• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

4 cấp độ của bệnh trĩ nội và cách điều trị

10/04/2015 Mr Khỏe

Bệnh trĩ là căn bệnh gây nhiều phiền phức trong cuộc sống của con người. Bệnh trĩ được chia làm hai loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Mỗi loại trĩ đều có tác hại, ảnh hưởng tương đối khác nhau đến chất lượng cuộc sống. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu về trĩ nội và cách chữa trị căn bệnh này.

4 cấp độ của bệnh trĩ nội và cách điều trị

1. Bệnh trĩ nội là gì?

Như ta đã biết trĩ nội là một loại của bệnh trĩ, đây là hiện tượng sưng các ống tĩnh mạch trong ống hậu môn và trự tràng,và dần hình thành nên các búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Khi các búi trĩ này phát triển to lên thì các búi trĩ này mới bị sa ra ngoài ống hậu môn.

2. Dấu hiệu của bệnh trĩ nội

Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn, cảm thấy có vật vướng víu trong hậu môn.

Đi đại tiện ra máu tươi, máu có thể bị lẫn trong phân hay chảy thành giọt, thành tia.

Xuất hiện hiện tượng búi trĩ bị sa ra ngoài.

Bệnh trĩ nội xảy ra theo 4 cấp độ:
Cấp độ 1. Đây là giai đoạn bất đầu của bệnh, các búi trĩ mới hình thành, bệnh nhân sẽ có hiện tượng đau rát và có máu khi đi ngoài khi đi ngoài.
Cấp độ 2. Ở giai đoạn này, bắt đầu có búi trĩ sa ra ngoài sau khi đi vệ sinh, nhưng sau đó búi trĩ sễ tự đàn hồi và co lên.
Cấp độ 3. Bệnh bắt đầu nặng hơn khi búi trĩ bị sa ra ngoài và không thể tự co lên, phải có lực bên ngoài mới có thể co lên được.
Cấp độ 4. Đây là cấp độ bệnh tiến triển nặng nhất, không thể nhờ ngoại lực đẩy búi trĩ lên ống hậu môn. Và các búi trĩ này có nguy cơ bị hoại tử.

Đây là bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu người bệnh chủ quan hoặc ngại phải đi khám để chữa trị kip thời thì bệnh sễ tiến triển ngày càng nặng và có thể dẫn đến những biến chứng như:

Cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng khi bị mất máu nếu tình trạng chảy máu diễn rathường xuyên.
Khi các búi trĩ trong ống hậu môn bị sa ra ngoài, sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn, khó chịu và mất tự tin trong cuộc sống.
Các búi trĩ có thể là nguyên nhân của các bệnh nhiễm khuẩn máu, đường ruột.
Nếu bệnh nhân là nữ, bệnh có thể gây nên các nhiễm trùng cơ quan sinh sản, hình thành nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Các cách điều trị bệnh trĩ nội

3. Các cách điều trị bệnh trĩ nội

Việc điều trị trĩ nội phải có phương pháp phù hợp, phương pháp đó phải phù hợp với từng cấp độ của trĩ nội. Cụ thể các phương pháp cho từng cấp độ như sau:
Ở cấp độ 1, có thể chữa trị tại nhà với các bài thuốc nam trị trĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lí, tập thể dục đều đặn.
Ở cấp độ 2, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để khám và được kê thuốc tây y.
Ở cấp độ 3 và 4, người bệnh có thể sẽ được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ hoặc thắt búi trĩ bằng phương pháp ngoại khoa như kẹp trĩ, vòng cao su, động hồng ngoại…

Bệnh trĩ là một căn bệnh thông thường trong cuộc sống dễ gặp phải va cũng dễ dàng chữa trị. Người bệnh phải có kiến thức về nó cùng với việc bỏ qua sự chủ quan để chữa trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ở trên là kiến thức cơ bản về trĩ nội và phương pháp chữa trị ở từng cấp độ, mong mọi người tìm hiểu để hiểu hơn về căn bệnh này.

Bệnh trĩ, nguyên nhân và biểu hiện của bệnh

08/04/2015 Mr Khỏe

Bệnh trĩ là căn bệnh xuất hiện nhiều trong cuộc sống xung quanh ta. Nó không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại làm chất lượng sống suy giảm rõ rệt. Người ta thường có xu hướng ngại phải đi khám bệnh khi có triệu chứng vì nó nằm ở vùng kín đáo. Vì thế, khi bệnh nhân đi khám và tìm cách chữa trị thì bệnh cũng đã trở nên trầm trọng.

