• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em?

25/07/2015 Miss Đẹp

Bệnh còi xương nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ của bé gái sau này. Những trường hợp còi xương nặng có thể dẫn đến tử vong do trẻ bị nhiễm khuẩn hay gặp nhất là viêm phổi. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

Phòng ngừa ngay từ khi mang thai.bệnh thoát vị đĩa đệm với phụ nữ mang thai

Còi xương là một bệnh có thể phòng chống được và ít tốn kém do nước ta quanh năm đều có ánh nắng mặt trời. Vì vậy, để phòng ngừa còi xương cho con, ngay từ khi mang thai, người mẹ nên làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, thường xuyên tắm nắng để hấp thu vitamin D.

Đồng thời nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như cá, gan, sữa, trứng… trong chế độ ăn hằng ngày.

Người mẹ cũng có thể uống bố sung vitamin D, khi thai được 7 tháng với liều lượng 600 .000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI.

Phòng ngừa sau khi sinhrôm sảy 1

Để phòng ngừa còi xương, trẻ sau khi sinh cần được bú ngay, không nên cai sữa cho trẻ quá sớm, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.

Ngay từ tháng đầu sau đẻ, cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín mà phòng ở phải thoáng mát và đầy đủ ánh sáng và cần được tắm nắng mỗi ngày, đối với.trẻ chỉ cần hở hai cẳng chân cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi trẻ lớn hơn nên cho trẻ ở trần (cho lưng, bụng, chân và tay của trẻ hở ra ngoài) tắm nắng khoảng 15-20 phút vào mỗi buổi sáng (trước lúc 9 giờ)

Ở những trẻ sinh vào mùa đông, ít được tắm ánh nắng mặt trời, trẻ đẻ thấp cân (dưới 2,5 kg) thì nên cho trẻ uống vitamin D 400UI/ngày trong suốt năm đầu tiên.

Phòng ngừa trong giai đoạn ăn dặm của trẻđồ ăn nhiều canxi

Khi trẻ lớn hơn, trong giai đoạn ăn dặm, nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như cá, trứng, sữa, gan,…vào bữa ăn của trẻ. Các mẹ cần lưu ý rằng phải thêm vào bữa ăn của trẻ một lượng dầu mỡ thì cơ thể của trẻ mới hấp thụ được vitamin D vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu. Đó cũng là lời giải thích cho nhiều trường hợp trên lâm sàng rằng tại sao các mẹ bổ sung rất nhiều canxi và vitamin D cho trẻ mà trẻ vẫn bị còi xương.

Các mẹ cần hết sức chú ý thực hiện các điều trên để phòng tránh cho con mình bệnh còi xương và luôn khỏe manh, xinh đẹp và phát triển một cách toàn diện.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị còi xương

21/07/2015 Miss Đẹp

Còi xương là một bệnh thường gặp ở những trẻ dưới 3 tuổi do tình trạng thiếu hụt vitamin D dẫn đến tình trạng giảm hấp thu và chuyển hóa Canxi và Photpho. Đây là một bệnh không khó điều trị, khoảng 70% trẻ sẽ khỏi bệnh khi được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Vậy cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị còi xương? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi!suy dinh dưỡng

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ, chủ yếu là canxi và photpho, vitamin D làm tăng hấp thụ canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào qúa trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Ngoài ra vitamin D còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hằng định. Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thụ đủ canxi và photpho, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo xương của trẻMẹ sinh con trên 3,6 kg có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo gồm D2 đến D7, trong đó hai chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3, D3 được tổng hợp từ các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, nếu được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì lượng D3 tạo ra đủ cho nhu cầu của cơ thể. 

Do đó, cha mẹ cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày. Cho trẻ ở trần ( chân, tay, lưng, bụng lộ ra ngoài) dưới ánh nắng mặt trời từ 10-15 phút. Nếu sinh con vào mùa đông, có thể cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. 

Cho trẻ uống vitamin D

Bạn nên cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ ngày trong 4-8 tuần. Trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5000 – 10000 UI/ngày trong một tháng.

Bạn cũng có thể cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/lần, 3 tháng tiêm nhắc lại 1 lần trong năm đầu tiên.

