• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Khó thở là dấu hiệu bệnh gì? Cảm thấy khó thở phải làm gì để điều trị?

09/03/2018 Tiến Nguyễn

Khó thở biểu hiện bằng việc hít vào, thở ra khó khăn, cảm giác như có vật nặng đè lên ngực. Nếu bị khó thở kéo dài, nhất định phải đi gặp bác sĩ vì đó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm. Thậm chí có nhiều trường hợp đã tử vong chỉ vì không được cấp cứu kịp thời khi bị khó thở.

Xem thêm:

8 bệnh nguy hiểm liên quan đến ho có đờm kéo dài

Bệnh phổi tắc nghẽn lây qua đường hô hấp

Khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?

Khó thở có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó, hoặc cũng có thể không. Hầu như ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần bị khó thở trong đời.

1. Khó thở nhưng không phải bệnh lý (khó thở sinh lý)

Là khi tình trạng khó thở chỉ xảy ra trong phút chốc rồi chấm dứt và không tái lại. Trong hầu hết các trường hợp, bản thân người bệnh sẽ biết mình không thở được do nguyên nhân nào.

Khó thở do di vật đường thở

Dị vật đường thở được hiểu là một chất vô cơ hoặc hữu cơ (thường gặp nhất là thức ăn) mắc vào mũi, khí quản, phế quản hoặc thanh quản.

khó thở

Khó thở do dị vật đường thở

Trường hợp đang ăn rồi bị nghẹn được coi là dị vật đường thở điển hình. Môi trường quá nhiều khói bụi khiến mũi bị bịt kín cũng được coi là dị vật đường thở.

Khó thở do dị vật đường thở thường khiến người bệnh đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, tím tái, trợn mắt nên rất dễ nhận biết. Trong một số trường hợp có thể trực tiếp nhìn thấy dị vật ở trong mũi, cổ họng.

Khó thở do vận động mạnh

Với những người ít vận động, nếu như đột nhiên phải hoạt động nhiều sẽ thấy tim đập nhanh, thở gấp, hổn hển, hơi thở khó khăn, hay cảm thấy “mệt đứt hơi”. Bằng chứng là hầu hết sinh viên sau phần thi chạy bền đều muốn “ngất lên ngất xuống”.

Trường hợp này, khó thở không phải là dấu hiệu của bệnh, mà chỉ là do cơ thể chưa quen với tần suất hoạt động mạnh nên mới gây ra những phản ứng có phần tiêu cực.

Khó thở do lo lắng quá mức

Trước một vấn đề gì đó mang tính trọng đại, người ta thường cảm thấy lo lắng, lúc đó tim sẽ đập nhanh hơn, trong người nóng ran, thậm chí chân tay còn run lẩy bẩy kèm theo cảm giác như không thể thở được.

Nếu tình trạng này không thường xuyên xảy ra một cách vô lý thì hãy yên tâm rằng nó không gây hại gì đến sức khỏe của bạn.

Khó thở do mùi lạ, khí độc

khó thở

Khó thở do khí độc

Những mùi hương chẳng mấy dễ chịu gì thường làm chúng ta cảm thấy khó chịu, chẳng hạn như mùi rác thải, mùi động vật chết, mùi thức ăn ôi thiu, mùi khói trong đám cháy… Khi đó, cơ thể thường nín nhịn hoạt động hít vào, dẫn đến khó thở. Tình trạng này sẽ tự chấm dứt khi mùi hương khó chịu biến mất.

2. Trường hợp khó thở do bệnh lý

Khác với khó thở sinh lý, khó thở bệnh lý thường tái đi tái lại rất nhiều lần trong thời gian dài. Một số trường hợp khó thở còn xảy ra vào một thời điểm cụ thể trong ngày như sáng sớm hoặc đêm muộn.

Bệnh gây ra triệu chứng khó thở chủ yếu là bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác cũng được đặc trưng bởi triệu chứng này.

Khó thở do bệnh đường hô hấp

– Lao phổi: Khó thở xảy ra nhiều lần trong ngày kèm theo triệu chứng đặc trưng là sốt nhẹ vào chiều tối.

khó thở

Lao phổi là bệnh gây khó thở

– Phù phổi cấp: Các cơn khó thở xảy ra chủ yếu vào ban đêm, xuất hiện đột ngột không có dấu hiệu báo trước. Trong cơn khó thở, người bệnh tím tái, khạc bọt màu hồng.

– Tràn khí màng phổi, giãn phế quản: Trước khi cảm thấy khó thở dữ dội, người bệnh thường được báo trước bằng cảm giác đau tức ngực. Khó thở rõ rệt hơn khi người bệnh hít vào.

– Hen phế quản: Khó thở hơn khi thở ra, nghe có tiếng rít. Nếu sau cơn khó thở mà người bệnh có ho thì thường ho khạc ra nhiều đờm.

–  Khí phế thũng, tâm phế mạn: Khó thở xảy ra thường xuyên và liên tục, người bệnh tím tái.

– Ung thư phổi, áp xe phổi: Khó thở dữ dội, thở khò khè, tức ngực.

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Khó thở ban đầu xuất hiện thưa thớt, càng về sau càng xuất hiện nhiều. Người nghiện thuốc lá rất dễ mắc bệnh này.

– Viêm mũi dị ứng: Gây khó thở do bị ngạt mũi, chảy nước mũi. Kèm theo đó là triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi.

Khó thở không do bệnh đường hô hấp

– Bệnh tim: Khó thở khi người bệnh gắng sức, da dẻ và đầu chi tím tái.

– Đau thần kinh liên sườn: Gây đau ngực, đau nhói ngực khi hít thở.

– Ure máu cao: Khó thở, thở gấp và nhanh, hơi thở có mùi amoniac.

– Toan máu: Nhịp thở nhanh, nông kèm theo nhức đầu.

– Thiếu máu và bệnh gan mạn tính cũng gây khó thở.

Khó thở nên làm gì để điều trị?

1. Điều trị khó thở sinh lý

– Nếu khó thở do dị vật cần nhanh chóng loại bỏ dị vật khỏi đường hô hấp. Nếu không thể tự sơ cứu cho người bệnh tại nhà thì nên đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất.

khó thở

Sơ cứu người bị hóc, nghẹn

Xem thêm: Cách sơ cứu người bị dị vật đường thở

– Sau khi vận động mạnh cần phải đi lại cho cơ thể thư giãn, không được nằm hoặc ngồi nghỉ ngay.

– Nhai một viên kẹo cao su khi lo lắng sẽ làm giảm tình trạng khó thở, bồn chồn.

– Đeo khẩu trang khi ra đường. Nếu đi vào nơi có khí độc, dùng khăn ướt bịt kín và miệng rồi nhanh chóng thoát ra ngoài.

2. Điều trị khó thở bệnh lý

Nếu chỉ dựa vào biểu hiện khó thở thì rất khó để xác định cụ thể bản thân đang mắc bệnh gì, do đó khi thấy khó thở kéo dài nhiều ngày không dứt, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo liệu trình cụ thể.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Category: Bệnh Ho - Khó Thở/ Cẩm nang

Điều trị hiệu quả khí phế thũng qua nguyên nhân và triệu chứng Hướng dẫn sơ cứu dị vật đường thở trong tất cả các trường hợp

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status