• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Thoát vị đĩa đệm cột sống gây ra những hậu quả như thế nào?

20/06/2015 Phương Diên

 Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống không những có triệu chứng gây đau đớn cho người bệnh, nó còn có những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số hậu quả mà bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra, các bạn cần tìm hiểu để ý thức hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh và tự bảo vệ sức khỏe của mình.

  1. Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm đến bên ngoài cơ thể bệnh nhân.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, khả năng vận động của bệnh nhân sẽ bị suy giảm rõ rệt. Bệnh nhân sẽ rất khó thực hiện các động tác cột sống như: cúi ngửa, nghiêng xoay. Và khi các rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân sẽ khó vận động các chi.

Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt, lao động và học tập của bệnh nhân.

Bệnh nhân sẽ đối mặt với những cơn đau khi bị ho, hắt hơi, hay đi đại tiện. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Chỉ đến khi người bệnh nằm nghỉ trên giường thì cơn đau mới giảm nhanh.

Người bệnh có thể không nhấc nổi tay khó khó gấp, duỗi cánh tay khi bị tổn thương thần kinh cánh tay.

Nếu tổn thương thần kinh tọa, thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân, để lâu sẽ khiến teo cơ chân bên chân bị tổn thương.

Nếu không chữa trị kịp thời để bệnh chuyển biến nặng, người bệnh sẽ thấy chân tay tê bì, mất cảm giác ở chân, hay đại tiểu tiện không kiểm soát được.

  1. Những hậu quả nghiêm trọng của bệnh có thể gây ra cho cơ thể.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể bị rối loạn vận động, teo cơ, rối loạn cảm giác…rất nguy hiểm cho cơ thể.

Rối loạn vận động:

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể bị bại và liệt cơ ở hai chân, lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, không kiểm soát được khi đi tiểu.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy những cơnd dau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu.

Bệnh nhân còn có thể bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến cuộc sống sinh hoạt, lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Khi bị tổn thương sâu sắc rễ thần kinh, bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác, thường gặp là giảm cảm giác nông ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương.

Bệnh nhân sẽ đối mặt với hội chứng đau khập khễnh cách hồi. Nó biểu hiện bằng việc khi bệnh nhân đi được một đoạn sẽ cảm thấy đau, bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ, khi đi tiếp một đoạn nữa đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.

Thoát vị đĩa đệm nếu không phát hiện sớm và điều trị, sẽ gây ra những hậu quả và biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, khiến bệnh nhân phải sống chung với những cơn đau, có thể bị tàn phế suốt đời nếu đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy sống. Vì vậy, bệnh nhân cần được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị cụ thể.

Nguồn: Tổng hợp

Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

13/06/2015 Phương Diên

Bệnh thoát vị đĩa đệm đã không còn xa lạ với chúng ta trong xã hội ngày nay. Bệnh gây những cơn đau vùng thắt lưng, vùng lưng hay vùng cổ kéo dài và dai dẳng trong một thời gian dài. Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm có rất nhiều phương pháp. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những phương pháp điều trị bệnh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, các bạn có thể tham khảo để dễ dàng hơn trong việc điều trị bệnh.

  1. Phương pháp điều trị nội khoa.

Đây là phương pháp điều trị bệnh mà không sử dụng tới dao kéo, bao gồm các biện pháp trị liệu như: sử dụng thuốc, tập luyện thể dục đúng cách và vật lý trị liệu…

Tập thể dục đúng cách:

Đây là phương pháp điều trị được sử dụng khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cấp tính. Phương pháp này giúp cải thiện chức năng của các cơ giữ tư thế cho cột sống, hạn chế biến dạng cột sống và chống teo cơ.

Các bạn có thể kết hợp tập các động tác yoga với những tư thế chống đau lưng và các bài tập thể dục vừa sức.

Vật lý trị liệu:

Phương pháp này bao gồm: xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại, tia lase, châm cứu, bó paraphin, chườm nóng bằng cám rang, muối rang hoặc ngải cứu. Để tăng hiệu quả chữa bệnh, bệnh nhân có thể được kết hợp các phương pháp song song với nhau.

