• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Một số bước luyện tập phòng tránh đau thần kinh tọa

30/04/2015 Phương Diên

Bệnh đau thần kinh tọa là một căn bệnh tiềm tàng lâu ngày. Với những triệu chứng ban đầu thấy đau lưng lan dọc xuống chi dưới hay hai bên, đau âm ỉ hay dữ dội, có thể kèm theo dị cảm như kiến bò, đau ran.

Những biểu hiện của đau thần kinh tọa theo 2 kiểu sau:

– Rễ hông khoeo ngoài: Đau từ mông- mặt ngoài đùi – mặt ngoài bắp chân,xuống bờ ngoài bàn chân, lưng bàn chân và ngón cái.

– Rể hông khoeo ngoài: Đau từ mông- mặt sau đùi- mặt sau cẳng chân- gót, lòng bàn chân và ngón út.

Các triệu chứng đau thần kinh tọa thường xuất hiện và lặp lại khi bạn gắng sức làm một việc gì đó, các động tác như bạn đi lại, mang vác, hoặc xoay trở người, cúi xuống, leo cầu thang thì bệnh lại càng trở nên đau hơn rất nhiều.

Có người còn xuất hiện hiện tượng tê ngón chân, nhưng những triệu chứng này thường không được chú ý cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng thì mọi người mới biết là mình có bệnh. Tình trạng bệnh nặng như vậy nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chúng tôi xin giới thiệu một số bài luyện tập giúp phòng tránh hiệu quả bệnh đau thần kinh tọa

Phần 1: vận động đầu và khởi động cổ. Trước tiên ngẩng đầu, cúi đầu rồi quay về vị trí cũ. Tiếp theo nhìn sang trái, sang phải, nhìn nghiêng xuống dưới, lên trên. Mỗi động tác này chia làm 4 lần hô 1-2-3-4 và làm liên tục trong 4 lần. Tất cả động tác khởi động mất 5 phút. Khi khởi động xong bắt đầu tập.

Phần 2: tập trung cho cổ có tác dụng. Đầu tiên xoay đốt sống cổ, sau đó luồn tay lên nắm lấy cổ, đưa đầu cong lên hết cỡ. Sau đó là động tác chèo thuyền để vận động toàn bộ xương sống.

Phần 3: các động tác tập mạnh hơn: Động tác này người trung niên làm thì tốt hơn. Người cao tuổi cao và người già không làm được vì ở tuổi này không còn dẻo dai nữa.

Phần 4: tập theo động tác múa trong kinh kịch. Khi tập tư thế này, cả người nằm dưới đất, vặn cho xương sống thành hình chữ S vì phải để cho xương sống cổ và lưng hoàn toàn giãn ra, đặc biệt ở phần lưng và cổ. Khi tập đầu hướng xuống, mặt quay lên rất tốt cho đốt sống cổ. Bài tập này là phương pháp bảo vệ chủ yếu phần đốt sống cổ.

Bệnh đau thần kinh tọa là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó khiến cho con người trở nên khó chịu, không còn sức lực để làm việc vì lúc nào cũng có cảm giác đau nhức. Vì vậy, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ. Cần tăng cường ăn cá, tôm, gà, vịt.

Những người bị mắc chứng đau thần kinh tọa phải lưu ý rằng, phải tìm được nguyên nhân gốc rễ của bệnh tình, sau đó cần phải có sự hỗ trợ tư vấn của bác sỹ để tìm ra phương pháp chữa trị tối ưu nhất. Vì hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh đau thần kinh tọa mà không cần phải mổ, việc mổ do đau thần kinh tọa không phải lúc nào cũng tốt, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của bạn sau này.

Nguồn: Tổng hợp

2 bài thuốc từ tự nhiên giúp giảm đau thần kinh tọa

30/04/2015 Phương Diên

Căn bệnh này hay gặp ở lứa tuổi 30-60, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Một số người làm việc đặc thù như bốc vác, lái xe, cử tạ… đây là những người có khả năng bị mắc bệnh đau thần kinh tọa cao nhất. Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và sự sống của người bệnh.

Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).

1. Nghệ giúp chữa bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả

Nghệ có rất nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là đặc tính kháng viêm. Chính vì đặc tính kháng viêm nên nghệ có thể giúp giảm đau, và giảm sưng thần kinh toạ. Bạn có thể sử dụng nghệ giống như trà để uống, hoặc có thể sử dụng nghệ nấu cùng món ăn hàng ngày. Với những công dụng hữu ích trong việc chưa đau thần kinh tọa từ nghệ, những người bệnh sẽ nhanh chóng xua tan nỗi lo âu khi bị mắc chứng đau thần kinh tọa.

