• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Những câu hỏi thắc mắc xung quanh bệnh tiểu đường.

17/06/2015 Phương Diên

Uống cà phê sữa có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao không, sử dụng sữa cho người tiểu đường như nào cho đúng, người bị bệnh tiểu đường có nên ăn mì ăn liền không…là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm về bệnh tiểu đường. Để trả lời thắc mắc của các bạn, hôm nay chúng tôi đã tổng hợp các câu hỏi và các câu trả lời của các thạc sĩ, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong các bệnh viện lớn, các bạn có thể tham khảo.

  1. Thói quen uống cà phê sữa vào buổi sáng, sở thích uống nước đường như cam, chanh, trà sữa và lười vận động thì có nguy cơ bị tiểu đường cao không?

ThS. Nguyễn Kiên Cường – Y học Dự phòng – Viện Y học dự phòng Quân đội đã trả lời câu hỏi này như sau:

Bệnh tiểu đường được gây ra do nhiều yếu tố. Nếu chỉ uống cà phê sữa vào mỗi sáng và thích uống nước ngọt nhưng không dẫn đến tình trạng thừa cân, không có sự bất thường nào về tăng đường huyết, trong gia đình ( bố, mẹ, chị em ruột..) không có ai bị bệnh tiểu đường, không hút thuốc lá hay uống rượu bia thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ là rất thấp.

Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh tiểu đường, các bạn nên hạn chế uống những loại nước ngọt và nên tăng cường tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày.

  1. Sử dụng các sản phẩm sữa thay thế cho người bị bệnh tiểu đường như nào cho đúng?

Với những người bị bệnh tiểu đường, việc sử dụng các sản phẩm sữa cần hết sức lưu ý. Sữa dành cho người bị tiểu đường không phải là sản phẩm bổ sung, mà là sản phẩm dùng thay thế cho các bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ cho người bệnh khi mệt mỏi không ăn được, hoặc không bố trí được thực phẩm cho bữa chính và bữa phụ. Khi sử dụng các sản phẩm sữa thay thế dành cho người bị bệnh tiểu đường, cần hết sức cẩn trọng, phải theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết để có đánh giá và cách sử dụng phù hợp.

Và nếu người bệnh có chế độ ăn khoa học, hợp lý, đủ dinh dưỡng thì không cần thiết phải sử dụng sản phẩm sữa.

  1. Đậu tương có tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Đậu tương là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, dễ tạo cảm giác no khi ăn và giúp cơ thể giảm cân rất tốt, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, theo BS Nguyễn Thị Thúy – Chuyên khoa Nội – Bộ Y tế, người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên ăn các món làm từ đậu tương, trong đó phải kể đến sữa đậu nành. Đây là loại sữa có chứa lượng lớn cellulose thực phẩm, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hấp thụ đường, nên có tác dụng ngăn ngừa bệnh rất tốt.

  1. Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn mì ăn liền?

Theo BS. Nguyễn Thị Thúy – Chuyên khoa Nội – Bộ Y tế, các loại thực phẩm như : mì ăn liền, bánh mì, miến…là những thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh sau ăn nếu không ăn kèm với rau xanh hoặc thực phẩm nhiều chất xơ.  Vì vậy, với những người bị bệnh tiểu đường, khi ăn mì ăn liền, bánh mì hoặc miến…nên chế biến kết hợp cùng rau xanh để tránh làm tăng đường huyết. Chất xơ sẽ giúp cho đường huyết ngấm từ từ vào máu, không gây tác dụng làm tăng đường huyết nhanh và nhiều trong cơ thể.

Nguồn: Tổng hợp

Lá xoài non – thần dược chữa bệnh tiểu đường.

17/06/2015 Phương Diên

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường. Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm, bởi nó là nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo như: bệnh tim mạch vành, bệnh tai biến mạch máu não, mù mắt…Để điều trị bệnh tiểu đường, ngoài sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể áp dụng một số cách trị bệnh bằng thảo dược tự nhiên cũng rất hiệu quả. Hôm nay, chúng tôi xin mách cho các bạn một loại thảo dược trong vườn nhà, có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường rất tốt, đó là lá xoài non.

