Hằng năm trên thế giới, số người nhập viện do sốt xuất huyết ngày càng tăng và tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tại Việt Nam, sự gia tăng đột ngột các trường hợp mắc sốt xuất huyết đang là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội. Vậy phương pháp phòng ngừa và điều trị sốt xuất huyết là gì? Mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!
Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?
– Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể được điều trị ở nhà, cho uống thuốc hạ sốt và được bác sĩ yêu cầu đến khám và xét nghiệm máu hàng ngày.
– Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân cần nhập viện để được theo dõi và điều trị sát sao theo chỉ định của bác sĩ, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
– Không có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân chỉ được bác sĩ kê đơn bao gồm thuộc hạ sốt và một vài loai thuốc bổ.Thuốc hạ sốt được dùng là loại không ảnh hưởng đến dạ dày và không làm tăng nguy cơ chảy máu, an toàn và được sử dụng phổ biến hiện nay là paracetamol, liều lượng và cách dùng theo chỉ định của bác sĩ, thông thường, paracetamol được dùng 4lần/ngày khi bệnh nhân có sốt, kết hợp với chườm nước nóng nếu bệnh nhân sốt quá cao (trên 39 độ C).
Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, bạn cần làm gì?
Khi bạn hoặc người thân có một trong các dấu hiệu của sốt xuất huyết, nếu bị nhẹ, bạn có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:
– Nằm nghỉ ngơi, uống nhiều nước, uống nước trái cây là tốt nhất hoặc có thể bổ sung dung dịch Oresol. Cho bệnh nhân ăn nhẹ như sữa, cháo, súp.
– Dùng thuốc hạ sốt (paracetamol), nếu sốt cao có thể kết hợp với chườm nóng.
– Theo dõi người bênh nhân liên tục, nếu thấy có bất kì dấu hiệu xuất huyết nào hoặc tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân vật vã, tay chân lạnh, đau bụng, nôn nhiều,..cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế đẻ được điều trị kịp thời.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết?
Để phòng ngừa căn bệnh sốt xuất huyết, bạn cần thực hiện các điều dưới đây:
– Vệ sinh phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, diệt muỗi, bọ gậy bằng cách:
+ Thả cá hoặc mê zô vào các vật chứa nước trong nhà để diệt bọ gậy, loăng quăng.
+ Vệ sinh chậu, chum,vại,..thường xuyên.
+ Dọn dẹp, thu gom các phế liệu chai lọ, ống bơ, vỏ dừa,..không dùng đến, tránh việc tạo nơi ở cho muỗi sinh nở và phát triển.
+ Bỏ muối kê chân vào tủ đựng chén bát, cho cát ẩm vào lọ hoa,..
– Phòng chống muỗi đốt bằng cách: mặc áo tay dài, đi ngủ phải buông màn, dùng sản phẩm xịt diệt muỗi hoặc thoa lên cơ thể chống muỗi,..
Gửi phản hồi