Sử dụng thuốc:

Đây là phương pháp đươc sử dụng phổ biến khi bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh thường được sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống viêm không có nhân steroid, uống prednisone hay methyprednisolon, tiêm cortisone vào cùng đau, dùng thuốc an thần, chống đau. Tuy nhiên, với cách điều trị này sẽ rất tốn kém, ít an toàn và thường gây tác dụng phụ.

Phương pháp điều trị nội khoa thường được kéo dài trong 4-6 tuần do các bác sỹ chuyên khoa điều trị và hướng dẫn. Bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn.

  1. Phương pháp điều trị ngoại khoa.

Đây là phương pháp sử dụng dao kéo trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa không thể giúp người thoát vị đĩa đệm khỏi bệnh.

Phương pháp phẫu thuật xương sống tức thời chỉ cần thiết khi bệnh nhân không thể kiểm soát được khả năng đại tiểu tiện hoặc thiếu hụt thần kinh tiến triển. Phương pháp phẫu thuật lưng cũng chỉ nên sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị đau chân nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thấy giảm đau và các chức năng hoạt động bình thường thì nên tạm trì hoãn việc phẫu thuật trong thời gian ngắn, xem xét các triệu chứng đau để có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn hay không?

Trên đây là những phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất các bạn có thể sử dụng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, cách tốt nhất là các bạn nên phòng ngừa bệnh, nên điều chỉnh lại tư thế hoạt động, làm việc, tránh làm những việc gây tổn hại đến xương khớp.

 Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nắn xương khớp.

11/06/2015 Phương Diên

Nắn xương khớp là một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm được nhiều người tin tưởng và điều trị. Đây là phương pháp không gây tác dụng phụ, an toàn và cho hiệu quả chữa trị cao. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này, các bạn nên tham khảo bài viết dưới đây.

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, giúp cột sống giảm bớt được các tác động mạnh, di chuyển và vận động dễ dàng hơn. Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ có cảm giác đau, cơn đau lan từ cổ xuống lưng. Nếu bệnh nặng thì người bệnh không thể nhấc được gót, mũi chân và khó di chuyển, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến teo cơ, tê bì và mất cảm giác ở tay và chân.

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, có rất nhiều phương pháp, nhưng phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay là phương pháp nắn xương khớp. Nắn xương khớp sẽ giúp giảm đảm cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, từ đó cải thiện được khả năng vận động, di chuyển của cột sống.

Khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nắn xương khớp, các chuyên gia thường làm ở 3 dạng chính sau:

  • Kỹ thuật uốn dẻo: Đây là kỹ thuật không ấn, sử dụng để chữa thoát vị đĩa đệm hoặc các vấn đề liên quan đến cột sống
  • Điều chỉnh cột sống bằng tay: các chuyên gia sẽ dùng tay để điều chỉnh và nắn lại các khớp xương bị lệch, giúp người bệnh giảm đau và xương khớp di chuyển bình thường.
  • Điều chỉnh bằng tay có công cụ hỗ trợ: các chuyên gia sẽ nhờ sự trợ giúp của các công cụ hỗ trợ cầm tay khi điều trị thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân.

Để kết quả điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được hiệu quả và nhanh chóng hơn, bệnh nhân sẽ được kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu. Trước tiên, bệnh nhân sẽ được kéo giãn cột sống cổ bằng máy. Tiếp theo là chọn một trong các phương pháp giảm đau như: sóng ngắn, siêu âm điều trị, chiếu đèn hồng ngoại, các dòng điện giảm đau. Song song với việc thực hiện phương pháp giảm đau là việc vận động được tự thực hiện ở nhà và tuân thủ các tư thế đúng trong làm việc và sinh hoạt.

Phương pháp nắn xương khớp là phương pháp tự nhiên, an toàn, ít tốn kém. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được điều trị ở những phòng khám uy tín để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Trên đây là những thông tin hữu ích về phương pháp nắn xương khớp chữa thoát vị đĩa đệm, các bạn có thể tham khảo để đưa ra cho mình lựa chọn đúng đắn về cách điều trị bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Thoát vị đĩa đệm cổ tay là gì?

