• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Điều trị bệnh đau thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu.

02/06/2015 Phương Diên

Phương pháp châm cứu là phương pháp chữa bệnh Đông y, có khả năng điều trị được rất nhiều bệnh. Đây là phương pháp an toàn lại cho hiệu quả chữa trị cao nên được rất nhiều người tin dùng. Trong các bệnh mà châm cứu có thể chữa trị, có bệnh đau thần kinh tọa. Phương pháp châm cứu sẽ đem lại sự phục hồi nhanh chóng cho người bệnh đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa là bệnh thường gặp ở nam giới, những người trong độ tuổi từ 35-60 và làm những công việc lao động chân tay.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Do làm việc sai tư thế, do bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống, do dị tật bẩm sinh cột sống, do lao cột sống, ung thư cột sống. Do bệnh lý về khớp vùng chậu.

Khi bị đau thần kinh tọa, bệnh nhân thường cảm thấy đau lưng lan dọc xuống chi dưới một hoặc hai bên, cơn đau kéo dài âm ỉ, có lúc dữ dội, có thể đi kèm với triệu chứng tê, nóng, râm ran như kiến bò.

Để điều trị đau thần kinh tọa, bệnh nhân có thể uống thuốc giảm đau, bấm huyệt, châm cứu, điều trị bằng vật lý trị liệu….Trong các phương pháp điều trị, châm cứu là phương pháp chữa bệnh phổ biến và cho hiệu quả nhanh, lại an toàn.

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở dùng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp đả thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, giúp hạn chế và đẩy lùi bệnh tật. Khi chữa đau thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu, bệnh nhân sẽ được chữa trị tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh, các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh.

Người châm cứu sẽ chọn các huyệt thận du, đại trường du, thừa sơn, ủy trung, thừa phù, trật biên và dùng phương pháp tả. Khi châm cứu, bệnh nhân cần đạt cảm giác căng tức và chỉ châm cứu các huyệt bên chân bị đau.

Với các huyệt mệnh môn, túc tam lý, bác sỹ dùng phương pháp châm bố, lưu kim 20 phút, rút kim nhanh và bịt miệng nhanh. Có thể kết kopws phương pháp giác nóng để nâng cao tác dụng giảm đau và mau phục hồi.

Ngoài ra, còn dựa vào tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị trí nông sâu của từng bệnh nhân mà có thể sử dụng thêm các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau.

Một liệu trình điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu kéo dài từ 1-2 tuần, giữa các liệu trình có thể nghỉ từ 5-7 ngày.

Sau đợt điều trị, nếu tình trạng bệnh nhân vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt, bác sỹ sẽ cho bệnh nhân nghỉ 5 ngày để tránh tình trạng nhờn thuốc rồi tiếp tục châm cứu, kết hợp giác hơi, ấn các huyệt vị, xoa bóp và dùng đèn hồng ngoại, máy sinh vật điện từ chiếu vào vùng bị bệnh. Kết hợp các phương pháp cùng điều trị sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Phương pháp châm cứu giúp chữa bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả. Nó đã giúp nhiều bệnh nhân chữa khỏi bệnh và tôi tin chắc rằng nó cũng sẽ có hiệu quả với bạn.

Nguồn: Tổng hợp

Bệnh thoát vị đĩa đệm với phụ nữ mang thai.

24/05/2015 Phương Diên

Phụ nữ mang thai nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Chúng gây nên những cơn đau tại vùng thắt lưng và vùng xương chậu. Điều này gây rất nhiều khó khăn và phiền toái cho người mắc bệnh. Để tìm hiểu các triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai, chúng ta cũng tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai.

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai sẽ gây ra những biểu hiện dễ nhận thấy nhất đó là đau xương khớp. Chúng thường bị nhầm với chứng đau lưng ở phụ nữ mang thai cho nên nhiều người không đi khám và phát hiện ra bệnh sớm.

Những cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ tăng dần khi bị kích thích nhóm cơ như: khi cúi, hắt hơi hoặc vận động. Đau sẽ tăng lên khi ngồi quá lâu, đứng hoặc nầm sấp.

