• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

7 cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính HIỆU QUẢ NHẤT

06/04/2018 Kim Tâm

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra thì các phương pháp phòng ngừa được xem là cần thiết. Với 7 cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dưới đây, hi vọng sẽ giúp các bạn chung tay đẩy lùi căn bệnh chết người này ra khỏi cuộc sống của mình.

Vì sao nên phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn gọi là bệnh COPD. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở nước ta cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tỷ lệ người mắc căn bệnh này là khoảng 4% dân số Việt Nam, dự báo con số này còn tăng sau vài năm tới.

Bệnh COPD phát triển khá thầm lặng, thường các triệu chứng không mấy rõ rệt trong giai đoạn đầu. Khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn như khó thở, ho tức ngực là lúc bệnh đã trở nặng, có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh mãn tính, vì thế không thể chữa khỏi hoàn toàn. Quá trình điều trị bệnh thường khá dài, có thể biến chứng sang nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

Phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào?

Do đó, người bệnh cần có biện pháp phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kịp thời để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là cách giảm thiểu thiệt hại mà căn bệnh này gây ra cho toàn xã hội.

Xem thêm:

  • 3 Triệu Chứng Cảnh Báo Bệnh COPD Chính Xác Nhất
  • Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị
  • Không Thể Coi Thường Sự NGUY HIỂM Của Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính

TOP 7 cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Không hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường khói thuốc

Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay là thuốc lá. Tỷ lệ người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa thành phần thạch tín cùng nhiều hóa chất độc hại khác gây kích ứng phổi, tổn thương các lông mao. Khiến các triệu chứng của bệnh COPD ngày càng trầm trọng hơn.

Vì thế, để phòng ngừa phổi tắc nghẽn mạn tính, tốt nhất người bệnh nên nói KHÔNG với hút thuốc lá cũng như tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

Phòng ngừa bệnh COPD bằng cách không hút thuốc lá

Hạn chế quá trình nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm với người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, làm tổn hại đến đường dẫn khí và cơ quan phổi. Nếu các yếu tố gây nhiễm trùng như cảm cúm, cảm lạnh không được kiểm soát tốt thì các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè của bệnh COPD ngày càng trầm trọng hơn.

Để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, người bệnh cần giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây nhiễm trùng đường hô hấp. Hãy lên kế hoạch tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin cần thiết, kết hợp rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi

Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, lông động vật… đều là những nguy cơ khiến các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ tái phát hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc, làm việc trong môi trường nhiều ô nhiễm, hóa chất độc hại. Ngoài ra cần giữ môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thông thoáng nhất, đeo khẩu trang, mũ nón kỹ lưỡng mỗi khi phải ra ngoài.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài cũng là cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao hợp lý

Quá trình phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh nhân nên chú ý về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày của mình. Cần duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học, thực đơn đa dạng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó cần tăng cường luyện tập thể thao để cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây hại từ vi khuẩn, virus. Đây là cách giúp người bệnh hạn chế các nguy cơ gây bệnh về đường hô hấp, giảm nguy cơ tái phát bệnh COPD.

Kiểm soát sự thay đổi của thời tiết

Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết hay sự thay đổi của nhiệt độ. Thời tiết quá nóng hay quá lạnh đều dễ khiến các triệu trứng bệnh COPD tái phát. Vì thế cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả nhất là kiếm soát sự thay đổi của thời tiết.

Độ ẩm thích hợp trong nhà là khoảng 40%. Hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết lạnh. Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì người bệnh cần đội mũ, đeo gang tay, quàng khăn đầy đủ để đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh.

Phòng bệnh COPD bằng cách mặc ẩm, kiểm soát tốt thời tiết lạnh

Duy trì sử dụng các loại thuốc điều trị dự phòng

Các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc corticoi hay thuốc giãn phế quản… đều được sử dụng khá nhiều cho bệnh nhân COPD. Trong quá trình phòng chống bệnh, người bệnh nên duy trì sử dụng các loại thuốc dự phòng này để hạn chế bệnh tái phát gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ

Cách phòng chống bệnh tốt nhất không chỉ riêng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà còn tất cả loại bệnh là nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc làm này giúp người bệnh sớm phát hiện được các nguy cơ gây bệnh để từ đó có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.

Trên đây là những cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả nhất hiện nay, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn. Duy trì những thói quen tốt, giảm thiểu bớt các thói quen xấu hàng ngày cũng là cách giúp bạn đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này một cách nhanh chóng. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

 

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Category: Phổi tắc nghẽn - COPD

Viêm phế quản có lây không? Lây như thế nào? Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới và 5 bệnh lý nguy hiểm

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status