1. Bệnh trĩ là gì?

Sau 20 tuổi, các dải cơ giữ đám rối tĩnh mạch nằm ở mặt phẳng sâu của lớp dưới niêm mạc bắt đầu bị thoái hóa keo, các dải cơ bắt đầu bị chùng nhão dần. Thêm vào đó, nếu có áp lực ổ bụng hoặc áp lực tĩnh mạch tăng thường xuyên do táo bón kinh niên, rối loạn tiêu hóa hay xơ gan… thì các búi trĩ nội căng phồng to lên. Ban đàu chúng nằm trong ống hậu môn nhưng sau các sợi treo đứt hẳn thí chúng nằm ngoài hậu môn.

phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

 

Trong lớp dưới niêm mạc của phần thấp trực tràng ống hậu môn có rất nhiều khoang mạch và các khoang này có các vách dày mỏng khác nhau, và ở đó còn có sự thông giữa tĩnh mạch và động mạch để tạo nên ngã tư đường của mạng tuần hoàn lớn. Bởi vậy, khi một mạch máu bị tắc thì mạch máu dưới lớp niêm mạc sẽ bù trừ lại, nhưng khi khả năng bù trừ không đáp ứng được thì sẽ gây ra bệnh trĩ.

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Trĩ gặp nhiều ở những người phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe đường dài…

Những người lao động nặng nhọc, những người mắc viêm phế quản mãn tính vì tăng áp lực trong khoang ổ bụng.

Những người bị lị và táo bón vì khi đi đai tiện phai rặn nhiều, và khi rặn nhiều thì gia tăng áp lực lên ống hậu môn khoảng 10 lần.

Người bị xơ gan, u vùng hậu môn trực tràng và tiểu khung cũng có khả năng mắc bệnh này.

3. Biểu hiện của bệnh trĩ

Bạn nên nhớ bệnh trĩ khi mới xuất hiện có biểu hiện không rõ ràng, cả bệnh nhân và thầy thuốc cũng khó xác định được thời điểm bệnh trĩ xuất hiện.

Dấu hiệu, biểu hiện của bệnh trĩ

Bệnh có biểu hiện là cảm giác đau, ngứa khó chịu ở hậu môn, cảm giác càng tăng khi bệnh tình gia tăng khi có hiện tượng sưng viêm hoặc tách mạch búi trĩ.

Chảy máu hậu môn hoặc đại tiện ra máu tươi, đây là triệu chứng dễ gặp nhất và là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Sưng nề vùng hậu môn khi có búi trĩ sa ra ngoài hoặc có đợt cấp, ta có thể sờ thấy khá rõ ràng khi nó sưng khá to.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế để có được cuộc sống chất lượng tốt, bạn nên thưc hiện những điều sau: tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…các gia vị cây, nóng… Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, tập thói quen đi cầu đều đặn…

Hi vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn nhưng hiểu biết hứu ích về bệnh trĩ, để biết những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống và có lối sống lành mạnh,phòng tránh giúp bạn tránh xa căn bệnh này. Chúc mọi người có chất lượng sống tốt nhất!

Chảy máu ở hậu môn thời kỳ mang thai

10/02/2015 Mr Khỏe

Nhiều chị em khi mang thai thường thấy hiện tượng chảy máu ở hậu môn. Điều này khiến nhiều chị em cũng như người nhà lo lắng vì không biết gặp phải vấn đề gì. Thực chất, chảy máu hậu môn thường gây ra bởi trĩ – chứng giãn tĩnh mạch trong và xung quanh trực tràng.

chảy máu hậu môn thai kỳ

Nguyên nhân gây chảy máu hậu môn trong khi mang thai

Chảy máu hậu môn thường gây ra bởi bệnh trĩ – chứng giãn tĩnh mạch trong và xung quanh trực tràng. Bệnh trĩ tương đối phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng cuối và những tuần đầu sau sinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu là do tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép bởi kích thước thai nhi lớn, áp lực lên các mô và cơ quan nội tạng tăng, máu từ các tĩnh mạch cung cấp cho xương chậu bị chậm lại tích tụ và căng phình tạo nên búi trĩ. Thêm vào đó, nội tiết tố mang thai làm cho các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng, các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu đi, trong khi đó tử cung ngày càng to lên làm gia tăng sức ép lên các tĩnh mạch này. Đồng thời, chứng táo bón thời kỳ mang thai dễ gây cho mẹ bầu mắc trĩ. Khi bị táo bón , đi phân cứng, hoặc chà xát khi lau,có thể gây nứt hậu môn hoặc làm các tĩnh mạch bị sưng lên có thể chảy máu.

