• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Chế độ ăn uống và tập luyện cho người bị thoát vị đĩa đệm.

29/05/2015 Phương Diên

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm một phần là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị và hạn chế tình trạng bệnh càng ngày càng nặng, người bệnh cần quan tâm đến chế độ ăn uống của mình, cùng chế độ luyện tập khoa học.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh việc tăng cân, vì tăng cân sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và các cơn đau kéo dài hơn. Cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, cũng như ăn uống đúng cách để giúp chữa lành những tổn thương đĩa đệm, giúp giảm các triệu chứng đau đồng thời duy trì sức khỏe cho người bệnh.

  1. Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên ăn các thực phẩm sau:

Nên bổ sung cá hồi, cá ngừ trong thực đơn của người bị thoát vị đĩa đệm. Vì đây là những loại cá có chứa chất acid béo omega-3. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chính trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Vì vậy, ăn cá hồi hay cá ngừ đều tốt cho xương khớp của người bệnh.

Cua đồng và tôm là những thực phẩm chứa nhiều canxi , rất tốt cho hệ xương khớp. Vì vậy, các bạn nên gia tăng khẩu phần ăn có tôm và cua đồng để cơ thể thêm dẻo dai và chắc khỏe.

Nên chế biến những món từ nước hầm xương vì chúng chứa nhiều glucosamine và chondroitin, những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.

Tăng cường những loại rau, củ có chứa nhiều vitamin A, E như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ..Đây là những thực phẩm rất tốt để bảo vệ bao khớp và đầu xương, có tác dụng chống lão hóa.

Đậu nành cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và canxi , nên là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh về xương khớp. Ngoài đậu nành, các bạn có thể ăn những chế phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ…

Có thể bổ sung viên canxi hoặc thực phẩm chức năng có bổ sung canxi, nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.

Trong bữa ăn hàng ngày, các bạn nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều đạm và dầu mỡ, vì đây là những thực phẩm gây nên phản ứng đào thải canxi ra ngoài cơ thể, khiến cơ thể thiếu canxi.

  1. Chế độ luyện tập cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Vừa kết hợp với chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý để nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Nếu bạn đang hút thuốc lá và uống rượu bia, nên bỏ hoặc hạn chế, vì đây là những chất vừa có hại cho sức khỏe, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp.

Mỗi ngày nên dành ra khoảng 30p-1 tiếng để tập thể dục, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Khi làm việc, cần phải ngồi đúng tư thế, không nên ngồi quá lâu 1 chỗ, nên thường xuyên đứng dạy đi lại sau 1-2 tiếng ngồi làm việc.

Hạn chế việc nâng vác vật nặng quá sức của mình.

Với các bạn gái, tốt nhất nên hạn chế đi giày cao gót liên tục.

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cùng chế độ luyện tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm, các bạn nên áp dụng để mau chóng khỏi bệnh, thoát khỏi những cơn đau thoát vị đĩa đệm.

Nguồn: Tổng hợp

Chế độ ăn uống dành cho người bị mắc chứng đau thần kinh tọa

29/04/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa là căn bệnh dai dẳng, khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt và khả năng làm việc, đặc biệt đối với những người làm nghề nghiệp đặc thù như: nhân viên văn phòng, lao động chân tay, bốc vác…Bệnh này thường gặp ở độ tuổi trung niên, nam bị nhiều hơn nữ.

Ngoài việc sử dụng một số phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa theo sự hướng dẫn của bác sỹ thì người bệnh cần phải kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, như vậy mới có thể nâng cao được hiệu quả của quá trình điều trị.

  1. Nên ăn nhiều rau, củ, quả

Người bệnh cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, duy trì được tình trạng cơ thể tốt, tránh nguy cơ bị béo phì, chính vì vậy người bị mắc chứng đau thần kinh tọa cần phải ăn nhiều rau, củ quả để giảm tải trọng lên cột sống như: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế chất béo ( phủ tạng động vật như tim, gan, lòng…, mỡ động vật, các thức ăn rán, nướng, quay, đồ hộp, trứng, mì tôm ..), hạn chế đường, tinh bột (đường, bánh kẹo, cơm…), tăng cường chất đạm ( tôm, cua, cá…).