Nếu phụ nữ mang thai bị thoát vị vùng thấp của lưng, sẽ gây ra đau lưng, kết hợp hoặc không có triệu chứng đau dọc dây thần kinh toạ.

Nếu bị thoát vị đĩa đệm vùng cổ, phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy cứng và đau cổ. Cơn đau sẽ lan ra hai vai và hai bên cánh tay, có cảm giác tê và nặng tay, cánh tay mất sức không thể cầm nắm được vật nặng.

  1. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở tất cả mọi người và cả phụ nữ mang thai đó là hoạt động sai tư thế, nó làm cho sức ép lên các đĩa đệm càng nặng thêm. Vì vậy, những bài tập dành cho phụ nữ mang thai để duy trì các tư thế đúng và tăng cường sức mạnh các nhóm cơ xung quanh cột sống, hỗ trợ các đĩa đệm phục hồi nhanh là vô cùng cần thiết.

Phương pháp nắn xương khớp cũng là một phương pháp giúp giảm bớt các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai hiệu quả. Bằng việc căn chỉnh các khớp xương, phương pháo này sẽ giúp giảm áp lực lên đĩa đệm và dây thần kinhh toạ.

 Ngoài ra, châm cứu và bấm huyệt cũng là những phương pháp an toàn giúp giảm bớt các cơn đau trong quá trình mang thai. Phương pháp châm cứu sẽ sử dụng những cây kim nhọn và phương pháp bấm huyệt sẽ sử dụng lực để gây áp suất lớn lên các điểm nhất định của cơ thể.Đây là hai phương pháp nhắm đến các bó dây thần kinh của cơ thể, giải phóng hóc môn endorphin trong não, có tác dụng giảm đau và giải phóng các nguồn năng lượng lớn nhất trong cơ thể.

Vì điều trị cho phụ nữ mang thai, nên các bạn cần tìm các bác sĩ giỏi, thông thạo bấm huyệt và châm cứu để điều trị để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể sảy ra.

  1. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai sau khi sinh.

Trong quá trình mang thai, việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ dừng lại ở các phương pháp bên ngoài, không sử dụng thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến thay nhi. Khi sinh xong, các cơn đau do thoát vị đĩa đệm sẽ được giảm bớt do áp lực vùng thắt lưng sẽ ít hơn. Tuy nhiên, các mẹ vẫn cần tiếp tục các bài tập tăng cường sức mạnh để hỗ trợ đĩa đệm phục hồi. Nếu sức khoẻ của các mẹ tốt, ổn định, sẽ tiến hành các phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.

 Nguồn: Tổng hợp

Chữa bệnh viêm đại tràng bằng phương pháp châm cứu.

14/04/2015 Phương Diên

 Viêm đại tràng là bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh, cả đông y lẫn Tây y. Trong đó phương pháp Đông y được ưa chuộng nhiều nhất. Bởi khả năng chữa bệnh tận gốc lại an toàn và không gây tác dụng phụ. Trong các cách chữa bệnh viêm đại tràng bằng Đông Y, có phương pháp châm cứu. Đây là phương pháp tác động lên huyệt của cơ thể bằng kim châm cứu hoặc sức nóng của ngải cứu để gây kích thích đạt tới sự phản ứng của cơ thể, điều hòa âm dương trong cơ thể nhằm mục đích chữa trị bệnh. Vì vậy, châm cứu là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn để chữa bệnh viêm đại tràng.

 

Phương pháp châm cứu đã có từ rất lâu và phát huy được rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Ngày nay, nhờ sự sáng tạo, nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật, nên phương pháp châm cứu đã có nhiều tiến bộ và có hiệu quả hơn trong việc điều trị các bệnh mãn tính cũng như các bệnh nan y.

Theo Đông Y, viêm đại tràng thuộc hai thể là tỳ hư khí trệ và táo kết co thắt. Đây là bệnh không khó chữa và có thể chữa trị khỏi bằng các bài thuốc Đông Y.

