• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Chữa bệnh đau dạ dày do lạnh bằng phật thủ.

22/06/2015 Phương Diên

Đau dạ dày là bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh gây cảm giác đau, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ cho cuộc sống người bệnh. Để chữa bệnh đa dạ dày, phương pháp thường được sử dụng là thuốc uống. Tuy phương pháp này cho hiệu quả chữa trị nhanh nhưng lại không an toàn do gây ra nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, để điều trị đau dạ dày, mọi người đã chuyển dần sang dùng các bài thuốc dân gian, tuy hiệu quả chữa trị lâu dài, nhưng an toàn và ít tốn kém. Một trong số những bài thuốc dân gian được sử dụng trong điều trị dau dạ dày là phật thủ.

Phật thủ là một loại cây gỗ nhỏ, có lá dày, hình bầu dục. Cành cây có gai nhọn cứng như gai bòng. Mỗi năm cây ra hoa 2-3 lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín có màu vàng óng.

Hoa, quả và lá phật thủ đều được dùng làm hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa vì trong thành phần của chúng đều chưa dầu bay hơi, có thể chưng cất được.

Theo đông y, phật thủ tính ấm, có vị cay, đắng, chua, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa.

Theo y học hiện đại, trong thành phần của phật thủ có chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữa cơ, dầu chanh, glucoxit. Được dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, có công dụng giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, bồi bổ dạ dày, giảm ho, giúp giã rượu, giảm nôn…

Bài thuốc từ phật thủ được lấy từ quả, khi hái quả về được thái dọc thành miếng mỏng rồi phơi khô. Sau đó bảo quản nơi khô ráo và dùng dần.

Bài thuốc chữa đau dạ dày do lạnh từ phật thủ.

Các bạn chuẩn bị 15g phật thủ khô cùng 30g gạo tẻ đã sao vàng. Cho 2 nguyên liệu vào nồi cùng nước vừa đủ và sắc uống. Ngày uống 3 lần và dùng liên tục từ 3-5 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.

Một số bài thuốc chữa các bệnh khác từ phật thủ.

Chữa viêm khí quản mạn tính.

Dùng 6g phật thủ khô cùng 6g bán hạ chế và gừng sao vàng cho vào nồi, sắc với nước, pha thêm chút đường cho dễ uống. Sử dụng bài thuốc trên trong 5 ngày, sau đó dừng lại 1-2 tuần lại tiếp tục liệu trình mới.

Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra.

Dùng vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường và ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng.

Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn.

Dùng 40g phật thủ khô ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong khoảng 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 5-10ml. Sau 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Chữa đau bụng kinh.

Dùng 30g phật thủ tươi cùng 8g đương quy, 6g gừng tươi, 30ml rượu trắng, sắc cùng với nước. Mỗi ngày uống 2-3 lần. Uống trước kỳ kinh khoảng 2-3 ngày sẽ giảm đau bụng kinh đáng kể.

Chữa huyết trắng ra nhiều.

Dùng 30g phật thủ tươi nấu canh cùng với 30g ruột non lợn đã làm sạch. Ngày ăn 2-3 lần và dùng trong 3 ngày.

Giải rượu.

Khi bị say rượu, bạn lấy 30g phật thủ tươi sắc với nước để uống.

Phật thủ có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên không nên dùng nhiều sẽ bị hao tổn khí, vì vậy với những người hư nhược nên kiêng dùng.

 Nguồn: Tổng hợp

Những dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày chính xác nhất.

18/06/2015 Phương Diên

Bệnh đau dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh thường gây nên những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là lúc người bệnh để bụng đói hoặc ăn quá no. Để biết mình có bị đau dạ dày hay không và có phương pháp điều trị bệnh sớm và kịp thời, các bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để biết những dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày chính xác nhất.

  1. Đau vùng thượng vị.

Đau thượng vị có thể là đau vùng bụng dưới hoặc cách xa mũi ức. Đây là dấu hiệu cơ bản và thường gặp của tất cả những người bị đau dạ dày. Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ, tức bụng và thấy nóng rát khó chịu…nhưng không có cảm giác đau quằn quại. Cơn đau chỉ xảy ra khi cơ thể quá đói hoặc quá no.

  1. Ăn kém hơn bình thường, không cảm thấy ngon.