03/06/2015 Phương Diên

Bạn đã bao giờ nghe đến bệnh “ thoát vị đĩa đệm cổ tay ” hay chưa? Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất lạ với căn bệnh này phải không? Bạn sẽ thắc mắc rằng, ở cổ tay không có đĩa đệm thì làm sao bị thoát vị đĩa đệm cổ tay. Thực chất đây chỉ cách nói khác của hội chứng cổ, cánh tay.

Thoát vị đĩa đệm cổ tay là tên gọi khác của hội chứng cổ, cánh tay. Đây là hội chứng đau và rối loạn cảm giác khởi phát từ cột sống cổ lan tới chi trên.

  1. Nguyên nhân gây hội chứng cổ, cánh tay

Một trong những nguyên nhân chính của hội chứng cổ, cánh tay là do thoái hoá cột sống cổ ( chiếm 70-80%). Bao gồm thoái hoá các khớp liên đốt và liên mỏm bên, gây hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là chèn ép rễ/ dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.

Nguyên nhân chiếm đến 20-25% người mắc bệnh hội chứng cổ, cánh tay là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Khi khối nhân nhầy thoát vị sẽ chèn ép các rễ thần kinh, chèn đẩy dây chằng dọc sau gây đau.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân ít gặp hơn như: bệnh nhân từng bị chấn thương, có khối u, nhiễm khuẩn hoặc mắc bệnh loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.

  1. Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ tay.

Bệnh nhân có cảm giác căng và sưng ở bàn tay mà khách quan bằng mắt thường không thể nhận thấy, chỉ người bị bệnh mới cảm nhận được.

Các triệu chúng xuất hiện cấp tính khác bao gồm đau cánh tay theo dải da thuộc vùng rễ thần kinh bị xâm phạm, tư thế đầu sai lệch nghiêm trọng, lúc nào cũng ở tư thế gù.

Có thể khi ho, hắt hơi sẽ làm cơn đau tăng lên.

Nếu bệnh nhân để tình trạng bệnh nặng, khối thoát vị chèn ép lâu ngày gây teo cơ, thường phát hiện thấy ở khu vực: vai, cơ delta và các cơ thuộc khu vực cánh tay, cẳng tay, có khi ở bàn tay, tuỳ vào phạm vi và mức độ tổn thương.

  1. Điều trị hội chứng cổ, cánh tay.

Để điều trị hội chứng cổ, cánh tay, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc. Một số thuốc giảm đau thường dùng như: acetaminophen (paracetamol, tylenol…); acetaminophen kết hợp với codein hoặc tramadol như: efferalgan-codein; ultracet. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): diclofenac; piroxicam; meloxicam; celecoxib; etoricoxib. Nếu có nguy cơ tiêu hóa có thể dùng thêm nhóm ức chế bơm proton.

Một số thuốc có tác dụng giãn cơ như:  epirisone, tolperisone, mephenesine, diazepam cũng được dùng cho hội chứng cổ, cánh tay, trong trường hợp đau cấp, ngắn ngày và khi có tình trạng co cứng cơ.

Ngoài ra, với hội chứng cổ, cánh tay, bệnh nhân có thể dùng thêm thuốc giảm đau thần kinh (gabapentin, pregabalin), thuốc chống trầm cảm (amitriptylin đối với đau thần kinh mạn tính hoặc có rối loạn giấc ngủ), vitamin nhóm B (B1, B6, B12) liều cao.

Bệnh nhân nếu lo sợ điều trị bằng thuốc sẽ gây tác dụng phụ có thể sử dụng tới phương pháp điều trị không dùng thuốc. Một số phương pháp thường dùng đó là: vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt vùng cổ-vai-cánh tay, kéo giãn cột sống cổ, đeo nẹp cổ, tập vận động cổ, bả vai, khớp tay, cánh tay, điều trị chế độ sinh hoạt và làm việc.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể điều trị hội chứng cổ, cánh tay bằng phương pháp phẫu thuật.