Để hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng và cao hơn, bệnh nhân có thể vừa kết hợp dùng thuốc vừa kết hợp sử dụng phương pháp châm cứu. Việc châm cứu sẽ góp phần làm cân băng âm dương cho cơ thể, giúp điều hòa hoạt động của hệ kinh lạc, làm giảm đau, phục hồi chức năng vận động và điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó đẩy lùi được bệnh tật.

Để chữa bệnh viêm đại tràng bằng phương pháp châm cứu, bệnh nhân cần được tác động lên các huyệt có tác dụng giảm cơn đau bụng tức thì bằng cách gửi tín hiệu đến các dây thần kinh giao cảm để xoa dịu cơn đau. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng kích thích các dây thần kinh ở phần bụng dưới, có tác dụng khôi phục lại hoạt động của các dây thần kinh bị tổn thương do bệnh đại tràng kéo dài.

Khi châm cứu cho người bị viêm đại tràng, cần phân ra làm 2 loại.

Nếu viêm đại tràng ở thể tỳ hư khí trệ thì khi được châm cứu, bệnh nhân sẽ thấy các khí huyết lưu thông và không bị tắc nghén.

Nếu viêm đại trạng thuộc thể táo kết co thắt với các triệu chứng như: đầy hơi, ăn không tiêu, đau từng cơn vùng hạ vị, người mệt mỏi, kém ăn, ngủ không ngon giấc, hay lo lắng, đi ngoài hoặc phân đầu khô, đuôi nhão, có lúc nhầy mùi thì việc châm cứu sẽ giúp phục hồi lại các chức năng của đại tràng, làm tăng khả năng hoạt động của nhu động ruột, giảm táo bón, đầy hơi và chướng bụng…

Khi bị viêm đại tràng, cần được châm cứu một số huyệt cơ bản sau: Huyệt thiên ứng, thiên khu, quan nguyên, thương khúc, đại hoành, phúc kết, túc tam lý, hợp cốc.

Việc châm cứu có thể chữa khỏi bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính, và tùy vào thể trạng của người bệnh mà việc châm cứu sẽ kéo dài từ 3 đến 4 tháng cho đến khi khỏi bệnh.

Ngoài châm cứu, người bệnh cũng cần kết hợp sử dụng các bài thuốc Đông y và có chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện phù hợp để nhanh khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

5 cách chữa trị thoái hóa đốt sống cổ

11/04/2015 Phương Diên

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh thoái hóa khớp. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi hoặc những người có tính chất công việc chịu tác động lực quá lớn, quá thường xuyên đến vùng cổ. Để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để biết mình nên sử dụng cách điều trị nào phù hợp, các bạn có thể tham khảo 5 cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ dưới đây.

  1. Chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc cổ, gây hẹp các lỗ ra của rễ thần kinh khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau buốt ở vùng quanh cổ, lan xuống bả vai, cánh tay. Một số triệu chứng khác có thể xảy ra đó là đau buốt một bên cánh tay, bàn tay, đau đầu, nhức mắt…

Để chuẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ có những cách sau:

Đâu tiền bác sĩ cần khám bệnh trước, sau đó sẽ tiến hành một số khảo sát hình ảnh như: Chụp Xquang cột sống cổ ở nhiều tư thế, chụp cắt lớp đa lát cắt (MS CTScan), chụp cộng hưởng từ cột sống cổ (MRI), đo mật độ xương ( độ loãng xương)…

Sau khi chuẩn đoán bệnh, dựa theo tình trạng cụ thể ở từng người bệnh mà bác sĩ sẽ quyệt định điều trị nội khoa ( dùng thuốc)phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu khác.

  1. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

2.1. sử dụng thuốc giảm đau.

Đây chỉ là biện pháp tạm thời, giúp người bệnh giảm những cơn đau của bệnh tức thì chứ không có tác dụng chữa bệnh. Sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh cần được sự chỉ định của bác sĩ , không được tự tiện dùng thuốc khi không hiểu rõ về thuốc bạn đang dùng.

2.2. Vật lí trị liệu.

Đây là cách giúp giảm những cơn đau xương khớp, giúp cho người bệnh dễ dàng vận động mà không cảm thấy đau đớn. Người bệnh cần tập cột sống bằng vận động nhẹ nhàng: cúi, ngửa, nghiêng, xoay.