Khi bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa sẽ không tiêu, gây tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, và ăn ít hơn bình thường.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những dấu hiệu nhận biết đau dạ dày, không nên cảm thấy kém ăn và ăn không ngon đã kết luận mình bị bệnh, cần phải kết hợp với các dấu hiệu khác nữa.

  1. Ợ chua, ợ hơi.

Đây là dấu hiệu vô cùng quan trọng nhận biết bạn có bị đau dạ dày hay không?

Dấu hiệu này xảy ra do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn khó tiêu, dẫn tới lên men và sinh ra hơi.

Người bị đau dạ dày khi bị ợ hơi, ợ chua có thể kèm theo các dấu hiệu của đau thượng vị.

  1. Buồn nôn và nôn.

Người bị mắc các bệnh liên quan tới dạ dày như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày thường sẽ xuất hiện triệu chứng nôn.

Buồn nôn và nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Khi nôn nhiều, người bệnh có thể gặp phải những hậu quả như: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu, cơ thể mất nước và kéo theo là tụt huyết áp.

  1. Chảy máu dạ dày.

Chảy máy dạ dày là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, nó là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh chỉ trong vài giờ hoặc chậm trí là vài phút nếu không đưa người bệnh tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy nhất khi bị chảy máu dạ dày là: nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi đại tiện ra máu.

Đây là dấu hiệu cho thấy người bệnh bị loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư dạ dày.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày ở trong bài viết đã phần nào giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để nhận biết bệnh, để từ đó bạn có thể tìm ra những cách khắc phục và điều trị bệnh dạ dày sớm và dễ dàng hơn.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Bệnh đau dạ dày có liên quan đến thói quen ăn uống

16/04/2015 Phương Diên

Bạn có biết thói quen ăn uống không tốt cũng có thể khiến bạn bị mắc bệnh đau dạ dày? Dạ dày là nơi chứa và tiêu hoá thứcăn cho nên một trong những nguyên nhân quan trọng khiến dạ dày bị tổn thương làmảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của bạn là do thói quen ăn uống. Trong cuộc sống hiệnđại ngày nay, vì phải quấn theo nhịp sống nhộn nhịp mà nhiều người có những thói quen ăn uống không hợp lí nhưăn nhanh cho kịp giờ làm nên chưa kịp nhai kỹ thứcăn đã nuốt, ăn uống không đúng giờ giấc…đã khiến cho số lượng bệnh nhân đau dạ dày trở nên nhiều hơn. Sau đây, ta sẽ cùng tìm hiểu các thói quen không tốtđó để tìm cách khắc phục.

1.Thói quen ăn uống quá nhanh

Ăn uống quá nhanh là mộtđiều không hề tốt cho dạ dày của bạn. Khi ăn quá nhanh tức là bạn chưa kịp nhai kĩ thứcăn trước khi nuốt, khiến thứcăn chưa kịpđược nghiền nát và được tiêu hoáở khoang miệng, khi thứcăn đến dạ dày thì vẫn cònở dạng thô. Điềuđó sẽ khiến cho dạ dày phải làm việc nhiều hơn với thời gian lâu hơn, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn hương nếu thứcăn đang ở dạng thô, nhu động dạ dày sẽ bị giảm và cơ bắp co bóp nhiều và mạnh hơn dễ sinh ra mệt mỏi. Nếu bạn giữ thói quen này trong một thời gian dài thì khả năng cao dạ dày bạn đã bị tổn thương.

2.Ăn uống không có giờ giấc

Bạn nên tạo một thói quen ăn uống có giờ giấc để tạo enzim và dịch vị dạ dày cũng theo quy luật này để tiết ra nhiều để tiêu hoá thứcăn. Nếu bạn ăn uống không có giờ giấc, khi dịch vị dạ dày và enzim tiết ra mà không có đồăn sẽ sẽ tự tiêu hoá niêm mạc dạ dày của bạn khiến niêm mạc bị tổn thương nhất là khi dịch vị tiết ra nhiều nhất.

Nhiều khi mải mê với công việc mà quên ăn, đến khi quáđói bạn mới nhớ đến bữaăn của mình. Đây thật sự là một điều không hề tốt cho dạ dày và sức khoẻ của bạn.

Do đó, khi ăn uống không đúng giờ giấc sẽảnh hưởg đến sức khoẻ của bạn.