Chảy máu hậu môn có nguy hiểm không?

Thường là không nguy hiểm, tuy nhiên bạn vẫn cần thông báo cho bác sĩ khám thai biết để được kiểm tra chắc chắn rằng bạn không bị vấn đề về sức khỏe nào nghiêm trọng hơn.

Chảy máu do bệnh trĩ thường tự hết, đặc biệt nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống để tránh táo bón. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, bạn sẽ cần được điều trị, và có thể cần đến một phẫu thuật nhỏ.

Ngoài ra, nếu bạn thấy máu trên giấy vệ sinh hoặc trong quần lót, đôi khi bạn khó biết được liệu những vết máu này là từ trực tràng hay âm đạo. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể xác định nguyên nhân chính xác của các triệu chứng bạn đang gặp phải.

Làm thế nào để ngăn chặn chảy máu hậu môn thời kỳ mang thai?

Để hạn chế chảy máu hậu môn thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp để tránh táo bón và tránh bệnh trĩ phát triển nhanh. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:

  • Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như ngũ cốc, bánh mì, trái cây tươi và rau mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước – ít nhất 6-8 ly một ngày. Một ly nước ép trái cây mỗi ngày cũng rất hữu ích.
  • Tránh ngồi hay đứng quá lâu, tập thể dục thường xuyên: Đi bộ, bơi lội, và yoga – tất cả có thể giúp giảm táo bón và khiến bạn cảm thấy săn chắc và khỏe mạnh hơn.
  • Không nhịn đi đại tiểu tiện.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
  • Ngâm mình trong nước ấm rất tốt cho chị em có thai, giúp tuần hoàn máu và thư giãn.

Thực hành bài tập Kegel mỗi ngày: Co chặt các cơ xung quanh âm đạo và hậu môn của bạn, giữ như thế từ 8-10 giây, rồi thả lỏng và thư giãn. Lặp lại 25 lần. Khi luyện tập, lưu ý không dùng đến các cơ bụng, chân, lưng và mông (sau khi tập, nếu thấy mỏi các cơ này tức là bạn chưa tập đúng cách). Bạn có thể đặt tay lên bụng trong khi tập, nếu bụng hơi phập phồng thì chưa đúng kỹ thuật. Khi tập phải thở đều, chậm và sâu.Bài tập Kegel làm tăng lưu thông máu trong khu vực trực tràng và tăng sự dẻo dai cho cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc trĩ. Chúng cũng tăng cường sức đàn hồi của các cơ xung quanh âm đạo và niệu đạo, do đó có lợi cho quá trình phục hồi sau khi sinh em bé.

Trong trường hợp đau khó chịu, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một loại thuốc tê tại chỗ hoặc thuốc đặt an toàn. Có rất nhiều sản phẩm điều trị trĩ trên thị trường, nhưng bạn cần hỏi bác sĩ trước khi dùng thử bất cứ loại thuốc nào. Hầu hết các sản phẩm này chỉ được dùng trong một thời gian điều trị ngắn (một tuần hoặc ít hơn). Sử dụng lâu dài có thể gây viêm nhiều hơn.

Đại tiện khó không phải là táo bón

01/02/2015 Miss Đẹp

Đại tiện khó và táo bón đều là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Tuy nhiên, cách điều trị hai bệnh này không giống nhau nên việc nhầm lẫn trong chẩn đoán hai bệnh với nhau làm ảnh hưởng tới việc điều trị và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phân biệt đại tiện khó và táo bón? Hãy cùng baovesuckhoe365 tìm hiểu nhé!

đại tiện khó không phải táo bón

1. Nguyên nhân

– Nguyên nhân đại tiện khó: Đại tiện khó có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, ví dụ như: Trở ngại trong hệ thống tiêu hóa, các bệnh đại tràng, ảnh hưởng của thuốc, nhân tố tinh thần.
– Nguyên Nhân Gây Táo Bón: Là do ăn uống không hợp lý (thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng, khó thải ra ngoài), ít vận động, stress, do uống thuốc tây (1 số thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc chữa dạ dày).

