• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Phác đồ hướng dẫn điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế như thế nào?

19/03/2019 Tiến Nguyễn

COPD là một căn bệnh nguy hiểm đang có chiều hướng gia tăng tỷ lệ mắc trong xã hội, vì thế phác đồ điều trị COPD của Bộ Y tế đã sớm được đưa ra. Đây có thể được xem là bản hướng dẫn rất chi tiết về cách chẩn đoán và hỗ trợ điều trị để giúp người bệnh COPD sớm quay lại với đời sống thường ngày cũng như các hoạt động của cộng đồng.

  • COPD là bệnh gì? Làm gì để tránh khỏi cái chết từ COPD?
  • Bệnh COPD lây qua đường hô hấp? Thực hư thế nào?

[toc]

phác đồ điều trị COPD của Bộ Y tế

Phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế như thế nào?

Định hướng điều trị bệnh COPD như thế nào?

– Trước khi tìm hiểu về điều trị bệnh COPD như thế nào cần phải xác định trước đây là một bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, cho dù có sử dụng phác đồ điều trị nào đi chăng nữa.

– Phát hiện và điều trị COPD càng sớm càng tốt. Đi khám khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như khó thở, ho nhiều là cách tốt nhất. Đặc biệt những người thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc rất dễ mắc COPD, do đó lại càng cần đi thăm khám thường xuyên.

– Phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế đóng vai trò định hướng, là kim chỉ nam cho quá trình điều trị cụ thể với từng bệnh nhân. Quá trình điều trị thường kéo dài nhiều năm sau khi phát hiện ra bệnh.

Vậy phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế như thế nào? Chúng ta hãy cùng tiếp tục dõi theo bài viết.

Tóm tắt phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế

Việc điều trị bệnh COPD như thế nào phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán và thăm khám ban đầu. Vì vậy cho dù là cùng một bệnh nhưng bác sĩ sẽ cần xây dựng từng phác đồ điều trị riêng biệt cho từng bệnh nhân khác nhau.

Phác đồ điều trị bệnh COPD giai đoạn ổn định của Bộ Y tế

– Biện pháp điều trị chung bệnh COPD:

  • Ngừng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc, bụi bẩn, khí độc.
  • Nếu bệnh nhân đang hút thuốc thì cần cai gấp. Bác sĩ sẽ giúp đỡ bệnh nhân trong quá trình cai nghiện này bằng nhiều biện pháp khác nhau.
phác đồ điều trị COPD của Bộ Y tế

Cai thuốc (thuốc lá, thuốc lào) cần được thực hiện gấp khi điều trị COPD

  • Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp để làm giảm các đợt cấp nặng và nguy cơ tử vong.
  • Phục hồi chức năng hô hấp.
  • Phối hợp vệ sinh và điều trị các bệnh tai mũi họng  (nếu có), giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ và ngực, điều trị các bệnh đồng mắc nếu có.

– Sử dụng thuốc trong Phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế: Thuốc giãn phế quản đường phun hít hoặc khí dung, liều lượng và đường dùng tùy vào tình trạng của bệnh nhân.

– Thở oxy dài hạn tại nhà:

  • Mục đích để làm giảm khó thở, giảm công hô hấp, giảm tình trạng tăng áp động mạch phổi và tỷ lệ tâm phế mạn.
  • Chỉ định cho những bệnh nhân COPD có suy hô hấp mạn tính, thiếu oxy máu.

– Thở máy không xâm nhập: Dùng trong đợt cấp để hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân.

– Theo dõi bệnh nhân: Tái khám 1 tháng 1 lần theo định kỳ để theo dõi chức năng hô hấp, kết hợp một số thăm dò để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng và các bệnh đồng mắc phối hợp.

Phác đồ điều trị đợt cấp COPD của Bộ Y tế

– Cho bệnh nhân nhập viện khi có các triệu chứng:

  • Khó thở, rối loạn ý thức, độ bão hòa oxy giảm.
  • Suy hô hấp.
  • Khởi phát triệu chứng xanh tím, phù ngoại vi.
  • Các bệnh đồng mắc trở nên nặng hơn.
  • Đợt cấp COPD thất bại với điều trị ban đầu.
  • Thiếu nguồn lực hỗ trợ tại nhà.

– Điều trị đợt cấp COPD mức độ nhẹ theo phác đồ của Bộ Y tế:

  • Bổ sung thuốc giãn phế quản.
  • Với bệnh nhân có thở oxy tại nhà: thở oxy 1-3 lít/phút, duy trì SpO2 ở mức 90-92%.
  • Điều chỉnh áp lực với bệnh nhân có thở máy không xâm nhập tại nhà.
  • Dùng sớm thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài.
phác đồ điều trị COPD của Bộ Y tế

Điều trị COPD đợt cấp cần phối hợp nhiều biện pháp hỗ trợ với dùng thuốc (ảnh minh họa)

– Điều trị cụ thể từng đợt cấp mức độ trung bình của COPD tại bệnh viện cấp huyện hoặc tỉnh:

  • Điều trị như đợt cấp mức độ nhẹ.
  • Chỉ định thêm kháng sinh khi bệnh bệnh nhân có chẩn đoán đợt cấp Anthonisen mức độ nặng hoặc trung bình.
  • Thêm corticoid uống, hoặc tĩnh mạch.
  • Điều trị cụ thể bằng Corticoid và kháng sinh.

– Điều trị bệnh COPD đợt cấp mức độ nặng tại tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc các cơ sở y tế có nguồn lực thích hợp:

  • Tiếp tục các biện pháp điều trị sẵn có.
  • Thở oxy 1 – 2 lít/phút sao cho SpO2 đạt 90 – 92% và điều chỉnh liều oxy theo khí máu động mạch.
  • Khí dung thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic hoặc dạng kết hợp cường beta 2 adrenergic với kháng cholinergic.
  • Nếu không đáp ứng với các thuốc khí dung thì dùng salbutamol, terbutaline truyền tĩnh mạch với liều 0,5 – 2mg/giờ, điều chỉnh liều thuốc theo đáp ứng của bệnh nhân. Truyền bằng bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch.
  • Methylprednisolon 1-2 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch. Thời gian dùng thông thường không quá 5-7 ngày.
  • Dùng kháng sinh.
  • Thuốc chữa phổi tắc nghẽn: Tây y hay Đông y tốt hơn?
  • 3 triệu chứng cảnh báo bệnh COPD chính xác nhất

Điều trị các bệnh đồng mắc trong phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế

Khi mắc COPD, bệnh nhân thường đồng thời mắc thêm nhiều bệnh khác, gọi là bệnh đồng mắc. Những bệnh này làm ảnh hưởng đến biểu hiện và tiên lượng của bệnh nhân, hay nói cách khác là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Vì vậy trong quá trình điều trị COPD, bác sĩ cần quan tâm đến việc điều trị các bệnh đồng mắc, bao gồm:

– Bệnh tim mạch:

  • Tăng huyết áp
  • Suy tim
  • Bệnh tim thiếu máu
  • Loạn nhịp tim
  • Bệnh mạch máu ngoại biên

– Bệnh hô hấp:

  • Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
  • Ung thư phổi
  • Giãn phế quản
  • Lao phổi

– Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

– Hội chứng chuyển hóa và tiểu đường

– Loãng xương

– Lo âu và trầm cảm

phác đồ điều trị COPD của Bộ Y tế

Lo âu và trầm cảm là một trong những bệnh đồng mắc ảnh hưởng trầm trọng đến kết quả điều trị của bệnh nhân COPD

Phục hồi chức năng hô hấp và chăm sóc giảm nhẹ bệnh COPD

Đây là một can thiệp toàn diện, bao gồm tập vận động, giáo dục sức khỏe, thay đổi hành vi để cải thiện tình trạng thể chất và tâm lý của người bệnh cũng như khuyến khích tuân thủ điều trị lâu dài.

