• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

10/06/2015 Phương Diên

Bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng là hai bệnh có những biểu hiện giống nhau, cho nên rất nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Thông thường, cả hai bệnh đều có triệu chứng đi đại tiện ra máu, bệnh xuất hiện ở những người trong độ tuổi trung niên…Chính vì vậy, để phân biệt rõ ràng hai bệnh trên để có hướng điều trị đúng đắn, các bạn nên tham khảo một số kiến thức mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây.

Triệu chứng gây nhầm lẫn phổ biến nhất ở cả hai bệnh chính là đại tiện ra máu. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, các bạn sẽ nhận thấy có những sự khác nhau rõ rệt giữa bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng khi đại tiện ra máu như máu.

Khi bị bệnh trĩ, người bệnh sau khi đi đại tiện mới xuất hiện máu tươi, nhỏ thành giọt, có khi phun thành tia, dịch máu và phẫn tách rời nhau, lượng máu có lúc nhiều, có lúc ít. Mỗi khi đi đại tiện cảm thấy cảm giác đau tức xung quanh hậu môn gây khó chịu hoặc cảm giác như có dị vật.

Còn với những người bị ung thư trực tràng, khi đi đại tiện sẽ thấy lượng máu đi kèm phân ít hơn và chúng thường phủ trên bề mặt của phân, máu thường có màu đỏ sẫm và phân có kèm dịch nhày, có khi là dịch mủ. Đến khi bệnh phát triển nặng thì lượng máu khi đi đại tiện cũng sẽ tăng lên.

Ngoài cách dựa vào dấu hiệu của máu khi đi đại tiện, còn một dấu hiệu nữa để phân biệt bệnh trĩ và ung thư đại tràng đó là:

Khi bị ung thư đại tràng, bệnh nhân có sự thay đổi thói quen đi đại tiện một cách đột ngột. Người bệnh có thể đang đại tiện theo dạng lỏng chuyển sang đại tiện phấn táo hoặc có sự xen kẽ giữa táo và lỏng. Đồng thời, bệnh nhân ung thư đại tràng còn kèm theo một số biểu hiện như thiếu máu, gầy sút, đau bụng và khó chịu vùng bụng…

Còn với người bệnh trĩ, bệnh nhân đa phần là đi ỉa táo, rất khó đại tiện và thường cảm thấy ấm ách vùng bụng.

Vì vậy, trên đây chỉ là những nhận biết chỉ mang tính tương đối so sánh bệnh trĩ và bệnh ung thu đại tràng. Cho nên với những người thấy xuất hiện dấu hiệu đi đại tiện ra máu, cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra chính xác nhất xem mình đang mắc bệnh nào. Nếu không để lâu sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

18/05/2015 Phương Diên

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Là câu hỏi được rất nhiều người đã đề cập, bệnh trĩ khiến nhiều người vô cùng lo lắng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống rất lớn. Nếu không tìm ra phương pháp đúng đắn thì bệnh tình sẽ ngày càng nặng hơn.

Trĩ ngoại là bệnh lý thường gặp ở các bệnh về trực tràng, hậu môn và tỷ lệ phát bệnh cao. Trĩ ngoại là tình trạng sưng của các tĩnh mạch nằm ở hậu môn, có thể nhìn thấy và do các tĩnh mạch căng lên hoặc do phần da ở các nếp gấp ở viền hậu môn sưng to lên, bị viêm, sự tăng sinh của các mô liên kết hoặc tụ máu mà thành.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ thường có một số hiện tượng mà bệnh nhân cần phải lưu ý đó là đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Bệnh phát triển từ từ nên thường bị bệnh nhân bỏ qua, đến khi thấy cần phải chữa trị thì bệnh đã nặng rồi.

Trĩ ngoại không lây nhiễm. Bởi điều kiện lây nhiễm bao gồm: nguồn lây nhiễm, con đường lây nhiễm và đối tượng lây nhiễm. Trĩ ngoại không do virut hoặc vi khuẩn gây ra. Có lúc niêm mạc trĩ ngoại bị viêm loét, thậm chí gây áp xe hậu môn, nhưng không gây lây nhiễm trĩ ngoại.