2. Tỏi – phương pháp hữu hiệu dùng để chữa đau thần kinh tọa

Tỏi không chỉ là nguyên liệu, gia vị thức ăn của chúng ta hàng ngày, tỏi có rất nhiều công dụng trong việc điều trị một số loại bệnh như đầy bụng, cảm, sáng mắt. Ngoài ra, tỏi cũng có một công dụng vô cùng tuyệt vời giúp bạn điều trị chứng đau thần kinh tọa hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng tỏi để nêm vào trong các món ăn hàng ngày, bạn nên ăn những món ăn có tỏi để giúp cho bệnh tình của bạn nhanh chóng được hồi phục.

Ngoài những phương pháp đơn giản, dễ làm trên bạn phải nên nhớ rằng việc luyện tập thường xuyên và nhẹ nhàng bằng các bài thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau thần kinh tọa vô cùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một số bài tập như: đi bộ, tập yoga, luyện các động tác chân tay nhẹ nhàng…

Như vậy, có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh đau thần kinh tọa, có thể điều trị bằng phương pháp đông y, tây y, cùng với việc điều trị bằng một số nguyên liệu từ tự nhiên cũng có thể nhanh chóng giúp bạn khỏi bệnh. Dù là phương pháp nào đi chăng nữa, thì bạn cũng phải cần ghi nhớ, phải kết hợp một trong các phương pháp đó với việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Ch có như vậy, mới có thể giúp bạn giảm chứng đau thần kinh tọa nhanh chóng và an toàn, đồng thời có thể khôi phục lại sức khỏe cho bạn dễ dàng.

 

 Nguồn: Tổng hợp

Chế độ ăn uống dành cho người bị mắc chứng đau thần kinh tọa

29/04/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa là căn bệnh dai dẳng, khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt và khả năng làm việc, đặc biệt đối với những người làm nghề nghiệp đặc thù như: nhân viên văn phòng, lao động chân tay, bốc vác…Bệnh này thường gặp ở độ tuổi trung niên, nam bị nhiều hơn nữ.

Ngoài việc sử dụng một số phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa theo sự hướng dẫn của bác sỹ thì người bệnh cần phải kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, như vậy mới có thể nâng cao được hiệu quả của quá trình điều trị.

  1. Nên ăn nhiều rau, củ, quả

Người bệnh cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, duy trì được tình trạng cơ thể tốt, tránh nguy cơ bị béo phì, chính vì vậy người bị mắc chứng đau thần kinh tọa cần phải ăn nhiều rau, củ quả để giảm tải trọng lên cột sống như: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế chất béo ( phủ tạng động vật như tim, gan, lòng…, mỡ động vật, các thức ăn rán, nướng, quay, đồ hộp, trứng, mì tôm ..), hạn chế đường, tinh bột (đường, bánh kẹo, cơm…), tăng cường chất đạm ( tôm, cua, cá…).

  1. Ăn nhiều thức ăn giàu canxi, vitamin

Những người bị mắc chứng đau thần kinh tọa cần ăn nhiều các thức ăn giàu Canxi ( sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, ngũ cốc, tôm, cá, rau cải chíp, rau dền, súp lơ xanh, vừng, hạt dẻ…), tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D3 để tránh loãng xương, tăng cường sự chắc khỏe của xương. Bên cạnh đó cũng cần phải ăn nhiều các chất vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B giúp phục hồi tổn thương dây thần kinh như hàu, cua, thịt bò, pho mát, nấm, bông cải xanh, nước cam, chuối, quả bơ…Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại món ăn có các vị thuốc có tác dụng chống viêm, hoạt huyết như gừng, nghệ, tỏi, ngải cứu, lá lốt.

  1. Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Những người bị mắc bệnh đau thần kinh tọa cần phải đặc biệt chú ý, không nên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá… vì những chất kích thích này làm căn bệnh của bạn ngày càng trở nên nặng hơn, gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, những người nam giới khi bị mắc chứng đau thần kinh tọa thì hãy hạn chế hoặc từ bỏ luôn những chất kích thích gây hại đến cơ thể và khiến cho bệnh tình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, những người trung niên, thanh thiếu niên hay người già đều có khả năng mắc căn bệnh này. Chính vì vậy, bạn cần phải có một số biện pháp đơn giản để phòng ngừa căn bệnh như hãy luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày bằng các động tác nhẹ nhàng, không được mang vác quá nặng, đi đứng cần phải được đúng tư thế…hoặc không nên nằm đệm quá dày, và lún sâu…

Nếu có bất kỳ hiện tượng gì bất thường bạn hãy đi khám bác sỹ ngay để có phương pháp chữa trị phù hợp và tuyệt đối phải làm theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Đặc biệt, việc kết hợp phương pháp chữa trị với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp căn bệnh của bạn được cải thiện hơn rất nhiều.