3.Ăn quá nhiều vào buổi tối trước lúc đi ngủ

Khi bạn ngủ, mọi cơ quan trên người bạn sẽ có sựđiều chỉnh hợp lí để nghỉ ngơi, thư giãn. Khi bạnăn quá no vào buổi tối, điềuđó đồng nghĩa với bạnđang bắt dạdày mình làm việc thêm giờ. Việc tiết ra quá nhiều dịch vị dạ dày và enzim sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và dễ dẫn đến loét niêm mạc dạ dày.

Bạn nên hạn chếăn uống quá nhiều vào buổi tối và trước khi đi ngủ, nên có chế độăn uốngđiều độ trong các bữaăn hằng ngày, không nên bỏ bữa trong ngày vàăn quá no vào buổi tối.

4.Ăn uống không giữ vệ sinh

Mùa hè là lúc thứcăn dễ bị biến chất nhất vì sự sinh sôi của các loại vi khuẩn một cách nhanh chóng. Ăn các thứcăn biến chất dễ khiến dạ dày bị tổn thương. Do vậy, cần phải giữ vệ sinh ăn uống.

Ăn uống không vị sinh sẽ có thể khiến bạnđau dạ dày, buồn nôn, đầy bụng, viêm dạ dày cấp tính…

Trên là một số thói quen ăn uống có hại cho dạ dày và dễ dẫn đến bệnhđau dạ dày. Bạn nên tìm hiểu vàđiều chỉnh chế độăn uống cho hợp lí để giữ sức khoẻ cho bạn và để dạ dày luôn được khoẻ mạnh. Một dạ dày khoẻ mạnh sẽ làm cho cuộc sống chất lượng hơn vì dạ dày là cơ quan tiêu hoá rất quan trọng của cơ thể.

Nguồn: Tổng hợp

Bệnh đau dạ dày ở trẻ em

16/04/2015 Phương Diên

Một điều rất đáng lo ngại là tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng mặc dù đối tượng chính mắc bệnhđau dạ dày là người lớn. Trẻ em dạ dày của chúng chưa thể phát triển toàn diện nên rất dễ bị tổn thương. Bệnhđau dạ dày trẻ em khiến nhiều phụ huynh phải khổ sở với nó. Làm sao để phụ huynh biết con mìnhđang đau dạ dày và cách chữa trị ra sao là mộtđiều được nhiều phụ huynh đểý và tìm hiểu.

Sau đây là nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trịđau dạ dàyở trẻ em để các bạn tìm hiểu.

Nguyên nhân:

Do dạ dày trẻ em còn yếu và chưa phát triển đầyđủ nên rất dễ bị tổn thương. Nếu trẻăn uống không hợp vệ sinh, thứcăn quá cứng hay quá thô, trẻ không nhai kĩ thứcăn hoặc thứcăn quá thô với trẻăn nuốt. Hiện nay có nhiều loại đồăn nhanh không hợp vệ sinh ngoài thị trường mà các bé rất thích cho nên các bà mẹ phải đểý để lựa chọn thực phẩm hợp lí cho con mình.

Tránh stress, căng thẳng cho trẻ.

Tạo cho bé thói quen ăn đúng giờ…

Khuyên bé nhai kĩ thứcăn trước khi nuốt.

Giữ vệ sinh thứcăn cho trẻ.

Biểu hiện:

Các bà mẹ nên chúý các triệu chứng sau để biêt bé nhà mình đang có vấn đề về dạ dày:

Trẻ có biểu hiện chán ăn hay ăn uống không ngon miệng.

Trẻ buồn nôn hay nôn mửa, tiêu chảy.

Bụng trướng chứa đầy khí vàđau bụng.

Nếu trẻ bị viêm dạ dày sẽ khiến trẻ bịđau đớn trong một khu vực của dạ dày của trẻ.

Cách chữa trị cho trẻ:

Thông thường khi bịđau chúng ta hay nghĩ đến thuốc giảmđau, nhưng với trẻ nhỏ lại không nên dùng loại thuốc này. Cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện nên thuốc giảmđau rất có hại cho cơ thể trẻ.

Tâm lý thay đổi là một trong những nguyên nhân khiến con bạnđau dạ dày, vì vậy bạn nên theo dõi tâm lý của trẻ để có biệnpháp khắc phục kịp thời cho bé yêu nhé.