Ngoài ra, bản thân người bị mắc bệnh trĩ ngoại không thể tự phát bệnh. Do đó, người bị trĩ ngoại sẽ không truyền nhiễm bệnh cho người khác. Nếu người bị trĩ ngoại có các bệnh lây nhiễm về đường ruột thì chỉ có khả năng lây nhiễm bệnh đường ruột chứ không lây nhiễm bệnh trĩ.

Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đại tiện khó khăn… đã hành hạ họ và làm cho bệnh nhân suốt ngày ở trong một tình trạng tinh thần rất không thoải mái. Hơn thế nữa, những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì đây là một bệnh của vùng kín, nên bệnh nhân thường rất ái ngại đi khám bệnh, nhất là đối với phụ nữ.

Bệnh trĩ luôn khiến bệnh nhận có cảm giác khó chịu, đặc biệt là luôn lo lắng mỗi khi đi đại tiện, những búi trĩ có thể bị thò ra, đặc biệt có nhiều người phụ nữ khi mắc chứng bệnh này còn sợ không dám đi khám bác sỹ vì nó sảy ra ở vùng kín. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp và hiệu quả thì ngày càng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Trong trường hợp bệnh nhân đã bị mắc bệnh trĩ, dù ở tình trạng nhẹ hay nặng thì cũng phải cần có những biện pháp để phòng ngừa. Ngoài việc sử dụng các phương pháp chữa trị như phẫu thuật cắt búi trĩ theo tây y, chữa bằng việc uống thuốc của đông y…thì bệnh nhân cũng phải lưu ý, phải kết hợp việc điều trị với chế độ ăn uống hợp lý, chế độ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày bằng những động tác nhẹ nhàng như đi bộ, đi bơi, các bài tập thể dục buổi sáng…thì căn bệnh của bạn mới thật sự được cải thiện.

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

14/05/2015 Phương Diên

Hiện nay các bà bầu có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ rất cao, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực từ thai nhi lên hậu môn làm hình thành các búi trĩ. Nếu những người bình thường bị mắc bệnh trĩ thì có thể sử dụng phương pháp uống thuốc hoặc phẫu thuật cắt búi trĩ. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì không thể điều trị một cách như những người bình thường được, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu cách chăm sóc bà bầu trong giai đoạn mắc bệnh trĩ mà các mẹ nên tham khảo.

Vì sao bà bầu có nguy cơ mắc trĩ cao?

Tại sao phụ nữ khi mang thai thì bệnh trĩ lại có nguy cơ xuất hiện cao như vậy? Nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị bệnh trĩ là do áp lực lượng máu tăng và táo bón. Trong quá trình mang thai, bà bầu dễ bị trĩ, búi trĩ, chảy máu lợi do tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi.

Đặc biệt, khi mang thai bà bầu thường xuyên bị táo bón cũng một trong những nguyên nhân phổ biến khi mang thai và cũng là nguyên nhân góp phần rất lớn làm tình trạng trĩ thêm trầm trọng. Biết rõ được nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai chị em

Chăm sóc đúng cách khi bà bầu mắc trĩ

Làm sao để khắc phục tình trạng bị bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để có thể cải thiện được tình trạng này các mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau đây, mà không cần phải sử dụng đến thuốc.

Sử dụng túi lạnh để chườm: Phương pháp này rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá tốt trong điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể dùng đá lạnh hoặc túi nước lạnh để chườm lên vùng hậu môn hàng ngày để giúp chăm sóc bà bầu bị bệnh trĩ giảm cảm giác đau đớn do sưng tấy.

Giữ vệ sinh vùng hậu môn: Sau mỗi lần đi toilet, bạn nhớ phải vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ bằng loại giấy mền, khăn ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn cũng là cách tốt để giúp chăm sóc bà bầu bị bệnh trĩ. Tránh dùng những loại giấy khô gây tăng tình trạng nghiêm trọng của bệnh.