2. Triệu chứng

– Táo bón cho dù là nguyên nhân gì gây ra cũng có các triệu chứng phân khô, rắn, đồng thời khoảng thời gian giữa những lần đại tiện kéo dài, số lần đại tiện giảm xuống, thường không thể đảm bảo mỗi ngày đại tiện một lần. Người bệnh khi được hỏi về tình hình bệnh đều thấy các hiện tượng áp lực tinh thần khá rõ ràng và nặng nề, các bệnh nội khoa mãn tính, thói quen đại tiện không tốt và trạng thái căng thẳng (lo lắng bốc hỏa).
– Đại tiện khó phân không khô, không phải do phân khô gây nên, không có bất cứ một chứng bệnh mãn tính nào khác dẫn đến đại tiện khó, hoàn toàn là rối loạn chức năng mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, với bệnh này, số lần đại tiện không chắc đã ít đi, thời gian giữa những lần đại tiện cũng không chắc đã kéo dài. Một số người bệnh còn có những triệu chứng tinh thần. Về mặt chủ quan có thể thấy khó chịu do đại tiện khó gây nên như: căng bụng, bụng dưới và hậu môn căng tức, buồn nôn, chán ăn, ngủ không ngon giấc, khó tập trung…

3. Điều trị

– Táo bón có thể điều trị bằng thuốc và điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt đều có hiệu quả rõ rệt.
– Còn đại tiện khó, kể cả là điều trị bằng thuốc, các phương pháp hiệu quả đều không như ý. Cho dù là phẫu thuật cắt kết tràng, hiệu quả cũng không hoàn toàn tốt. Vì vậy, người bệnh cần hết sức chú ý điều trị, khi cần thiết có thể kết hợp điều trị nội khoa thần kinh.

Đại tiện khó – Dấu hiệu của bệnh trĩ

31/01/2015 Miss Đẹp

Đại tiện khó là triệu chứng cảnh báo về rất nhiều bệnh lý liên quan đến quan đến vùng hậu môn trực tràng, đặc biệt là bệnh trĩ. Đại tiện khó khiến người bệnh phải rặn mạnh khi đi vệ sinh, gây táo và tạo nên các áp lực lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng, khiến các tĩnh mạch bị giãn và sưng lên, dần dần hình thành búi trĩ.

Bệnh trĩ sau phẫu thuật cắt trĩ

Nguyên nhân gây đại tiện khó là gì?

1. Trở ngại trong hệ thống tiêu hóa.

Trong đường ruột có chỗ bị hống hoặc bên ngoài đường ruột chịu áp lực như : u lành tính hoặc ác tính đường ruột, đường ruột hẹp, trực tràng co thắt hẹp, dính ruột, tắc ruột hoặc u to trong ổ bụng, mang thai,… có thể làm trở ngại cho phân đi qua, phân ở lại trong đường ruột lâu, gây đại tiện khó.

2. Các bệnh vùng  hậu môn trực tràng

Ung thư trực tràng, apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, sa hậu môn, bệnh trĩ…cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đại tiện khó.Các bệnh như: viêm kết tràng, viêm túi thừa đại tràng, bệnh kết tràng bẩm sinh có thể dẫn đến co thắt đại tràng, vận động bất thường, phân không đi qua được nên gây đại tiện khó.

3. Ảnh hưởng của thuốc

Một số các loại thuốc như canxi cacbonat, atropine, morphin và trúng độc các kim loại như chì, asen, thủy ngân, photpho đều có thể gây đại tiện khó.
Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc nhuận tràng làm cho sức căng của các tế bào cảm thụ ở thần kinh đường ruột giảm xuống. Vì vậy, khi đã có đủ lượng phân nhưng vẫn không thể sản sinh được nhu động bình thường và phản xạ đùn phân, dẫn tới bệnh đại tiện khó.

4. Các trở ngại về tâm lý

Stress, căng thẳng, tập trung cao độ cũng dẫn tới cảm giác buồn đại tiện nhưng không đi được hay chính là đại tiện khó.

Đừng chủ quan với đại tiện khó bởi nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Trĩ nội và cách điều trị

30/01/2015 Mr Khỏe

Trĩ là bệnh lý hàng đầu liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng trực tràng hậu môn. Trĩ xuất hiện khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức. Trĩ thường được phân thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó việc điều trị trĩ nội gặp nhiều khó khăn hơn.

trĩ nội và cách điều trị

Trĩ nội là gì?