Bố mẹ nên hạn chế cãi nhau trước mặt trẻ, theo dõi tâm lý trẻ ngoài xã hội. Nói chuyện với con nhiều để hiểu và nắm bắt tâm lý của trẻ.

Nếu dùng thuốc, các bà mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp với lứa tuổi và được bác sĩ kêđơn thuốc hợp lý.

Đau dạ dàyở trẻ em ngày càng gia tăng, các bà mẹ nên có biện pháp phòng tránh cho con mình. Không nên chủ quan khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện trên. Dạ dày khoẻ mạnh sẽ khiến con bạn phát triển tốt hơn. Chúc các bà mẹ luôn chăm sóc con tốt để trẻ có cuộc sống khoẻ mạnh và vui vẻ!

 Nguồn: Tổng hợp

2 căn bệnh thường gặp ở dạ dày và cách phòng chống.

02/04/2015 Phương Diên

Dạ dày là cơ quan rất quan trọng của cơ thể. Dạ dày không chỉ giữ vai trò dự trữ và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, dạ dày còn giúp làm nhuyễn thức ăn cho quá trình tiêu hóa ở ruột non. Vì đóng vai trò rất quan trọng như vậy nên một khi dạ dày bị tổn thương thường kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng và gây cảm giác khó chịu cho nhười bệnh. Sau đây là một số căn bệnh thường gặp ở dạ dày và cách phòng chống. Hi vọng cung cấp những thông tin hữu ích và cần thiết nhất cho các bạn.

1.Viêm loét dạ dày – tá tràng:

Đây là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, do lối sống quá bận rộn khiến người ta không chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày, khi ăn quá no, lúc ăn quá đói, có khi lại bỏ bữa…Vì vậy, bộ máy tiêu hóa xuất hiện những triệu chứng như đau thượng vị, khó tiêu. Cũng có khi người ta cảm thấy khó chịu trong dạ dày nhưng do chủ quan hay quá bận rộn mà không đi khám bác sĩ, cho đến lúc bệnh trở nên trầm trọng mới phát hiện ra.

Viêm loét dạ dày – tá tràng thường biểu hiện ban đầu là ợ hơi, ợ chua, nóng dạ dày, chậm tiêu hóa…và đau thượng vị theo chu kì biểu hiện rõ nhất khi ăn thức ăn quá chua, quá cay hay khi người ta bị căng thẳng thần kinh, stress kéo dài.

Viêm loét dạ dày – tá tràng phải được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời. Nếu để căn bệnh quá lâu sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày – tá tráng, hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa…

2.Trào ngược dạ dày – thực quản:

Hiện nay căn bệnh này cũng tăng lên dần theo lối sống hiện đại. Trào ngược dạ dày – thực quản là hiện tượng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản với tần suất thường xuyên hay có lúc.

Người bệnh mắc căn bệnh này thường có cảm giác khó chịu, không những thế nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như loét thục quản, chảy máu thực quản… thậm chí là có thể dẫn đến ung thư. Bệnh nên được chuẩn đoán sớm và điều trị để phòng ngừa các biến chứng nặng nề về sau.

Trào ngược dạ dày – thực quản thường có những biểu hiện như ợ nóng, ợ chua, nôn mửa và cảm giác khó nuốt thức ăn.

Những triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản rất dễ nhầm với các biểu hiện của bệnh ở bộ máy tiên hóa. Những người béo phì, đái tháo đường, phu nữ mang thai là những người có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cao hơn.

Để phòng ngừa các bệnh thường gặp ở dạ dày, chúng ta nên chú ý đến thói quen sinh hoạt và thời gian biểu:

Không uống các thức uống có vị chua, thức uống chứa các chất kích thích như rượu bia, không hút thuốc lá. Nên ăn canh sau bữa ăn vì giúp dễ tiêu hóa, làm sạch khoang miệng …

Trong ăn uống, không nên ăn quá no, không nên vừa ăn vừa làm việc khác, không uống quá nhiều nước  trong bữa ăn… Nên ăn chậm nhai kĩ, không nên vận động ngay sau khi ăn mà nghỉ ngơi thư giản trong 30p để dạ dày tiêu hóa thức ăn.