 Nguồn: Tổng hợp

Vận động đúng tư thế giúp giảm đau thần kinh tọa

28/04/2015 Phương Diên

Vận động sai tư thế ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh đau thần kinh tọa. Những người bệnh nhân mắc chứng bệnh này, nếu không biết cách vận động đúng tư thế thì bệnh tình ngày càng nặng hơn, thậm chí còn phát sinh một số bệnh khác như vẹo xương, thoái hóa….Chính vì vậy, tất cả những người chưa mắc bệnh hoặc những người đã mắc bệnh đau thần kinh tọa phải đặc biệt chú đến vấn đề vận động làm sao cho đúng tư thế.

Việc bạn vận động, đi đứng, ngồi đúng tư thế hay không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là bệnh đau thần kinh tọa càng ngày càng trở nên nặng hơn. Trong mọi hoàn cảnh, những người bệnh của chúng ta nên nhớ rằng, giữ cho tư thế đúng là điều rất cần thiết.

Dưới đây là 5 lý do tại sao giữu tư thế đứng thẳng người lại tốt cho sức khỏe của bạn. Các cơ bắp phải làm việc liên tục Một lợi ích của đứng thẳng là tốt cho hoạt động của cột sống. Khi bạn đứng, ngồi thẳng lưng, các cơ quanh vùng lưng, bụng sẽ phải hoạt động nhiều hơn để giữ cho bạn có tư thế đúng.

Trong thực tế, nếu bạn không đứng thẳng người hoặc ngồi gập lưng, các cơ sẽ không được sử dụng nhiều nên sẽ dẫn tới mệt mỏi. Chính vì vậy, giữ tư thế thẳng người thực sự được coi như là một bài tập nhỏ cho cột sống. Việc bạn đứng thẳng hoặc ngồi gập lưng cũng là nguy cơ khiến đau thần kinh tọa trở nên khủng khiếp hơn rất nhiều.

Ngay cả khi bạn ngồi còng lưng cũng vậy. Điều này có ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe và hệ xương của bạn.. Tăng sự liên kết trong cơ thể tư thế đứng, ngồi không đúng đều có thể ảnh hưởng đến sự liên kết các cơ, xương bên trong cơ thể, ví dụ như đứng hoặc ngồi còng lưng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị gù, vẹo, lệch cột sống… và đó cũng chinh là một trong nguyên nhân khiến bạn bị đau thần kinh tọa.

Điều này sẽ giảm thiểu và được khắc phục khi bạn giữ tư thế thẳng người ngay cả khi đứng hoặc ngồi. Tư thế thẳng người tạo điều kiện cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt hơn, thực hiện đúng chức năng của nó và nhờ đó có thể phối hợp với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh. Đôi khi, hậu quả của việc đứng ngồi sai tư thế có thể dẫn đến cong, vẹo cột sống và bạn phải cần tới sự hỗ trợ của bạn sĩ để nắn chỉnh xương. Giảm đau lưng Nếu duy trì được thói quen thẳng người, các cơ quang vùng eo lưng, đặc biệt là lưng dưới có nhiều cơ thể hội hoạt động hơn và hỗ trợ cột sống tốt hơn. Nhờ đó, sự liên kết giữa các cơ tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ đau cơ và bạn cũng giảm được tình trạng đau lưng của mình.

Phần lớn nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc đau thần kinh tọa do các tư thế vận động như đứng, đi mang vác vật nặng không đúng tư thế. Và nếu những bệnh nhân đã từng mắc bệnh mà không biết cách phòng tránh và chữa trị sẽ rất nguy hại đến sức khỏe và sự sống. Đau thần kinh tọa là một căn bệnh khá là nguy hiểm, nó khiến cho con người của bạn không làm được gì nếu quá đau, hoặc mệt mỏi trở nên chán nản. Vi thế ngay từ lúc ban đầu để ngăn ngừa bệnh này, bạn hãy vận động đúng tư thế nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Phụ nữ trẻ tuổi có bị mắc chứng đau thần kinh tọa không?

