt cá giảm triệu chứng tê bì do bệnh gây ra.

Động tác 4: Sờ đất vươn lên

Chuẩn bị: Đứng thẳng,hai chân chếch rộng bằng vai, cúi đầu, hai tay chụm vào nhau chạm đất.

Thực hiện: Hít sâu tối đa, giữ hơi, từ từ đứng thẳng dậy, đưa hai tay lên trời ra phía sau hết sức, ưỡn lưng, hai tay vẫn chụm vào nhau, đưa hai tay và đầu ra trước ra sau từ 2 – 6 cái; từ từ tách hai tay giang ngang, vòng xuống dưới, thở ra tối đa trở về vị trí ban đầu. Lặp lại 5 – 10 lần.

Tác dụng: điều khí, giãn cơ, giảm đau nhức.

Động tác 5: Xuống tấn lắc thân

Chuẩn bị: Đứng thẳng, hai tay xuôi theo thân.

Thực hiện: Bước hai chân rộng bằng vai, gối chùn hạ trọng tâm xuống tùy theo sức chịu đựng. Hai tay đan vào nhau lòng bàn tay hướng lên trên. Hít sâu tối đa, từ từ đưa tay lên qua đầu, giữ hơi dao động nghiêng sang trái, phải, thở ra tối đa từ từ trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 10 – 15 lần.

Tác dụng: Giãn cơ, lưu thông khí huyết.

Hy vọng, với những bài luyện tập đơn giản trên sẽ giúp cho những người dân văn phòng phải ngồi 8 tiếng/ 1 ngày phòng tránh được căn bệnh đau thần kinh tọa. Ngoài ra, các bạn cần lưu ý phải xây dựng cho mình chế độ ăn, uống, ngủ nghỉ hợp lý để bệnh đau thần kinh tọa không còn là nỗi lo âu với tất cả mọi người.

Nguồn: Tổng hợp

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status