Nguồn: Tổng hợp

Tập Yoga giúp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

03/06/2015 Phương Diên

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh nằm trong nhóm bệnh về xương khớp. Bệnh càng ngày càng phổ biến trong xã hội và tập trung ở những người lớn tuổi hoặc những người làm việc với tư thế không hợp lý, gây ảnh hưởng tới hệ xương khớp. Để điều trị thoát vị đĩa đệm, các bạn có thể tập yoga hàng ngày và đúng bài, sẽ cho hiệu quả chữa trị rất cao. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới cho các bạn một số bài tập Yoga dành cho người bị thoát vị đĩa đệm, các bạn có thể tham khảo.

Đối tượng dễ mắc phải thoát vị đĩa đệm nhất chính là những người trên 60 tuổi, những người thường xuyên làm việc trước máy tính, ngồi hàng giờ trong một tư thế, ít vận động và những người lao động nặng.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau ở thắt lưng hoặc đau ở cổ, đau vai, gáy và tay, đau ở vùng mông, vùng chậu, đùi và chân.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Yoga là phương pháp đã được các nghiên cứu khoa học công nhận khả năng chữa trị bệnh khớp tuyệt vời. Việc tập Yoga rất có lợi cho hệ xương khớp. Nó giúp giảm các cơn đau cơ khớp, tê mỏi tay chân và loại bỏ được nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cho dân văn phòng.

Dưới đây là một số bài tập Yoga dành cho người bị thoát vị đĩa đệm, các bạn có thể tự tập tại nhà.

  1. Chuỗi động tác chào mặt trời.

Đầu tiên, các bạn đứng thẳng, hai bàn chân để sát nhau, đầu và mình thẳng, hai tay buông xuôi. Các bạn hít vào từ từ và hai tay ép trước ngực, thở ra chậm và sâu. Sau đó lại hít vào, đầu và tay ngửa ra sau. Các bạn cúi xuống rồi thở ra, hai lòng bàn tay chạm đất cạnh bàn chân, hai đầu gối thẳng.

Bước 2. Đưa chân phải ra sau, ngửa cổ hít cổ, nín thở đưa chân trái ra sau, thở ra hạ gối và ngực xuống, hít vào, nâng đầu và ngực lên tối đa, rồi thở ra đưa đầu vê giữa, mông nâng cao.

Bước 3. Đưa chân trái về giữa hai bàn tay, ngửa cổ hít vào, đưa chân phải về giữa hai bàn tay, thở ra đầu chạm gối. Hít vào, đầu và tay ngửa ra sau, thở ra và đứng thẳng.

Bước 4. Làm như vậy với chân trái.

  1. Tư thế vặn mình

Bài tập này sẽ giúp các bạn luyện cơ lưng rộng, cơ liên gai đốt sống, làm cho cột sống mềm mại và linh hoạt hơn.

Bài tập như sau:

Các bạn ngồi trên sàn, chân duỗi thẳng, sau đó các bạn co chân lên đồng thơi một chân co vắt chéo lên chân kia. 1 tay vắt chéo chân, tay còn lại chống sàn, thở ra rồi quay người ra sau, giữ mình 10 giây.

Làm lại động tác trên 4 lần.

  1. Tư thế rắn hổ mang.

Đầu tiên, các bạn nằm sấp xuống, hai tay úp sấp đặt trên sàn phía trước hai vai, khuỷu tay co lại và khép chặt vào người, chân duỗi thẳng.

Tiếp theo, các bạn hít vào thật chậm và sâu, ưỡn đầu và ngực tối đa để phần trên rốn được nâng lên. Bàn chân duỗi căng hết sức, mũi chân giữ chặt sàn. Mắt các bạn nhìn lên trần và tiếp tục hít vào khoảng 8 giây. Sau đó thở ra và hạ đầu, tựa má xuống sàn. Giữ toàn thân thả lỏng trong 6 giây.

Thực hiện lại động tác này trong 4 lần.

Các bài tập Yoga bên trên được dùng để điều trị rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, để phương pháp này thực sự đem lại hiệu quả chữa bệnh thì tốt nhất, các bạn nên đi tập tại các lớp hoặc trung tâm để được giáo viên hướng dẫn cụ thể và đúng cách.