28/04/2015 Phương Diên

Hiện nay, bệnh đau thần kinh tọa xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và xảy ra khá nhiều ở phụ nữ trẻ, đặc biệt là những người có đặc điểm nghề nghiệp như: dân văn phòng, dân lao động… nguyên nhân chủ yếu là do lao động nặng, ngồi không đúng tư thế làm ảnh hưởng đến hệ cột sống và mắc chứng bệnh đau thần kinh tọa.

Một số biểu hiện khi bị mắc chứng đau thần kinh tọa là đau cột sống, thắt lưng âm ỉ, nhất là khi ngồi ghế may và ngồi xổm, đỡ đau khi nằm nghỉ. Đi lại bình thường, không sốt, không tê. Trước khi nhập viện khoảng một tuần bệnh nhân bị đau nhiều, không ngồi lâu được, cứ khoảng 30 phút là phải đi nằm. Có triệu chứng đau âm ỉ thượng vị khi no…

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mắc chứng đau thần kinh tọa ở phụ nữ trẻ tuổi

Đau thần kinh tọa (còn gọi là thần kinh hông) là dây thần kinh lớn và dài nhất trong thân người, chạy từ chậu hông xuống giữa đùi sau, xuống khoeo chân rồi chia làm hai nhánh, chạy xuống bàn chân.

Một số triệu chứng khi mắc bệnh đau thần kinh tọa

Một số người do tư thế đứng, đi là làm việc không làm hợp lý dẫn đến việc đau thần kinh tọa rất dễ diễn ra.Họ mang vác quá nặng, dẫn đến hệ cột sống của họ bị thay đổi, có thể bị cong, vẹo… khó chịu, thoát vị đĩa đệm thường là nguyên nhân chính dẫn đến đau thần kinh tọa.

+ Đau lưng giữa hay lệch một bên, càng đau hơn khi cúi xuống hay khi bị xóc người (qua ổ gà, vấp vào đá).

+ Cảm giác đau lan xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên.

+ Nhói lưng khi ho, khi hắt xì, khi cười.

+ Cột sống cứng đờ, bị đau khi nghiêng người.

+ Teo cơ bên chân đau.

+ Càng ngày càng khó cúi người xuống.

Một số phương pháp điều trị

Hiện tại, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa, tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ của bạn. Nếu tình trạng nhẹ, bạn có thể dùng một số phương pháp từ nguyên liệu tự nhiên, sử dụng thuốc đông y, hoặc tây y. Chỉ khi bệnh quá nặng và theo chuẩn  đoán của bác sỹ bạn cần phải mổ lúc đó bạn mới nên mổ, vì trong nhiều trường hợp mổ là biện pháp cuối cùng của mọi biện pháp.

3 biện pháp đơn giản giúp bạn phòng ngừa

– Không ngồi còng lưng trong thời gian dài. Khi cần đứng lên nên từ từ để cột sống không bị thay đổi tư thế đột ngột.

– Tự luyện cột sống: Nếu có điều kiện, nên bám chặt tay vào thanh xà, chân không chạm đất, thả lỏng người 3 phút.

– Trong văn phòng nơi làm việc, thỉnh thoảng nên đi lại, chống tay lên hai mép bàn, nâng người lên 2- 3 phút.

Dù là sử dụng phương pháp nào để chữa bệnh đau thần kinh tọa thì các bạn nên nhớ phải kết hợp một trong số các phương pháp đó với việc tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, tập thể dục buổi sáng… chỉ có kết hợp  như vậy thì căn bệnh của bạn mới có thể nhanh chóng được khỏi.

 Nguồn: Tổng hợp

5 cách giúp dân văn phòng giảm đau thần kinh tọa hiệu quả

28/04/2015 Phương Diên

Hiện tại, chứng đau thần kinh tọa đang xâm nhập ở có đặc điểm nghề nghiệp là dân văn phòng rất lớn. Dân văn phòng thường phải ngồi trong phòng, trước máy tính khoảng 8 giờ đồng hồ/ 1 ngày. Điều đó, dẫn đến tình trạng có rất nhiều người đã mắc chứng bệnh đau thần kinh tọa. Nếu không biết cách phòng tránh, bệnh tình sẽ nặng hơn. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến dân văn phòng 5 cách giúp dân văn phòng giảm đau thần kinh tọa hiệu quả.