  1. Ăn nhiều thức ăn giàu canxi, vitamin

Những người bị mắc chứng đau thần kinh tọa cần ăn nhiều các thức ăn giàu Canxi ( sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, ngũ cốc, tôm, cá, rau cải chíp, rau dền, súp lơ xanh, vừng, hạt dẻ…), tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D3 để tránh loãng xương, tăng cường sự chắc khỏe của xương. Bên cạnh đó cũng cần phải ăn nhiều các chất vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B giúp phục hồi tổn thương dây thần kinh như hàu, cua, thịt bò, pho mát, nấm, bông cải xanh, nước cam, chuối, quả bơ…Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại món ăn có các vị thuốc có tác dụng chống viêm, hoạt huyết như gừng, nghệ, tỏi, ngải cứu, lá lốt.

  1. Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Những người bị mắc bệnh đau thần kinh tọa cần phải đặc biệt chú ý, không nên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá… vì những chất kích thích này làm căn bệnh của bạn ngày càng trở nên nặng hơn, gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, những người nam giới khi bị mắc chứng đau thần kinh tọa thì hãy hạn chế hoặc từ bỏ luôn những chất kích thích gây hại đến cơ thể và khiến cho bệnh tình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, những người trung niên, thanh thiếu niên hay người già đều có khả năng mắc căn bệnh này. Chính vì vậy, bạn cần phải có một số biện pháp đơn giản để phòng ngừa căn bệnh như hãy luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày bằng các động tác nhẹ nhàng, không được mang vác quá nặng, đi đứng cần phải được đúng tư thế…hoặc không nên nằm đệm quá dày, và lún sâu…

Nếu có bất kỳ hiện tượng gì bất thường bạn hãy đi khám bác sỹ ngay để có phương pháp chữa trị phù hợp và tuyệt đối phải làm theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Đặc biệt, việc kết hợp phương pháp chữa trị với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp căn bệnh của bạn được cải thiện hơn rất nhiều.

 Nguồn: Tổng hợp

3 biện pháp phòng tránh đau thần kinh tọa

23/04/2015 Phương Diên

Đau thần kinh toạ là một căn bệnh có thể xâm nhập ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi mà bị mắc bệnh này nhiều nhất là những người già có độ tuổi từ 50 trở lên. Lúc này xương bị thoái hóa dẫn đến việc đau thần kinh tọa. Sau đây là một số biện pháp phòng tránh đau thần kinh tọa mà các bạn cần tham khảo.

1. Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý

Để có thể giảm được căn bệnh đau thần kinh tọa thì việc làm đầu tiên bạn phải quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, bạn không được sử dụng các độc chất như: rượu, bia, thuốc lá, đặc biệt là không được để căng thẳng quá mức đây cũng là nguyên nhân khiến căn bệnh đau thần kinh tọa càng trở nên nặng và nguy hiểm hơn. Lúc ngủ, bạn không nên nằm đệm quá dày và mềm, sẽ khiến bạn đau hơn rât nhiều.

2. Chú ý các tư thế vận động

Khi bị đau thần kinh tọa, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, nếu muốn bệnh không trở nên nặng hơn, bạn phải cần đảm bảo các tư thế vận động như: khi đứng, đi và mang vác các đồ nặng. Bạn phải luôn đảm bảo răng cơ thể bạn luôn ở tư thé thẳng không được đi gù lung, khom lưng khi đọc sách hoặc viết. Bạn không được ngồi với tư thế vẹo sẽ khiến căn bệnh của bạn trở nên nặng hơn.