Tắm nước ấm: tắm nước ấm và ngâm mình trong nước ấm không chỉ khiến bạn có cảm giác thoải mái mà còn giúp bệnh trĩ có thể được thuyên giảm đáng kể do máu được kích thích lưu thông dễ dàng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên ngâm mình trong nước ấm hàng ngày.

Tránh ngồi quá lâu: Bà bầu bị bệnh này không nên ngồi quá lâu một chỗ vì nó sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, làm bệnh ngày càng nặng hơn. Vì vậy, việc chăm sóc bà bầu bị bệnh trĩ đồng nghĩa với việc nhắc bà bầu nên thường xuyên đi lại hoặc nằm xuống nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu.

Ngoài áp dụng một số biện pháp trên giúp bà bầu phòng ngừa và cải thiện bệnh trĩ vô cùng hiệu quả thì bà bầu cần phải kết hợp với việc luyện tập thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày cũng là một phương pháp vô cùng hiệu quả giúp để chữa bệnh trĩ. Hàng ngày, các bà bầu hãy đi bộ hay tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, không chỉ giúp chữa khỏi bệnh mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu.

 Nguồn: Tổng hợp

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

14/05/2015 Phương Diên

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ nguy hiểm tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, thông thường vì mắc bệnh ở vùng kín nên có một số người bệnh ngại không đi chữa khiến cho căn bệnh ngày càng trở nên nặng hơn. Để tránh gặp phải trường hợp trên thì khi mới phát hiện ra bệnh, người bệnh nên sử dụng một loại thực phẩm sau để điều trị và phòng bệnh nhé các bạn.

Khoai lang

Khoai lang là một loại thực phẩm quen thuộc được rất nhiều người yếu thích, khoai lang còn giúp bạn trị chứng táo bón một cách hiệu quả, trong thành phần của khoai lang chứa nhiều tinh bột và chất xơ nên rất dễ cho tiêu hóa. Đối với bệnh nhân đang mắc bệnh trĩ hoặc đang gặp phải tình trạng táo bón thì việc đầu tiên nên ăn gì để giảm tình trạng táo bón, và khoai lang được chọn là một loại thực phẩm hữu hiệu nhất giành cho những trường hợp này.

Mướp

Xơ mướp giúp ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả. Đặc biệt, các chất nhầy trong mướp giúp đường ruột mềm hơn, trơn chu, vì vậy khi bạn đi ngoài không có cảm giác đau đớn. Vì vậy, khi mắc bệnh trĩ thì đi đại tiện không còn dễ dàng như những người bình thường nữa. Hãy sử dụng phương pháp này để điều trị bệnh trĩ sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh.

Đu đủ

Đu đủ là loại quả rất tốt, đu đủ có rất nhiều công dụng khong chỉ giúp bạn bổ sung các chất vitamin mà còn giúp bạn chữa một số căn bệnh, đặc biệt ăn đu đủ có khả năng điều trị bệnh trĩ rất nhiều quả.

Đu đủ chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón. Đu đủ xanh tốt hơn đu đủ chín.

Quả sung

Quả sung là nguyên liệu thực phẩm rất tốt và cũng dễ kiếm. Sử dụng sung trong việc điều trị bệnh trĩ là vô cùng tốt, sung có khả năng chống táo bón. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu bạn ăn sung cả vỏ. Khi chọn sung, hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm. Sung là một trong những loài quả dễ thối nên chỉ nên trữ khoảng 1,2 ngày. Nếu không có sung tươi, bạn có thể thay thế bằng sung khô.

Rau chân vịt

Loài rau giàu dưỡng chất này là một thức ăn quý hoá cho những ai phập phồng vì mắc trĩ. Rau chân vịt tốt cho toàn bộ máy tiêu hóa, và được xem là hiệu quả trong việc làm sạch và phục hồi ruột. Thành phần magie trong rau rất hữu ích cho hoạt động của ruột.

Củ cải đỏ

Củ cải đỏ là loại củ có khả năng trị táo bón và chữa bệnh trĩ cực kỳ tốt. Trong củ cải đỏ có rất nhiều chất xơ giúp cho các chất thải tống ra khỏi ruột dễ dàng hơn. Ngoài ra, củ cải đó còn  có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.