2.3. Mát xa, chiếu hồng ngoại vào khu vực đốt sống cổ.

Phương pháp sẽ làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, hỗ trợ các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

2.4. Sử dụng vitamin E 400 đơn vị.

Mỗi ngày uống 1 viên vitamin E đều đặn hàng ngày sẽ ngăn ngừa tình trạng lão hóa, giúp các xương khớp được cứng cáp và dẻo dai hơn.

2.5. Châm cứu.

Châm cứu sẽ giúp khai thông các huyệt đạo, giúp làm dịu đi những cơn đau của bệnh, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

TRên đây chỉ là 5 phương pháp trong điều trị nội khoa, nếu những cách này không làm tình trạng bệnh giảm, bác sĩ cần xem xét đến những khả năng can thiệp bệnh bằng thủ thuật hay phẫu thuật, nhằm lấy đi các thương tổn gây chèn ép thần kinh và làm cho cột sống được chắc khỏe trở lại.

  1. Phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Bạn cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi lao động , làm việc vất vả, hạn chế những động tác không tốt tới các đốt sống cổ.

Có chế độ ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt thực phẩm chứa nhiều canxi như: Tôm, hàu, cua, ghẹ…, ăn nhiều rau, hạn chế dầu mỡ, thức ăn nhanh.

Khi thấy có các triệu chứng của bệnh như đau, khó vận động vùng cổ, cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được khám và điều trị kịp thời.

 Nguồn: Tổng hợp

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống bằng Đông y.

09/04/2015 Phương Diên

 

Thoái hóa cột sống là bệnh gây đau nhức, tê mỏi cơ cho người bệnh, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, làm việc. Nếu không chữa trị bệnh kịp thời, có thể gây nên thoát vị đĩa đệm. Bệnh này khó chữa và gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh hơn. Để điều trị bệnh thoái hóa cột sống có nhiều cách, trong đó có cách điều trị bệnh bằng Đông y.

  1. Bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống bao gồm 2 dạng rất phổ biến là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng.

Thoái hóa cột sống cổ sẽ gây ra các triệu chứng như: đau, mỏi vùng cổ và gáy, đau ê ẩm co cứng cơ cạnh cổ, có cảm giác kiến bò quanh vùng cổ rất khó chịu, nhiều khi cơn đau tê lan xuống cả vùng vai và cánh tay.

Thoái hóa cột sống thắt lưng có các triệu chứng: xuất hiện cơn đau âm ỉ, có lúc dữ dội ở vùng lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống mông và kéo xuống chi dưới. Khi vận động quá mức, bị dính mưa, bị lạnh, các cơn đau lưng sẽ xuất hiện đột ngột và có hiện tượng co cứng cơ cạnh cột sống.

  1. Cách điều trị thoái hóa cột sống bằng Đông y.

Điều trị thoái hóa cột sống bằng Đông y sẽ cần sự kiên trì và lòng quyết tâm của người bệnh. Bởi đây là phương pháp điều trị bệnh lâu dài, điều trị tận gốc bệnh. Phương pháp này an toàn tuyệt đối và không gây phản ứng phụ, cho nên được rất nhiều người lựa chọn.

Chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng Đông y có 3 cách đó là: Châm cứu, dùng thuốc và chườm.

Châm cứu:

Đây là cách giúp khai thông huyệt đạo, có tác dụng tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ và những người bị bệnh khác. Để sử dụng phương pháp này, người bệnh cần nhờ đến sự giúp đỡ của các trung tâm y tế, hoặc dược phòng để được các bác sĩ có chuyên môn khám và điều trị.

Sử dụng thuốc.

Những bài thuốc Đông y đã được nghiên cứu là rất an toàn và có hiệu quả trong việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, thuốc Đông y không có tác dụng nhanh như thuốc Tây mà sẽ có hiệu quả sau 2,3 tháng sử dụng. Vì vậy người bệnh cần kiên trì, tránh việc không thấy bệnh có tiến triển khả quan mà dừng việc điều trị bằng thuốc.

Chườm nóng.