Nếu trong trường hợp bạn bắt buộc phải ngồi lâu thì bạn nên thỉnh thoảng đứng lên và luyện tập các tư thế, động tác thể dụng nhẹ nhàng, như xoay cổ, vươn vai nhẹ, tập các động tác thể dục giữa giờ, chỉ như vậy căn bệnh của bạn mới không tồi tệ.

Khi bạn cần phải mang vác các vật nặng thì bạn không nên mang vác một bên cơ thể mà hay để vật nặng đó chia đều cả 2 bên, nếu bạn để một tay hoặc một vai vác vật năng, sẽ gây ra tình trạng mất cân đối, khiến bệnh tình của bạn càng trở nên nặng hơn.

3. Tập thể dục là phương pháp giúp cải thiện đau thần kinh tọa

Bạn nên tập thể dụng thường xuyên, vừa sức, nhẹ nhàng sẽ tăng cường sức lực và sực dẻo dai, khỏe mạn của cột sống và cơ bụng. Bạn có thể áp dụng một số bộ môn tập thể dục đơn giản như: đi bộ, đạp xe, bơi. Đặc biệt bạn không được luyện tập các bộ môn phải bỏ quá nhiều sức lực như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng… Cũng không được làm những nghề nặng nhọc như lái bốc vác, lái ô tô.. Hạn chế các điều kiện làm việc nặng nhọc, bạn cần lựa chọn một công việc phù hợp, nhẹ nhàng với công việc của bạn.

Tập thể dụng thường xuyên, nhẹ nhàng giúp bạn cải thiện bệnh đau thần kinh tọa

Để có thể điều trị được bệnh đau thần kinh tọa, bạn cần phải tìm hiểu và phát hiện được nguyên nhân gốc rễ khiến cho căn bệnh của bạn phát triển. Bạn nên kết hợp các biện pháp đông ý, ngoại khoa, vật lý trị liệu… để chữa bệnh. Đặc biệt, bạn nên đến gặp bác sỹ để có những phương pháp điều trị tốt nhất.

Bị đau thần kinh tọa thì việc làm đầu tiên mà bệnh nhân cần phải quan tâm đó là vấn đề nghỉ ngơi hợp lý, nếu trong trường hợp bạn bị đau nhiều, nhưng lại vẫn vận động sẽ khiến cho bạn ngày càng đau hơn. Đặc biệt, giường ngủ của bạn phải đảm bảo bằng phẳng và cứng. Nếu bạn đau quá, bạn có thể nằm sấp hoặc nằm co chân lại. Khi bạn phát hiện có hiện tượng như bị sụt, lún cột sống, bạn cần phải đến để khám bác sỹ tìm ra phương pháp chữa trị nhanh chóng.

Bệnh đau thần kinh tọa khiến nhiều người mệt mỏi, không còn sức lực và năng lượng cho cuộc sống, căn bệnh này khiến họ không làm được gì, nhiều lúc cảm thấy chán nản. Tuy vậy, bạn đừng nên quá lo lắng, nếu bạn biết cách phòng tránh và thực hiện các biện pháp giúp cho bệnh đau thần kinh được cải thiện dần thì bạn sẽ nhan chóng khỏi bệnh.

Nguyên nhân và biến chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng theo Đông y

17/04/2015 Phương Diên

Theo Đông y, dạ dày và tá tràng cùng được xếp vào phạm vi “tỳ vị”. Đây là bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người. Hải Thượng Lãn Ông viết “ Cuộc sống con người lấy tỳ vị làm chủ”.Nơi tiếp nhận, chứa đựng và tiêu hoá một phần thứcăn, đồ uống để nuôi dưỡng cơ thể. Khi bộ phận này bị tổn thương tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân.

Sau đây là các nguyên nhân, biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày theo Đông y để các bạn cùng tham khảo.