  1. Đi bộ nhẹ nhàng

Đi bộ nhẹ nhàng và thường xuyên là cách giúp cho dân văn phòng ngăn ngừa và phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả. Những người làm dân văn phòng nên đi bộ nhẹ nhàng từ 5 – 7 phút, điều đó giúp cho xương khớp cũng như các động mạch máu ở chân được lưu thông hiệu quả.

Ngồi nhiều khiến cho cơ thể của bạn trì trệ, gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa cuộc sống của bạn bởi một số bệnh tật như: đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, đau tìm, đột quỵ. Chính vì vậy, dân văn phòng nên đi bộ nhẹ nhàng và thường xuyên để phòng tránh và giảm đau chứng bệnh thần kinh tọa đối với những người đã bị mắc bệnh một cách hiệu quả.

2. Dân văn phòng nên sử dụng ghế đẩu hoặc bóng tập khi ngồi

Những người làm dân văn phòng, cần nên sử dụng một chiếc ghế có tựa lưng để khi ngồi trong khoảng thời gian lâu họ vẫn có cảm giác sảng khoái cho mông và lưng. Vì thế những người làm văn phòng hãy nên nhớ rằng hãy sử dụng ghế đẩu để ngồi làm việc hoặc là một quả bóng yoga giúp bạn có một tư thế ngồi làm việc thoải mái. Đặc biệt, là phòng tránh và giảm được chứng đau thần kinh tọa

Sự co duỗi cơ thường xuyên trong ngày có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh chuyển hóa. Một quả bóng tập sẽ giúp luyện tập cơ bụng và cơ lưng trong khi cải thiện sự thăng bằng của bạn.

3. Sử dụng  bàn đứng

Trên thực tế bàn làm việc đứng có rất nhiều lợi ích. Bạn hãy kết hợp đứng, đi đi lại lại và hoạt động bằng cách đứng ở bàn làm việc một vài giờ trong ngày. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp như bạn có thể đi bộ đến cơ quan làm việc nếu nhà bạn gần cơ quan làm việc, lúc đó có thể làm tăng lượng calo trong ngày bị đốt cháy.

4. Nên luyện tập tại bàn

Hãy dành thời gian luyện tập tại bàn với các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp bạn hoạt động tích cự và giữ được vóc dáng trong khi bạn lại có thể làm ccoong việc được tốt hơn.  Một số động tác cơ bản như bạn có thể nâng chân lên và hạ xuống như thể bạn đang chạy và đánh tay cùng lúc. Điều này sẽ giúp nhịp tim tăng lên và thậm chí giúp đốt cháy được một ít calo.

5. Dành thời gian nghỉ trưa hợp lý

Thông thường đi làm, nhiều nơi làm việc có rất ít thời gian để nghỉ trưa do áp lực công việc phải hoàn thành, có một số nơi yêu cầu phải làm cả buổi trưa. Tuy nhiên, bạn hãy tận dụng thời gian ít ỏi đó để dành cho bản thân những phút nghỉ ngơi thật sự. Nghỉ trưa, dù chỉ 15 – 20 phút không ngồi tại bàn làm việc, có thể giúp bạn tăng mức độ tập trung và bổ sung năng lượng cho cả ngày. Không nghỉ ngơi thực sự có thể giảm khả năng sáng tạo của bạn. Đặc biệt, dành thời gian nghỉ trưa hợp lý sẽ giúp bạn giảm phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả.

 

Bệnh đau thần kinh tọa đang đe dọa lớn đến những người làm dân văn phòng. Chính vì vậy, các bạn hãy làm theo những phương pháp đơn giản, hiệu quả mà chúng tôi đã giới thiệu phía trên giúp bạn phòng ngừa và chữa trị bệnh đau thần kinh tọa một cách tốt nhất.

 Nguồn: Tổng hợp

Có phải thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa?

27/04/2015 Phương Diên

Có rất nhiều bệnh nhân không hiểu vì sao mình bị đau thần kinh tọa, việc đau thần kinh tọa do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do bệnh nhân bị thoát vị địa đệm.

Đau thần kinh toạ có rất nhiều nguyên nhân: thoát vị đĩa đệm thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý rễ thần kinh do tiểu đường, viêm rễ thần kinh toạ do ngộ độc…

  1. Thoát vị đĩa đệm – nguyên nhân chủ yêu dẫn đến đau thần kinh tọa

Tuy vậy, nguyên nhân thường thấy khiến bệnh nhân bị đau thần kinh tọa đó chính là thoát vị đĩa đẹm thắt lưng . Đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt sống, gồm có nhân nhầy và vành thớ. Khi khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm, có thể gây rách vành thớ: nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau. Một nguyên nhân khác là tác động thường xuyên của một lực lặp đi lặp lại, theo thời gian khả năng chịu lực của đĩa sống yếu đi, vành thớ rách dần gây thoát vị đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh, gây đau thần kinh toạ.