Các biện pháp phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ trong phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng các hoạt động thể chất trong xã hội đời sống hàng ngày.

Tuy nhiên các trường hợp chỉ định và chống chỉ định sẽ được xem xét kỹ lưỡng.

Phác đồ điều trị bệnh COPD là một quá trình kéo dài, trong đó cần có sự phối hợp giữa cả bác sĩ và bệnh nhân. Nếu định hướng đúng và tuân thủ đúng phác đồ, người bệnh có thể có một cuộc sống bình thường kéo dài nhiều năm kể từ khi phát hiện ra bệnh. Nhưng trên hơn hết, hãy tránh xa khói thuốc để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com tổng hợp

Thuốc chữa phổi tắc nghẽn: Tây y hay Đông y tốt hơn?

02/08/2018 Tiến Nguyễn

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 3 triệu người tử vong vì biến chứng của COPD. Điều này thể hiện sự cần thiết của việc sử dụng các loại thuốc chữa phổi tắc nghẽn trong điều trị bệnh.

Chữa bệnh phổi tắc nghẽn: Khi nào cần dùng thuốc?

Phổi tắc nghẽn (COPD) là một bệnh mạn tính nguy hiểm, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân COPD có thể tử vong đột ngột sau vài năm phát bệnh vì suy hô hấp nặng.

COPD diễn tiến âm thầm, đa số các trường hợp chỉ phát hiện ra bệnh khi bị ho, khó thở kéo dài. Thật đáng tiếc là lúc này, bệnh tình đã nặng.

Sử dụng thuốc chữa phổi tắc nghẽn là biện pháp cần thiết trong mọi trường hợp, dùng càng sớm thì càng có lợi cho người bệnh. Mặc dù hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn, nhưng nó cũng giúp ích đáng kể trong việc kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng xảy ra.

Xem thêm: Bệnh phổi tắc nghẽn nguy hiểm như thế nào?

Thuốc nào được sử dụng để chữa bệnh phổi tắc nghẽn?

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khác nhau, nhưng tất cả đều phải được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn. Trước khi tiến hành điều trị bằng thuốc, người bệnh sẽ phải trải qua nhiều thủ tục thăm khám, xét nghiệm kỹ lưỡng để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Thuốc Tây y trong chữa bệnh phổi tắc nghẽn

– Nhóm thuốc kháng sinh chữa phổi tắc nghẽn:

  • Thuốc chữa phổi tắc nghẽn trong đợt bùng phát: kháng sinh nhóm cephalosporin, gentamyxin.
  • Thuốc điều trị triệu chứng: thuốc kháng cholinergic, thuốc giãn phế quản.
  • Thuốc chữa COPD trong trường hợp khó thở nặng: khí dung, diaphylin, cocticoid , thuốc long đờm.
  • Thuốc chữa phổi tắc nghẽn mãn tính trong trường hợp có tâm phế mạn: dùng các loại thuốc điều trị suy tim.
thuốc chữa phổi tắc nghẽn

Thuốc Tây được dùng để khắc phục các đợt bùng phát của bệnh phổi tắc nghẽn

– Nhóm thuốc kích thích Beta 2: Có tác dụng kéo giãn cơ trơn phế quản, làm giảm triệu chứng, đặc biệt là khó thở.

  • Thuốc có tác dụng ngắn sau 5 – 15 phút sử dụng: terbutaline, albuterol, metaproterenol, pirbuterol.
  • Thuốc có tác dụng dài sau 15 – 30 phút sử dụng: salmeterol dạng hít, albuterol phóng thích chậm.

– Thuốc anticholinergic: Có tác dụng sau 30 – 60 phút sử dụng. Thuốc này sử dụng để giảm kích thích hệ thống thần kinh mô cơ trơn, thường được chỉ định trong các bệnh đường tiêu hóa và bệnh hen, khó thở.

– Thuốc chữa phổi tắc nghẽn theophylline có tác dụng giãn phế quản, tăng thông khí.

– Nhóm thuốc glucocorticoid có tác dụng giảm đáp ứng của hệ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Thuốc được dùng để chữa bệnh phổi tắc nghẽn giai đoạn 3.

– Thuốc ức chế alpha 1-antitrypsin: Có tác dụng ức chế elastase bạch cầu, được chỉ định với bệnh nhân trên 18 tuổi.

Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân nên bỏ thuốc lá và ăn kiêng theo lời khuyên của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn, thuốc chữa phổi tắc nghẽn không cho thấy hiệu quả rõ rệt thì có thể phải phẫu thuật.

Xem thêm: Bệnh nhân COPD nên ăn gì, không nên ăn gì?

thuốc chữa phổi tắc nghẽn

Khi thuốc không cho hiệu quả và bệnh ngày một nặng, bệnh nhân COPD có thể phải phẫu thuật

Thuốc Đông y chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bên cạnh thuốc Tây y hiện đại thì thuốc Đông y chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng là một hướng đi đáng được lưu ý hiện nay, nhất là trong trường hợp phải sử dụng thuốc liên tục trong một thời gian dài.

Trong y học cổ truyền, bệnh phổi tắc nghẽn COPD được phân chia thành nhiều thể, với mỗi thể sẽ có một bài thuốc điều trị khác nhau.

– Thuốc chữa phổi tắc nghẽn thể phế khí hư:

  • Triệu chứng: Ho nhiều, thở khó, sợ gió.
  • Bài thuốc: hoàng kỳ, phục linh mỗi vị 30g; khoản đông hoa, tang bạch bì, thiên môn, nhân sâm, tử uyển, trần bì, mạch môn, bán hạ, đương qui, thanh bì, cát cánh, lá nhót, xuyên khung, bối mẫu, ngũ vị mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Thuốc chữa phổi tắc nghẽn thể thận âm hư:

  • Triệu chứng: Ho nhiều, ra mồ hôi trộm.
  • Bài thuốc: 24g thục địa, hoài sơn, sơn thù mỗi vị 12g; ngũ vị, ngưu tất, nhân sâm mỗi vị 10g, đan bì, bạch linh, trạch tả mỗi vị 9g. Sắc uống ngày 1 thang.
thuốc chữa phổi tắc nghẽn

Thuốc Đông y chữa bệnh phổi tắc nghẽn theo từng thể khác nhau

– Thuốc chữa phổi tắc nghẽn thể khí hư:

  • Triệu chứng: Ho nhiều, đau lưng, khó thở, sắc mặt nhợt nhạt.
  • Bài thuốc: nhân sâm, tắc kè mỗi vị 10g đem tán bột, uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.