Đối với các bệnh nhân bi mắc bệnh trĩ thì phải chú ý đến các món ăn hàng ngày vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh của bạn. Hãy tham khảo một số món ăn trên đây để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả nhé.

 Nguồn: Tổng hợp

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

12/05/2015 Phương Diên

Hiện nay, công đồng đang bị căn bệnh phiền toái đe dọa đó là căn bệnh trĩ. Dù chưa đến mức de dọa đến tính mạng của bệnh nhân nhưng lại ảnh hưởng vô cùng to lớn đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.

Mới ban đầu chỉ là những biểu hiện như đi ngoài ra máu, nhưng càng dần khi bệnh trĩ nặng hơn thì có hiên tượng sa búi trĩ, các búi trĩ phình to ra và “ló đầu” ra ngoài hậu môn, gây cảm giác vô cùng khó chịu cho bệnh nhân. Vậy làm thế thế nào để giải quyết bệnh trĩ sớm để lấy lại sự cân bằng cuộc sống cho bệnh nhân? Chúng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp giải quyết bệnh trĩ ngay sau đây giúp bạn giải quyết được phiền toái ngay sau đây bạn nhé!

Hiện tại, có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ, tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp nào phải phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, …Nếu bạn không kiểm soát được các yếu tố như tình trạng sức khỏe và mức độ của bệnh, rồi lựa chọn bừa một phương pháp để chữa trị không theo bất kỳ sự tư vấn nào của bác sỹ thì đó chính là một việc làm vô cùng nguy hiểm và khiến cho căn bệnh của bạn không những không khỏi bệnh mà còn ngày càng nặng hơn.

Vì vậy, người bệnh cần lưu ý về việc lựa chọn phương pháp phù hợp để chữa trị căn bệnh cho hiệu quả.

Sau đây là những phương pháp hiện nay mà có thể chưa biết

  • Triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ của Tây Y

Muốn điều trị triệt, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ. Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật cắt trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc cho kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng các phương pháp này, thường rất đau đớn và có thể xảy ra một số biến chứng như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn…

  • Các bài thuốc của Đông Y

Việc chữa bệnh trĩ bằng đông y cũng đang được rất nhiều tiên dùng. Đông y đã có những bài thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Đó là sự kết hợp giữa các dược liệu quý như diếp cá, đương quy, rutin, tinh chất nghệ, giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, làm co búi trĩ… Bài thuốc này đã được chứng minh bằng những cơ sở khoa học dựa trên nghiên cứu công dụng và tính an toàn của các loại dược liệu cũng như kinh nghiệm sử dụng điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân trĩ.

Chính vì vậy, bệnh nhân muốn điều trị bệnh trị nhanh chóng và an toàn cần phải lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp với mức độ của căn bệnh, không phải ai bị bệnh trĩ cũng dùng phương pháp phẫu thuật mà có thể sử dụng các phương pháp khác như: sử dụng các bài thuốc, sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên để chữa bệnh.

Việc điều trị bệnh trĩ phải cần một thời gian dài, bạn cần phải kiên trì. Bên cạnh đó, hãy kết hợp việc điều trị với việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo bệnh sẽ khỏi nhanh chóng.

Nguồn: Tổng hợp

Không cần phẫu thuật bệnh trĩ vẫn khỏi

12/05/2015 Phương Diên

Một số bệnh nhân khi bị mắc chứng bệnh trĩ thường xuyên có những biểu hiện như:  Đau đớn, rát, ngứa hậu môn, chảy máu.. và đặc trưng nhất chính là tình trạng sa búi trĩ.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ, không nhất thiết bạn phải can thiệp của dao kéo để phẩu thuật cắt bũi trĩ, vì phương pháp này vừa ảnh hưởng tới cấu trúc hậu môn gây nhiều biến chứng mà lại không điều trị vào nguyên nhân gây ra bệnh nên dễ tái phát. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn cách điều trị bệnh trị bằng phương pháp dân gian uống thuốc mà không cần đụng dao kéo.