Bổ sung các chế phẩm giàu canxiđồ ăn nhiều canxi

Ở những trẻ còn đang trong giai đoạn bú, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi trong các bữa ăn để tăng lượng canxi trong sữa mẹ cho trẻ bú.

Với những trẻ đã ăn dặm, cần bổ sung vào  bữa ăn của trẻ các loại thực phẩm giàu canxi như thịt, cá, trứng, sữa,…

Ngoài ra, cần cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như canxi B1-B12-B6, 1-2 ống/ngày. Trẻ lớn hơn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.

Bạn không nên cho trẻ cai sữa quá sớm và cần lưu ý rằng vitamin D là loại vitamin tan trong dầu, do vậy cần bổ sung một lượng dầu mỡ vào bữa ăn của trẻ. Nếu thiếu dầu mỡ thì vitamin D sẽ không được hấp thu tại ruột non, đó cũng là lý do mà cho dù bạn bổ sung bao nhiêu vitamin D đi chăng nữa thì trẻ vẫn bị còi xương.  

 

 

Chế độ ăn uống và tập luyện cho người bị thoát vị đĩa đệm.

29/05/2015 Phương Diên

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm một phần là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị và hạn chế tình trạng bệnh càng ngày càng nặng, người bệnh cần quan tâm đến chế độ ăn uống của mình, cùng chế độ luyện tập khoa học.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh việc tăng cân, vì tăng cân sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và các cơn đau kéo dài hơn. Cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, cũng như ăn uống đúng cách để giúp chữa lành những tổn thương đĩa đệm, giúp giảm các triệu chứng đau đồng thời duy trì sức khỏe cho người bệnh.

  1. Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên ăn các thực phẩm sau:

Nên bổ sung cá hồi, cá ngừ trong thực đơn của người bị thoát vị đĩa đệm. Vì đây là những loại cá có chứa chất acid béo omega-3. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chính trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Vì vậy, ăn cá hồi hay cá ngừ đều tốt cho xương khớp của người bệnh.

Cua đồng và tôm là những thực phẩm chứa nhiều canxi , rất tốt cho hệ xương khớp. Vì vậy, các bạn nên gia tăng khẩu phần ăn có tôm và cua đồng để cơ thể thêm dẻo dai và chắc khỏe.

Nên chế biến những món từ nước hầm xương vì chúng chứa nhiều glucosamine và chondroitin, những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.

Tăng cường những loại rau, củ có chứa nhiều vitamin A, E như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ..Đây là những thực phẩm rất tốt để bảo vệ bao khớp và đầu xương, có tác dụng chống lão hóa.

Đậu nành cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và canxi , nên là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh về xương khớp. Ngoài đậu nành, các bạn có thể ăn những chế phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ…

Có thể bổ sung viên canxi hoặc thực phẩm chức năng có bổ sung canxi, nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.

Trong bữa ăn hàng ngày, các bạn nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều đạm và dầu mỡ, vì đây là những thực phẩm gây nên phản ứng đào thải canxi ra ngoài cơ thể, khiến cơ thể thiếu canxi.

  1. Chế độ luyện tập cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Vừa kết hợp với chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý để nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Nếu bạn đang hút thuốc lá và uống rượu bia, nên bỏ hoặc hạn chế, vì đây là những chất vừa có hại cho sức khỏe, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp.

Mỗi ngày nên dành ra khoảng 30p-1 tiếng để tập thể dục, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Khi làm việc, cần phải ngồi đúng tư thế, không nên ngồi quá lâu 1 chỗ, nên thường xuyên đứng dạy đi lại sau 1-2 tiếng ngồi làm việc.

Hạn chế việc nâng vác vật nặng quá sức của mình.

Với các bạn gái, tốt nhất nên hạn chế đi giày cao gót liên tục.

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cùng chế độ luyện tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm, các bạn nên áp dụng để mau chóng khỏi bệnh, thoát khỏi những cơn đau thoát vị đĩa đệm.