– Thuốc chữa phổi tắc nghẽn thể ứ trệ:

  • Triệu chứng: Đau ngực, khó thở, thở dốc.
  • Bài thuốc: sinh địa 12g, xích thược, đương qui, hồng hoa, đào nhân mỗi vị 9g; cát cánh, xuyên khung, sài hồ, ngưu tất, chỉ sác, huyết kiệt mỗi vị 6g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý: Thông tin về các bài thuốc chỉ mang tính tham khảo, không được tự ý bốc và sử dụng.

Thuốc Tây y hay Đông y chữa phổi tắc nghẽn tốt hơn?

Phổi tắc nghẽn là bệnh mạn tính, phải sử dụng thuốc trong một thời gian rất dài, đôi khi là suốt đời để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người bệnh. Bệnh nhân COPD nếu được điều trị đúng hướng có thể sống khỏe mạnh trong rất nhiều năm sau khi phát hiện bệnh.

Xem thêm: Bệnh phổi tắc nghẽn sống được bao lâu?

Chữa phổi tắc nghẽn bằng thuốc Tây y được chỉ định theo từng đợt bùng phát của bệnh, tuy nhiên suy cho cùng đều là điều trị triệu chứng, tức phần ngọn của bệnh. Tưởng tượng nếu COPD là một đám cỏ thì sử dụng thuốc Tây chính là phương pháp cắt ngọn cỏ bên trên. Sau đó một thời gian, cỏ nhất định sẽ mọc lại tươi tốt.

thuốc chữa phổi tắc nghẽn

Chữa phổi tắc nghẽn bằng thuốc Tây y chỉ mang tính tạm thời

Vì vậy, ưu điểm của thuốc chữa phổi tắc nghẽn theo Tây y chính là khả năng khắc phục triệu chứng tức thời rất nhanh, thích hợp với những đợt bệnh bùng phát cần điều trị ngay tức khắc. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài, đây lại không phải là cách tốt nhất vì tiêu tốn khá nhiều chi phí, công sức. Hơn nữa, dùng nhiều thuốc Tây còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, tích nước, nhờn thuốc.

Cũng là đám cỏ đó, nhưng nếu áp dụng theo phương pháp của Đông y thì sẽ làm đất trở nên khô cằn, cây cỏ chết dần và hạt rơi xuống cũng không thể nảy mầm, phát triển được. Đây chính là tiêu diệt bằng cách loại bỏ môi trường sinh sống.

Bởi vậy, ưu điểm của thuốc chữa phổi tắc nghẽn theo Đông y chính là đánh sâu vào căn nguyên – phần rễ của bệnh, cải thiện cơ địa, làm tăng sức đề kháng chứ không đơn thuần là giải quyết triệu chứng – phần ngọn ở bên trên. Trường hợp các triệu chứng quá nặng, thầy thuốc có thể chỉ định thuyên giảm phần ngọn trước, sau đó mới đánh sâu vào phần gốc hoặc kết hợp cả hai.

thuốc chữa phổi tắc nghẽn

Thuốc Đông y ưu tiên khắc phục gốc rễ của bệnh, cho hiệu quả lâu dài

Đa phần mọi người đều cho rằng với điều trị những bệnh mạn tính cần phải theo đuổi nhiều năm, sử dụng thuốc Đông y vẫn có nhiều lợi thế hơn so với Tây y, mặc dù người bệnh có thể phải mất công sắc uống.

Khi sử dụng thuốc trong thời gian dài, Đông y cũng ít khi gây ra tác dụng phụ nếu được bốc đúng loại thuốc.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD NÊN và KHÔNG NÊN ăn thức ăn gì?

12/04/2018 Tiến Nguyễn

Chế độ ăn uống không thần kỳ đến nỗi giúp người ta khỏi bệnh, nhưng một thực đơn kém lành mạnh có thể giết chết người bệnh COPD ngay cả khi họ đang được điều trị! Vậy thì phổi tắc nghẽn COPD nên ăn gì, không nên ăn thức ăn gì mới đúng?

Xem thêm

  • Kiến thức cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
  • Tắc nghẽn phổi mạn tính nguy hiểm như thế nào?

Nguyên tắc sử dụng thức ăn dành cho người bệnh COPD

– Ăn đủ chất: Người mắc COPD tốn năng lượng gấp 10 lần so với người bình thường để thở. Họ cũng phải sống với bệnh tật, thuốc điều trị và các đợt khám định kỳ trọn đời. Tất cả những thứ đó đòi hỏi họ phải được cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng.

– Ăn từng bữa nhỏ: Thức ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên được chia thành nhiều bữa nhỏ bởi vì nếu như ăn quá no, các thực phẩm ở dạ dày sẽ chèn ép cơ hoành khiến cho việc hít thở của họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

– Kiểm soát cân nặng: Thừa cân ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hô hấp của con người, và điều này sẽ càng trầm trọng hơn nếu người đó mắc phổi tắc nghẽn COPD. Ăn uống đủ chất nhưng phải kiểm soát cân nặng là điều mà bất cứ bệnh nhân COPD nào cũng được nghe từ bác sĩ.

phổi tắc nghẽn copd nên ăn gì

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần kiểm soát cân nặng

– Có những thứ nên và không nên ăn: Mặc dù cần phải ăn đủ dinh dưỡng, nhưng có một số thức ăn mà người bệnh phổi tắc nghẽn COPD không nên ăn, vì nó khiến tình trạng sức khỏe của họ xấu đi hoặc làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Ngược lại, một số thực phẩm có ích lại cần được bổ sung nhiều hơn.

Hãy cùng xem danh sách 2 nhóm thực phẩm đối nghịch này là gì nhé!

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nên ăn gì?

1. Trái cây tươi và rau xanh: Nên ăn để hỗ trợ kháng viêm, cải thiện triệu chứng

Tất cả chúng ta đều được khuyên nên ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh, và người bệnh phổi tắc nghẽn COPD cũng vậy. Những thực phẩm lành mạnh này sẽ cung cấp cho họ rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa để kháng viêm, từ đó cải thiện triệu chứng của COPD.

Những loại trái cây và rau củ tốt nhất mà người mắc phổi tắc nghẽn COPD nên ăn là táo, lê, chuối, đào, mâm xôi, dâu tây, việt quất, cà rốt, ngô, cần tây, cà chua, dưa chuột, bí xanh, rau chân vịt.

2. Thực phẩm giàu kali: Thức ăn chống mệt mỏi cho người bệnh COPD

Người bệnh phổi tắc nghẽn COPD thường được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu, nhưng các thuốc này lại làm cơ thể họ bị mất một lượng kali đáng kể. Sự thiếu hụt kali có thể làm người bệnh mệt mỏi, thay đổi nhịp tim, hay bị chuột rút. Để giải quyết vấn đề, cách tốt nhất là bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm giàu kali.

Hiện nay, kali được tìm thấy nhiều trong bí xanh, cá hồi, cá ngừ hay quả chuối. Đó cũng là những thức ăn nên ăn sau khi phát hiện mắc COPD đối với người bệnh.

phổi tắc nghẽn copd nên ăn gì

Cá hồi, cá ngừ là thực phẩm giàu kali mà người mắc COPD nên ăn

3. Thức ăn nhiều chất xơ: Nên ăn để kiểm soát cân nặng, điều hòa đường huyết

Việc sử dụng nhiều kháng sinh trong điều trị dễ làm người bệnh COPD bị táo bón, và việc cung cấp nhiều thức ăn giàu chất xơ sẽ giúp họ giải quyết một phần vấn đề này. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp người bệnh kiểm soát cân nặng một cách lành mạnh, giảm cholesterol xấu trong máu và điều hòa đường huyết.