Một số bệnh nhân đã bị mắc chứng bệnh này thì cần phải hết sức chú ý đến quá trình vận động của mình, nếu mang vác quá nặng, sai tư thế sẽ đến việc đau thần kinh tọa là điều hiển nhiên.

  1. Khi nào thì bệnh nhân nên phẫu thuật?

Có lẽ đây là câu hỏi được rất nhiều người đã từng hỏi. Không phải trường hợp nào bị thoát vị đĩa đệm cũng nên mổ, việc mổ nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự sống còn của bệnh nhân, nên bệnh nhân cần phải nhận được sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sỹ cho từng trường hợp.

Đa số các bệnh nhân sẽ được điểu trị bảo tồn trước, thời gian điều trị bảo tồn là khoảng 4 tuần. Việc điều trị bao gồm một số việc như: nằm nghỉ trên giường nệm dày, không trũng (là một trong những biện pháp điều trị chính, bởi khi nằm đĩa đệm giãn ra, nhân nhầy bớt chèn ép rễ thần kinh); dùng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen; dùng thuốc kháng viêm (không dùng corticosteroids); tập các động tác cơ bụng, thắt lưng, cơ cẳng chân một cách nhẹ nhàng, không gây sức căng lên đĩa sống…

Chỉ trong trường hợp bệnh nhân bị chèn đĩa đệm quá sâu, dùng nhiều phương pháp mà đĩa đệm vẫn không thể nâng lên được, lúc đó các bác sỹ mới tư vấn cho bệnh nhân dùng phương pháp mổ.

Để có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc cải thiện bệnh tình đau thần kinh tọa, dù là bạn dùng phương pháp bảo tồn hay mổ thì cũng không được quên việc chủ động luyện tập cơ bắp bằng cách luyện tập thể dục nhẹn nhàng để làm mạnh cơ thành bụng và thắt lưng rất quan trọng, hơn là các biện pháp vật lý như kéo giãn, sức nóng hồng ngoại, tử ngoại, xoa bóp, day bấm huyệt, châm cứu.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị mắc chứng đau thần kinh tọa, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thoát vị đĩa đệm. Việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ và tìm được phương pháp chữa đúng đắn kết hợp với kiên trì luyện tập sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

Ngăn chặn biến chứng đau thần kinh tọa?

27/04/2015 Phương Diên

Như chúng ta đã biết rằng, đau thần kinh tọa thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả đó là những người gia có độ tuổi trên 60 và những người nam giới. Giới trẻ và phụ nư cũng bị mắc chứng bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ ít hơn rất nhiều. Vậy làm sao để có thể ngăn chặn biến chứng đau thần kinh tọa?. Vì nếu không có biện pháp điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí còn gây nguy hiểm cho tính mạng.

  1. Vì sao người cao tuổi và nam giới thường bị đau thần kinh tọa?

Như đã nói, tỷ lệ người người già và nam giới thường bị mắc bệnh đau thần kinh tọa nhiều hơn.Có nhiều người bị đau thắt lưng trong nhiều năm, sau đó đau lan xuống mông, đến mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, rồi lan xuống mặt trước mặt ngoài mắt cá chân, mu bàn chân và vắt ngang qua ngón cái. Nhưng họ không hiểu là bị mắc bệnh gì, bởi trước đây sức khỏe của họ rất tốt , thường mang vác nặng cũng không sao. Nhưng sau khi đi khám bác sỹ mới xác định đa phần những người họ đều mắc bệnh đau thần kinh tọa.

  1. Mang vác nặng, hoạt động sai tư thế gây đau lưng dẫn đến đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc đau cột sống lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm. Thống kê cho thấy, 60 – 90% nguyên nhân thoát vị đĩa đệm gây nên đau thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ như một bộ phận làm “giảm xóc” bảo vệ cho cơ thể khi có lực nén tác động vào cột sống, nếu tác động mạnh, đột ngột lên đĩa đệm thì có thể làm cho các vòng sợi bị rách và nhân nhày bị đẩy ra ngoài, hoặc chui vào ống sống hoặc chui vào vị trí thoát ra của rễ thần kinh thắt lưng số 5 và cùng 1 gây chèn ép rễ thần kinh và gây đau.