Nguồn: Tổng hợp

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

24/05/2015 Phương Diên

Bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh thoái hoá xương khớp. Bệnh thường gặp ở phần lớn người cao tuổi. Để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, đặc biệt là bổ sung những thực phẩm giàu canxi. Vậy những người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của con người, đặc biệt là những người bị bệnh, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, chế độ dinh dưỡng quyết định rất lớn đến nguy cơ mắc bệnh cũng như tình trạng bệnh. Vì vậy, một chế độ ăn uống hợp lý phải trở thành thói quen của những người thoát vị đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nó gây chèn ép lên rễ thần kinh hoặc tuỷ sống, từ đó làm cản trở các xung điện thần kinh chuyển tiếp thoongg tin giữa não bộ và các bộ phận khác trong cơ thể. Khi đó, người bệnh sẽ đối mặt với cảm giác đau, ngứa, mệt mỏi kéo dài và nguy hiểm hơn là tê liệt các khớp.

Với những người bị thoát vị đĩa đệm, thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất sẽ là những thực phẩm cần thiết để chữa lành những tổn thương đĩa đệm, đồng thời giúp giảm các triệu chứng đau và duy trì sức khoẻ.

Vậy những người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Cá hồi và cá ngừ là hai loại thực phẩm có tác dụng rất tốt cho xương khớp và trong việc ngăn chặn bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là hai loại cá có chứa lượng lớn acid omega-3. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chính trong chuỗi phản ứng kháng viêm.

Những thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua đồng…là những thực phẩm cần thiết cho người bị thoát vị đĩa đệm vì chúng giúp hệ xương khớp trong cơ thể thêm dẻo dai và chắc khoẻ.

Hạn chế những thực phẩm giàu đạm và chất béo, vì chất đạm sẽ làm tăng sự đào thải canxi qua thận, từ đó khiến người bị thoát vị đĩa đệm tăng nguy cơ gãy xương.

Trong nước hầm xương có chứa nhiều glucosamine và chondroitin, đây là những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khoẻ. Vì vậy, trong các bữa ăn hàng ngày, nên có những món sử dụng nước hầm xương.

Những loại rau, củ như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ…là những thực phẩm tốt cho xương, khớp vì chúng thường giàu vitamin A và E, những nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương, chống cho việc lão hoá xương khớp.

Trong hạt đậu nành có chứa vitamin, khoáng chất và canxi, vì vậy, ăn nhiều hạt đậu nành hoặc các chế phẩm từ hạt đậu nành như: sữa, đậu phụ vào các bữa ăn hàng ngày để hệ xương khớp được khoẻ mạnh, tránh lão hoá nhanh.

Trên đây là những thực phẩm bạn nên ăn thường xuyên để có hệ xương khớp khoẻ manh. Các bạn cần phải vừa kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, vừa kết hợp với việc điều chỉnh tư thế làm việc sai thì các bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây nên.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Phân bệnh bệnh Gout và bệnh giả Gout

14/05/2015 Phương Diên

Bệnh Gout và bệnh giả Gout đều là bệnh do sự ứ đọng tinh thể muối tại khớp và các mô liên kết. Do cả hai bệnh đều có biểu hiện lâm sàng rất giống nhau nên mọi người thường bị nhầm lẫn giữa hai bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout và bệnh giả Gout lại hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tinh thể gây viêm khớp.

Bệnh Gout do rối loạn chuyển hóa purin, khiến lượng acid uric trong máu tăng cao, hình thành sự lắng đọng tinh thể urat, hình kim tại các khớp và mô mềm.

Bệnh giả Gout thì lại do sự lắng đọng của các tinh thể muối calcium pyrophosphate dehydrate tại các khớp, hình thoi.

Để chuẩn đoán chính xác bệnh nhân bị bệnh Gout hay giả Gout, cần làm xét nghiệm acid uric trong máu và soi kính hiển vi tinh thể gây viêm khớp.

Nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân chính gây bệnh Gout là do tăng chất acid uric trong cơ thể. Và nguyên nhân khiến lượng acid uric tăng trong cơ thể là do người bệnh ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu bia, do có sự rối loạn chuyển hóa purin hoặc chức năng thận suy giảm…

Nguyên nhân gây bệnh giả Gout là do sự lắng đọng muối canxi tại khớp. Khi bị bệnh giả Gout, người bệnh thường bị đi kèm với một số bệnh như nhiếm sắc tố sắt, cường cận giáp trạng, nhiễm sắc tố sắt, cường cận giáp trạng, nhiễm sắc tố ochronose, đái tháo đường, thiểu năng giáp trạng, bệnh Wilson.