Các thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh phổi tắc nghẽn COPD nên ăn là gạo lứt, yến mạch, hạt lanh, táo, lê, hạnh nhân, dâu tây, xoài, mâm xôi, việt quất.

Xem thêm

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được hoàn toàn không?

4. Thực phẩm thay thế muối: Thức ăn giúp người bệnh phổi tắc nghẽn tránh phù nề

Muối không tốt cho người bệnh COPD (mà vấn đề này chúng ta sẽ nói rõ hơn ở phần các thức ăn không nên ăn). Do đó, thay vì dùng muối, hãy dùng các thực phẩm gia vị có thể thay thế muối như tỏi, nước chanh, thì là, kinh giới Oregano, nhục đậu khấu, nước chanh, măng tây.

5. Thức ăn giàu protein: Nên ăn để cung cấp năng lượng

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn nhiều protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể, chống lại sự nhiễm trùng và teo cơ. Danh sách thực phẩm dồi dào protein dành cho họ là thịt nạc, trứng, các loại đậu và cá.

phổi tắc nghẽn copd nên ăn gì

Người bệnh COPD cũng nên ăn thực phẩm giàu protein

6. Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Tốt cho xương của người bệnh phổi tắc nghẽn

Người mắc phổi tắc nghẽn cũng dễ bị loãng xương, việc này đòi hỏi họ phải được bổ sung thật nhiều canxi và vitamin D từ chế độ ăn uống. Bộ xương chắc khỏe sẽ giúp họ sống chung với bệnh tật một cách thoải mái hơn rất nhiều.

Các thực phẩm giàu canxi và vitamin D mà người bệnh phổi tắc nghẽn COPD nên ăn là cá hồi, cá ngừ, cá trích, sữa đậu nành.

7. Ngũ cốc nguyên hạt: Người bệnh COPD nên ăn để giảm áp lực lên phổi

Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm lành mạnh làm giảm cholesterol xấu trong máu, ổn định huyết áp, giảm áp lực lên phổi (so với chế độ ăn uống giàu carb), cung cấp nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, chống lại sự thừa cân, bệnh tiểu đường, đột quỵ và đau đầu.

8. Thực phẩm giàu magie: Điều chỉnh hoạt động của phế quản

Thức ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên chứa magie vì magie rất tốt cho cơ bắp, chúng sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ teo cơ khi mắc COPD. Thêm nữa, magie sẽ cùng với canxi làm nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động của phế quản, giúp bệnh tình của bạn tiến triển tốt hơn.

Magie được tìm thấy nhiều trong các loại rau màu xanh đậm như mùng tơi, rau chân vịt, nhiều loại ngũ cốc, cá, sò điệp hay quả bơ. Vì vậy, nếu bạn không may bị phổi tắc nghẽn COPD, hãy chăm chỉ chú ý đến những thức ăn này nhé!

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD không nên ăn gì?

1. Thịt nguội và thịt đông lạnh: Không nên ăn vì chứa nitrat tăng phù nề

phổi tắc nghẽn copd nên ăn gì

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD không nên ăn thịt nguội

Người bệnh phổi tắc nghẽn COPD không nên ăn các thức ăn này vì hầu hết chúng đều được thêm muối Nitrat để tăng thời gian bảo quản và duy trì màu sắc tươi tắn của thực phẩm, thế nhưng chất này có thể gây tích nước, tăng phù và tăng áp lực lên phổi, làm các cơn khó thở diễn ra thường xuyên hơn.

Các thực phẩm nằm trong nhóm này là giăm bông, xúc xích, thịt nguội, thịt đông đá.

2. Đồ ăn mặn: Thức ăn gây tích nước, khó thở thêm cho người bệnh phổi tắc nghẽn

Như đã nói, muối chứa Nitrat khiến chúng ta bị giữ nước và tăng tình trạng khó thở. Vì vậy, hãy hạn chế đến mức tối đa lượng muối nạp vào cơ thể hàng ngày nhé!

3. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Không nên ăn vì tăng tiết chất nhầy, tăng ho đờm

Mặc dù là nguồn cung cấp vitamin, canxi và vitamin D dồi dào, nhưng sữa lại làm tăng tiết chất nhầy trong thời kỳ bùng phát COPD. Không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn sữa ra khỏi thực đơn, nhưng người mắc COPD nên hạn chế thực phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa bột, sữa chua, kem, phô mai, bơ để bảo vệ sức khỏe.

4. Rau cải: Thức ăn làm đầy hơi, khó thở

Thật kỳ lạ là rau cải giàu chất xơ và dinh dưỡng lại nằm trong nhóm những thức ăn mà người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD không nên ăn. Nguyên nhân vì chúng chứa một loại đường khó tiêu hóa với hàm lượng khá cao. Khi đi vào dạ dày, chúng sẽ gây đầy hơi, chướng bụng và làm cản trở quá trình hô hấp của người bệnh.

Vì vậy, hãy cân nhắc khi sử dụng các loại cải xoăn, củ cải, bông cải xanh, cải bắp.

5. Đồ chiên rán: Làm người COPD bị tăng cân, chướng bụng, cản trở hô hấp

phổi tắc nghẽn copd nên ăn gì

Đồ chiên rán rất có hại với người bị phổi tắc nghẽn COPD

Đồ chiên rán không phải là thức ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vì chúng làm họ tăng cân khó kiểm soát – một trong những yếu tố làm bệnh COPD trở nên nặng hơn. Ngoài ra, nó cũng làm tăng tình trạng đầy hơi, chướng bụng khó chịu.

Bất cứ thứ gì như khoai tây chiên, gà chiên, cá chiên, hành tây chiên cũng nên tránh xa nếu bạn bị chẩn đoán mắc COPD.

6. Đồ uống có ga: Thức ăn điển hình gây mất nước

Và đây lại là một thực phẩm gây đầy hơi nữa mà người COPD không nên ăn. Thêm nữa, chúng còn chứa nhiều đường làm cơ thể của bạn bị mất nước và có lẽ bạn cũng biết rằng đa số chúng đều có thể gây nghiện. Vì vậy nếu khát, hãy cố gắng uống nhiều nước.

Tất cả các loại nước uống có ga nằm trong nhóm này là nước ngọt, bia, rượu.

7. Đồ ăn chứa Sulphites: Kích ứng đường hô hấp, không nên ăn nếu bị COPD

Sulphites là một loại chất phụ gia được thêm vào thực phẩm để giữ được màu sắc và mùi vị của chúng. Khi đi vào cơ thể, Sulphites sẽ giải phóng chất sulphur dioxide gây kích ứng đường hô hấp và các cơn co thắt phế quản rất có hại với người COPD. Do đó, chúng nhất định không phải là thức ăn lý tưởng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Những thực phẩm chứa nhiều Sulphites là khoai tây chiên, rượu nho, bia, rau quả đóng hộp, bánh, nước trái cây đều là danh sách các thức ăn mà người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không nên ăn.

phổi tắc nghẽn copd nên ăn gì

Một số đồ ăn chứa Sulphites mà người bệnh COPD không nên ăn

8. Thức ăn gây ợ nóng vào trào ngược dạ dày: Làm tăng triệu chứng COPD

Hiện tượng này sẽ làm tăng các triệu chứng của COPD. Vì vậy người bệnh phổi tắc nghẽn luôn được khuyên rằng không nên ăn hoặc hạn chế trái cây họ cam quýt, đồ chiên, nước sốt cà chua, cà phê, sô cô la.