  1. Công dụng của lá xoài non

Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc Tây y đang càng ngày càng ít người sử dụng vì tính không an toàn cũng như những tác dụng phụ do thuốc để lại. Do đó, họ chuyển dần sang điều trị bệnh bằng thảo dược, vì đây là những bài thuốc từ tự nhiên, vừa an toàn, hiệu quả lại không gây ra những tác dụng phụ. Hơn nữa, giá thành của chúng lại vô cùng thấp do có sẵn và dễ kiếm ở Việt nam.

Lá xoài non được biết đến là loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả. Theo y học cổ truyền, lá xoài có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trong điều trị bệnh hô hấp như: ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng.

Theo nghiên cứu ban đầu của đại học Queensland (Úc), trong lá xoài non có chứa chất anthxyanhdin, đây là chất có tác dụng hạ đường huyết, phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong xoài còn chứa một số hợp chất khác có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và giảm cholesterol.

Đặc biệt, chỉ số đường huyết của xoài rất thấp vì vậy, xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong mái của chúng ta. Chính vì thế, nhiều bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc chữa bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.

  1. Cách dùng lá xoài non trong điều trị bệnh tiểu đường.

Để sử dụng các bài thuốc từ lá xoài non trong điều trị bệnh tiểu đường, các bạn có thể làm theo các cách dưới đây.

Cách 1: Hái 5 lá xoài non, rửa sạch, thái sợi rồi cho vào cốc, đổ nước sôi vào và để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước lá xoài này, không ăn lá.

Cách 2: lá xoài non phơi trong bóng râm cho khô, sau đó đem nghiền thành bột mịn. Vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần pha nửa muỗng cà phê bột lá xoài với một cốc nước đầy.

Khi sử dụng bài thuốc từ lá xoài non này, các bạn cần chú ý. Không nên áp dụng bài thuốc này nhiều lần trong ngày, vì nó có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm. Khi sử dụng nước thuốc lá xoài, nên uống cách các loại thuốc khác khoảng 2-3 tiếng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của các loại thuốc điều trị khác.

Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Tổng hợp

9 triệu chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường bạn nên biết.

16/06/2015 Phương Diên

Bệnh tiểu đường thường được ví như một kẻ giết người thầm lặng, chúng là một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm. Rất nhiều người chỉ biết bệnh khi đã ở giai đoạn bệnh phát triển nặng. Vậy làm cách nào để biết và phòng tránh căn bệnh quái ác này? Hôm nay chúng tôi xin mách nhỏ bạn 9 triệu chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường, các bạn có thể tham khảo.

1.     Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là ban đêm.

Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của người bệnh tiểu đường. Bởi khi mắc bệnh, cơ thể cần đào thải lượng glucozo ra khỏi máu, vì vậy dẫn đến dấu hiệu đi tiểu nhiều lần và nó rõ nhất vào ban đêm.

2.     Hay khát nước

Người bị bệnh tiểu đường thường hay cảm thấy khát nước, khô miệng, dù bạn vừa mới uống nước.

3.     Giảm cân đột ngột, kèm theo sự mệt mỏi.

Khi bị tiểu đường, các hormone insulin không nhận được glucozo vào tế bào để cung cấp năng lượng, đồng thời protin trong cơ bắp bị phá hủy làm nguồn thức ăn thay thế. Đồng thời, thận phải làm việc liên tục để đào thải lượng đường trong máu nên tốn thêm calo. Điều này khiến cơ thể người bị bệnh giảm cân đột ngột từ 5-10 kg trong vòng 2-3 tháng, kèm cảm giác mệt mỏi, uể oải.  Đôi khi, việc giảm cân cũng có thể là do bạn làm việc quá sức, tuy nhiên, để chắc chắn, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe để biết bạn có bị tiểu đường hay không.

4.     Da khô, ngứa.

Nếu thấy da khô, ngứa, đặc biệt là những vùng da kín như cổ, nách, bẹn thì có thể đấy là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

5.     Mệt mỏi, uể oải và hay cáu kỉnh với người xung quanh.

Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao, điều này làm cho cơ thể người bệnh khó chịu, mệt mỏi trong người, lâu ngày sẽ khiến người bệnh dễ cáu kỉnh với người xung quanh.