Tránh các stress kéo dài trong cuộc sống…

Dạ dày là bộ phận rất quan trọng trong cơ thể. Nếu biết cách bảo vệ dạ dày sẽ phát huy hết tác dụng  quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn luôn khoẻ mạnh, ngược lại nếu dạ dày bị tổn thương cũng sẽ kéo theo những hệ lụy khôn lường. Qua bài viết này hi vọng các bạn biết cách bảo vệ dạ dày mình khỏi những căn bệnh, tổn thương đáng tiếc để cuộc sống được khỏe mạnh hơn.

Nguồn: Tổng hợp

Những điều không nên làm khi bị đau dạ dày

02/04/2015 Phương Diên

Bệnh đau dạ dày đang ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Nó không những làm cho bệnh nhân khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà một khi bị biến chứng có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Vậy người bị bệnh cần làm gì để hỗ trợ điều trị bệnh? Người khỏe mạnh nên làm gì để phòng tránh bệnh này? Sau đây là một số điều lưu ý để giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh cũng như hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

Không nên sử dụng một số thực phẩm sau:

Đây là những thực phẩm cần phải kiêng kỵ vì nó có biểu hiện làm bệnh đau hơn, gây sình hơi,  hoặc tiêu chảy. Người đau dạ dày nên cẩn trọng trong việc dungg những thực phẩm này.

Hạn chế ăn các đồ ăn như nướng, xông khói, chiên, đồ cay nóng..

Những điều nên làm khi bị đau dạ dày

Không dùng các thực phẩm chứa nhiêu cafein hay có tính axit mạnh.

Không nên uống chè xanh, nhất lá chè đặc và uống vào lúc đói vì sẽ làm cho cơn đau dạ dày tăng lên.

Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Vì đậu nành sẽ khiến dạ dày tiết nhiều acid gây nên tình trạng dư thừa acid làm đầy hơi và bệnh tình sẽ nghiêm trọng hơn. Đậu nành và chế phẩm đậu nành rất giàu protein không tốt cho dạ dày.

Những điều nên làm khi bị đau dạ dày

Ngoài ra bệnh nhân nên uống trà ấm, mát xa bụng trước khi đi ngủ và tránh các loại rau như súp lơ xanh, bắp cải, dưa hấu, quả dứa… vì các loại rau quả này có chứa các thành phần không tốt cho người đau dạ dày.

Không nên sử dụng thức ăn khi:

Khi đồ ăn còn lạnh dễ bị kích thích tiêu hóa, như vậy bệnh tình sẽ trở nên nặng hơn ví chức năng tiêu hóa của dạ dày lúc này đang kém.

Không nên uống thức uống lạnh sau khi ăn vì sẽ làm cản trở tiêu hóa do dạ dày phải dãn mạch máu, lưu lượng máu sẽ chảy chậm hơn.

Không nên ăn quá no. Từ bỏ thói quen ăn trước khi đi ngủ hay ăn nhiều chất dinh dưỡng trước khi đi ngủ. Thói quen này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, tăng cân, và có thể kích thích dạ dày tiết nhiều acid hydrochloric gây viêm loét dạ dày.

Không ăn nhanh, chỉ nên nhai chậm, nhai kỹ làm tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho sự tiết dịch mật va acid hydrochloric giảm, rất tốt cho dạ dày. Vì khi ăn nhanh, thức ăn chưa kịp nghiền nát kỹ sẽ tăng áp lực tiêu hòa lên dạ dày, cùng với đó là thức ăn sẽ bị lưu giữ lâu trong dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Người bi đau dạ dày và kể cả người bình thường không nên tập thể dục ngay sau khi vừa ăn xong mà hãy dành việc này sau 30 khi ăn. Sau khi ăn dạ dày đang tập trung tiêu hóa thức ăn. Để tốt cho dạ dày, sau bữa ăn bạn nên ngỉ ngơi thư giãn.

Nên ăn thức ăn đúng thời gian và định lượng:

Những người bị bệnh về dạ dày cần thiết lập cho mình một khẩu phần ăn, khung giờ ăn nhất định và phải làm theo một cách chính xác.