Bệnh đau dạ dày – tá tràng được Đông y quy vào các nguyên nhân sau:

Tỳ vị hư yếu:

Tỳ (lá lách) làm chủ ở trung tiêu, quan hệ biểu lý với vị, có chức năng chủ yếu và vận chuyển thứcăn, nước uống và các chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận của cơ thể, ngoài ra cũngchủ về da thịt, thống nhiếp huyết dịch.Tỳ mà bị hư thìảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ như da mặt vàng vọt, khó tiêu, bụng trướng…Vị là dạ dày, được xem như một bể chứa nước và thứcăn, nếuăn uống không có sự điều tiết hợp lý, khi ăn quá no, khi lại quá đói, hay ăn quá nóng, quá lạnh cũng sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Do chế độ dinh dưỡng không phù hợp:

Ăn uống không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày. Ăn khi thì quá no, khi quáđói, quá nóng hay quá lạnh, ăn nhiều thứcăn dầu mỡ, nhiều đồ cay nóng, ăn nhiều thực phẩm sống lạnh hay lạm dụng nhiều rượu bia đều rấtảnh hưởng đến tỳ(dạ dày).

Do tinh thần bất ổn:

Hải ThượngLãn Ông nói: “Mừng, giận, lo, sợ, buồn, khiếp đảm đều gây tổn thương nguyên khí”. Vì khi căng thẳng thần kinh thì khí uất, mà khí uất thì thương can, can mộc vốn khắc thổ, nên can khí phạm vị khiến cơ năng lo việc tiêu hóa hấp thu rối loạn, và lâu ngày phát sinh bệnh.

Biến chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng

Hẹp môn vị:

Là một biến chứng hay gặp ở những người bị loét tá tràng, bờ cong nhỏ. Khi bị hẹp môn vị bệnh nhân ăn uống khó nuốt, dễ bị nôn khi ăn, lách bụng thì nghe tiếng óc ách như chứa nước.

Chảy máu:

Biến chứng này hay gặp ở bệnh nhân bị loét tá tràng và ổ loét đã ăn vào động mạch. Nếu chảy máu nhiều thì bệnh nhân sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, huyết áp bị tụt, chân tay lạnh. Triệu chứng mất máu dễ thấy nhất là nôn ra máu tươi hoặc máu đen, đại tiện ra máu đen…

Thủng dạ dày – tá tràng:

Khi ở loét lâu ngày sẽ càng ăn lan ra nhiều, ăn sâu vào trong thành dạ dày làm thành dạ dày bị thủng. Khi đó, dịch vị, thức ăn, không khí… sẽ tràn ra ở bụng gây viêm nhiễm nghiêm trọng cho phúc mạc. Bệnh nhân sẽ đau dữ dội và phải đưa đi cấp cứu gấp. nếu ổ loét bị thủng trúng nơi tuỵ hay túi mật thì thường gây biến chứng rất nguy hiểm cho bệnh nhân.

Ung thư hóa:

Vết loét lâu ngày có thể chuyển sang ung thư hóa và hay gặp ở những bệnh nhân bị loét bờ cong nhỏ dạ dày. Biểu hiện là bệnh nhân đau nhiều, sút cân nhanh, mất biểu thị đau theo chu kỳ ấy.

Trên là những nguyên nhân và biến chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng theo Đông y. Thực sự sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị bệnh kịp thời. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện của biến chứng trên cần phải đưa đi bệnh viện kịp thời để tránh những nguy hiểm cho bệnh nhân.

 Nguồn: Tổng hợp

Món ăn có tác dụng trị bệnh viêm đại tràng.

14/04/2015 Phương Diên

Người bị bệnh viêm đại tràng, ngoài sử dụng thuốc và các phương pháp chữa bệnh, cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Bởi nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng có một phần cũng là do ăn uống gây ra. Để chữa bệnh viêm đại tràng, ngoài chọn những món ăn có tác dụng chữa bệnh, bệnh nhân cũng phải chọn những món ăn có đẩy đủ dinh dưỡng để không khiến đại tràng bị tổn thương nặng hơn. Dưới đây là những món ăn cũng như bài thuốc có tác dụng trị bệnh viêm đại tràng rất tốt, các bạn có thể tham khảo.