Đặc biệt, đối với những người đang trong độ tuổi lao động, khi họ mang vác quá nặng, làm việc quá sức, sai tư thế sẽ khiến cho đĩa đệm bị tổn thương. Nên dẫn đến đau thần kinh tọa là điều rất dễ dàng.

Đau thần kinh tọa cũng có thể do u xương sống, nhiễm khuẩn (lao cột sống, viêm do tụ cầu…), viêm khớp cùng chậu, ung thư ở cơ quan khác di căn đến hoặc viêm đốt sống thắt lưng (làm thu hẹp ống sống thắt lưng, chèn ép rễ thần kinh), hoặc do viêm cột sống dính khớp. Ngoài ra, đau thần kinh tọa có thể có liên quan đến chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa (bị gãy xương chậu hoặc do tiêm trực tiếp vào thần kinh tọa) hoặc do ảnh hưởng của một loại thuốc dầu được tiêm mông rồi thuốc khuếch tán đến thần kinh tọa.

Chính vì vậy, nếu bệnh nhân bị đau thần kinh tọa không được chữa trị đúng phương pháp và ngiệm túc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như cuộc sống làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời họ rất dễ bị tê liệt, tàn phế.

  1. Tuổi trẻ cần phải phòng ngừa chứng bệnh đau thần kinh tọa

Để có thể phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa, thì ngay ở độ tuổi 25 – 30, những người trẻ nên thường xuyên theo dõi mật độ xương định kỳ của mình nhằm phát hiện sớm hiện tượng loãng xương gây thoái hóa khớp, đặc biệt là những người lao động chân tay cũng như những trường hợp có công việc đặc thù, có thể họ phải ngồi lâu trong vòng nhiều giờ, như những người làm việc văn phòng, công nhân… Những người phải thường xuyên mang vác nặng cần thao tác đúng tư thế tránh để xảy ra hiện tượng chấn thương lồi đĩa đệm hoặc trật, trượt khớp đốt sống. Khi biết mình bị thoái hóa cột sống, nhất là đốt sống thắt lưng cần điều trị tích cực đúng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa khớp.

Hàng ngày nên tập thể dục đều đặn để khí huyết lưu thông thuận lợi cho việc nuôi dưỡng các cơ quan và các khớp xương. Cần có các động tác tập các khớp xương thích hợp, nhẹ nhàng, uyển chuyển (các động tác tập thể dục buổi sáng).

Nguồn: Tổng hợp

Phòng tránh đau thần kinh tọa hiệu quả

27/04/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Điều quan trọng hơn cả là ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Làm thế nào để phòng tránh đau thần kinh tọa một cách hiệu quả?. Đây là câu hỏi không ít người bệnh của chúng ta quan tâm. Bài viết này dưới đây giới thiệu đến bạn các phương pháp phòng tránh đau thần kinh tọa một cách hiệu quả.

Có một số bệnh nhân đau thần kinh tọa đến mức không thể tự đi lại được, đặc biệt là khi họ vận động mạnh thì lại khiến bệnh tình nặng hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ và cách điều trị và phòng tránh tốt nhất để bệnh tình được cải  thiện

Đau thần kinh tọa là một dạng đau xảy ra dọc theo thần kinh hông, chạy từ khung chậu cho đến bắp, từ cột sống. Cơn đau thường xảy ra ở mông, hông và phía sau đùi. Nguyên nhân chính của đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như 1 giảm sóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương (ngã dồn cột sống, khiêng vác nặng… ).

1. Không được vận động, làm việc nặng

Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống như chấn thương, gắng sức…, nhất là sau động tác cúi xuống nâng vật nặng, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống gây chèn ép rễ thần kinh, vùng cột sống thắt lưng gây đau thần kinh tọa hoặc do các dị dạng bẩm sinh (quá phát mỏm ngang, gai đôi hay quá phát mỏm ngang các đốt sống thắt lưng cuối hay đốt sống cùng đầu tiên) hay thứ phát vùng cột sống thắt lưng (thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, … viêm đốt sống do nhiễm khuẩn…).

Những người bệnh nhân mắc bện đau thần kinh tọa nên lưu ý rằng, tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Tự giữ vững nếu cảm thấy có một cơn ho hay hắt hơi mạnh sẽ đến. Thực hiện nâng nhấc đồ vật một cách an toàn.