Một số biểu hiện cơ bản của người mắc chứng bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu và bũi trĩ sa xuống hậu môn là hai triệu chứng chính của biểu hiện của người bị mắc chứng bệnh trĩ.

Chảy máu là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất của người bị mắc chứng bệnh trĩ. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, dính vào giấy vệ sinh và phân. Về sau mỗi khi đi cầu thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, đi lại nhiều hay ngồi xổm thì máu lại chảy.

Sa búi trĩ xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào và thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như: đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Vì thế khi thấy những triệu chứng trên là bạn nên tìm ngay cho mình biện pháp chữa trị kịp thời.

Phương pháp chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Bệnh trĩ được phổ biến rộng rãi và xuất hiện từ rất lâu. Có rất nhiều phương pháp để điều tị bệnh trĩ, nhưng bệnh nhân thường lựa chọn các bài thuốc dân gian, nhưng mang lại hiệu quả cao hơn là việc sử dụng phương pháp phẫu thuật để cắt búi trĩ. Bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng một số thảo dược mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây:

Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược ở vùng núi Tây Bắc.

Công dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…); kháng viêm, kháng khuẩn mạnh; điều trị và phòng ngừa táo bón.

Với bài thuốc đơn giản trên, có thể giúp bạn chữa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả mà không cần phải sử dụng đến dao kéo để cắt búi trĩ. Chỉ cần bạn có niềm tin và kiên trì sử dụng một thời gia bạn sẽ cảm nhận ngay được kết quả mang lại.

Nguồn: Tổng hợp

Điều trị bệnh trĩ từ cây rau diếp cá và cây lá bỏng

12/05/2015 Phương Diên

Hiện nay, bệnh trĩ khá phổ biến, đây là một căn bệnh liên quan trực tiếp đến đường hậu môn, đại tràng. Bệnh dễ bị tái phát và khó chữa. Thông thường, khi bị mắc chững bệnh này thì phương pháp mà đa phần bệnh nhân sử dụng đó là điều trị bằng phương pháp dân gian mà không cần can thiệp của dao kéo phẫu thuật. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn phương pháp điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả từ cây rau diếp cá và cây lá bỏng.

Rau diếp cá

Trong dân gian, cây diếp cá được xem như là “thần dược” trong việc điều trị bệnh trĩ. Cây diếp cá có rất nhiều công dụng, cây diếp cá có tính mát và khử khuẩn nên điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Ăn loại rau này hằng ngày ngoài việc điều trị bệnh trĩ ra thì những người chưa bị bệnh trĩ cũng có thể phòng bệnh một cách hiệu quả với rau diếp cá.

Cách sử dụng

Hàng ngày, bạn có thể sử dụng rau diếp cá rửa sạch để ăn sống thay vì sử dụng các loại rau sống khác. Đặc biệt, các bạn lưu ý sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt.

Bên cạnh đó, để không bị ngán, bạn có thể uống sinh tố diếp cá. Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.

Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng và rau sam

Lá bỏng và rau sam là hai loại rau có tính mát, được dân gian sử dụng điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Người ta có thể sử dụng bệnh trĩ như sau: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Đối với việc điều trị bằng các cây thuốc tự nhiên trên thì có thể điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả. Nhưng một điều quan trọng đối với những người lựa chọn phương pháp này để điều trị bệnh trĩ là cần có sự kiên trì và sử dụng đều đều. Không được dùng ngắt quãng như vậy sẽ làm giảm tác dụng của phương pháp điều trị bệnh này.

Việc chữa bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp, có thể chữa bằng phương pháp đông y, tây y. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người đang lựa chọn phương pháp chữa trị bệnh trĩ bằng tự nhiên. Chữa bệnh trĩ từ cây rau diếp cá và cây lá bỏng đã và đang được rất nhiều người áp dụng và đánh giá là mang lại kết quả cao.