Viêm đại tràng có nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm trùng, do tác động của các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, ruột, do nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất, đặc biệt còn do yếu tố ăn uống. Người bị viêm đại tràng là những người có chế độ ăn uống thất thường kéo dài, lạm dụng các thức ăn không thích hợp gây kích thích và tổn thương niêm mạc ruột.

Khi bị viêm đại tràng, người bệnh thường có triệu chứng dễ gặp nhất là đau bụng, thường đau ở vùng bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng. Cơn đau rõ ràng nhất khi ăn, trước khi đại tiện và sẽ giảm dần sau đại tiện. Bệnh nhân thường bị rối loạn đại tiện, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, sau khi đại tiện xong thường cảm thấy đau rát, khó chịu, đôi khi có cảm giác vẫn muốn đi đại tiện nữa. Triệu chứng bụng căng tức, miệng đắng, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ đeo bám người bị viêm đại tràng cho tới khi bệnh được chữa trị.

 

Khi có các dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng, người bệnh cần được tiến hành khám và chữa trị. Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm phân, soi đại tràng, chụp X quang đại tràng để kết luận bạn có bị viêm đại tràng không. Nếu được chẩn đoán đúng bệnh viêm đại tràng, bệnh nhân cần lựa chọn các phương pháp chữa bệnh phù hợp và an toàn nhất với bản thân mình.

Các món ăn bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng.

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả từ các nguyên liệu làm thức ăn. Các bạn có thể lựa chọn một trong số chúng để điều trị bệnh.

Đậu ván, đại táo, bạch thược và trần bì kết hợp với nhau sẽ ra một bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả. Bạn cần 25g đậu ván, 20g đại táo, 5g bạch thược và 5g trần bì. Cho tất cả vào nồi và sắc lấy 2 bát nước. Chia làm 2 lần uống trong ngày vào sáng và tối.

Bài thuốc thứ hai là món cháo từ trái vải, hạt sen, gạo tẻ và hoài sơn. Bạn lấy 50g cùi vải khô, 30g hạt sen, 40g hoài sơn giã nát nấu chúng với 60g gạo tẻ thành cháo. Mỗi tối ăn 1 lần. Ăn liên tục trong vòng 15-20 ngày sẽ có tác dụng trị viêm đại tràng mãn do tỳ thận hư hàn.

Bài thuốc thứ 3 cũng là một món cháo bổ dưỡng cho người bị viêm đại tràng. 150g củ sen làm sạch, bỏ đốt, cắt miếng nhỏ, nấu cháo với 100g gạo tẻ. Khi chín cho thêm 30g đường cát trắng vào. Mỗi ngày ăn 1 -2 bữa. Ăn liền trong 1 tháng sẽ cho hiệu quả chữa bệnh.

Trên đây là những món ăn, bài thuốc có tác dụng chữa trị bệnh viêm đại tràng an toàn và hiệu quả. Các bạn có thể áp dụng để chữa bệnh cho bản thân và gia đình mình.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

Dấu hiệu và cách điều trị của bệnh thoái hóa khớp gối.

14/04/2015 Phương Diên

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh thoái hóa khớp. Nó khiến cho người bệnh bị giảm chức năng di chuyển, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần phát hiện sớm bệnh thông qua các dâu hiệu và có cách điều trị bệnh phù hợp, tránh để bệnh phát triển nặng thêm có thể gây tàn phế suốt đời.

1. Dấu hiệu thường gặp của bệnh thoái hóa khớp gối.

Khi bị thoái hóa khớp gối, dấu hiệu người bệnh dễ nhận thấy nhất đó là cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ sau bệnh càng nặng cơn đau càng nhiều. Các cơn đau thường diễn ra vào ban đêm.

 

Lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy, các khớp gối có cảm giác cứng ngắc, chỉ đến khi đi lại một lúc mới cảm thấy đỡ đau và thấy dễ chịu hơn.