Đặc biệt, người bị bệnh giả Gout có chế độ ăn uống không quá khắt khe như người bị bệnh Gout

Dấu hiệu nhận biết

Cả hai bệnh đều có dấu hiệu tương tự nhau đó là đều gây cơn viêm khớp cấp tính và gây đau dữ dội.

Tuy nhiên, ở mỗi bệnh lại có những biểu hiện đặc trưng riêng.

75 % người bị bệnh Gout thường bị khởi phát ở các khớp ngón tay cái. Ngoài ra chúng còn xuất hiện viêm ở mu bàn chân, cổ chân, gót chân, đầu gối, cẳng tay và khửu tay.  Bệnh Gout thường xuất hiện ở giới tính nam, trong độ tuổi từ 30-40 tuổi và phụ nữ ở sau tuổi mãn kinh.

Bệnh giả Gout thường khởi phát ở các khớp gối và những khớp lớn trong cơ thể, rất ít khi thấy viêm ở các khớp ngón tay, ngón chân, khớp gối. Bệnh thường xuất hiện ở cả nam và nữ, và những người trên 65 tuổi càng dễ mắc bệnh.

Mức độ đau.

Bệnh Gout thường tấn công về đêm, cơn đau thường xuất hiện đột ngột và sưng đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ.

Bệnh giả Gout gây đau từ từ trong nhiều ngày và mức độ có phần giảm hơn so với cơn đau Gout.

Điều trị.

Để điều trị bệnh Gout cấp tính, người bệnh thường được các bác sĩ khuyên dùng colchicine và các thuốc giảm đau NSAID. Nó sẽ giúp giảm đau nhanh các cơn đau Gout, khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong khi đó, để điều trị bệnh giả Gout, bệnh nhân thường được khuyên dùng thuốc giảm đau NSAID và corticoid.

Ngoài điều trị bằng thuốc, bệnh nhân bị Gout nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tránh làm lượng acid uric tăng cao trong máu khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Sơ cứu người bị hạ canxi máu như thế nào là đúng cách?

08/04/2015 Miss Đẹp

Trong trường hợp người thân của bạn bỗng dưng bị co rút chân tay, hoa mắt chóng mặt, thậm chi là ngất xỉu, rất có thể đó là dấu hiệu của một cơn hạ canxi máu và nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy làm thế nào để sơ cứu người bị hạ canxi máu như thế nào là đúng cách? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

Sơ cứu người bị hạ canxi máuhạ canxi máu

Khi gặp người bị hạ canxi máu, bạn đừng hoảng hốt và lo lắng, hãy thật bình tĩnh và làm theo các bước sau:

– Khi bệnh nhân bị hoa mắt chóng mặt hay ngất xỉu, hãy đỡ bệnh nhân dậy rồi đưa vào chỗ thoáng mát

– Vỗ nhẹ hai bên má bệnh nhân để giúp họ tỉnh táo. Nếu ngất lâu, hãy ấn vào huyệt nhân trung ( huyệt ở giữa mũi và miêng) đẻ giúp họ tỉnh lại.

– Kiểm tra đồ đạc của bệnh xem có mang theo canxi dạng viên sủi không, nếu có hãy pha 1 viên vào 1 cốc nước cho tan hết rồi cho bệnh nhân uống. Nếu miệng bệnh nhân cứng lại thì phải đánh thức bệnh nhân tỉnh để uống và dùng thìa để bón.

– Sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sỏ y tế gần nhất để có thể cấp cứu kịp thời.

Trong trường hợp bệnh nhân bị hạ canxi nặng có thể dẫn tới co giật toàn thân, răng nghiến lại, giống với triệu chứng của bệnh động kinh bạn nên dùng một chiếc đũa hay một chiếc bút để ngang miệng bệnh nhân, tránh trường hợp bị cắn vào lưỡi gây nguy hiểm.

Làm thế nào để phòng tránh?

Chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ canxi cần thiết là giải pháp phòng tránh cơn hạ canxi máu tốt nhất. Do đó, bạn nên

– Ăn nhiều hải sản như tôm, cua, ốc, nghêu, sò, mực…vì chúng rất giàu canxi

– Uống sữa tốt nhất là uống sữa đậu nành và các loại sữa bò nguyên kem.

