Nhiều người hiện nay đang phải chịu đựng chứng bệnh phiền phức là bệnh trĩ. Bệnh nhân bị trĩ sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu. Dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sức chất lượng cuộc sống bị anhh hưởng rất nhiều. Nhiều người mắc trĩ không biết mình nên làm gì, ăn gì, kiêng khem ra sao để chữa bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển hiệu quả.
Đầu tiên ta phải biết thế nào là bệnh trĩ. Trĩ là do các búi tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị giãn ra do tăng áp lực xuống hậu môn quá mức như bị táo bón, ngồi lâu, hay khuân vác nặng… Dựa vào nguyên nhân bệnh trĩ để có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh hiệu quả trong ăn uống và sinh hoạt nhằm ngăn ngừa sự phát triển của bệnh trĩ.
Trong ăn uống:
Trong ăn uống, bệnh nhân phải điều chỉnh chế độ ăn hợp lí, biết thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào cần hạn chế hoặc kiêng khem. Chế độ ăn uống hợp lý có thể sẽ đánh tan bệnh ở mức độ nhẹ hoặc giảm một nửa sự đau đớn khó chịu cho bệnh nhân trĩ nặng.
Bệnh nhân trĩ nên ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và có các chất nhuận tràng để hỗ trợ tiêu hóa tránh táo bón làm bệnh trĩ trở nên phát triển nặng hơn như rau khoai, rau muống, rau đay, rau mồng tơi, cải trắng, rau dền… Ăn nhiều hoa quả như táo, lê, bưởi, cam, quýt… Nhưng không nên ăn các loại quả như mít, xoài, dứa… vì nó sẽ gây nóng cho cơ thể.
Nên ăn củ khoai lang sau bưa ăn vì khoai lang có tính nhuận tràng rất tốt nên đi ngoài sẽ dễ dàng hơn.
Uống nhiều nước (8 đến 10 ly) mỗi ngày để giúp phân mềm hơn, có thể uống nước trái cây, uống nước canh, nước trà thảo dược cũng là một biện pháp bổ sung nước hữu hiệu. Bệnh nhân thường sẽ đau đớn khi phân rắn khi đi đại tiện nên bở sung nước sẽ giúp khắc phục điều đó.
Để giảm khó chịu cho hậu môn, bệnh nhân trĩ nên hạn chế muối trong bữa ăn cũng như hạn chế các đồ ăn sẵn chứa nhiều muối như xúc xích, trứng cá muối… vì muối có khuynh hướng giữ nước lại làm cho bệnh trĩ càng nặng thêm.
Tránh các thực phẩm chứa nhiều gia vị hay hương liệu như tiêu, ớt, … chất cafein, nước có gas, rượu bia… Thực phẩm cay nóng sẽ khiến việc đại tiện khó chịu hơn khi chúng theo phân đi qua hậu môn.
Không rặn và khiêng nặng:
Khi đi đại tiện, người ta sẽ có khuynh hướng rặn, nhưng đối với người bị trĩ thì không nên làm vậy. Người bị bệnh trĩ cũng không nên gồng ghánh khiêng nặng. Hành động rặn hay khiêng nặng sẽ làm tăng áp huyết như vậy các búi trĩ sẽ bị trương căng phồng ra và thường xuyên bị lòi ra ngoài hơn.
Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh:
Sau khi đi đại tiện, Người bị bệnh trĩ nên rửa sạch hậu môn để tránh nhiễm khuẩn, không nên dùng giấy vệ sinh vì có thể sẽ không sạch và còn gây trầy xước. Nếu bạn không muốn rửa hậu môn thì nên dùng giấy lau mặt bán sẵn có khả năng giữ ẩm để lau hậu môn vì sẽ giảm trầy xước và có khả năng giữ ẩm tốt.
Phụ nữ mang thai hay người mập thường dễ mắc trĩ:
Nếu bạn bị trĩ mà cân nặng lớn, bạn có thể nên giảm cân để giảm áp lực lên hậu môn tránh trĩ phát triển nặng hơn. Phụ nữ mang thai, bầu thai sẽ gây một áp lực lớn lên hậu môn cho nên khi nằm nên nằm nghiêng về bên trái là chủ yếu để tránh áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
Ở trên là một số lời khuyên cho bệnh nhân bị bệnh trĩ. Nếu áp dụng theo lời khuyên trên bệnh nhân sẽ thấy một hiệu quả bất ngờ mà nó mang lại trong việc giảm bớt căn bệnh đầy phiền toái, đọa đày này. Nếu bị trĩ, người bệnh không nên giấu diếm bệnh tật mà nên đi thăm khám để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.
Nguồn: Tổng hợp