• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bệnh hen phế quản mãn tính: Thuốc chữa nào hiệu quả?

19/03/2018 Kim Tâm

Hiện nay, hen phế quản mãn tính là bệnh lý thường gặp tại nước ta, phổ biến ở người trên 40 tuổi. Thông thường người bệnh sẽ phải sống chung với căn bệnh này trong một thời gian dài. Nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao. Vậy hen phế quản mãn tính là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị căn bệnh này như thế nào. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hen phế quản mãn tính là bệnh gì?

Hen phế quản mãn tính hay thường gọi là bệnh hen suyễn, xuất hiện khi ống phế quản cùng đường hô hấp bị kích ứng bởi các yếu tố từ bên trong cơ thể hoặc môi trường tự nhiên. Khiến đường thở bị co hẹp lại, gây phù nề, tắt nghẽn đường thở, tiết dịch đờm. Theo thời gian, sẽ làm tăng phản ứng phế quản, nút nhày gây ứ đọng các chất nhầy, tắc nghẽn không hồi phục khiến cơn hen dai dẳng. Hen phế quản mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh cũng như toàn xã hội.

Bệnh hen phế quản mãn tính

Hen phế quản mãn tính có thể tái phát bất cứ lúc nào, đặc biệt khi giao mùa hay thay đổi thời tiết. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển nặng kèm theo các triệu chứng như tụt huyết áp, hôn mê, thở ngáp, mặt tím tái, phổi không đập. Lúc này cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị, nếu không có thể gây ra tình trạng tử vong.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh hen phế quản mãn tính

  • Nhiễm khuẩn phế quản: Khi thời tiết, độ ẩm không khí có sự thay đổi đột ngột khiến các vi khuẩn, vius dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp, khiến các cơn hen ngày càng nặng nề.
  • Tâm phế mãn tính: Khoảng 5% bệnh nhân bị hen phế quản mãn tính biến chứng sang bệnh này.
  • Suy hô hấp: Là biến chứng nguy hiểm nhất của hen phế quản mãn tính, gây ra tình trạng tử vong rất cao hiện nay.
  • Ngưng hô hấp: Là biến chứng khi hen phế quản mãn tính kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu oxi lên não, khiến người bệnh khó thở, tổn thương não, tử vong nhanh chóng.

 

Hen phế quản mãn tính có thể biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác

Xem thêm:

  • Hen Phế Quản Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hen Phế Quản Hiệu Quả
  • Khó Thở Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cảm Thấy Khó Thở Phải Làm Gì Để Điều Trị?
  • Tắc Nghẽn Động Mạch Phổi: Cái Chết Trong Gang Tấc

Cách chữa bệnh hen phế quản mãn tính

Sử dụng thuốc chữa hen phế quản mãn tính

Sử dụng thuốc chữa hen phế quản mãn tính dạng xịt được hầu hết người bệnh sử dụng nhằm khống chế các cơn ho kéo dài gây mệt mỏi, khó thở. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp chữa trị trước mắt, sẽ không có tác dụng chữa bệnh lâu dài.

Cách sử dụng thuốc chữa hen phế quản mãn tính dạng xịt như sau:

  • Lắc đều bình xịt.
  • Xịt ra không khí trước để kiểm tra.
  • Thở sâu để loại bỏ hết không khí từ phổi ra ngoài.
  • Ngậm miệng đầu phun của bình xịt.
  • Hít càng sâu, sau đó phun thuốc.
  • Bỏ bình xịt ra, sau đó ngưng thở trong vài giây.

Người bệnh bị hen phế quản mãn tính thường sử dụng thuốc dạng xịt

Áp dụng các bài thuốc chữa hen phế quản mãn tính từ thiên nhiên

Việc áp dụng các bài thuốc chữa hen phế quản mãn tính từ thảo dược thiên nhiên được xem là phương pháp an toàn, lành tính mà vô cùng hiệu quả hiện nay. Trong đó gừng và mật ong là 2 nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Người bệnh có thể điều trị ngay tại nhà không tốn quá nhiều thời gian và công sức.

Mật ong nguyên chất

Mật ong từ lâu được biết đến là nguyên liệu làm đẹp, chữa bệnh được nhiều người yêu thích. Mật ong nguyên chất có tác dụng long đờm, tiêu đờm hiệu quả, giúp hệ hô hấp được thông thoáng hơn, rất tốt cho người bị hen phế quản mãn tính

Một số bài thuốc chữa hen phế quản mãn tính bằng mật ong

  • Người bệnh có thể hòa mật ong vào nước ấm uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Củ cải và mật ong: Thái khoảng 8- 9 lát củ cải, cho mật ong ngập củ cải, để ngâm trong 1 ngày. Sau đó lấy ra đem sao cho mật ong kết lại. Sử dụng mỗi lần 2- 3 lát củ cải, ngày 1- 2 lần.
  • Mật ong và gừng: Xay nhuyễn từ 2- 3 củ gừng tươi. Lấy phần nước cốt sau đó cho thêm 1 thìa mật ong. Sử dụng 1- 2 lần/ngày, duy trì trong khoảng 2 tháng.

Gừng tươi

Gừng tươi rất lành tính, có khả năng khám viêm, kháng khuẩn giúp chống nôn, tiêu đờm, giảm tiết dịch nhầy trong phế quản. Người bệnh duy trì việc uống nước gừng trong khoảng 2 tháng liên tục sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh.

Gừng tươi hỗ trợ điều trị bênh hen phế quản rất tốt

Ngoài ra, một số bài thuốc chữa hen phế quản mãn tính hiệu quả từ gừng tươi

  • Gừng và lá trầu không: Giã nhuyễn 10 lá trầu không và 5 lát gừng thái nhỏ, sau đó đổ nửa bát nước nóng, ngâm khoảng 20 phút. Lấy phần nước cốt uống ngày 2 lần sau bữa ăn. Người bệnh duy trì uống từ 7- 10 ngày sẽ thấy bệnh tình cải thiện nhanh chóng.
  • Gừng và cải xoong: Phơi khô 200g cải xoong và vài lát gừng. Sau đó sắc lấy nước uống hàng ngày. Thực hiện đều đặn một thời gian sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
  • Gừng và đường phèn: Giã nát 1 củ gừng tươi, vắt lấy nước, sau đó cho thêm 2-3 thìa nước cốt chanh và đường phèn. Khuấy đều hỗn hợp, đun cách thủy sử dụng thay nước lọc hàng ngày.

Cách phòng ngừa bệnh hen phế quản mãn tính

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Không hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường khói thuốc.
  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học: Uống nhiều nước, tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng.
  • Không tiếp xúc với người bị bệnh nhiễm trùng hô hấp.
  • Khi thấy các dấu hiệu bất thường như ho khó thở, tức ngực cần đến ngay bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời.

Với những thông tin chia sẻ trên đây, hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh hen phế quản mãn tính . Từ đó có thể đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh ảnh hưởng xấu đến người bệnh và toàn xã hội. Chúc các bạn thành công!

Category: Hen Suyễn - Hen Phế Quản

Ho có đờm lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Xử lý như thế nào? 5 công thức chữa hen suyễn bằng mật ong hiệu quả vượt trội

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status