Khi đi cầu thang hoặc khi ngồi xổm, các vùng xung quanh khớp bắt đầu thấy đau, cơn đau càng tăng khi tần suất leo cầu thang càng lớn.

Có thể thấy khớp gối bị sưng lên, bên trong chứa nhiều dịch mà người ta gọi là tràn dịch khớp. Chỉ khi chọc hút hết dịch thì cảm giác đau mới giảm xuống, nhưng được một thời gian ngắn khớp lại sưng trở lại.

Nếu không chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối kịp thời, bệnh sẽ phát triển nặng, làm cho khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, dẫn tới tình trạng chân vòng kiềng.

Cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng, nhất là khi người bệnh di chuyển. Người bệnh khó duỗi gập gối chân, đi lại khó khăn phải nhờ khung, nạng hỗ trợ, vì vậy người bệnh rất khó khăn trong sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày.

2. Cách chữa trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu.

Để chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối, bệnh nhân thường áp dụng phương pháp vật lý trị liệu. Bởi đây là phương pháp không chỉ giảm đau, giảm phù nề, tăng lực cơ, tăng tầm vận động khớp gối mà còn có công dụng phuc hồi các chức năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Để giảm đau và tăng tuần hoàn máu cho khớp gối, có các phương pháp vật lý trị liệu sau: Chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, chiếu thấu nhiệt vi sóng, điều trị bằng các dòng điện giảm đau ( dòng Ten, dòng giao thoa…), sóng siêu âm giảm đau, kháng viêm, làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, sử dụng băng thun hoặc bó gối cố định khớp khi đi lại, hay lên xuống cầu thang.

Chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu còn dựa vào việc huyến luyện cơ, tập mạnh các nhóm cơ gập duỗi khớp gối, các nhóm cơ gập duỗi dang áp khớp hông. Đây là phương pháp hỗ trợ khớp gối tùy vào lực cơ người bệnh, gia tăng tầm vận động khớp gối, độ di động xương bánh chè, tập chịu sức lên xuống cầu thang.

Ngoài áp dụng những phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh bị béo phì, tránh ngồi xổm, hạn chế leo cầu thang hay leo dốc, không nên bốc vác nặng để bệnh không bị nặng thêm.

Khi bị bệnh, không nên lười vận động do cảm thấy đau nhức mỗi lần di chuyển hay hoạt động vùng khớp gối, có thể mang nẹp gối và tập cơ tứ đầu để có một khớp gối vững khi đi đứng, tránh việc bị teo chân.

 Nguồn: Tổng hợp

Những phương pháp điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả.

11/04/2015 Phương Diên

Vôi hóa cột sống cũng giống như thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống cổ, là một trong số những bệnh của thoái hóa cột sống. Ngoài nguyên nhân gây bệnh là do quá trình lão hóa tự nhiên, bệnh còn do các nguyên tố thúc đẩy như quá trình viêm do viêm nhiễm khuẩn, viêm do các yếu tố khác. Để chữa trị vôi hóa cột sống, có những phương pháp điều trị như: nội khoa, ngoại khoa, điều trị vật lý, châm cứu, qua chế độ dinh dưỡng…Mỗi phương pháp lại dựa vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân và cho những hiệu quả nhất định.

Các phương pháp điều trị vôi hóa cột sống.

Vôi hóa cột sống có tên gọi khác là bệnh gai cột sống. Đây là tình trạng lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống làm cột sống có gai.

  • Điều trị bệnh vôi hóa cột sống bằng phương pháp nội khoa.

Đây là phương pháp luôn được chọn lựa đầu tiên trong các phương pháp chữa bệnh. Phương pháp này là uống thuốc kết hợp với điều trị vật lý.

Đầu tiên cần làm giảm những chỗ sưng đau ở các khớp, cơ. Bằng cách dùng nước đá lạnh chườm vào vùng bị sưng.