Dù chữa trị theo phương pháp nào đi chăng nữa, thì bệnh nhân cũng phải kết hợp việc chữa trị với  chế độ ăn uống hợp lý, nếu không bệnh tình chỉ càng thêm nặng. Việc chữa bệnh theo phương pháp tự nhiên mà chúng tôi giới thiệu ở trên, bệnh nhân cần thực hiện thường xuyên và liên tục theo đúng hướng dẫn, bạn sẽ nhận được kết quả cao sau một thời gian thực hiện.

 Nguồn: Tổng hợp

Một số bài tập điều trị bệnh trĩ hiệu quả

07/05/2015 Phương Diên

Ở Việt Nam hiện nay, căn bệnh trĩ rất phổ biến có thể xâm nhập bất kỳ ai, lứa tuổi nào…Thông thường có 6 người thì có tận 5 người mắc bệnh trĩ. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh trĩ. Bài viết sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số bài tập điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả mà các bạn nên tham khảo.

1. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp hạn chế bệnh trĩ phát triển

Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại, vị trí xuất phát từ trực tràng thì được gọi là trị nội, xuất phát từ hậu môn thì được gọi là trĩ ngoại. Bệnh trĩ nặng có thể gây ra một số hiện tượng như viêm nhiễm, chảy máu gây đau đớn cho bệnh nhân khi đi đại tiện, thậm chí có những người còn rất lo lắng, sợ sệt mỗi lần phải đi đại tiện. Những nguyên nhân thường gặp gây trĩ như táo bón kéo dài, thói quen nhịn đại tiện, đứng lâu ngồi nhiều ít vận động, ăn quá nhiều chất cay nóng (ớt, hạt tiêu), nghiện rượu, xơ gan..

Có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh trĩ như người bệnh có thể sử dụng các món ăn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bài tiết tốt để hạn chế được bệnh trĩ như ăn các chất xơ như: rau xanh: rau dền, rau mồng tơi, rau khoai…

Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu chúng ta chỉ uống thuốc hoặc xây dựng cho bản thân một chế độ ăn phù hợp với bệnh trĩ thì căn bệnh cũng không thể mau chóng khỏi được mà người bệnh còn phải kết hợp với việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng . Với một số các bài tập thường được áp dụng cho những trường hợp trĩ ở giai đoạn đầu, có tác dụng tăng cường trương lực cơ vùng hạ vị, tăng sự lưu thông máu, co nhỏ búi trĩ. Những trường hợp trĩ đã quá to sau khi cắt, thắt trĩ cũng có thể tiến hành tập để phòng ngừa tái phát.

2. Hai bài tập thể dục giúp bạn phòng tránh và chữa trị bệnh trĩ hiệu quả

Bài tập 1: Bạn thả lỏng cơ bắp, tập trung tinh thần. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng15 – 25 lần, mỗi ngày tập 2-3 lần. Với bài tập này bạn có thể tập mọi lúc, mọi nơi, khi nằm, ngồi hoặc đứng.

Bài tập 2: Ðứng thẳng, hai chân dạng rộng bằng vai, các ngón chân bám chặt mặt đất, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, lưng thẳng. Miệng khép, đưa lưỡi xát vòng quanh vòm miệng trên – dưới. Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt lên hàm trên, nuốt từ từ, đồng thời thót hậu môn lại, nín thở giữ tư thế đó vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị lần tiếp theo. Làm như vậy khoảng 30 lần, kết thúc bài tập nên đi bách bộ trong 30 phút. Mỗi ngày tập hai lần. Bài tập này còn có tác dụng tăng cường, kích thích tiêu hóa, làm cho ăn uống ngon miệng hơn.

Về nguyên lý các bài tập trên gần giống nhau, có thể tùy theo điều kiện thời gian và môi trường sinh hoạt của mình mà chọn bài tập thích hợp. Cũng có thể xen kẽ những tư thế tập khác nhau để nâng cao hiệu quả. Cần tiến hành bài tập thường xuyên kiên trì mới có hiệu quả.

Các bạn phải lưu ý rằng, không nên tập các bài tập này trong giai đoạn bệnh trĩ đang bị chảy máu, nhiễm trùng búi trĩ, nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng hoặc đang trong giai đoạn đầu sau cắt, thắt trĩ.