Trĩ nội là khi bên trong hậu môn của bệnh nhân xuất hiện những búi trĩ gây đau, rát và làm chảy máu khi người bệnh đại tiện. Các búi trĩ thậm chí có thể trồi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại bên trong. Khi trĩ nội trở nặng thì các búi trĩ thậm chí không thể thụt vào lại được.

Về mặt y khoa, bệnh trĩ nội được định dạng là khi búi trĩ nằm ở phần trên đường lược, bề mặt của các búi trĩ nội cũng chính là niêm mạc của ống hậu môn và thường không có thần kinh cảm giác. Bệnh trĩ nội sinh ra hiện tượng chảy máu, nghẹt, sa trĩ, và viêm da xung quanh vùng hậu môn.

Các loại trĩ nội

– Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập: Do túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc phình giãn tạo thành Trĩ nằm ở phía trên vùng lược đầu cuối niêm mạc trực tràng, rất mềm và có màu đỏ, dễ chảy máu.
– Trĩ nội do mạch máu phù: Trĩ màu đỏ tươi, mềm và bị sa xuống, bề mặt có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp không bằng phẳng, rất dễ chảy máu.
– Trĩ nội do xơ hóa: Do trĩ bị tổn thương nhiều lần (như bị phân cọ xát) gây ra viêm, làm mô sợi bị tăng sinh tạo thành, cứng và dễ bị lòi ra, màu trắng, khó bị chảy máu.

Dấu hiệu nhận biết trĩ nội

Có thể nhận biết trĩ nội qua những dấu hiệu sau:
– Biểu hiện chính là đi đại tiện ra máu hoặc kèm theo hiện tượng sa búi trĩ.
– Ở giai đoạn đầu, búi trĩ mềm, khá nhỏ có màu màu tía hoặc màu đỏ tươi, khi đi đại tiện búi trĩ chưa sa ra ngoài hậu môn. Đi đại tiện ra máu hoặc chảy máu sau đó, máu chảy thành từng giọt hoặc thành tia, màu đỏ tươi, không lẫn với phân và xảy ra liên tục.
– Ở giai đoạn 2, búi trĩ tương đối to, lồi lên làm búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi rặn mạnh nhưng sau khi đại tiện có thể tự động thu vào trong hậu môn. Tình trạng chảy máu giảm hơn so với giai đoạn đầu.
– Ở giai đoạn 3, búi trĩ rất to, có màu xám, cứng, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, thậm chí khi chạy, hắt hơi, ho hoặc đứng lâu cũng làm búi trĩ sa ra ngoài, không thể tự động co vào trong hậu môn, phải dùng tay đẩy thì búi trĩ mới vào trong hậu môn được hoặc khi cơ thể ở tư thế nằm thẳng, máu chảy ít khi đại tiện hoặc không chảy máu.
– Thông thường trĩ nội không có cảm giác đau, giai đoạn 1 và 2 hậu môn ngứa, sưng. Nếu búi trĩ sa ra ngoài và bị kẹt không thu vào trong hậu môn được có thể gây nên viêm loét, hoại tử thậm chí là mưng mủ và phát triển thành lỗ rò hậu môn.
– Thường trĩ nội không có triệu chứng toàn thân. Bệnh ở giai đoạn cuối có thể gây ra chứng thiếu máu, đại tiện và tiểu tiện đều rất khó khăn

Điều trị trĩ nội

Sự phát triển của y học tạo điều kiện cho người bệnh có nhiều cơ hội để chữa khỏi bệnh trĩ. Người bệnh có thể lựa chọn Tây y, Đông y hoặc kết hợp cả Tây y và Đông y để điều trị bệnh hoặc có thể lựa chọn điều trị tại nhà với những bài thuốc dân gian dễ kiếm.

Để việc điều trị bệnh có kết quả tốt nhất, trước tiên bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế khi thấy có dấu hiệu của bệnh. Biết rõ được tình trạng của bệnh sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp.

Búi trĩ là gì? Và làm thế nào để nhận biết búi trĩ?

25/01/2015 Miss Đẹp

Búi trĩ là gì? Và làm thế nào để nhận biết búi trĩ? là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người đang nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc những người mới mắc bệnh trĩ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Búi trĩ là gì?