Phương pháp chườm cũng là một phương pháp trong Đông y được dùng để điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Bệnh nhân có thể sử dụng các cách chườm sau:

Lá dong nướng trên bếp cho nóng chín, sau đó gói vào khăn hoặc xào qua với muối rồi bọc trong túi vải, chườm lên chỗ đau ở hai bên vai. Khi thấy khăn chườm ấm, các bạn lấy lá rong ra và nướng hoặc xào lại. Làm liên tục vài lần trong 1 ngày.

Dùng lá ngải cứu hoặc lá lốt rang nóng với muối, sau đó bọc trong túi vải và đắp lên vùng cổ bị đau, khi nguội lại lấy lá ra rang nóng lại. 1 ngày làm vài lần để có hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp chườm này sẽ có tác dụng khử hàn, trừ thấp, thông kinh , giảm đau…

Chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng Đông y là cách có rất nhiều ưu điểm, nó vừa có hiệu quả chữa trị, vừa hạn chế được ác tác dụng phuj thường thấy của bệnh như : viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa, suy giảm chức năng gan thận do sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm…

 Nguồn: Tổng hợp

Đau dây thần kinh tọa và phương pháp điều trị

02/04/2015 Phương Diên

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác cảu chân, góp phần làm nên các động tác đứng ngồi, đi lại của đôi chân. Do đó đau dây thần kinh tọa là biểu hiện của dây thần kinh tọa bị tổn thương, biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng, và rễ thần kinh sống, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động của đôi chân.

  1. Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là từ 30-60 tuổi, xuất hiện ở cả nam và nữ, nhưng nam chiếm nhiều hơn. Khi chúng ta vác nặng mà sai tư thế khiến cơ thể bị gò bó, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột… là yếu tố thường xuyên nhất gây nên đau thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa và phương pháp điều trị

Các nguyên nhân đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lung gây chèn ép rễ thần kinh, thoái vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng( thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn…)

Ngoài ra yếu tố tâm lý cũng dóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.

  1. Triệu chứng và tác hại của đau thần kinh tọa.

Đa số người bị bệnh thường là đau thần kinh tọa một bên, do đó người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau.

Tùy theo tổn thương mà người bệnh có thể không nhấc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chấn bên tổn thương.

Khi bệnh nặng chân có thể tê bì mất cảm giác, có thể đại tiện tiểu tiện không tự chủ.

  1. Phương pháp điều đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa không thể khắc chế và điều trị dứt hẳn bằng riêng một phương pháp nào mà phải kết hợp nhiều biện pháp: nội khoa, ngoại khoa, đông y, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và vấn đề tâm lý.

Đau dây thần kinh tọa và phương pháp điều trị

Trong thời gian điều trị hoặc đau cấp, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển và thay đổi tư theeslamf căng dây thần kinh.

Tùy thuộc vào mức độ và biểu hiện của người đau thần kinh tọa mà người bệnh cần nghe theo chỉ thị dùng các loại thuốc tây y của bác sĩ.

Ngoài ra, để điều trị tăng tính hiệu quả cần kết hợp các phương pháp về vật lý trị liệu: chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, điện châm,…Dùng các liệu pháp: tắm bùn, tắm nhiệt, tắm muối khoáng…

Điều trị đông y: xoa bóp châm cứu, ấn huyệt, thủy châm….

Ngoài ra người bị bệnh đau thần kinh tọa cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, kết hợp với tập thể dục hợp lý mới có thể khắc phục được bệnh và hối phục được sức khỏe như lúc đầu.

 

Chữa đau lưng hiệu quả bằng phương pháp châm cứu

20/03/2015 Miss Đẹp

So với những phương pháp chữa đau lưng thông thường như thay đổi lối sống sinh hoạt, uống thuốc giảm đau, sử dụng một số bài thuốc dân gian,.. thì châm cứu là một liệu pháp đông y điều trị đau lưng tốt hơn bất cứ phương pháp nào.

châm cứu điều trị đau lưng

Vì sao châm cứu giúp giảm đau lưng?

Châm cứu là dùng các cây kim đặc biệt xuyên vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp giảm đau hiệu quả hơn hẳn các các điều trị khác.

