• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout
  • Mẹ & Bé

Bảo vệ sức khỏe 365

Thông tin, điều trị, chăm sóc các bệnh phổ biến Trĩ, Tiểu Đường, Gout

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Trang chủ » Bệnh tiểu đường » Những câu hỏi thắc mắc xung quanh bệnh tiểu đường.

Những câu hỏi thắc mắc xung quanh bệnh tiểu đường.

17/06/2015 Phương Diên 0 Comment

Uống cà phê sữa có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao không, sử dụng sữa cho người tiểu đường như nào cho đúng, người bị bệnh tiểu đường có nên ăn mì ăn liền không…là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm về bệnh tiểu đường. Để trả lời thắc mắc của các bạn, hôm nay chúng tôi đã tổng hợp các câu hỏi và các câu trả lời của các thạc sĩ, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong các bệnh viện lớn, các bạn có thể tham khảo.

  1. Thói quen uống cà phê sữa vào buổi sáng, sở thích uống nước đường như cam, chanh, trà sữa và lười vận động thì có nguy cơ bị tiểu đường cao không?

ThS. Nguyễn Kiên Cường – Y học Dự phòng – Viện Y học dự phòng Quân đội đã trả lời câu hỏi này như sau:

Bệnh tiểu đường được gây ra do nhiều yếu tố. Nếu chỉ uống cà phê sữa vào mỗi sáng và thích uống nước ngọt nhưng không dẫn đến tình trạng thừa cân, không có sự bất thường nào về tăng đường huyết, trong gia đình ( bố, mẹ, chị em ruột..) không có ai bị bệnh tiểu đường, không hút thuốc lá hay uống rượu bia thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ là rất thấp.

Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh tiểu đường, các bạn nên hạn chế uống những loại nước ngọt và nên tăng cường tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày.

  1. Sử dụng các sản phẩm sữa thay thế cho người bị bệnh tiểu đường như nào cho đúng?

Với những người bị bệnh tiểu đường, việc sử dụng các sản phẩm sữa cần hết sức lưu ý. Sữa dành cho người bị tiểu đường không phải là sản phẩm bổ sung, mà là sản phẩm dùng thay thế cho các bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ cho người bệnh khi mệt mỏi không ăn được, hoặc không bố trí được thực phẩm cho bữa chính và bữa phụ. Khi sử dụng các sản phẩm sữa thay thế dành cho người bị bệnh tiểu đường, cần hết sức cẩn trọng, phải theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết để có đánh giá và cách sử dụng phù hợp.

Và nếu người bệnh có chế độ ăn khoa học, hợp lý, đủ dinh dưỡng thì không cần thiết phải sử dụng sản phẩm sữa.

  1. Đậu tương có tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Đậu tương là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, dễ tạo cảm giác no khi ăn và giúp cơ thể giảm cân rất tốt, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, theo BS Nguyễn Thị Thúy – Chuyên khoa Nội – Bộ Y tế, người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên ăn các món làm từ đậu tương, trong đó phải kể đến sữa đậu nành. Đây là loại sữa có chứa lượng lớn cellulose thực phẩm, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hấp thụ đường, nên có tác dụng ngăn ngừa bệnh rất tốt.

  1. Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn mì ăn liền?

Theo BS. Nguyễn Thị Thúy – Chuyên khoa Nội – Bộ Y tế, các loại thực phẩm như : mì ăn liền, bánh mì, miến…là những thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh sau ăn nếu không ăn kèm với rau xanh hoặc thực phẩm nhiều chất xơ.  Vì vậy, với những người bị bệnh tiểu đường, khi ăn mì ăn liền, bánh mì hoặc miến…nên chế biến kết hợp cùng rau xanh để tránh làm tăng đường huyết. Chất xơ sẽ giúp cho đường huyết ngấm từ từ vào máu, không gây tác dụng làm tăng đường huyết nhanh và nhiều trong cơ thể.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ cho bạn bè nếu hữu ích:

  • Facebook
  • Google
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn
  • Email
  • Print

Related

Bạn nên đọc:

  1. Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn trái cây chín ngọt không?
  2. Sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường
  3. Mùa đông và nỗi lo bệnh tiểu đường
  4. 10 điều bạn nên làm đủ để không mắc bệnh tiểu đường.

Category: Bệnh tiểu đường Tags: bệnh tiểu đường/ chất xơ/ đường huyết/ giảm đường huyết/ mì ăn liền/ tăng đường huyết

Lá xoài non – thần dược chữa bệnh tiểu đường. Tìm hiểu về bệnh suy tim

Gửi phản hồi Hủy trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẢN TIN SỨC KHỎE

Đăng ký để nhận miễn phí bản tin sức khỏe cập nhật hàng ngày

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (33)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh hô hấp (2)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (91)
    • Thần kinh tọa (38)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (37)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (95)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (50)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (20)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (14)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (24)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (16)
  • Mẹ & Bé (12)
  • Tin sức khỏe (16)
  • Uncategorized (124)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội “không còn tái phát”

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội “không còn tái phát”

Điều trị bệnh trĩ nhanh nhất tại nhà

Điều trị bệnh trĩ nhanh nhất tại nhà

Cẩm nang Bệnh Trĩ – Những điều cần biết về bệnh trĩ

Cẩm nang Bệnh Trĩ – Những điều cần biết về bệnh trĩ

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

Copyright © 2019 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status

loading Cancel
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.