Búi trĩ là một phần biểu hiện của bệnh trĩ, do các tĩnh mạch trực tràng hậu môn giãn ra tạo thành, gồm một hoặc nhiều múi, có thể nằm trong hậu môn hoặc bị lòi ra ngoài.

Trước khi xuất hiện búi trĩ, bệnh nhân thấy xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, lúc đầu thì lượng máu ra ít, sau đó tăng dần lên, có trường hợp thành tia và có thể dẫn đến mất máu nhiều. Sau một thời gian chảy máu, búi trĩ bắt đầu xuất hiện. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ chưa có hình dạng rõ rệt và hầu như chưa ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Khi bệnh đã chuyển sang cấp độ thứ 2 thì búi trĩ hình thành rõ ràng hơn.

Đối với bệnh nhân mắc trĩ nội: Búi trĩ hình thành do các tĩnh mạch ở hậu môn giãn ra hết mức, tạo thành các nếp gấp nhăn nheo, thường nằm trên đường lược, dưới lớp niêm mạc của thành hậu môn. Có 4 cấp độ của bệnh trĩ tương ứng với hình dạng của búi trĩ, đó là:búi trĩ

– Cấp độ 1: Búi trĩ chưa có hình dạng rõ rệt, chỉ xuất hiện triệu chứng chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.

– Cấp độ 2: Búi trĩ có hình dạng rõ rệt hơn, bắt đầu ra ngoài hậu môn mỗi khi đi đại tiện nhưng thường tự thụt vào.

– Cấp độ 3: Búi trĩ tự lòi ra khi đi đại tiện nhưng không thể tự thụt vào mà phải dùng tay nhét vào.

– Cấp độ 4: Là cấp độ nặng nhất, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài mà không thể cho vào được nữa, búi trĩ có thể sưng tấy, ứ đọng máu, người bệnh sẽ vô cùng khó khăn khi đi đại tiện.

Đối với bệnh nhân mắc trĩ ngoại: Búi trĩ là những nếp da thừa, có hình dạng ngoằn nghèo gấp khúc xuất hiện ở vùng hậu môn. Ban đầu chúng không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân nhưng có cảm giác vướng cộm khi đi đại tiện. Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, các búi trĩ có thể sưng phồng, thường xuyên chảy máu, có thể mưng mủ, gây đau nhức cho người bệnh mỗi khi đi đại tiện.

Cách nhận biết búi trĩ như thế nào?

Bạn có thể tự kiểm tra búi trĩ ở nhà như sau:

phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Tư thế: Ngồi hoặc chống tay sao cho mông chổng lên, bộc lộ toàn bộ vùng hậu môn. Sau đó, nhờ người nhà kiểm tra.

Với trĩ nội: ở cấp độ 1,2 nói chung chưa nhìn thấy gì. Ở cấp độ 3, nếu banh mép hậu môn hoặc rặn mạnh có thể nhìn thấy búi trĩ lòi ra. Ở cấp độ 4, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Với trĩ ngoại: có thể nhìn thấy búi trĩ một cách dễ dàng do nó nằm ngay ngoài cửa hậu môn.

Nếu như thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ như đại tiện ra máu. sa búi trĩ tốt hơn hết bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên môn để được khám và điều trị kịp thời.

Rò hậu môn có liên quan đến bệnh trĩ?

08/01/2015 Mr Khỏe

Rò hậu môn có liên quan đến bệnh trĩRò hậu môn (hay gọi là bệnh mạch lươn) là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi ở trẻ em. Nhiều người vẫn lầm tưởng rò hậu môn là bệnh trĩ. Rò hậu môn mặc dù cũng gây cho người bệnh nhiều đau đớn, khó chịu như bệnh trĩ nhưng thực tế hai bệnh này lại hoàn toàn khác nhau. Để giúp bạn có thể phân biệt, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về bệnh rò hậu môn.

Cơ chế gây bệnh

Bệnh rò hậu môn là bệnh gây ra do nhiễm trùng ở các khe và nhú trong ống hậu môn, từ đó làm viêm và tụ mủ ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn, sau đó phá miệng ra da vùng cạnh hậu môn. Ở trực tràng có một lỗ nhiễm trùng rồi từ đó vi trùng không ăn lan rộng mà “đào hào” ăn sâu vào vách trực tràng và cơ mông tạo thành hang ngách, đường hang này có thể ăn thủng ra ngoài, ra mông hoặc ăn thủng vào bên trong trực tràng và quanh lỗ hậu môn tạo thành một vài lỗ phụ, nước vàng máu mủ thường xuyên chảy ra qua các lỗ.