6.     Vết thương trên da khó lành.

Do lượng đường trong máu lưu thông qua các tĩnh mạch và động mạch làm hư hại đến các mạch máu, làm máu khó lưu thông đến các vùng bị thương trong cơ thể, cho nên khi người bị tiểu đường có những vết thương ở ngoài da, chúng sẽ rất lâu lành. Đây là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

7.     Thị lực giảm.

Người bị bệnh tiểu đường sẽ cảm thấy mắt mờ dần đi hoặc đôi lúc chỉ là một vệt sáng. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao, dẫn tới thay đổi hình dạng thấu kính của mắt, khúc xạ cũng bị thay đổi. Nếu không chữa trị kịp thời, để tình trạng bệnh kéo dài, bệnh nhân có thể bị mù lòa.

8.     Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng. Vì vậy, nếu không vệ sinh âm đạo cũng như vùng kín của nam giới thường xuyên và sạch sẽ, những vùng này sẽ rất dễ bị viêm nhiễm và nhiễm trùng.

9.     Chân, tay bị ngứa, tê hoặc đau rát.

Khi lượng đường trong máu nhiều, nó sẽ hủy hoại các dây thần kinh. Nếu không kiểm soát lượng đường thường xuyên sẽ khiến dây thần kinh bị tổn hại vĩnh viễn.

Trên đây là 9 dấu hiệu giúp bạn nhận ra mình có bị tiểu đường hay không. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện một trong 9 điều trên, bạn cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra sớm nhất có thể. Nên xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của bạn vẫn tốt.

 Nguồn: Tổng hợp

Phụ nữ ngồi nhiều dễ mắc bệnh tiểu đường.

16/06/2015 Phương Diên

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là bệnh được biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao ( trên 130mg/ dL). Khi bị bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn bình thường, hay bị khát nước, người uể oải…Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường như: do gen di truyền, do dư thừa cân, ngủ không đủ giấc, thường xuyên bỏ bữa sáng…. Và một nguyên nhân mới được tìm ra gây bệnh tiểu đường ở đa số phụ nữ đó là ngồi nhiều và liên tục. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Leicester (nước Anh), việc ngồi nhiều và liên tục trong nhiều giờ là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, họ kiểm tra máu của 505 đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi từ 59 trở lên, với những người phụ nữ ngồi từ 4-7 tiếng mỗi ngày và những người đàn ông ngồi từ 4-8 tiếng mỗi ngày. Kết quả cho thấy, những người phụ nữ ngồi nhiều có nhiều chất hóa học khiến nguy cơ mắc tiểu đường tăng cao.

Theo nghiên cứu phân tích các chất hóa học có trong những người phụ nữ, thì những người phụ nữ ngồi lâu có mức insulin trong máu cao – đây là một loại hormone giúp điều chỉnh mức đường huyết trong cơ thể. Khi mức insulin trong máu cao, chứng tỏ cơ thể của những người phụ nữ ngồi lâu đã bắt đầu kháng loại hormone này và làm cho bệnh tiểu đường bắt đầu phát triển.

Điều này chỉ đúng với những người phụ nữ ngồi lâu trong nhiều giờ mà không đúng ở những người đàn ông cũng tham gia vào cuộc thử nghiệm trên.

Vì vậy, các nhà khoa học đã kết luận rằng: những người phụ nữ ít vận động là đối tượng dễ mắc tiểu đường hơn đàn ông.

Sự khác biệt đó là do rất nhiều yếu tố quyết đình, đó thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt giữa 2 giới. Nam giới ngoài thời gian ngồi làm việc tại văn phòng, họ còn tham gia vào các hoạt động khác như thể thao, đi bộ, cầu lông, tenis. ..Còn phụ nữ thường có thói quen ăn vặt khi ngồi, sau giờ làm việc họ phải về chăm lo cho gia đình nên không có thời gian chơi các môn thể thao khác. Chính vì vậy, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đàn ông.

Để phòng tránh bệnh tiểu đường ở phụ nữ, tốt nhất nếu tính chất công việc yêu cầu ngồi tại chỗ trong thời gian dài, các bạn nên đứng dậy và vận động từ 5-10 phút sau mỗi tiếng làm việc, nên vận động thường xuyên để có sức khỏe thật tốt.

Chúc các chị em luôn khỏe mạnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Mẹ sinh con trên 3,6 kg có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

16/06/2015 Phương Diên

Với những bà mẹ tăng cân nhiều trong quá trình mang thai và sau khi sinh con nặng trên 3,6 kg thì cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Bởi đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.

