• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền
Trang chủ » Uncategorized » Nỗi lo của những bà mẹ khi mùa thu đến

Nỗi lo của những bà mẹ khi mùa thu đến

21/09/2015 Miss Đẹp 0 Comment

Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm nhưng cũng là mùa khiến cho các bà mẹ lo lắng nhất, bởi đây là thời gian trẻ rất dễ bị mắc bệnh. Trẻ còn nhỏ, sức đề kháng còn kém, chưa đủ khả năng thích nghi với thời tiết thay đổi, giao mùa, đặc biệt là vào mùa thu, không khí se lạnh kèm theo nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch khá nhiều, do vậy, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa. Vậy, các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu là gì? Và làm thế nào để phòng tránh? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

1. Cảm cúm
ho-khan
image-3548

Cảm cúm là bệnh hay gặp và phổ biến nhất ở trẻ vào mùa thu – đông bởi thời tiết se lạnh khiến trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Khi bị cảm cúm, trẻ thường có các dấu hiệu như sốt, đau họng, ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, người mệt mỏi, quấy khóc,..

Để phòng tránh cảm cúm, các mẹ cần giữ ấm cho trẻ ở các vị trí quan trọng, rất dễ bị nhiễm lạnh như ngực, cổ,  bàn chân, bàn tay, đầu,..đặc biệt cần lưu ý tới trẻ sơ sinh. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, các mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như chanh, cam,..để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Ngoài ra, đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm dự phòng vác xin phòng chống cúm mỗi năm một lần.

2. Viêm phế quản
khóc thét
image-3549

Đây là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ từ 3-6 tháng. Khi trẻ có các dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao, sau 3-5 ngày thì bé ho ngày càng nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít, các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan vì bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng của trẻ. Nếu trẻ có các dấu hiệu kể trên nhưng nhẹ thì có thể điều trị tại nhà, ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ, bổ sung nhiều loại dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện nặng hơn như tím tái, bỏ bú, khó thở, cần đưa trẻ đến ngay gặp bác sĩ để được cấp cứu.

3. Sốt xuất huyết
sốt xuất huyết
image-3550

Mùa thu là thời điểm phát triển nhất của các các loại muỗi và vi khuẩn, do vậy trẻ rất dễ bị mắc sốt xuất huyết.

Khi mắc bệnh, trẻ có các dấu hiệu sốt cao liên tục (39-40 độ) trong vòng 2-4 ngày, xuất huyết dưới da mọc thành đám, đi tiểu ra máu, người vật vã,..

Để phòng tránh, các mẹ cần vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, đậy kín chai lọ, chum vại,..tránh ẩm thấp, tạo điều kiện cho muỗi phát triển, nuôi cá bảy màu để diệt loăng quăng. Các mẹ cần cho trẻ mặc áo dài tay, ngủ buông màn cho trẻ cả sáng và tối, thoa kem chống muỗi vào vùng da hở của trẻ để tránh muỗi đốt.

Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, các mẹ tuyệt đối không cho con uống thuốc hạ sốt asprin vì nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, chỉ cho trẻ uống loại paracetamol rồi cho trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

 

 

 

Bạn nên đọc:

  1. Trẻ có thể tử vong vì sốt xuất huyết nếu không được chữa trị kịp thời
  2. Phòng ngừa và điều trị sốt xuất huyết như thế nào là tốt nhất?

Category: Uncategorized Tags: cảm cúm/ sốt xuất huyết/ viêm phế quản

6 điều bệnh nhân sốt xuất huyết cần làm nếu muốn nhanh hồi phục

Gửi phản hồi Hủy trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẢN TIN SỨC KHỎE

Đăng ký để nhận miễn phí bản tin sức khỏe cập nhật hàng ngày

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (89)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (10)
  • Uncategorized (126)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

Copyright © 2021 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status

Copyright © 2021 · Paradise v3.1.1 on Genesis Framework · WordPress · Log in