 Nguồn: Tổng hợp

Chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng rau mồng tơi

07/05/2015 Phương Diên

Thông thường những loại thực phẩm giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Các loại thực phẩm có chất xơ giúp cơ thể có bạn bài tiết các chất được dễ dàng và đặc biệt có công dụng giảm đau cho bệnh nhân bị táo bón. Những người mắc bệnh trĩ phải chú ý là phải liên tục bổ sung các chất sơ như: các loại rau xanh:mồng tơi, cải bắp.. các loại quả: nho, bưởi, táo, lê…

1. Công dụng trong việc chữa bệnh trĩ của rau mồng tơi

Hiện tượng táo bón kéo dài sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Nếu không tìm được phương pháp chữa trị đúng cách sẽ khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Có những phương pháp vô cùng đơn giản bằng việc sử dụng những nguyên liệu dễ có “cây nhà lá vườn” nhưng lại có công dụng chữa bệnh trĩ hiệu quả. Đó chính là: Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có rất nhiều công dụng mà ít ai biết đến, trong đó có công dụng giúp những người mắc bệnh trĩ chữa bệnh hiệu quả.

Các bà nội trợ hẳn không xa lạ với rau mùng tơi, món ăn thường thấy trong các mâm cơm mùa hè. Rau mồng tơi được cho có tác dụng giải nhiệt cái nóng oi bức của mùa hè.

Không chỉ là thực phẩm lý tưởng bữa ăn, rau mồng tơi còn giúp cho những quý ông có vấn đề về xuất tinh, mùng tơi còn giúp tăng tiết sữa, chữa táo bón, thanh nhiệt giải độc…

Rau mồng tơi thường là món ăn quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt. Rau mồng tơi không chỉ cung cấp vitamin mà rau mùng tơi hơi hơi nhớt nên ăn vào dễ tiêu hóa giúp phòng tránh được căn bệnh táo bón kinh niên- một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Nếu bạn ít ăn loại rau này thì từ bây giờ hãy bổ sung rau mồng tơi vào thực đơn của gia đình thường xuyên nhé.

Bên cạnh đó, một số loại rau khác nữa như rau lang, rau dền… những người mắc bệnh trĩ cũng nên nấu canh ăn thường xuyên. Những loại rau này cung cấp nhiều chất sơ, rất có ích cho đường ruột và hệ tiêu hóa.

2. Rau mồng tơi chữa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả

  • Trị táo bón

Rau mồng tơi có công dụng trị táo bón rất hiệu quả, giúp cho hệ tiêu hóa của người bệnh ngày càng được cải thiện

Cách làm:  Dùng một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, pha thêm một ít nước đun sôi để nguội  và vắt lấy nước cốt uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Để có kết quả hơn thì sau khi uống 2 giờ ăn thêm vài củ khoai lang. Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng: rượu, ớt, hạt tiêu…

  • Chữa bệnh trĩ, trị sưng trĩ

Cách làm :Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng

Hoặc bạn có  thể  nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm vì cả 2 loại rau này đều có tính mát nên nó được xem như cách trị bệnh rất hiệu quả.

Hiện nay, bệnh trĩ xâm nhập mọi lứa tuổi và cũng mất thời gian khá lâu để chữa trị nếu chọn đúng phương pháp. Tuy nhiên, bạn đừng nên quá lo lắng, vì có những phương thức vô cùng đơn giản từ những nguyên liệu từ tự nhiên như rau mồng tơi mà chúng tôi đã giới thiệu phía trên cũng có công dụng vô cùng to lớn trong việc điều trị bệnh trĩ. Bạn hãy kiên trì ăn liên tục, bệnh trĩ sẽ ngày càng được cải thiện.

 Nguồn: Tổng hợp

Chữa bệnh trĩ khi mang thai thế nào?