  1. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của sản phụ sinh con trên 3,6kg

Có rất nhiều trường hợp sau khi sinh, các bà mẹ đi khám sức khỏe và phát hiện ra mình mắc bệnh tiểu đường. Trong đó các chị đều có tuổi rất trẻ, dưới 35 tuổi. Đặc điểm chung của các chị là mỗi lần sinh con, các bé đều nặng trên 3,6 kg. Đó là chị Hắng trú tại Từ Liêm, Hà Nội, 2 lần sinh con chị đều sinh con to. Bé thứ nhất nặng 4,1 kg, bé thứ 2 nặng 3,8 kg. Và chị Vũ Thị Xuân, trú tại Ninh Bình, chị cũng phát hiện ra mình mắc bệnh tiểu đường. Chị đã trải qua ba lần sinh con bằng phương pháp sinh thường, các con đều nặng trên 3,8 kg.

Theo giáo sư Bình, bệnh viên Y Hà Nội, hầu hết các bà mẹ mang thai to và khi sinh, con có cân nặng từ 3,6 kg trở lên đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều nếu người trong gia đình của sản phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường.

Cũng theo giáo sư Bình, vì bệnh tiểu đường không có triệu chứng rõ rệt, phát triển rất âm thầm, chính vì vậy nhiều người lúc mới bị bệnh không phát hiện ra, chỉ đến khi bệnh có những biến chứng nặng, suy thận, bệnh nhân mới đi khám và phát hiện ra bệnh tiểu đường. Lúc này để chữa trị bệnh sẽ tốn rất nhiều công sức, thời gian và chi phí.

Vì vậy, giáo sư Bình khuyến cáo những bà mẹ mang thai to và khi sinh con có cân nặng từ 3,6kg trở lên, cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm tra rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, vì đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.

  1. Những triệu chứng của bệnh tiểu đường giúp các sản phụ nhận biết bệnh.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển khi cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin. Điều này xảy ra do hai nguyên nhân chủ yếu là dư thừa cân và ít vận động. Đây chính là hai yếu tố mà sản phụ mắc phải trong quá trình mang thai.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển rất chậm, chúng phát triển trong nhiều năm và diễn ra một cách âm thầm. Chính vì vậy, đa số bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Để kiểm soát bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần chú ý đến các triệu chứng thường gặp như: tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên. Do khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất dịch được kéo từ các mô và làm cho khát nước. Kết quả là chúng ta sẽ cần uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Triệu chứng thứ hai được nhận biết khi bệnh nhân đói bụng. Lúc này cơ thể không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng gây nên cảm giác đói dữ dội. Các tế bào sẽ bị tước đoạt đường, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, và bệnh nhân dễ cáu kỉnh.

Bệnh tiểu đường nếu không phát hiện sớm, sẽ khiến lượng đường trong máu quá cao, dịch có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể làm giảm khả năng thị lực của bệnh nhân , gây mờ mắt.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn khiến cho tình trạng chậm lành vết loét hoặc nhiềm trùng thường xuyên do nó  ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng.

Chính vì vậy, sản phụ sau khi sinh con trên 3,6 kg cần đi khám để phát hiện ra bệnh tiểu đường sớm để có hướng điều trị cụ thể.

Nguồn: Tổng hợp

10 điều bạn nên làm đủ để không mắc bệnh tiểu đường.

15/06/2015 Phương Diên

Bệnh tiểu đường là bệnh vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh vì nó là căn bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm, tác động trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Khi bị bệnh tiểu đường , người bệnh có thể mắc một trong các căn bệnh hiểm nghèo khác như: bệnh tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch vành, bệnh suy thận, liệt dương, mù mắt, hoại tử…

Để giúp cuộc sống của chúng ta tránh xa với bệnh tiểu đường, chúng ta cần làm đủ 10 điều đưới đây.

  1. Thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu. Vì vậy, thường xuyên bổ sung ngũ cốc trong chế độ ăn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số bệnh khác như: huyết áp cao, đột quỵ và ung thư vú.

  1. Chăm chỉ vận động

Lười vận động là một trong những nguy cơ khiến bạn bị tiểu đường. Vì vậy, hãy chăm chỉ vận động, dù đang làm việc hay ở nhà. Nên tập thể dục 1 giờ mỗi ngày và đi bộ nhiều ở mức có thể. Đây là một điều vô cùng đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc phòng tránh bệnh tiểu đường.