Có thể đọc xong bài viết này bạn sẽ thấy người bệnh phổi tắc nghẽn COPD có quá nhiều thứ nên ăn và không nên ăn. Thật là rắc rối! Thưng đừng lấy làm phiền phức, vì nó sẽ bảo vệ sức khỏe của bạn trong suốt phần đời còn lại!

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Sự cần thiết của liệu pháp oxy cho bệnh nhân COPD

09/04/2018 Tiến Nguyễn

Liệu pháp oxy cho bệnh nhân COPD nằm trong một trong số các phương pháp điều trị được áp dụng khá phổ biến. Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng, oxy liệu pháp còn đóng vai trò quan trọng nhằm suy trì chức năng sống của các cơ quan.

Xem thêm

  • COPD là bệnh gì?
  • Triệu chứng và điều trị đợt cấp của COPD

Mục đích sử dụng liệu pháp oxy cho bệnh nhân COPD

Liệu pháp oxy được dùng cho những bệnh nhân khí thở vào có nồng độ oxy cao hơn so với nồng độ oxy khí trời.

Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, liệu pháp oxy có thể được dùng lâu dài liên tục để làm gia tăng PaO2 lúc nghỉ tối thiểu là 60mmHg và cung cấp SaO2 tối thiểu là 90% nhằm duy trì chức năng sống của các cơ quan.

Áp dụng liệu pháp oxy liên tục cho bệnh nhân COPD có thể làm giảm áp lực động mạch phổi và ngăn ngừa diễn tiến của tăng áp phổi, đồng thời kiểm soát các biến chứng xấu xảy ra.

Ở bệnh nhân COPD bị suy hô hấp mạn, điều trị bằng liệu pháp oxy trên 15 giờ/ngày có thể gia tăng khả năng sống sót cho người bệnh.

liệu pháp oxy cho bệnh nhân copd

Điều trị bằng liệu pháp oxy cho bệnh nhân COPD làm tăng khả năng sống sót cho người bệnh

Hướng dẫn sử dụng liệu pháp oxy cho bệnh nhân COPD

Liệu pháp oxy được chỉ định ở bệnh nhân COPD giai đoạn III, tức là khi bệnh đã chuyển nặng với các triệu chứng ho, khạc đờm và khó thở nặng nhọc kéo dài.

Trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thiếu khí, liệu pháp oxy cho bệnh nhân COPD cũng là hết sức cần thiết.

Liệu pháp oxy lâu dài liên tục được chỉ định ở những bệnh nhân COPD giai đoạn III nặng kèm theo PaO2 < 55mmHg hay SaO2 < 88% có hoặc không có tăng khí CO2 hay PaO2  từ 55 – 60mmHg hay SaO2 = 89%, nếu có tăng áp phổi, phù ngoại biên gợi ý suy tim hay đa hồng cầu (Hct > 55%).

liệu pháp oxy cho bệnh nhân copd

Hình ảnh liệu pháp oxy cho bệnh nhân COPD

Một số nguy cơ và tai biến của liệu pháp oxy cho bệnh nhân COPD

Liệu pháp oxy được coi là một loại thuốc lành tính, thế nhưng nó cũng không tránh khỏi một số nguy cơ không mong muốn:

– Sử dụng oxy liệu pháp trong đợt điều trị đợt cấp của COPD có thể làm tăng khí CO2 máu và tăng nguy cơ bị suy hô hấp cho người bệnh.

– Thở oxy nồng độ cao >60% trong thời gian dài rất dễ khiến bệnh nhân bị ngộ độc oxy. Biểu hiện khi ngộ độc oxy là ho, buồn nôn, đau sau xương ức và giảm độ giãn nở của phổi.

– Ở bệnh nhân có tăng CO2 mạn tính, liệu pháp oxy cho bệnh nhân COPD có thể làm giảm thông khí khiến bệnh nhân thở chậm và yếu hơn.

– Thở khí oxy với nồng độ cao làm khí nito trong phế nang bị đẩy ra ngoài gây nguy cơ xẹp phổi.

– Nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn từ dụng cụ làm ẩm hay từ hệ thống khí dung có thể làm bệnh COPD nặng hơn.

Bài viết về liệu pháp oxy cho bệnh nhân COPD trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi chỉ định phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

7 cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính HIỆU QUẢ NHẤT

06/04/2018 Kim Tâm

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra thì các phương pháp phòng ngừa được xem là cần thiết. Với 7 cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dưới đây, hi vọng sẽ giúp các bạn chung tay đẩy lùi căn bệnh chết người này ra khỏi cuộc sống của mình.

Vì sao nên phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn gọi là bệnh COPD. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở nước ta cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tỷ lệ người mắc căn bệnh này là khoảng 4% dân số Việt Nam, dự báo con số này còn tăng sau vài năm tới.

Bệnh COPD phát triển khá thầm lặng, thường các triệu chứng không mấy rõ rệt trong giai đoạn đầu. Khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn như khó thở, ho tức ngực là lúc bệnh đã trở nặng, có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh mãn tính, vì thế không thể chữa khỏi hoàn toàn. Quá trình điều trị bệnh thường khá dài, có thể biến chứng sang nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

Phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào?

Do đó, người bệnh cần có biện pháp phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kịp thời để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là cách giảm thiểu thiệt hại mà căn bệnh này gây ra cho toàn xã hội.

Xem thêm:

  • 3 Triệu Chứng Cảnh Báo Bệnh COPD Chính Xác Nhất
  • Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị
  • Không Thể Coi Thường Sự NGUY HIỂM Của Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính

TOP 7 cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Không hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường khói thuốc

Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay là thuốc lá. Tỷ lệ người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa thành phần thạch tín cùng nhiều hóa chất độc hại khác gây kích ứng phổi, tổn thương các lông mao. Khiến các triệu chứng của bệnh COPD ngày càng trầm trọng hơn.

Vì thế, để phòng ngừa phổi tắc nghẽn mạn tính, tốt nhất người bệnh nên nói KHÔNG với hút thuốc lá cũng như tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

Phòng ngừa bệnh COPD bằng cách không hút thuốc lá

Hạn chế quá trình nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm với người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, làm tổn hại đến đường dẫn khí và cơ quan phổi. Nếu các yếu tố gây nhiễm trùng như cảm cúm, cảm lạnh không được kiểm soát tốt thì các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè của bệnh COPD ngày càng trầm trọng hơn.

Để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, người bệnh cần giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây nhiễm trùng đường hô hấp. Hãy lên kế hoạch tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin cần thiết, kết hợp rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi

Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, lông động vật… đều là những nguy cơ khiến các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ tái phát hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc, làm việc trong môi trường nhiều ô nhiễm, hóa chất độc hại. Ngoài ra cần giữ môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thông thoáng nhất, đeo khẩu trang, mũ nón kỹ lưỡng mỗi khi phải ra ngoài.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài cũng là cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao hợp lý

Quá trình phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh nhân nên chú ý về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày của mình. Cần duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học, thực đơn đa dạng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó cần tăng cường luyện tập thể thao để cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây hại từ vi khuẩn, virus. Đây là cách giúp người bệnh hạn chế các nguy cơ gây bệnh về đường hô hấp, giảm nguy cơ tái phát bệnh COPD.