Nguồn: Tổng hợp

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn.

02/06/2015 Phương Diên

Thoát vị đĩa đệm không còn là bệnh quá xa lạ đối với mọi người trong xã hội ngày nay. Bệnh gây những cơn đau âm ỉ đến những cơn đau dữ dội gây cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh. Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm có rất nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp điều trị bệnh bằng xà đơn. Đây là phương pháp không sử dụng thuốc, chỉ sử dụng lực của người bệnh để chữa trị. Vì vậy, đây là phương pháp ít tốn kém cũng như dễ điều trị nhất đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn giúp kéo giãn toàn thân dưới tác dụng của trọng lực, từ đó giải phóng lớp sụn giữa các đầu xương phát triển. Ngoài ra, tập xà đơn thường xuyên còn giúp bệnh nhân giảm béo bụng, duy trì sức khoẻ, giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật do lười vận động như colesteron cao, mỡ máu, tiểu đường vô cùng hiệu quả.

Các bước điều trị bằng xà đơn vô cùng đơn giản. Người bệnh treo người trên xà đơn theo phương thẳng đứng để trọng lực kéo giãn cột sống thắt lưng một cách tự nhiên. Khi treo, cơ thể hơi gập, ưỡn và xoay nhẹ hai chân để tăng sự bền vững của dây chằng sau co giãn xơ hoá dây chằng.

Ưu và nhược điểm của phương pháp tập luyện xà đơn trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Ưu điểm: Đây là phương pháp tự nhiên, dễ làm, ít tốn kém ( chỉ đầu tư tiền lắp xà đơn), an toàn và cho hiệu quả chữa trị cao. Người bệnh có thể chủ động điều trị, không bị gò bó không gian và thời gian

Nhược điểm: Với những người có sức khoẻ yếu sẽ khó thực hiện phương pháp này, bệnh nhân có thể ngã do bất cẩn hoặc cảm thấy đau một nhóm cơ nào đó do mới tập hoặc do không khởi động kỹ trước khi treo xà.

Để khắc phục được nhược điểm trên, ban đầu người bệnh nên để xà thấp, kiễng chân là có thể bám được xà, khi tập chỉ việc co bàn chân vuông góc với cẳng chân sẽ không chạm mặt sàn. Trước khi tập nên khởi động kỹ toàn thân, nhất là hai tay và hai khớp vai.

Một số chú ý khi điều trị bệnh bằng xà đơn.

Khi treo xà, không xoay vặn, cúi gập người hay mang vác vật gì nặng.

Trong và sau quá trình điều trị bằng xà đơn khoảng 3-6 tháng, không chơi thể thao.

Không ngồi lâu dưới đất, không ngồi xổm hoặc ngối vắ chân chữ ngũ.

Người bệnh nên ngủ trên giường cao vừa tầm với cẳng chân, để khi ngủ dậy, người bệnh có thể nghiêng người và thả hai chân xuống đất rồi mới đứng dậy. Không ngủ dậy theo tư thế bật ngửa.

Không nửa ngồi nửa nằm và vặn cột sống.

Hạn chế đi xe máy, không đi giày cao gót đối với người bệnh là phụ nữ.

Khi gội đầu, nên gội theo tư thế nằm và nhờ người hỗ trợ.

Thường xuyên đi bộ sẽ rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn là phương pháp đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Phương pháp tuy đơn giản, chi phí thấp nhưng cho hiệu quả điều trị cao.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

 

Mã tiền chế, giúp giảm đau trong điều trị thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa.

01/06/2015 Phương Diên

Thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa là hai bệnh có triệu chứng là những cơn đau gây khó chịu cũng như khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt và lao động của người bệnh. Để giảm các cơn đau của hai bệnh, hiện nay có các loại thuốc giảm đau của Tây y, tuy nhiên chúng chỉ giảm đau tức thời và gây ra tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Vì vậy, xu hướng sử dụng các dược liệu để làm giảm đau cho bệnh thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa đang được nghiên cứu và áp dụng. Trong đó có loại thảo dược là mã tiền chế là loại dược liệu quý có tác dụng giảm đau chống viêm rất mạnh, được dùng trong các bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa.