  1. Kiểm soát cân nặng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, béo phì và tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên, tránh việc tăng cân gây béo phì là một trong những cách giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường.

Với những người hiện có cân nặng quá mức quy định, nên tập luyện để giảm 5% mức cân nặng hiện tại để giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì xuống 70%.

  1. Hạn chế ăn thịt đỏ.

Thịt đỏ, đặc biệt là những thịt đỏ đã chế biến sẵn như thịt lợn muối xông khói, xúc xích kep bánh mì…là những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn những loại thịt này để tránh mắc bệnh.

  1. Không ăn đồ ăn nhanh

Thức ăn nhanh có chứa rất nhiều chất có khả năng kháng insulin, đây là nguy cơ khiến bạn bị bệnh tiểu đường. Nếu càng ăn nhiều thức ăn nhanh thì nguy cơ kháng insulin càng cao, đồng nghĩa với việc khả năng mắc bệnh của bạn càng lớn. Vì vậy, hạn chế thức ăn nhanh sẽ giúp bạn tránh xa khỏi bệnh tật.

  1. Ngủ đủ giấc.

Ngủ nhiều hay ít hơn 8 tiếng để khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, mỗi ngày nên duy trì chế độ ngủ đủ 8 tiếng để tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

  1. Uống 1 ly cà phê mỗi sáng.

Uống cà phê mỗi sáng là cách vô cùng đơn giản giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường. Bởi trong cà phê có chứa caffeine, chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường 1 cách an toàn.

  1. Dùng quế làm gia vị nấu ăn.

Quế là gia vị có tác dụng giảm đường trong máu hiệu quả, kích thích các enzyme thụ quan insulin hoạt động. Vì vậy, bổ sung quế vào trong hộp đựng gia vị của căn bếp nhà bạn sẽ giúp bạn tránh xa được bệnh tiểu đường.

  1. Tránh xa stress.

Căng thẳng, mệt mỏi, tức giận …là những cảm xúc khiến nồng độ đường huyết tăng cao trong máu và gây ra bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy gạt bỏ những căng thẳng, mệt mỏi và có cuộc sống hạnh phúc để không gặp phải những căn bệnh khó chịu.

  1. Khám sức khỏe định kỳ.

Cách tốt nhất để phòng tránh và điều trị bệnh nhanh chóng và dễ dàng đó là thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và kiểm soát được lượng đường trong máu.

 Nguồn: Tổng hợp

7 bài thuốc dân gian trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

26/05/2015 Phương Diên

Hiện nay có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường, trong đó có cả thuốc Đông y và Tây y. Với những loại thuốc tây y, tuy hiệu quả nhanh chóng nhưng thường có chi phí cao và hay gây tác dụng phụ. Chính vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường thường thích sử dụng những bài thuốc dân gian để trị bệnh, tuy hiệu quả chữa bệnh của chúng lâu dài nhưng chúng có chi phí thấp, lại vừa không gây tác dụng phụ. Dưới đây là 9 bài thuốc dân gian trị bệnh tiểu đường hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu tới cho các bạn. Mời các bạn tham khảo.

  1. Bài thuốc từ táo đỏ, kén tằm.

Các bạn chuẩn bị 7 quả táo đỏ, 7 cái kén tằm, sau đó cho vào nước sắc đặc. Ngày uống vài lần và uống liên tục vài tuần. Đây là bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

  1. Bài thuốc từ rau muống, râu ngô

Các bạn lấy 60g cọng rau muống, 30g râu ngô đem rửa sạch rồi cho vào nồi sắc nước uống. Dùng uống thay nước hàng ngày.

  1. Bài thuốc từ thịt dê, phổi dê.

Đây là món canh rất bổ dưỡng, vừa giúp hồi phục sức khoẻ vừa có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. các bạn chuẩn bị 250g thịt dê và 1 bộ phổi dê. Làm sạch sẽ và thái nhỏ, sau đó cho vào hầm thật mềm. Khi chín có thể nêm chút gia vị cho dễ ăn. Một tuần ăn từ 1 đến 2 bữa canh dê này sẽ cho hiệu quả chữa bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.

  1. Bài thuốc từ rau cần.

Rau cần vừa là một loại thực phẩm dùng để chế biến các món ăn, vừa là một loại thuốc quý có rất nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, trong đó có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường.