Kiểm soát sự thay đổi của thời tiết

Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết hay sự thay đổi của nhiệt độ. Thời tiết quá nóng hay quá lạnh đều dễ khiến các triệu trứng bệnh COPD tái phát. Vì thế cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả nhất là kiếm soát sự thay đổi của thời tiết.

Độ ẩm thích hợp trong nhà là khoảng 40%. Hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết lạnh. Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì người bệnh cần đội mũ, đeo gang tay, quàng khăn đầy đủ để đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh.

Phòng bệnh COPD bằng cách mặc ẩm, kiểm soát tốt thời tiết lạnh

Duy trì sử dụng các loại thuốc điều trị dự phòng

Các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc corticoi hay thuốc giãn phế quản… đều được sử dụng khá nhiều cho bệnh nhân COPD. Trong quá trình phòng chống bệnh, người bệnh nên duy trì sử dụng các loại thuốc dự phòng này để hạn chế bệnh tái phát gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ

Cách phòng chống bệnh tốt nhất không chỉ riêng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà còn tất cả loại bệnh là nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc làm này giúp người bệnh sớm phát hiện được các nguy cơ gây bệnh để từ đó có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.

Trên đây là những cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả nhất hiện nay, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn. Duy trì những thói quen tốt, giảm thiểu bớt các thói quen xấu hàng ngày cũng là cách giúp bạn đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này một cách nhanh chóng. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

 

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Người bệnh COPD thường mắc phải những căn bệnh nguy hiểm gì?

02/04/2018 Kim Tâm

Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vậy người bệnh COPD thường mắc phải bệnh gì? Đây đang là thắc mắc chung của rất nhiều người. Hãy cùng các chuyên gia của Baovesuckhoe365 giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây!

Xem thêm:

  • Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị
  • Tắc Nghẽn Động Mạch Phổi: Cái Chết Trong Gang Tấc
  • Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính COPD: Điều Trị Không Hề Khó

Bệnh nhân COPD thường mắc phải bệnh tim mạch

Các bệnh liên quan đến tim mạch nằm trong danh sách đầu tiên của câu hỏi người bệnh COPD thường mắc phải bệnh gì? Trong đó phổ biến nhất là bệnh động mạch vành và suy tim. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dễ chuyển biến xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

– Bệnh động mạch vành: Là bệnh lý thường gặp của người bệnh COPD. Nguyên nhân chủ yếu là do tuổi cao hay hút thuốc lá thường xuyên. Tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vàng ở người bệnh COPD là khoảng 12 – 37%.

Bệnh động mạch vành thường xuất hiện ở người bệnh COPD

– Suy tim: Suy tim cũng là một dạng bệnh tim mạch mà người bệnh COPD hay mắc phải. Tỷ lệ suy tim trái của bệnh nhân COPD là khoảng 20 – 30%. Vì thế người bệnh cần được thăm khám, kiểm tra thường xuyên để có phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

– Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Đây là bệnh lý không thể bỏ qua khi bị bệnh COPD. Nguyên nhân gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ của người bệnh COPD là do xơ vữa động mạch chủ, tình trạng thiếu oxi mãn tính.

– Rối loạn nhịp tim: Người bệnh COPD thường mắc phải bệnh rối loạn nhịp tim, với tỷ lệ khoảng 8%. Đây là hiện tượng rung nhĩ bị rối loạn về nhịp, thường gặp trong các đợt cấp. Thông thường tình trạng rối loạn nhịp tim sẽ nặng hơn khi gặp các triệu chứng của bệnh COPD.

– Tăng áp động mạch phổi và tâm phế mạn: Tỷ lệ tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân COPD nằm trong khoảng 35 – 50%. Người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng thường gặp như tức ngực, khó thở, phù chân hay suy tim phải.

– Tăng huyết áp và cứng động mạch: Đây là bệnh tim mạch mà bệnh nhân COPD hay mắc phải, gặp cả ở người hay hút thuốc lá hoặc không. Cứng động mạch là hậu quả của các bệnh lý về mạch máu để lại. Cứng động mạch có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp hay các bệnh động mạch vành ở người bệnh COPD.

Người bệnh COPD còn dễ mắc phải bệnh tăng huyết áp và cứng động mạch

Bệnh ung thư phổi

Người bệnh COPD thường mắc phải bệnh gì? Để trả lời câu hỏi này, người bệnh cần nghĩ ngay đến bệnh ung thư phổi. Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Thường gặp nhất là bệnh nhân COPD do hút thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh COPD không có tiền sử hút thuốc lá cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, người bệnh COPD cần hết sức lưu ý.

Bệnh loãng xương cũng hay gặp ở người bệnh COPD

Tỷ lệ loãng xương ở người bệnh COPD rất cao, nằm trong khoảng 15 – 30% dân số chung bị bệnh loãng xương hiện nay. Nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương ở người bệnh COPD là việc điều trị corticoid trong một thời gian dài. Corticoid là yếu tố gây ra nguy cơ mềm xương, loãng xương ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tùy theo liều lượng cũng như thời gian sử dụng mà người bệnh có mức độ loãng xương khác nhau.

Loãng xương cũng là bệnh mà bệnh nhân COPD hay mắc phải

Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường cũng là một bệnh lý thường gặp ở người bệnh COPD, với khoảng 14%, nguy cơ tử vong rất cao. Corticoid cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đái tháo đường ở bệnh nhân COPD. Corticoid làm tăng đường huyết, gây ra tình trạng bệnh đái tháo đường.

Bệnh nhân COPD thường mắc bệnh thiếu máu

Trả lời tiếp theo cho câu hỏi người bệnh hen suyễn thường mắc phải bệnh gì là bệnh thiếu máu. Theo thống kê mới nhất hiện nay, tỷ lệ người bệnh COPD bị thiếu máu lên đến 15 – 30%. Thiếu máu ở bệnh nhân COPD gây ra tình trạng khó thở, chất lượng cuộc sống bị giảm sút, có thể tử vong bất cứ khi nào. Hầu hết các trường hợp người bệnh COPD bị thiếu máu là do tình trạng kháng erythropoietin, là đặc trưng của các bệnh mãn tính khác.

Người bệnh COPD còn hay mắc phải bệnh thiếu máu

Các bệnh về tâm lý như trầm cảm

Khi bị phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, thường khiến người bệnh khó có thể tham gia vào các hoạt động xã hội. Với sự cô lập đó, sẽ gây ra tình trạng trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân COPD. Nếu không được quan tâm, điều trị đúng cách, bệnh trầm cảm ở người bệnh COPD sẽ trở nên tồi tệ hơn, nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Với những thông tin trên đây, hi vọng các bạn đã có câu trả lời Người bệnh COPD thường mắc phải bệnh gì cho mình. Hãy có phương án điều trị bệnh COPD tốt nhất để giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh cũng như tăng chất lượng cuộc sống của mình và mọi người xung quanh.