Rò hậu môn có biểu hiện gì?

  • Các ổ apxe quanh hậu môn tự vỡ và tự liền lại để lại một lỗ đóng vẩy khô thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Xuất hiện ngứa hay xì hơi qua lỗ rò
  • Ở vùng rò cứng chắc, ấn vào đau.
  • Nếu bị nhiễm trùng có thể gây đau, xuất hiện khối căng ở rìa lỗ hậu môn.
  • Có những cơn đau ngắt quãng và mủ chảy từ một lỗ ở tầng sinh môn.
  • Người bệnh xuất hiện mụn mủ nổi lên cạnh hậu môn, trên mặt mụn mủ có một mài, nặn mụn mủ đó thấy có ít giọt mủ chảy ra.

Nguyên nhân nào gây rò hậu môn?

  • Tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém ảnh hưởng đến việc lưu thông máu tại khu vực này.
  • Các ổ mủ rò rỉ và viêm nhiễm do tác động của các cơ thắt hậu môn
  • Viêm loét apxe quanh hậu môn lâu ngày không được chữa trị sẽ biến chứng hình thành lỗ rò.
  • Ổ apxe quanh hậu môn trực tràng bị vỡ ra hoặc bên ngoài hậu môn có nhiều vết nứt, mủ chảy ra bên ngoài gây viêm nhiễm dần dần hình thành rò hậu môn
  • Tác động của vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, xạ khuẩn, các viêm nhiễm hình thành nên apxe, bệnh Crohn và dẫn đến rò hậu môn nếu không được chữa sớm.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh rò hậu môn, hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được bệnh trĩ và bệnh rò hậu môn khi gặp các triệu chứng của bệnh.

Nhận biết trĩ ngoại

08/01/2015 Mr Khỏe

Bạn đang gặp phải vấn đề ở vùng hậu môn? Bạn thấy đau nhức và khó chịu ở vùng đó? Và bạn đang thắc mắc là liệu mình có phải bị mắc phải bệnh trĩ? Có thể do tâm lý e ngại hoặc vì lí do khách quan nào đó mà bạn chưa đi kiểm tra được liệu mình có bị trĩ, và liệu mình đang mắc phải trĩ nội hay trĩ ngoại. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về bệnh trĩ ngoại và giúp bạn hiểu thêm về tình trạng bệnh của mình.
nhận biết trĩ ngoại
Trĩ ngoại là một trong những dạng trĩ tương đối phức tạp và khó chữa trị bằng các biện pháp thông thường. Trĩ ngoại nằm phía dưới vùng lược, có thể quan sát thấy nhưng không thể đưa vào trong hậu môn. Bệnh trĩ ngoại thường gây ra nhiều đau đớn nhất và bị kích thích nhiều khi gặp khó khăn khi đi vệ sinh, cũng như khi tiếp xúc với quần lót và các tác động khác bên ngoài. Bênh trĩ ngoại thường sưng lên và có thể trở nên rất ngứa, đây cũng là một triệu chứng rất phổ biến của trĩ ngoại.

Triệu chứng cơ bản của bệnh trĩ ngoại:

Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng sau thì có thể bạn đã bị mắc phải trĩ ngoại:

  • Chảy máu khi đi đại tiện
  • Giãn tĩnh mạch do viêm nhiễm
  • Sa búi trĩ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân gây trĩ ngoại, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

+ Do táo bón kinh niên: Táo bón kinh niên sẽ làm cho người bệnh mỗi khi đi đại tiện phải rặn nhiều, chính vì vậy sẽ ảnh hưởng đến cơ thành tĩnh mạch, và từ đó sẽ tạo điều kiện cho bệnh trĩ ngoại xâm nhập.

+ Do thói quen sinh hoạt, những người hay nhịn đại tiện hoặc mỗi lần đi đại tiện thường ngồi lâu trong nhà vệ sinh để đọc báo hoặc chơi game từ đó gây áp lực lớn xuống vùng trực tràng và gây ra sa búi trĩ.