Theo Đông y, khi các mao mạch, mạch máu bị tắc nghẽn không thông, dẫn đến đau nhức, khi châm cứu vào các huyệt đạo, thì chính các cây kim có tác dụng đả thông những chỗ tắc nghẽn này nên giảm đau rất tốt. Châm cứu có thể giúp giảm chứng đau lưng cho các bệnh nhân trong thời gian dài. Những người châm cứu 10 lần trong 3 tháng đã giảm các cơn đau lưng trong suốt 2 năm sau đó và dùng ít thuốc giảm đau hơn so với những ai không được chữa trị bằng phương pháp này.

Các bệnh về lưng có thể được điều trị bằng thuật châm cứu

Có rất nhiều căn bệnh về lưng có thể được điều trị bằng thuật châm cứu để giảm đau và thúc đẩy quá trình phục hồi.

+ Bong gân lưng có thể bị gây ra bởi căng dây chằng và hoặc căng cơ, tình trạng các cơ bị xé ra. Có rất nhiều nguyên nhân bị bong gân lưng như nâng vật nặng hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày không đúng tư thế. Châm cứu có thể giúp quá trình phục hồi các chấn thương này diễn ra nhanh hơn.

+ Thoát vị đĩa đệm – một căn bệnh gây rất nhiều đau đớn. Đó là khi đĩa đệm giữa 2 đốt sống nhô ra ngoài. Châm cứu có thể là một giải pháp tuyệt vời cho loại đau lưng này.

+ Đau dây thần kinh tọa. Điều này xảy ra khi một cơn đau nhói lên từ mông rồi chạy xuống cẳng chân. Cơn đau này là do áp lực tác động vào dây thần kinh tọa. Căn bệnh gây rất nhiều phiền toái và giảm khả hiệu quả hoạt động và làm việc hàng ngày. Châm cứu là một biện pháp hữu hiệu điều trị liên quan đến đau dây thần kinh tọa, giúp giảm đau, tăng khả năng hoạt động và làm việc.

Nếu bạn có ý định điều trị đau lưng, hãy lựa chọn phương pháp châm cứu bởi nó không chỉ an toàn, ít tác dụng phụ mà còn có tác dụng kéo dài.

Điều trị đau thần kinh tọa bằng Đông y

16/03/2015 Mr Khỏe

Đau thần kinh tọa khiến người bị bệnh rất khó khăn trong việc đi lại và cử động. Bệnh đau thần kinh tọa có biểu hiện của đau từ dưới thắt lưng trở xuống, nhất là vùng hông, sau đó truyền xuống trước hoặc sau, mặt ngoài của đùi chân rồi xuống cẳng chân, bàn chân. Cơn đau có thể kéo dài hoặc dữ dội. Để điều trị đau thần kinh tọa có nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp điều trị bằng Đông y là an toàn và dễ thực hiện nhất. Các bạn có thể tham khảo cách điều trị đau thần kinh tọa bằng đông y dưới đây.

Bệnh đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng xấu tới đi lại và lao động cho người bệnh

Bệnh đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng xấu tới đi lại và lao động cho người bệnh

1. Phương pháp châm cứu

Đây là phương pháp điều trị đau thần kinh tọa bằng Đông y rất phổ biến. Phương pháp này dựa trên nguyên lý châm cứu vào các huyệt trên vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh và các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị trí nông sâu của từng người bệnh mà các bạn có thể sử dụng thêm các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau. Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa này kéo dài từ 1-2 tuần, giữa các quá trình có thể nghỉ từ 5-7 ngày.

2. Dùng thảo dược đắp chườm vùng lưng và chân đau

Phương pháp này khá đơn giản, sử dụng những bài thuốc dân gian để điều trị đau thần kinh tọa. Các bạn cần chuẩn bị muối, lá ngải cứu, lá cúc tần và một ít nước ấm. Khi đã có đủ các nguyên liệu, các bạn làm như sau: Muối rang nóng, lá ngải cứu và lá cúc tần sao lên, sau đó cho ít dấm vào. Các bạn cho tất cả các nguyên liệu vào một chiếc túi vải rồi đắp lên vùng đau. Phương pháp này giúp làm dịu các cơn đau của đau thần kinh tọa rất hiệu quả.