Bạn chuẩn bị 500g rau cần, rửa sạch, thái nhỏ và giã nát, sau đó lấy vải màn lọc lấy nước. Nước rau cần các bạn cho vào nồi đun sôi và để nguội. Ngày uống 2 lần.

  1. Bài thuốc từ cà chua, vỏ dưa hấu, vỏ bí xanh, phấn hoa.

Các bạn cho 20g cà chua rửa sạch, 15g vỏ dưa hấu, 15g vỏ bí xanh rửa sạch thái hạt lựu và 15g phấn hoa vào nồi cùng 1 lít nước, nấu sôi rồi để nguội. Các bạn dùng nước này để uống, sẽ có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh tiểu đường.

  1. Bài thuốc từ ớt xanh, mướp đắng, dưa chuột, rau cần.

Nguyên liệu làm bài thuốc này gồm 1 quả ớt ngọt xanh, ½ quả mướp đắng, 1 quả dưa chuột, vài cọng râu cần. Các bạn đem rửa sạch, bỏ ruột rồi thái hạt lựu. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vao máy xay sinh tố và lọc lấy nước. Uống 2 lần vào mỗi buổi sang và buổi chiều để cho hiệu quả chữa bệnh tiểu đường được tốt nhất.

  1. Bài thuốc từ lá khoai lang, bí đao, hành, bột gừng, gia vị.

50g lá khoai lang và 200g bí đao rửa sạch thái nhỏ. Cho bí đao vào chảo xào qua với dầu, thêm ít nước và them hành cùng với gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Sau đó cho lá khoai lang vào nấu chín, cuối cùng nêm gia vị cho vừa ăn.

Đây là bài thuốc có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt và hạ đường huyết.

Trên đây là những bài thuốc dân gian dễ làm và dễ kiếm nguyên liệu, có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài sử dụng một trong số những bài thuốc trên, các bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để có thể phòng tránh và chữa bệnh tiểu đường nhanh chóng và hiệu quả nhất.

  Nguồn: Tổng hợp

Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng bệnh tiểu đường.

23/05/2015 Phương Diên

Bệnh tiểu đường hiện nay càng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống của phần lớn người dân không hợp lý và điều độ. Họ sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hàng ngày và lạm dụng thức ăn nhanh. Vậy làm cách nào để phòng ngừa bệnh tiểu đường trong thời đại hiện nay. Câu trả lời nằm ở chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường mà chúng tôi đã tổng hợp được. Các bạn có thể tham khảo.

  1. Bữa sáng vô cùng quan trọng giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Nhiều người nghĩ rằng, càng ăn ít thì càng giúp phòng tránh bệnh tiểu đường, cho nên họ đã lựa chọn bỏ bữa sáng. Tuy nhiên đó là quyết định hoàn toàn sai lầm. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bỏ ăn sáng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn hẳn những người có bữa ăn sáng nhẹ. Chính vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các bạn cần ăn sáng đầy đủ. Một bữa sáng hợp lý là bữa sáng không chứa thực phẩm giàu carbohydrates và quá nhiều dầu mỡ.

  1. Giảm khẩu phần ăn.

Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường chính là béo phì. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bạn cần phải giảm bớt chế độ ăn nhiều thịt, nhất là những loại thịt nhiều đạm xuống ( thịt bò, thịt dê…). Hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán, các loại thức ăn chế biến sẵn như: thịt xông khói, xúc xích…hạn chế uống nước ngọt. Bạn nên ăn bữa sáng, bữa trưa và ăn ít vào bữa tối. Tuyệt đối không ăn đêm để tránh tích lũy năng lượng và mỡ thừa.

  1. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

Rau xanh và hoa quả là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe cũng như giúp bạn kiểm soát lượng dầu mỡ và đường trong máu. Bạn nên làm các loại salad khác nhau, nấu nhiều món rau trong bữa ăn hàng ngày. Bổ sung trái cây tươi như: cam, quýt, đào, dưa hấu…trong chế độ ăn uống của mình để phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả.

  1. Uống nhiều nước mỗi ngày.

Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại bệnh viện Bichat tại Paris, những người uống nhiều nước mỗi ngày ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người uống ít nước mỗi ngày. Vì vậy, một cách đơn giản để phòng tránh bệnh tiểu đường là các bạn cần uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên uống các loại nước uống thông thường, tránh xa nước ngọt cũng như các loại nước gây kích thích. Bởi chúng rất dễ khiến bạn béo phì và mất kiểm soát lượng đường trong máu.