+ Do chế độ ăn uống: Những người hay ăn đồ cay nóng, ít ăn rau củ, ít ăn hoa quả, uống nhiều rượi bia, uống ít nước….cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

+ Do tính chất công việc: Những người có tính chất công việc ngồi hoặc đứng lâu một chỗ rất dễ dẫn đến bệnh trĩ, bởi ngồi lâu hoặc đứng lâu áp lực lớn ở vùng chậu và vùng trực tràng.

+ Bệnh trĩ ngoại cũng có thể do áp lực lớn ở trực tràng và hậu môn do mang thai hoặc béo phì.

Ngoài ra, một số bệnh lý như cao huyết áp, xơ gan, xơ động mạch, viêm mãn tĩnh trực tràng cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Các thời kỳ phát triển của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại phát triển qua 4 thời kỳ:

  • Thời kỳ 1: búi trĩ nhô ra ngoài thành hậu môn.
  • Thời kỳ 2: các búi trĩ trở nên ngoằn ngoèo.
  • Thời kỳ 3: trĩ bị tắc, gây đau và chảy máu.
  • Thời kỳ 4: búi trĩ bị viêm, nhiễm trùng, gây ngứa, rát và đau.

Trĩ hỗn hợp

18/12/2014 Mr Khỏe

bệnh trĩ hỗn hợpTrĩ là bệnh lý phổ biến và đứng đầu trong các bệnh về trực tràng và hậu môn. Thông thường mọi người thường nghe đến trĩ nội và trĩ ngoại mà ít biết đến trĩ hỗn hợp. Thế nên nhiều người mắc bệnh không biết là mình đã mắc phải trĩ hỗn hợp.

Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại, mang lại sự phiền phức và đau đớn cho người bệnh gấp đôi so với hai loại trĩ trên. Thường khi diễn tiến một thời gian dài, trĩ nội và trĩ ngoại sẽ kết hợp với nhau để tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3 cũng thường biểu hiện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Trĩ hỗn hợp thường gặp nhiều ở phụ nữ hơn đàn ông, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Đối với chị em phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt, quá trình mang thai và sinh nở bệnh trĩ sẽ rất khó chịu và gây áp lực lên hậu môn, dẫn đến các bệnh về gan, thận, nứt kẽ hậu môn… và dễ gây các bệnh về phụ khoa.

Biểu hiện của trĩ hỗn hợp

Đi đại tiện ra máu: Người bệnh bị trĩ nội giai đoạn đầu có biểu hiệu đại tiện ra máu, lúc đầu thường bệnh nhân không chú ý đến mà chỉ vô tình phát hiện khi nhìn giấy vệ sinh hoặc nhìn trên bề mặt phân có dính máu sau khi đi đại tiện. Mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân thường phải rặn nhiều do bị táo bón. Có những trường hợp do máu chảy rất nhiều dẫn đến thiếu máu.

Tiết dịch nhầy: Phần niêm mạc trực tràng khi chịu kích thích của hạt trĩ trong thời gian dài sẽ dẫn đến viêm và có biểu hiện tiết dịch nhầy ở hậu môn. Dịch nhầy này là do sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn xảy ra khi bệnh nhân có kèm theo sa trĩ khá nặng.

Sa búi trĩ: Đây là dấu hiệu của trĩ hỗn hợp giai đoạn cuối, xảy ra sau thời gian dài có biểu hiện đại tiện ra máu, ban đầu khi đi đại tiện có thể thấy dị vật nhỏ lòi ra ở hậu môn và sau đó dị vật đó tự thu vào. Đó chính là búi trĩ, sau thời gian dài như vậy thì búi trĩ càng lòi ra ngoài hậu môn nhiều hơn và sẽ không tự thu vào khi đó vẫn có thể dùng tay ấn vào được. Sau cùng búi trĩ sẽ không chỉ sa ra ngoài khi đi đại tiện mà những lúc dùng lực đơn giản như hắt hơi, ho, vận động mạnh…

Ngoài các triệu chứng vừa nêu trên người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như cảm giác đau và khó chịu như tắc mạch, nứt kẽ hậu môn. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể bị ngứa quanh hậu môn do viêm da bởi các chất tiết dịch nhầy.

Bệnh trĩ không khó chữa nếu được phát hiện kịp thời và có phương pháp đúng đắn. Do vây, nếu bạn thấy mình đang có biểu hiện của bệnh trĩ thì nên thực hiện ngay biện pháp chữa trị, tránh để bệnh phát triển nặng sẽ làm việc điều trị bệnh phức tạp hơn.

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status