3. Tập bài thể dục chuyên biệt để phục hồi cột sống và chân tay bị bệnh

Bài tập thể dục riêng biệt dành cho người đau thần kinh tọa gồm có các bước. Đầu tiên, các bạn để cho người bệnh nằm ngửa trên giường, sau đó dùng 5 điểm tỳ xuống mặt giường là đầu, hai khuỷu tay, hai gót chân. Sau đó, người bị bệnh sẽ ưỡn cong lưng lên khỏi giường rồi lại từ từ hạ xuống. Làm như thế từ 50- 100 lượt trong khảng 15-30 phút, mỗi ngày tập 1-2 lần.

Khi đã thành thục bài tập trên, người bệnh có thể chuyển qua bài tập với 3 điểm tỳ là đầu và hai gót chân. Phương pháp tập nâng tạ cơ thể cũng làm tương tự như phương pháp 5 điểm tựa.

4. Phương pháp tập xà đơn

Phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải có ý trí rất mạnh mẽ. Vì phương pháp này rất mệt mỏi, nếu người bệnh không có ý trí tập luyện, có thể bỏ tập ngay từ lần đầu tiên.

Phương pháp này như sau: Người bệnh có thể chuẩn bị một chiếc xà đơn, rồi hàng ngày tập luyện với bài tập đu người và kéo xà ra gáy, lưng ưỡn cong. Tùy theo điều kiện và sức khỏe người bệnh mà điều chỉnh thời gian và cường độ tập. Tránh tập luyện quá sức gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.

Ngoài các phương pháp trên, những người bị bệnh đau thần kinh tọa có thể tập kết hợp một số động tác khác như : đi thụt lùi ở đường phẳng, hoặc có thể khiêu vũ để tăng cường sức khối cơ cạnh sống, giảm chèn ép rễ thần kinh và phục hồi chức năng cột sống.

Chữa trị tiểu đường bằng phương pháp châm cứu

22/12/2014 Miss Đẹp

Hiện nay, khi tây y điều trị tiểu đường không thực sự hiệu quả thì phương pháp điều trị Đông y lại được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu thế vượt trội của nó: ngoài việc trị bệnh tận gốc lại không để lại tác dụng phụ cho bệnh nhân. Chữa tiểu đường trong đông y được kết hợp nhiều phương pháp: uống thuốc đông y, châm cứu, kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục hợp lý, tập luyện dưỡng sinh. Và phương pháp châm cứu đã được sử dụng để chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân.

chua-tri-tieu-duong-bang-cham-cuu1

Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này,trước hết chúng ta cần biết: vậy,châm cứu là gì?

  • Châm và cứu là hai phương pháp chữa bệnh có rất sớm ở phương Đông. Châm có nghĩa là dùng vật nhọn (như kim, que nhọn…) đâm vào hoặc kích thích vào huyệt. Còn cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt.
  • Người ta dùng kim thuốc chế thành các loại kim khác nhau, châm ở những bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người (huyệt vị); sau khi châm vào da thịt, căn cứ vào bệnh tình và thể chất người bệnh khác nhau mà dùng thủ pháp phù hợp nhằm đạt đến mục đích thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể) mà chữa bệnh, phương pháp này gọi chung là châm.
  • Còn cứu là dùng lá ngải khô để chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải, hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định của cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật.

Hai phương pháp trên tuy khác nhau nhưng sử dụng huyệt vị giống nhau, có khi cùng châm và cứu, thông thường gọi là phép châm cứu.

Điều trị tiểu đường bằng châm cứu như thế nào?

 

chua-tri-tieu-duong-bang-cham-cuu2
Châm cứu có hiệu quả làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường bằng cách kích thích điểm cụ thể trên cơ thể con người đó là đưa kim vào các huyệt trên cơ thể. Những điểm này được gọi là các huyệt châm cứu. Có hàng trăm các huyệt châm cứu trong cơ thể con người và có khoảng 20 huyệt có hiệu quả trong việc làm giảm lượng đường trong máu.