Khi ăn nên nhai chậm, nhai kỹ làm tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho sự tiết dịch mật va acid hydrochloric giảm, rất tốt cho dạ dày. Không nên ăn nhanh vì thức ăn chưa kịp nghiền nát kỹ sẽ tăng áp lực tiêu hòa lên dạ dày, cùng với đó là thức ăn sẽ bị lưu giữ lâu trong dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Những biện pháp trên rất hữu ích khi hỗ trợ điều trị bệnh và đề phòng bệnh đau dạ dày. Khi bị bệnh ai cũng muốn chữa bệnh nên việc thực hiện theo những điều trên là rất cần thiết để hỗ trợ điều trị bệnh. Những người đang khỏe mạnh cũng nên thực hiện để có được dạ dày khỏe mạnh, tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

 Nguồn: Tổng hợp

Triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày

31/03/2015 Phương Diên

Nhiều lúc bạn cảm thấy khó chịu trong bụng, và chợt thoáng qua bạn lo lắng mình bị đau dạ dày nhưng bạn lại không có thời gian đến bệnh viện để làm hàng đống xét nghiệm. Bài viết này sẽ giúp giải quyết phần nào khó khăn cho bạn, sẽ cung cấp một số triệu chứng đau dạ dày thường gặp và dễ nhận biết để có thể nhận biết sớm và chữa trị kịp thời. Sau đây là 5 dấu hiệu thường gặp khi đau dạ dày.

Đau thượng vị:Rất nhiều người đau dạ dày có cảm giác đau ở vùng thượng vị. Người bệnh đau thượng vị có cảm giác đau ở vùng dưới hoặc cách xa mũi ức, có thể có cảm giác đau âm ỉ, tức bụng hoặc nóng rát khó chịu…nhưng không đau quằn quại thường xảy ra khi ăn quá đói hoặc quá no. Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường gặp ở những người đau đại tràng.

Triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày

Triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày

Nếu ăn đồ chua, ăn quá no hoặc đói quá mà cảm thấy đau ở vùng thượng vị thì bạn đang có triệu chứng đau dạ dày.

Ăn kém:  Bạn kém ăn vì hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng làm bạn ăn không ngon, đặc biệt ở trẻ nhỏ  triệu chứng chán ăn thể hiện dạ dày trẻ đang có vấn đề. Đôi khi chán ăn ở trẻ bị hiểu nhầm là trẻ biếng ăn.

Nhưng không  phải ai kém ăn cũng đau dạ dày, có thể vì lí do khác như đường tiêu hóa nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tâm thần…

Ợ chua hoặc ợ hơi: Đây là đấu hiệu rất quan trọng vì dạ dày rối loạn làm thức ăn khó tiêu lên men và dẫn đến lên men và sinh ra hơi. Bạn sẽ cảm thấy bị ợ hơi hoặc ợ chua và ợ lên nửa chừng cùng với các dấu hiệu đau sau mũi và xương ức.

Nếu bạn ợ chua 1 lần 1 tháng thì bình thường, nhưng nếu bạn ợ chua 1 lần một tuần, hoặc ợ chua hàng ngày thì phải để ý vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau như trào ngược dạ dày rồi dẫn đến ung thư thực quản.

Buồn nôn và nôn:Đây là hiện tượng thức ăn bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị đẫn đến chảy máu là điều đễ xảy ra với trương hợp này.

Triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày

Triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày

Khi nôn nhiều sẽ khiến cỏ thể bị mât nước và kéo theo cả tụt huyết áp.

Triệu chứng này là biểu hiện của bệnh dạ dày như viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Chảy máu tiêu hóa:  Là hiện tương máu chảy ra khỏi thành mạch và lọt vào ống tiêu hóa. Đây là biểu hiện rất nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng trong thời gian ngắn hoăc trong vài phút, vì thế, nếu trường hợp này xảy ra cần đưa đến trạm y tế gấp để được điều trị.

Biểu hiện cơ bản của chảy máu tiêu hóa  là những biểu hiện dễ nhận thấy như:  nôn ra máu tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu.  Hiện tượng này xuất hiện khi bị bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…

Khi bạn quá no hoặc quá đói, lúc bạn ăn đồ quá cay hoặc quá chua là lúc bạn dễ nhận thấy các triệu chứng đau dạ dày nhất. Trên là 5 dấu hiệu thường gặp của bệnh đau dạ dày, phát hiện bệnh sớm để chữa trị là điều rất quan trọng để chữa trị bệnh kịp thời vì dạ dày là bộ phận rất quan trong của cơ thể.