 

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Đợt cấp COPD là gì? Triệu chứng và điều trị đợt cấp COPD bội nhiễm

26/03/2018 Tiến Nguyễn

Nếu bản thân COPD (tắc nghẽn phổi mạn tính) là một căn bệnh đáng sợ thì đợt cấp COPD còn đáng sợ hơn. Cụ thể đợt cấp COPD là gì, chúng nguy hiểm đến đâu và phải làm sao để khắc phục? Baovesuckhoe365 sẽ cho bạn đọc câu trả lời chính xác nhất trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

  • COPD là gì? COPD đáng sợ đến mức nào?
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không?
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?

Đợt cấp COPD là gì?

Đợt cấp COPD

Trong y học, khái niệm đợt cấp COPD được hiểu là tình trạng xấu đi đột ngột của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Điều này có nghĩa là COPD đợt cấp chỉ xảy ra ở những người đã mắc COPD trước đó. Nó đòi hỏi người bệnh phải được thay đổi cách điều trị thường quy ngay lập tức.

Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong vì đợt cấp COPD.

đợt cấp copd

Đợt cấp COPD là tình trạng đột ngột chuyển nặng của bệnh

Đợt cấp COPD bội nhiễm

Bội nhiễm là tình trạng người bệnh bị nhiễm trùng sau khi đã mắc một bệnh nhiễm trùng trước đó. Vì vậy khi bị bội nhiễm, tình trạng bệnh thường nặng hơn rất nhiều.

Đợt cấp COPD bội nhiễm là hiện tượng bệnh chuyển nặng do người bệnh COPD bị vi khuẩn, virus tấn công, thường gặp nhất là COPD bội nhiễm phổi (người mắc COPD mắc thêm bệnh viêm phổi).

Tại sao người bệnh bị COPD đợt cấp?

Có khoảng 1/3 trên tổng số các trường hợp bị đợt cấp COPD không điều tra rõ được nguyên nhân. Số còn lại được xác định do một trong các yếu tố:

– Nhiễm khuẩn khí phế quản phổi do virus, vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất.

– Do cơ thể người bệnh bị nhiễm lạnh.

– Do tác nhân từ môi trường sống như bụi bẩn, khí độc, khói thuốc…

Triệu chứng COPD đợt cấp

Triệu chứng COPD đợt cấp bao gồm một trong ba, hoặc cả ba các yếu tố dưới đây:

– Tăng cảm giác khó thở.

– Tăng số lượng đờm người bệnh khạc ra mỗi ngày.

– Màu của đờm đổi từ trắng sang màu xanh, vàng hoặc màu đục của mủ.

đợt cấp copd

Người bệnh bị tăng khó thở trong đợt cấp COPD

Tất cả các triệu chứng này đều xuất hiện đột ngột, không có sự báo trước. Bên cạnh đó, các triệu chứng sẵn có của COPD như ho nhiều, khó thở vẫn diễn ra đều đặn mỗi ngày.

Khi chẩn đoán đợt cấp COPD, bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng này để phân loại mức độ nặng nhẹ. Trong đó:

– Type III: Là mức độ nhẹ nhất. Người bệnh chỉ có 1 trong 3 triệu chứng trên, kèm theo một trong các triệu chứng phụ là sốt, tăng ho hoặc khò khè, tăng nhịp tim và nhịp thở 20% hoặc tăng nhiễm khuẩn hô hấp trên trong vòng 5 ngày trước đó.

– Type II: Là mức độ trung bình, khi người bệnh gặp 2 trong 3 triệu chứng trên.

– Type I (mức độ nặng): Nếu có đầy đủ cả ba triệu chứng.

Điều trị COPD đợt cấp như thế nào?

Người bệnh trong đợt cấp COPD có thể bị nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một liệu trình phù hợp.

– Dùng thuốc kháng sinh: Trong vòng 5 – 10 ngày, lựa chọn loại kháng sinh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ và chức năng thận của người bệnh.

– Lấy đờm làm kháng sinh đồ nếu người bệnh không đáp ứng kháng sinh.

– Dùng thuốc giãn phế quản, Pprednisolon uống và kháng sinh phù hợp nếu người bệnh đang trong đợt cấp COPD mức độ nhẹ.

– Kết hợp thở oxy và tăng số lần sử dụng thuốc giãn phế quản để điều trị với người bệnh trong đợt cấp COPD mức độ vừa. Kết hợp salbutamol, terbutalin truyền tĩnh mạch, methylprednisolon, thông khí nhân tạo không xâm nhập, thông khí nhân tạo xâm nhập và sử dụng kháng sinh điều trị đợt cấp COPD nếu cần thiết.

đợt cấp copd

Cho người bệnh thở oxy trong điều trị đợt cấp COPD

– Kết hợp thở oxy qua gọng kính oxy, dùng thuốc giãn phế quản tại chỗ, kết hợp truyền tĩnh mạch, thở máy không xâm nhập, đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo qua ống nội khí quản, thở máy xâm nhập nếu cần thiết đối với bệnh nhân trong đợt cấp COPD cấp độ nặng.

Môi trường sống đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người mắc COPD. Để phòng tránh các đợt cấp COPD xảy ra, cách tốt nhất là tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và giúp người bệnh tránh xa khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá. Khi thấy các triệu chứng trở nên khó chịu hơn, hãy báo ngay với bác sĩ để được giúp đỡ.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Tìm kiếm liên quan: bệnh án copd cấp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi hoàn toàn được không?

24/03/2018 Tiến Nguyễn

Vừa rồi tôi đi khám ở phòng khám tư gần nhà thì họ nói là tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và bệnh này không chữa được nên họ cho đơn thuốc uống và nói tôi phải đến khám đều. Tôi không tin lắm nên muốn hỏi bác sĩ là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không và tôi phải làm gì? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Phạm Văn Phương, Ý Yên, Nam Định

Xem thêm:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không?
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?

Trả lời

Chào anh Phương,

Để chẩn đoán một người có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay không, ngoài việc dựa vào triệu chứng thì các bác sĩ còn phải thực hiện nhiều xét nghiệm khác như đánh giá giảm chức năng hô hấp bằng dung kế hoặc test hồi phục phế quản sau khi khí dung thuốc giãn phế quản. Theo chúng tôi, các phòng khám tư nhỏ lẻ khó mà cho kết quả chính xác được, vì vậy tốt nhất anh nên đến các bệnh viện lớn để được thăm khám lại một lần nữa. (Bệnh viện Phổi Trung ương; địa chỉ 463 Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Phú, Ba Đình, Hà Nội; số điện thoại 024 3832 6249 là một ví dụ cho anh).

bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi được không?

Về chuyện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không, rất tiếc phải nói với anh là bệnh này không thể chữa khỏi được, cho dù nó được phát hiện vào giai đoạn đầu hay cuối. Hiện nay, vì thói quen “lười” khám bệnh của người dân kết hợp với tiến triển âm thầm của phổi tắc nghẽn mạn tính mà đa phần các trường hợp đều được phát hiện khi đã chuyển nặng. Tuy vậy, nhờ sự tiến bộ của y học, các biện pháp điều trị sẽ kiểm soát được rất tốt tình trạng bệnh, ngăn các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hạn chế khả năng xảy ra biến chứng.

Để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tùy vào tình trạng bệnh của anh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho anh dùng kháng sinh hoặc các biện pháp cần thiết khác. Anh nên chuẩn bị trước tâm lý vì quá trình này có thể kéo dài. Trên thực tế, có rất nhiều người bệnh đã sống chung với căn bệnh này cả mấy chục năm nhờ vào sự giúp đỡ của các bác sĩ và tiến bộ y học.