Để giảm những cơn đau do thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa, bệnh nhân thường dùng các thuốc giảm đau chống viêm của Tây y. Chúng có tác dụng giảm đau nhanh chóng, nhưng thời gian tác dụng ngắn, lại gây nhiều tác dụng phụ. Nếu không sử dụng đúng cách, có thể gây thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hoa, xuất huyết nội tạng do rối loạn đông máu, phá hủy tế bào gan…Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cần phải thận trọng, đặc biệt là những người có tiền sử về bệnh dạ dày và gan mật, phải tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, tránh tự ý sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc Tây có nhiều nhược điểm như vậy, cho nên hiện nay các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền đang được ưu tiên hơn cả. Theo y học cổ truyền, các vị thuốc có tác dụng trừ phong thấp, hành khí hoạt huyết có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Trong số những vị thuốc có tác dụng giảm đau, mã tiền là một trong những vị thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm rất mạnh, được dùng trong y học hiện đại lẫn y học cổ truyền.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Mã tiền là hạt cây mã tiền. Theo nghiên cứu của các nhà dược học, trong hạt cây mã tiền có hai hoạt chất hóa học chính là alkaloid Strychnin và Brucin. Trong đó, Brucin là hoạt chất có tác dụng chống viêm giảm đau mạnh nhất, nó làm tăng hưng phấn thần kinh, làm tê thần kinh cảm giác, ức chế vị khuẩn. Chính vì vậy, nó có tác dụng giảm đau nhanh chóng khi người bệnh bị đau do chấn thương, đau trong các bệnh xương khớp, co cơ, chèn ép thần kinh, đau thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa.

Mã tiền là “ thuốc có độc mạnh” vì vậy, để sử dụng làm thuốc, trước hết các chất độc trong Mã tiền cần được trừ khử, để các hoạt chất tác dụng tăng lên. Mã tiền có công dụng giảm đau chống viêm như các thuốc Tây y, tuy nhiên, thuốc có ưu điểm là không gây tác dụng phụ. Nếu bào chế đúng, vị thuốc này còn có khả năng giúp mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa, lợi gân cốt.

Vì vậy, đây là vị thuốc quý trong điều trị thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa.

 Nguồn: Tổng hợp

Chế độ ăn uống và tập luyện cho người bị thoát vị đĩa đệm.

29/05/2015 Phương Diên

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm một phần là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị và hạn chế tình trạng bệnh càng ngày càng nặng, người bệnh cần quan tâm đến chế độ ăn uống của mình, cùng chế độ luyện tập khoa học.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh việc tăng cân, vì tăng cân sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và các cơn đau kéo dài hơn. Cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, cũng như ăn uống đúng cách để giúp chữa lành những tổn thương đĩa đệm, giúp giảm các triệu chứng đau đồng thời duy trì sức khỏe cho người bệnh.

  1. Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên ăn các thực phẩm sau:

Nên bổ sung cá hồi, cá ngừ trong thực đơn của người bị thoát vị đĩa đệm. Vì đây là những loại cá có chứa chất acid béo omega-3. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chính trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Vì vậy, ăn cá hồi hay cá ngừ đều tốt cho xương khớp của người bệnh.

Cua đồng và tôm là những thực phẩm chứa nhiều canxi , rất tốt cho hệ xương khớp. Vì vậy, các bạn nên gia tăng khẩu phần ăn có tôm và cua đồng để cơ thể thêm dẻo dai và chắc khỏe.

Nên chế biến những món từ nước hầm xương vì chúng chứa nhiều glucosamine và chondroitin, những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.

Tăng cường những loại rau, củ có chứa nhiều vitamin A, E như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ..Đây là những thực phẩm rất tốt để bảo vệ bao khớp và đầu xương, có tác dụng chống lão hóa.

Đậu nành cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và canxi , nên là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh về xương khớp. Ngoài đậu nành, các bạn có thể ăn những chế phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ…

Có thể bổ sung viên canxi hoặc thực phẩm chức năng có bổ sung canxi, nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.