  1. Ăn các loại ngũ cốc.

Các loại hạt ngũ cốc là thực phẩm rất tốt để ngăn chặn tiểu đường và đảm bảo sức khỏe. Những loại ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì, gạo lứt, yến mạch…không những giúp bạn có thân hình đẹp mà nó còn giúp bạn tránh xa các loại bệnh như: ung thư vú, tiểu đường, huyết áp cao và đột quỵ

  1. Cà phê giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Chắc có nhiều bạn nghĩ điều này thật vớ vẩn, nhưng thực chất đây lại là cách giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là chất caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Vì vậy, bạn nên uống đều đặn 1 ly cafe mỗi sáng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh rất tốt đấy.

 Nguồn: Tổng hợp

6 bí quyết sống giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường.

23/05/2015 Phương Diên

Bệnh tiểu đường là bệnh vô cùng nguy hiểm cho con người. Bởi bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm ngèo như: bệnh tim mạch vành, bệnh tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư….Bệnh còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường hay bệnh dư đường. Để phòng tránh căn bệnh tiểu đường nguy hiểm này, hôm nay chúng tôi muốn mách bạn 10 bí quyết sống dưới đây. Các bạn có thể tham khảo.

  1. Có chế độ ăn uống hợp lý.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường phần lớn là do chế độ dinh dưỡng của người bệnh không phù hợp. Người bệnh có thể ăn quá nhiều chất đạm, dư chất ….và dẫn tới béo phì. Điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nhiều bệnh, trong đó có bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh cần kiểm soát cân nặng của mình trước khi mắc bệnh béo phì và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Bạn nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất béo no và bão hòa, nên lựa chọn thực phẩm chứa axit béo omega-3 như: cá, các loại hạt…để cơ thể vẫn được cung cấp đủ chất mà không bị béo phì.

Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cơ thể được khỏe mạnh.

Trong thực đơn của bạn nên hạn chế muối, bởi số lượng muối dung nạp quá mức cho phép vào cơ thể bạn sẽ làm bạn tăng đường huyết và gây nguy cơ bệnh tiểu đường.

Tuyệt đối không uống rượu bia hoặc uống ít, bởi rượu khiến bạn tăng cân và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

  1. Tập thể dục thường xuyên.

Tập thể dục là cách rèn luyện sức khỏe và giảm cân rất hiệu quả. Bạn nên dành thời gian mỗi ngày để tập thể dục, góp phần kiểm soát cân nặng, làm lượng isnulin được sản xuất trong cơ thể vừa đủ, tránh gây ra bệnh béo phì. Ngoài ra, nó còn giúp bạn có huyết áp ổn định, tránh mắc các bệnh về tim mạch.

  1. Ngủ đủ giấc.

Có thể bạn không biết nhưng ngủ đủ giấc là bí quyết vô cùng quan trọng giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia, mỗi ngày ngủ từ 7-8 tiếng sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết và đảm bảo sức khỏe cho cơ thể bạn.

  1. Tránh căng thẳng.

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường vì nó khiến tim bạn đập nhanh hơn, các hormone gây căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như hoạt động của các insulin. Vì vậy, để tránh bệnh tiểu đường, bạn cần giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống, bằng cách tập yoga, thiền hoặc đi bộ mỗi ngày.

  1. Tránh xa thuốc lá.

Tỉ lệ nam giới hút thuốc lá là khá cao. Và nó đang làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh khác cho người hút như bệnh tim, ung nhọt, ung thư phổi…Vì vậy, để tránh bệnh tiểu đường, bạn nên từ bỏ hoặc hạn chế hút thuốc lá mỗi ngày.

  1. Theo dõi đường huyết và khám bệnh định kỳ.

Bệnh tiểu đường rất khó phát hiện, chỉ khi bệnh nặng và có những triệu chứng rõ rệt thì bệnh nhân mới đi khám và phát hiện ra bệnh. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Vì vậy, các bạn cần thường xuyên theo dõi đường huyết của mình. Nên khám bác sĩ ít nhất 2 năm 1 lần để phát hiện bệnh sớm nhất.

Với những bí quyết ở trên, chúng tôi hy vọng các bạn đã có thể bảo vệ được mình khỏi bệnh tiểu đường.

