Bệnh trĩ hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều, thường tập trung ở độ tuổi trung niên và cao tuổi nhưng cũng có trường hợp trẻ em mắc bệnh trĩ. Trẻ em mắc bệnh trĩ thường làm cho cha mẹ phải bận tâm rất nhiều. Những biến chứng bệnh trĩ có thể dẫn đến làm cho bệnh nhân có thể gặp nhiều rắc rối nhất làở trẻ nhỏ. Có thể tưởng tượng khi búi trĩ bị viêm hay tắc, đứa trẻ sẽ không thể ngồi, chạy nhảy bình thườngđược làmảnh hưởng nhiều đến khả năng học hỏi và phát triển. Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để có thể giúp con mình tránh xa căn bệnh rắc rối này.
Bệnh trĩ trẻ em do nhiều nguyên nhân mà cha mẹ thường bỏ qua như việc cho con ngồi bô quá 30p,chứngtáo bón hay cửa hậu môn không sạch…
Không nên cho trẻ ngồi bô quá lâu vì khi trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột do cơ hậu môn của trẻ còn yếu,mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo,xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng cho nên trực tràng dễ di động lên phía trên.
Sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ.
Cha mẹ nên chúý không nên cho trẻ ngồi bô quá lâu, giữ vệ sinh hậu môn, tập thói quen đại tiểu tiện tốt, chữ trị bệnh táo bón dứtđiểm cho trẻ…
Phòng ngừa bệnh trĩ cho trẻ khi trẻ bắt đầu bị táo bón.
Táo bón là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ hiện nay. Khi bị táo bón trẻ có xu hướng rặn nhiều lám tăng áp lực lên hậu môn – trực tràng trong khi cơ hậu môn của trẻ còn yếu.Việc này sẽ làm cho các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn để trở thành trĩ sưng lên và bị kích thích do đó phát triển.
Để giúp trẻ tránh bệnh táo bón, các bà mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh có tác dụng nhuận tràng trong bữaăn của con như rau mồng tơi, rau đây, các hoa quả để bổ sung chất xơ giúp đại tiện dễ dàng hơn.
Tập cho bé có thói quen đi đại tiệnđúng giờ, mỗi lần ngồi bô không quá 15p.
Cho trẻ uống nướcđun sôi đểấm, ngoài ra nên cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60 ml và pha bằng nước sôi.
Khi trẻ táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng, bằng cách cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại.
Lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, không làm quá nặng tay, dến khi trẻ thông đại tiện làđược.
Cách hạn chế tác hại của bệnh:
Tránh cho trẻ táo bón bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn của trẻ, cho trẻ uống nước ấm, mật ong…
Tập cho trẻ thói quen đại tiệnđúng giờ, một ngày một lần.
Giữ vệ sinh hậu môn cho trẻ.
Trên là một số nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh trĩ, hi vọng các bà mẹ tham khảo để có cách đề phòng hoặc chữa trị ban đầu cho trẻ nếu trẻ bị bệnh trĩ tốt nhất. Sức khoẻ của con cái là niềm vui của cha mẹ, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình.
Nguồn: Tổng hợp