– Kết hợp với tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để da tổng hợp vitamin D.

– Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn các loại rau củ như lá mù tạc, cải thìa, đậu bắp, bông cải, bí xanh, rau bina và củ cải. Bổ sung quả sung khô, đậu trắng, đậu phộng, đậu đỏ và đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn.

– Đừng quên cắt giảm cafe, rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.

Hãy thực hiện các chế độ ăn uống và tập luyện một cách nghiêm túc để cơ thể của bạn luôn khỏe mạnh.

Những thực phẩm tốt cho người bị bệnh thoái hóa cột sống

31/03/2015 Phương Diên

Canxi là nguyên tố cốt lõi trong việc cấu tạo xương và là chất rất quan trọng với những người bị thoái hóa cột sống. Vì vậy, những người bị thoái hóa cột sống nên ăn những thực phẩm có nhiều canxi để bệnh mau chóng khỏi. Ngoài ra, những thực phẩm không chứa nhiều canxi nhưng cũng rất có lợi cho những người bị thoái hóa cột sống. Để biết đó là những thực phẩm nào, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

  1. Đậu nành

Đậu nành không chứa nhiều canxi, nhưng trong đậu nành có chứa nhiều chất giúp chúng ta loại bỏ khả năng bị loãng xương. Trong đó có chất Genistein, một loại hormone estrogen, có yếu tố quan trọng quyết định độ chắc khỏe cho xương. Ngoài ăn hạt đậu nành, các bạn cũng có thể ăn các loại thực phẩm làm từ đậu nành như sữa, đậu hũ trong bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng tương tự.

  1. Nước hầm xương

Để phòng tránh bị thoái hóa xương, các bạn có thể thường xuyên ăn những món ăn được hầm từ thịt sườn và xương ống. Bởi trong nước hầm xương ống và sườn có chứa nhiều chondroitin và glucosamin, đây là 2 chất tự nhiên có khả năng tăng cường canxi, giúp sụn và xương chúng ta chắc khỏe hơn.

  1. Trái cây.

Những loại trái cây rất tốt cho người bị thoái hóa cột sống đó là: chanh, cam, đu đủ, ổi, dứa, bưởi.Chúng là nguồn cũng cấp vitamin C và men kháng viêm, có khả năng kháng viêm rất tốt.

Đặc biệt trong số những loại trái cây, các bạn nên ăn nhiều:

Cà rốt: Trong cà rốt có chứa nhiều vitamin E và A, đây là hai loại vitamin rất cần thiết để bảo vệ đầu xương và bao khớp.

Súp lơ: Sup lơ rất giàu vitamin C và K, có tác dụng làm xương khớp cứng cáp và khỏe mạnh hơn.

Cà chua: Cà chua có tác dụng làm giảm đau khớp, hạt cà chua còn được dùng thay thế thuốc giảm đau, chống viêm. Cho nên cà chua là thực phẩm rất tốt cho người bị thoái hóa cột sống và các bệnh liên quan đến xương.

Cà chua thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa cột sống

Cà chua thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa cột sống

  1. Nấm và mộc nhĩ

Nấm vừa là thực phẩm để chế biến ra những món ăn ngon, bổ dưỡng. Nấm còn là bài thuốc tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng, giảm bớt khả năng mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như bệnh về tim mạch, ung thư…Trong các loại nấm, nấm hương là nấm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, có mùi vị thơm ngon nhất. Nấm hương còn có thể chống lại sự suy nhược, chống viêm và bệnh tay chân tê dại, cho nên các bạn nên ăn nhiều nấm để tốt cho cơ thể.

Nấm thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa cột sống

Nấm thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa cột sống

Mộc nhĩ cũng vậy. Ngoài làm thực phẩm chế biến món ăn, mộc nhĩ còn dùng để giảm huyết áp, giúp phòng tránh khả năng bị xơ vữa động mạch ở người cao tuổi. Trong mộc nhĩ có chưa 1 loại polysacharid có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại các phóng xạ, nó còn làm ức chế bướu độc.

Vì vậy, một món ăn mà có kết hợp giữa nấm và mộc nhĩ sẽ là một món ăn rất tuyệt vời trong việc chữa thoái hóa cột sống và tẩm bổ sức khỏe đấy!

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status