Nguồn: Tổng hợp

Trị bệnh tiểu đường bằng cây tầm bóp.

21/05/2015 Phương Diên

Cây tầm bóp là loại cây dại, mọc nhiều ở các vùng quê. Ngoài dùng làm thức ăn, cây tầm bóp còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong các bệnh mà cây tầm bóp có thể điều trị, có bệnh tiểu đường.

  1. Đặc điểm của cây tầm bóp.

Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis Angulata L, thuộc họ Cà. Ngoài tên tầm bóp, cây còn có tên gọi khác là cây Lồng đèn, cây thù lù canh. Đây là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, thường mọc hoang ở bờ ruộng hoặc bãi đất hoang.

Cây tầm bóp là loại cây thân thảo, cao từ 50-90 cm, có nhiều cành nhánh.

Lá cây mọc so le, hình bầu dọc, màu xanh nhạt.

Hoa của cây tầm bóp là loại hoa đơn, có cuống mảnh. Đài hoa hình chuông, có lông, chia ra từ giữa thành 5 thùy. Tràng hoa có màu vàng tươi hoặc màu trắng nhạt, thỉnh thoảng điểm chút màu tím ở gốc.

Quả tầm bóp tròn, căng mọng, nhẵn, lúc chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đỏ. Quả có đài bao quanh bên ngoài và đây là quả có nhiều hạt.

Cây tầm bóp ra hoa kết trái quanh năm. Là loại cây thuốc với tất cả các bộ phận có thể sử dụng để làm thuốc.

  1. Dược tính của cây tầm bóp.

Cây tầm bóp theo Đông y có vị đắng nhẹ, tính mát, không độc, rất tốt trong việc thanh nhiệt lợi thấp, khi đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.

Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm. Có tác dụng trong điều trị các bệnh như: ho, cảm sốt, đau họng có đờm..

Toàn cây tầm bóp có thể dùng để chữa mụn ngọt, đinh độc, đau bìu dái. Ngoài ra còn dùng để làm thuốc lợi tiểu, thuốc chữa rối loạn tiêu hóa…

Đặc biệt, rễ cây tầm bóp còn có tác dụng chữa bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả khi kết hợp với các vị thuốc khác.

Cây tầm bóp dùng làm thuốc có thể ở dạng tươi hoặc dạng khô.

  1. Những bài thuốc trị tiểu đường của cây tầm bóp.

Để trị bệnh tiểu đường, dân gian có bài thuốc sau.

Người ta thường dùng cây tầm bóp kết hợp với tim lợn và chu sa.Các bước thực hiện khá đơn giản. Các bạn lấy 30-40g lá tầm bóp rửa sạch, 1 quả tim lợn làm sạch và thái nhỏ, 1g chu sa cho vào nồi, đổ nước vừa phải. Sau đó nấu nhừ, thêm chút gia vị rồi ăn cả nước lẫn cái. Một liệu trình điều trị bệnh tiểu đường bằng cây tầm bóp là 5-7 lần ăn, cách ngày ăn một lần. Sau một liệu trình chữa bệnh, người bệnh đi kiểm tra đường huyết sẽ thấy giảm rõ rệt.

Ngoài điều trị bệnh tiểu đường, cây tầm bóp còn dùng để chữa trị một số bệnh khác.

Cảm sốt: khi người bệnh bị cảm sốt, cổ họng đau rát, ho nhiều đờm, sốt cao, có thể lấy 20-40g tầm bóp khô sắc lấy nước uống. Một ngày uống 2-3 lần bệnh sẽ mau chóng khỏi.

Mụn ngọt, đau bìu dái: Lấy khoảng 40-80g cây tầm bóp rươi giã lấy nước uống, còn bã đắp lên chỗ sưng. Có thể lấy quả tầm bóp giã lên vùng đau, ngày 1 lần, mụn nhọt và cảm giác đau sẽ biến mất.

Ho có đờm: Để giảm ho và long đờm, các bạn có thể lấy 30-40g quả tầm bóp sắc nước uống, có thể uống thay nước hàng ngày. Bệnh sẽ mau chóng khỏi.

Cây tầm bóp là loại thuốc dân gian có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, các bạn có thể sử dụng cây tầm bóp làm món ăn hàng ngày, vừa giúp phòng bệnh, lại vừa chữa bệnh hiệu quả.

 Nguồn: Tổng hợp

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status