Trong bữa ăn hàng ngày, các bạn nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều đạm và dầu mỡ, vì đây là những thực phẩm gây nên phản ứng đào thải canxi ra ngoài cơ thể, khiến cơ thể thiếu canxi.

  1. Chế độ luyện tập cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Vừa kết hợp với chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý để nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Nếu bạn đang hút thuốc lá và uống rượu bia, nên bỏ hoặc hạn chế, vì đây là những chất vừa có hại cho sức khỏe, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp.

Mỗi ngày nên dành ra khoảng 30p-1 tiếng để tập thể dục, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Khi làm việc, cần phải ngồi đúng tư thế, không nên ngồi quá lâu 1 chỗ, nên thường xuyên đứng dạy đi lại sau 1-2 tiếng ngồi làm việc.

Hạn chế việc nâng vác vật nặng quá sức của mình.

Với các bạn gái, tốt nhất nên hạn chế đi giày cao gót liên tục.

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cùng chế độ luyện tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm, các bạn nên áp dụng để mau chóng khỏi bệnh, thoát khỏi những cơn đau thoát vị đĩa đệm.

Nguồn: Tổng hợp

Phân loại các bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và triệu chứng.

26/05/2015 Phương Diên

Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến và thường gặp ở những người trên 30 tuổi. Bệnh thường xảy ra ở cột sống cổ, vai, gáy và cột sống lưng. Với những ngươi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, họ thường gặp những triệu chứng vô cùng khó chịu và những biến chứng rất nguy hiểm. Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được chia thành các bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu xem chúng là gì nhé!

  1. Các loại bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
    • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ liên quan tới rễ thần kinh và tuỷ sống.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ trung tâm chủ yếu chèn ép tuỷ sống gây ra những bệnh về tuỷ. Chúng còn chèn ép cả tuỷ sống và rễ thần kinh, dẫn đến những bệnh về rể- tuỷ. Với thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bên ( thoát vị đĩa đệm lỗ gian đốt sống) chủ yếu chèn ép vào rễ thần kinh gây ra những bệnh về rễ.

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phân loại theo giải phẫu bệnh.

Được chia làm 2 loại. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mềm và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cứng.

Với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mềm, thường gặp ở những người trẻ tuổi, có rất ít hoặc thậm chí không có biểu hiện thoái hoá đi kèm. Đây là loại thoát vị thường được gây nên bởi chấn thương và thường diễn ra cấp tính.

Với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cứng, thường gặp ở những người cao tuổi, xuất hiện các gai xương do thoái hoá, xuất phát từ thân đốt sống hay mỏm móc. Bệnh thường kéo dài hơn so với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mềm.

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau.

Với cách phân loại này, thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 loại.

Loại 1. Phần đĩa đệm ở cột sống cổ bị phồng lên, vòng sợi chưa bị rách hết, nhân nhày vẫn còn nằm trong vòng sợi nhưng đã bị lệch vị trí.

Loại 2: Khối thoát vị đã bị xé rách vòng sợi, nằm ở trước dây chằng dọc sau.

Loại 3. Khối thoát vị đã bị chui qua dây chằng dọc sau, nhưng vẫn còn dính liền với nhân nhầy nằm trước dây chằng dọc sau.

Loại 4. Một phần thoát vị bị tách rời khỏi đĩa đệm, nằm trước dây chằng dọc sau, có thể di chuyển đến mặc sau thân đốt sống. Mảnh rơi này thường nằm ngoài màng cứng, nhưng có khi lại xuyên qua màng cứng chèn ép tuỷ.

  1. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, trước hết bạn sẽ có cảm giác đau. Cơn đau lan từ vùng cổ đến vùng vai gáy và lan lên chẩm. Đau sẽ tăng khi người bệnh vận động vùng cột sống cổ.

Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy, đau vùng vai gáy một bên. Bệnh sẽ khỏi sau vài ngày, nhưng rất dễ tái phát.

Khi bị đau vai gáy mạn tính, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ, lúc tăng lúc giảm. Trong trường hợp này, người bệnh cần hạn chế vận động cột sống cổ khi gấp, duỗi, nghiêng, xoay.