Nguồn: Tổng hợp

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày

30/03/2015 Phương Diên

Bạn đã bao giờ nghe một người nào đó than phiền về căn bệnh đau dạ dày của họ? Tôi nghĩ là bạn đã ít nhất một lần nghe về điều đó. Bởi vì, ở những nước đang phát triển như nươc ta, ước tính khoảng 10% tỉ lệ người mắc căn bệnh này, tức là cứ 10 người thì sẽ có một người mắc phải. Và khoảng 70% người Việt có nguy cơ đau dạ dày, theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam.

Với số lượng người mắc phải cao như vậy, nguyên nhân của nó là gì? Nghuyên nhân căn bệnh này chủ yếu đều do lối sống bị cuốn theo xu hướng hiện đại của chúng ta:

Thuốc lá:

Thói quen hút thuốc lá đang tồn tại rất nhiều ở nước ta. Các chất độc có trong thuốc lá, chủ yếu là nicotine  sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết acid clohidric và pepsin, những chất này sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp Protagladin- là chất bảo vệ và phục hồi niêm mạc, thu hẹp các mạch máu dạ dày, từ đó dẫn đến tổn thương lớp bảo vệ này. Nicotine cũng khiến cholat trong mật bị chảy ra ngoài khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

Thói quen ăn uống:

Bạn đã bao giờ ăn vội thức ăn để kịp giờ đi làm? Hoặc bạn có thói quen ăn trước khi đi ngủ? Bạn hay ăn vặt, hay ăn không đúng bữa? Những thói quen tương chừng vô hại đó có thể sẽ khiến dạ day bạn sẽ gặp phải vấn đề. Khi ăn quá nhanh, thức ăn chưa kịp bị nghiền nát và nươc bọt chưa kịp làm tròn nhiệm vụ của nó là trung hòa thưc ăn, điều đó sẽ khiến dạ dày bạn phải tăng cương co bóp, dịch dạ dày cũng chưa kịp tiết ra để tiêu hóa. Điêu đó sẽ khiến dạ dày bạn bị đau loét. Việc ăn vặt quá nhiều, lâu dần dạ dày bạn sẽ trở nên mệt mỏi, và đây là thói quen xấu khiến dạ dày bạn bị đau. Khi ăn uống bất thường không trùng với thời điểm dạ dày tiết dịch vị, dạ dày sẽ co bóp trong tình trạng trống rỗng, lượng axit tiết ra sẽ gây hại cho chính cơ thể bạn.

Stress căng thẳng:

Cuộc sống không thể tránh stress, nhất là trong thời buổi này. Nếu bạn luôn trong tình trạng căng thẳng mệt mỏi, axit HCL sẽ tăng cường tiết dịch trong dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và đẫn đến tình trạng đau dạ dày.

Bia rượu:

Những cuộc tụ tập bạn bè trên bàn nhậu thương xuyên sẽ không tốt cho dạ dày bạn chút nào. Chất cồn trong bia rượu cực kì có hại cho dạ dày. Nó sẽ phà hoại lớp nhầy bảo vệ dạ dày. Men rượu sau một quá trình chuyển hóa thành axetaldehyde, chất này tích lũy nhiều sẽ chuyển hóa hết thành acetate, gây tổn thương gan, tiêu hóa sẽ kém đi, và tất nhiên dạ dày cũng sẽ kém từng ngày.

Vi khuẩn HP:

Yếu tố chính gây đau dạ dày là đây.Khi nó sống trong dạ dáy khiến niêm mạc dạ dày bị viêm và có thể khiến niêm mạc dạ dày bị teo. Từ đó khiến khả năng tiết acid bị suy giảm, gây nên hiện tượng chuyển sản niêm mạc ruột dẫn đến nguy cơ ung thư mô tuyến bao tử.

Còn những nguyên nhân khác khiến chúng ta mắc bệnh dạ dày. Trên là 5 nguyên nhân chính, việc tìm hiêu kĩ nguyên nhân sẽ giúp chúng ta biết cách phòng tróng căn bệnh nguy hiểm này và giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh để chất lượng sống luôn được đảm bảo.

Nguồn: Tổng hợp

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status