Nếu không may bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tốt nhất anh nên tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, anh nên tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì sự dẻo dai của sức khỏe. Nếu đang hút thuốc lá, anh phải ngừng ngay lập tức. Trong chế độ ăn uống, anh cần tránh xa đồ uống của cồn, nước ngọt có ga, bổ sung nhiều dinh dưỡng từ các loại thịt, rau xanh, hoa quả.

Trên đây là câu trả lời về việc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không của anh. Anh nên yên tâm đi khám lại từ sớm để biết được chính xác tình hình của mình nhé.

Chúc anh Phương sớm khỏe!

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Không thể coi thường sự NGUY HIỂM của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

24/03/2018 Tiến Nguyễn

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là cơn ác mộng toàn cầu, trong đó Việt Nam chúng ta đang dẫn đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về tỉ lệ mắc bệnh. Căn bệnh này “nổi tiếng” là vậy, song câu hỏi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không vẫn là thắc mắc của rất nhiều người.

Xem thêm:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không?

Cần phải khẳng định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh nguy hiểm, thậm chí đặc biệt nguy hiểm. Cách đây 27 năm, nó được xếp thứ 6 trong Top 10 loại bệnh nguy hiểm nhất thế giới.

Vào năm 2015, căn bệnh này đã vươn lên đứng thứ 4, chỉ sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Dự kiến vào năm 2020, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong. Nó đã cướp đi tính mạng của ít nhất 3 triệu người mỗi năm.

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đứng thứ 4 về nguyên nhân gây tử vong

Một người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị có thể đón nhận cái chết đột ngột trong vòng vài năm kể từ khi các triệu chứng tức ngực, khó thở bắt đầu rõ rệt.

Bệnh thường tiến triển rất âm thầm và đa phần đều được phát hiện khi đã chuyển nặng.

Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về tỉ lệ mắc bệnh. Ở Bệnh viện Phổi Trung ương, cứ 10 người nhập viện thì có 3 người được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, nhận thức của dân ta về căn bệnh này còn khá nghèo nàn, dẫn đến việc khi mắc bệnh, câu hỏi đầu tiên luôn là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không?

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đa phần người bệnh đều chết bởi những biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Các biến chứng tại phổi:

– Tràn khí màng phổi: Xảy ra khi các phế nang căng giãn và vỡ vào khoang màng phổi. Người bệnh cảm thấy đau ngực, khó thở đột ngột và có thể tử vong vì suy hô hấp nặng.

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không

Tràn khí màng phổi là biến chứng nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

– Tăng áp lực động mạch phổi: Xảy ra khi phế nang giãn nhiều và chèn ép vào mao mạch phổi. Tình trạng này khiến cho người bệnh khó thở hơn, bệnh tiến triển xấu với tốc độ nhanh hơn.

Biến chứng ngoài phổi:

– Suy tim phải: Do ảnh hưởng bởi tăng áp lực động mạch phổi và thiếu oxy kéo dài. Suy tim phải do bệnh phổi tắc nghẽn mạn  tính được gọi là tâm phế mạn. Việc này gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình điều trị.

– Loạn nhịp tim: Xảy ra do suy tim, rối loạn điện giải. Nó khiến người bệnh khó thở hơn và có nguy cơ tắc mạch não.

– Đa hồng cầu: Xảy ra do thiếu oxy kéo dài, người bệnh có nguy cơ bị tắc mạch và huyết khối khi gặp phải.

– Biến chứng thần kinh: Bao gồm đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, hôn mê do thiếu oxy và tăng CO2 kéo dài.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không lây nhiễm, nhưng nó luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa  tính mạng của người bệnh. Đi khám để phát hiện và điều trị sớm sẽ kéo dài đáng kể được thời gian khỏe mạnh cho người bệnh.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Người bệnh sống được bao lâu nếu bị tắc nghẽn phổi mãn tính?

21/03/2018 Tiến Nguyễn

Tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu? Có phải cái chết sẽ đến trong vòng 1, 2 năm tới hay không? Người bệnh phải làm thế nào để chống chọi với căn bệnh mang tên sát thủ thầm lặng này?

Xem thêm:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sống được bao lâu?

Trước tiên, cần phải nhớ rằng tắc nghẽn phổi mãn tính không có nghĩa là chết, ngay cả khi bệnh đã có hàng chục năm tiến triển âm thầm trước khi bị phát hiện. Bởi vì có mấy ai chịu đi khám lúc khỏe mạnh để biết mình mắc bệnh trong giai đoạn đầu? Vì thế, đừng quá tuyệt vọng khi nghe kết luận mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ bác sĩ.

tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu

Tắc nghẽn phổi mãn tính không có nghĩa là cái chết

Có thể bạn không tin, nhưng người bị tắc nghẽn phổi mãn tính hoàn toàn có thể sống như người bình thường trong vòng nhiều năm. Thậm chí những người đàn ông mắc bệnh còn có thể tận hưởng đời sống tình dục thăng hoa hơn so với trước đó.

Không có câu trả lời chính xác nào cho việc bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu. Thời gian này phụ thuộc rất lớn vào tinh thần, chế độ dinh dưỡng, tập luyện và quá trình điều trị của người bệnh. Mắc cùng một bệnh, có người chỉ sống được vài năm, nhưng có người lại sống được đến vài chục năm, đó không phải là do may mắn.

Làm sao để kéo dài thời gian khỏe mạnh cho người bệnh?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi, nhưng người bệnh hoàn toàn có quyền tin tưởng vào khả năng ngăn chặn, kiểm soát các triệu chứng và giảm mức độ trở nặng của phác đồ điều trị.

tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể sống khỏe mạnh nếu được điều trị đúng hướng

Vậy ngoài việc chữa bệnh bằng thuốc mà người ta vẫn thường làm, chúng ta còn cần những gì?

– Để người bệnh tránh xa thuốc lá là việc làm đầu tiên mang tính quyết định. Đồng ý rằng không phải ai hút thuốc lá cũng bị bệnh, cũng không phải chỉ cần tránh xa thuốc lá là chức năng phổi sẽ trở lại bình thường, nhưng một khi đã mắc tắc nghẽn phổi mãn tính, khói thuốc sẽ đẩy nhanh tốc độ diễn tiến của bệnh và làm cái chết càng đến gần hơn.

– Giữ tinh thần thoải mái, tin tưởng vào liệu trình điều trị của bác sĩ, dành thời gian tận hưởng những thú vui của cuộc sống sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc lúc nào cũng xoay quanh câu hỏi tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu.

– Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn là cách tốt nhất để kéo dài sức dẻo dai, đồng thời giúp cho việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên đừng gắng sức, chúng sẽ khiến cơ thể của bạn mệt mỏi và tình trạng khó thở sẽ càng trầm trọng.

– Kiểm soát cân nặng của bản thân bằng một chế độ ăn uống lành mạnh làm giảm sức ép cân nặng lên phổi, giúp hạn chế đáng kể những cơn khó thở.

Tắc nghẽn phổi mãn tính rất nguy hiểm, nhưng người bệnh chắc chắn sẽ không phải chết một cách đáng tiếc nếu được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status