27/04/2015 Phương Diên

Người mang thai trong quá trình mang thai và sinh nở phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. Ngoài việc gánh nặng khi mang thai và sinh nở, người mang thai cũng có thể phải đối mặt với một số bệnh gây nhiều phiền phức trong quá trình mang thai như bệnh trĩ… Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều đau đớn, khó chịu và bất tiện trong cuộc sống. Đặc biệt khi mang thai, bệnh nhân không thể dùng thuốc và chữa trị như cách bình thường vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Bệnh trĩ khi mới xuất hiện không gây nhiều nguy hiểm, đau đớn nên bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, không để ý dến nó. Khi bệnh đã có biến chứng gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn, mất máu, nóng rát…thì mới đi khám bác sĩ, lúc đó bệnh đã trở nên khó chữa trị hơn. Trươc khi mang thai, tốt nhất phụ nữ nên đi khám xem mình có mắc bệnh trĩ hay không để được điều trị dứt điểm, tránh những hệ luỵ của bênh khi mang thai.

 Sau đây là một số cách giúp phụ nữ mang thai chữa trị bệnh trĩ hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thai nhi:

Khi bệnh trĩ đang ở giai đoạn nhẹ, người mang thai nên dùng penthindine đến khi vùng hậu môn chuyển sang màu hồng, rồi thực hiện các cách ngâm, tắm  hoặc xông như sau:khổ sâm 30g, hoàng bách 30g, cây hoa bia 15g, sắc lên để xông.

Việc ngâm tắm rất tốt cho bệnh nhân trĩ, khi ngâm trong nươc ấm, cơ thể sẽ được thư giãn, thả lỏng và các tĩnh mạch sẽ giãn ra có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân trĩ nếu được làm thường xuyên vài lần mỗi ngày.

Khi bị sưng tấy vùng hậu môn, người mang thai nên chườm đá lạnh để giảm sưng tấy.

Khi bị trĩ nặng hay khi bị trĩ nội chảy máu hoặc sa ra ngoài, người mang thai nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị.

Nên chữa dứt điểm bệnh trĩ ngay sau khi sinh để tránh tái phát về sau.

Không nên tự ý dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi, khi cần dùng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các bài thuốc cho phụ nữ mang thai khi bị trĩ

Khi bị trĩ ra máu, người mang thai nên thực hiên bài thuốc sau để chữa trị: 20g hoa mướp, 10g hoa hoè, đem sắc trong bình kín, 20p là đủ, uống thay trà hằng ngày, mỗi ngày nên dùng 1 thang và hãm uống vài ba lần.

Nếu bệnh trĩ có hiện tượng đau nhức, người mang thai có thể dùng lá diếp cá tươi, giã lấy nước uống trong vòng 3 tháng, hoặc có thể nấu là diếp cá, khi nước lá diếp cá còn nóng, dùng xông vùng hậu môn, phần bã có thể đắp lên chỗ đau.

Người mang thai khi bị trĩ nên điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung nhiều rau xanh, những thực phẩm có chứa chất xơ và chất nhuận tràng. Không nên ngồi nhiều hay đứng quá lâu. Vận động nhẹ nhàng, hợp lý.Không sử dụng các chất kích thích có hại và đi vệ sinh đếu đặn hằng ngày trong một khung giờ nhất định. Giữ vệ sinh hậu mon sạch sẽ. Sau khi sinh nên nằm ngửa, vận động nhẹ nhàng.

Những người mang thai khi mắc bệnh trĩ thường khó khăn trong việc dùng thuốc tây ví có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, những phương pháp chữa trị trên là rất cần thiết trong trường hợp này. Chữa trị hay hạn chế sự đau đớn, khó chịu và sự phát triển cua bệnh trĩ bằng Đông y luôn phù hợp cho các bệnh nhân trĩ và nhất là trong trường hợp phụ nữ mang thai. Nhưng không thể bỏ qua việc đi khám bác sĩ chuyên khoa để có sự hướng dẫn cụ thể và hợp lý nhất.

 

 Nguồn: Tổng hợp

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Thực đơn cho bệnh nhân trĩ

Thực đơn cho bệnh nhân trĩ

Bệnh trĩ có gây vô sinh hay lây truyền?

Bệnh trĩ có gây vô sinh hay lây truyền?

cần chuẩn bị những gì khi đi khám trĩ

Cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám trĩ

nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

8 nguy hiểm của bệnh trĩ

8 biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status