Trong quá trình điều trị bằng phương pháp châm cứu, các cây kim nhọn được chèn vào các huyệt cụ thể trên cơ thể để phục hồi dòng chảy của khí và nuôi dưỡng ẩm (nước). Phương pháp điều trị dành cho bệnh tiểu đường tập trung vào điều hòa tuần hoàn máu và khí, cải thiện chức năng tuyến tụy, giải quyết nóng trong và sự tiêu tan nước.

Căn cứ và lịch sử bệnh, tuổi tác bệnh nhân, và giai đoạn của bệnh mà người châm cứu sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Các huyệt châm cứu để điều trị bệnh tiểu đường có thể khác nhau tùy theo từng người bệnh.

Tác dụng của châm cứu với bệnh nhân tiểu đường là gì?

Theo nghiên cứu lâm sàng trên các bệnh nhân đã thấy châm cứu có tác dụng và hiệu quả rất cao với bệnh nhân tiểu đường như:

  • Giúp làm giảm nồng độ glucose trong máu.
  • Làm giảm việc phát hành của hormone tuyến tụy glucagon (kích thích tố này làm tăng mức độ đường trong máu.
  • Điều khiển một số triệu chứng của bệnh tiểu đường như polyphagia (do ăn quá nhiều), polydipsia (khát quá mức) và polyuria (tiểu quá nhiều).
  • Cải thiện vi tuần hoàn máu và co bóp của cơ tim.
  • Cải thiện lưu thông máu đến các mô ngoại vi.
  • Có ảnh hưởng antiatherogenic, chất chống oxy hóa và miễn dịch (các trợ giúp để giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường).
  • Cải thiện, hoặc làm giảm tình trạng đau, khó chịu của bệnh nhân tiểu đường.

Bằng những tác dụng tuyệt vời của châm cứu như trên đây, chúng ta có thể kết luận được rằng: châm cứu trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

Châm cứu chữa bệnh trĩ

11/12/2014 Mr Khỏe

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có hệ thống y học cổ truyền phát triển lâu đời và đóng góp tích cực vào sự phát triển của y học đất nước. Một trong những lĩnh vực có lịch sử lâu đời nhất là châm cứu.

châm cứu chữa bệnh trĩ

Châm cứu Việt Nam trong những năm qua liên tục phát triển, có sự kế thừa có chọn lọc và phát triển các phương pháp mới. Hiện nay, châm cứu đang tham gia điều trị hiệu quả nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh trĩ.

Đặc trưng lý luận cơ bản của kỹ thuật châm cứu Việt Nam là kỹ thuật châm xuyên kinh, xuyên huyệt. Châm cứu là phương pháp chữa bệnh hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau. Châm cứu dựa trên nguyên tắc: điều hòa dương khí trong cơ thể và giữ cho thân thể được cứng cáp và mạnh mẽ.

Châm cứu chữa trị bệnh trĩ thường dùng từ 5 tới 7 huyệt nằm trên đường Ðốc Mạch, và Bàng Quang. Châm cứu những huyệt này, nhất là huyệt Bách Hội (nằm giữa đỉnh đầu, nơi gặp của đường nối đỉnh của hai vành tai và đường dọc cơ thể) sẽ đem lại hiệu quả. Người điều trị sẽ lưu kim 30 phút trên các huyệt đó rồi cứu huyệt Bách Hội và Mệnh Môn hỏa. Việc điều trị này thường cho kết quả ngay đối với một số người bị thoát giang hậu môn, không rút lên được. Ðối với người còn trẻ thường khỏi hẳn nếu giữ không bị bón lâu ngày.

Đối với những bác sỹ có kinh nghiệm thì chỉ cần bấm một huyệt có tên là Độc dương huyệt – 6 phút, bác sỹ sẽ châm huyệt Mệnh Môn hỏa (nằm giữa đốt xương sống thắt lưng L2-L3), sau đó là huyệt Bách Hội. Sau khi bấm huyệt xong, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, hậu môn rút lên được và đau đớn hầu như hết hẳn.

Có thể nói, châm cứu là phương pháp tối ưu với những ai thể trạng kém không thể dùng nhiều thuốc, đặc biệt là không gây đau đớn cho bạn.

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status