Trên đây là những bệnh thoát vị đĩa đệm và các triệu chứng thường gặp của bệnh. Các bạn cần tìm hiểu rõ để có cách điều trị bệnh hợp lý.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

Muối hột và xương rồng chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm.

25/05/2015 Phương Diên

Thoát vị đĩa đệm là bệnh mà không phải ai cũng có thể đối mặt được, bởi nó gây ra những cơn đau dai dẳng, khó chịu, nguy hiểm hơn là khiến người bệnh bị bại liệt. Chính vì vậy, thoát vị đĩa đệm trở thành gánh nặng của nhiều gia đình. Để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm có nhiều cách, trong đó có cách sử dụng các bài thuốc dân gian. Một trong số bài thuốc đó là muối hột và xương rồng. Đây là bài thuốc dân gian có từ lâu đời, có tác dụng vô cùng hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm có rất nhiều tên gọi như: phồng đĩa đệm, phình lồi đĩa đệm, rách đĩa đệm, lệch đĩa đệm hay trượt đĩa đệm.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm là do người người bệnh mang vác các vật nặng trong tư thế không hợp lý, lao động nặng nhiều giờ, không có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ngồi quá lâu trong văn phòng…Dưới tác dụng của trọng lực cơ thể cùng các tư thế sai hàng ngày, các bao xơ của đĩa đệm bị xơ cứng, rách và kéo theo nhân nhầy bị thoát ra khỏi đĩa đệm. Quá trình này làm chèn ép tới hệ thống các dây thần kinh nên gây ra các cơn đau từ ít đến nhiều, nhiều bệnh nhân không được chữa trị bệnh kịp thời có thể dẫn đến bại liệt.

2. Bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ cây xương rồng và muối hột

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm, trong đó phương pháp sử dụng các bài thuốc dân gian là được ưu chuộng nhất. Vì đây là phương pháp an toàn, hiệu quả lại đỡ tốn kém cho người bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng muối hột và cây xương rồng đã được rất nhiều bệnh nhân sử dụng và cho hiệu quả tốt.

Đó là ông Nguyễn Minh sinh năm 1959 ở xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Ông bị bệnh thoát vị đĩa đệm đã lâu và đã thử qua rất nhiều phương pháp chữa trị nhưng không khỏi. Một lần tình cờ ông biết đền phương thuốc dân gian kết hợp giữa muối hột và cây xương rồng. Ông đã tiến hành thực hiện ngay và trong một thời gian ngắn điều trị tại nhà, ông đã cảm thấy tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt, ông có thể đi lại một cách thoải mái và không còn giảm giác đau khi đứng lên hay ngồi xuống.

Bài thuốc chữa bệnh bằng muối và cây xương rồng rất đơn giản lại không tốn quá nhiều chi phí.

Các bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 2 cây xương rồng nhỏ, bỏ vào một cái túi ni lông to và dày, cho muối hột vào trộn chung, sau đó đập dập xương rồng với muối.

Các bạn đốt than nóng lên, sau đó hơn hỗn hợp xương rồng và muối đã đập nát cho đến khi hỗn hợp lại nóng lên. Các bạn cũng có thể cho vào chảo hoặc lò vi sóng để làm nóng hỗn hợp trên.

Cho hỗn hợp xương rồng và muối đã hơ nóng vào một chiếc khăn hoặc một túi vải, sau đó để ở dưới giường và người bệnh nằm lên trên túi vải hoặc chiếc khăn chứa hỗn hợp xương rồng và muối nóng đấy. Nằm đến khi nào xương rồng và muối nguội hẳn thì lại mang hơ nóng. Giữ làm sao nóng khoảng 30 phút là được.

Làm liên tục như thế trong vài tuần, các bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, tùy theo cơ địa từng người mà có thể bệnh chuyển biến nhanh hoặc chậm.

Với bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ xương rồng và muối hột mà chúng tôi đã giới thiệu, hy vọng các bạn sẽ mau chóng thoát khỏi căn bệnh khó chịu này.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status