  1. Mẹo giúp bạn giảm đau thần kinh tọa

Những người mắc bệnh này nên tập dục nhẹ nhàng và thường xuyên, bởi tập thể dục rất có ích cho quá trình chữa bệnh của bạn. Nó không chỉ giúp bạn giảm cơn đau nhói mà còn giúp cho bệnh tình của bạn ngày càng cải thiện

Thường xuyên tập thể dục, gồm cả những bài tập co giãn nhẹ. Làm nhẹ ví của bạn và đừng để nó ở túi quần ngay sau hông. Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân. Mang giày đúng cỡ, thoải mái…

Việc áp dụng một số mẹo trong quá trình sinh hoạt, cũng giúp bệnh nhân bị mắc bệnh đau thần kinh tọa cảm thấy thoái mái và đỡ khó chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các bạn cũng phải kết hợp với điều trị bệnh bằng phương pháp phù hợp như: uống thuốc, vật lý trị liệu, kết hợp đông y… Dù là phương pháp nào đi chăng nữa người bệnh cũng phải giữ gìn bằng cách không làm việc nặng, luyện tập thể dục đều đặn.

Nguồn: Tổng hợp

 

Phụ nữ mang thai mắc chứng đau thần kinh tọa

27/04/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa tấn công mọi lứa tuổi, nhất là những người làm nghề lao động chân tay. Đặc biệt, bệnh đau thần kinh tọa còn xuất hiện ở những phụ nữ mang thai. Những người mang bầu thường rất tỏ ra rất lo lắng khi mắc căn bệnh này, họ luôn mong muốn sẽ tìm kiếm được một phương pháp chữa bệnh tốt phù hợp với những người mang thai.

Đau thần kinh tọa khiến người phụ nữ mang thai khó chịu, đau nhức, thậm chí có những người còn không thể đi lại được. Nếu không tìm ra nguyên nhân và phương pháp chữa bệnh đúng cách thì sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và trẻ.

Nguyên nhân của đau thần kinh tọa chủ yếu là do sự chèn ép đĩa đệm vào rễ thần kinh. Khi khám bệnh thầy thuốc có thể phát hiện hội chứng chèn ép tủy hay rễ thần kinh. Các rễ thần kinh hay bị tổn thương là L3, L4, L5 hay S1. Thường chỉ bị một rễ thần kinh. Bệnh nhân có thể than phiền về các triệu chứng tê, giảm vận động hay cảm giác.

Có rất nhiều phương pháp để  điều trị bệnh đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai, nhưng chủ yếu vẫn dùng những biện pháp như gồm thuốc paracetamol, tập vật lý trị liệu dưới nước. Khi những biện pháp này thất bại có thể dùng tới biện pháp giảm đau bằng kỹ thuật tiêm thấm các dẫn xuất của cortisone trong bệnh viện.

Có thể dùng các dẫn xuất của opioide nhưng cần phải cẩn thận. Trong những trường hợp nặng hơn của bệnh đau thần kinh tọa, khi có những tổn thương thần kinh nặng dẫn đến teo cơ, rối loạn tiêu tiểu có chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên ghi nhớ một điều vô cùng quan trọng đó là trong 3 tháng đầu mang thai, phụ nữ không được tiến hành phẫu thuật vì sẽ nguy cơ sảy thai.

Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân xuống tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, xuống phía sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu đau thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thường đau tới phía trên đầu gối. Nếu đau dây thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn.

Những người phụ nữ mang thai thường mắc chứng bệnh đau thần kinh tọa, tuy nhiên có người đau ít, người đau nhiều. Nhưng nếu bạn không biết cách phòng tránh và tìm cách chữa trị phù hợp thì sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến thai nhi. Đặc biệt, nó sẽ khiến cho sức khỏe của bạn trở nên yếu hơn, bạn không muốn ăn bất kỳ thứ gì để giúp thai nhi phát triên.

Phụ nữ mang thai mắc chứng bệnh này cần phải tìm nguyên nhân gốc rễ để chữa trị. Hãy sử dụng các phương pháp đơn giản theo sự hướng dẫn của bác sỹ, kết hợp với chăm chỉ luyện tập thể dục nhẹ nhàng, phụ nữ mang thai lưu ý trong trường hợp mới mang thai được 3 tháng thì không được phép mổ đau thần kinh tọa vì nó ảnh hưởng đến sự sống còn của thai nhi.

Nguồn: Tổng hợp

« Trang trước
Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status