Sau đó sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm không có steroid như: paracetamol, ibuprofen…Nếu cơn đau kéo dài và gây đau nhiều thì bác sĩ có thể tiêm thuốc steroid tại chỗ để giảm đau nhanh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là một thuốc mạnh nên bệnh nhân không được tự ý sử dụng nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phương pháp tiếp theo là châm cứu. Châm cứu sẽ giúp làm giảm cảm giác đau một phần ở phần mềm nhưng không có tác động vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy.

Vật lý trị liệu, xoa bóp, luyện tập vùng xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai cột sống.

Thiền mỗi ngày.

Thiền không những có tác dụng tốt đối với sức khỏe mà nó còn có tác dụng tốt với cột sống. Thiền giúp khôi phục sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, tăng năng suất lao động thể chất và tinh thần đồng thời giúp kép dài tuổi thọ. Khi thiền, người tập sẽ có xu hướng tập trung vào bên trong tâm trí và cơ thể, điều đó giúp kéo thẳng gai cột sống một cách tự nhiên.

Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 10 phút để thực hiện các bài tập thiền động hoặc tĩnh, đặc biệt nên tập vào mỗi giờ nghỉ ngơi giữa giờ làm việc, nó sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh vôi cột sống của bạn.

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống.

Để cột sống luôn khỏe mạnh, chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng đủ protein, chất béo và trái cây tươi. Đây là chế độ dinh dưỡng vừa giúp chúng ta không bị thừa cân vừa giúp bổ sung cơ bắp cho cột sống.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng cột sống bị suy yếu, đặc biệt là khi bị đau lưng do giãn dây thần kinh cột sống, chúng ta cần phải bổ sung các loại vitamin như B-complex, chất béo Omega 3 có trong các thực phẩm như: cá thu, cá trích, cá hồi và một số loại cây, quả như rau tía tô, trái cây kiwi…

 Nguồn: Tổng hợp

Trị thoái hóa cột sống cổ bằng bài thuốc nam.

10/04/2015 Phương Diên

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do quá trình sinh hoạt sai tư thế, do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc do yếu tố di truyền…Để điều trị thoái hóa cột sống cổ có rất nhiều phương pháp, trong đó có cách điều trị bằng bài thuốc nam. Đây là phương pháp đơn giản, lành tính nhưng phải mất một thời gian dài điều trị bệnh mới cho kết quả.

  1. Dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống cổ.

Khi bị thoái hóa cột sống cổ, người bệnh thường có các triệu chứng rất khó chịu như đau vùng sau cổ, mỏi cổ, mỏi bả vai, cánh tay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể có thêm các biểu hiện như đau cánh tay, đau buốt đến bàn tay, đỉnh đầu và hốc mắt cảm thấy đau, tức.

Đa số những người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ và cột sống luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu, mọi hoạt động đều cảm thấy khó khăn do khi hoạt động thì đều cảm thấy đau nhức. Vì vậy, sinh hoạt và lao động của người thoái hóa cột sống bị trì trệ và không được như trước.

  1. Điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc nam.

Bài thuốc nam điều trị bệnh thoái hóa cột sống được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược ngoài tự nhiên như: cây lá lốt, cây ngải cứu, cây trinh nữ, cây cỏ xước.

Để bài chế bài thuốc nam, các bạn cần làm như sau:

Cây lá lốt và cây ngải cứu lấy cả rễ, thân và lá rửa sạch phơi khô. Cây trinh nữ lấy phần thân, cây cỏ xước nhổ cả rễ, sau đó rửa sạch rồi phơi tái. Hai loại cây này thì rũ bỏ sạch lá.

Tất cả 4 loại cây sau khi phơi khô thì đem băm nhỏ, rồi sao vàng.

Mỗi ấm thuốc các bạn cho khoảng 150g thuốc và thêm vài lát gừng tươi vào ấm rồi đun. Có thể cho thêm một nhúm cam thảo vào cho dễ uống.

Ngoài 4 vị trên ra, các bạn có thể thêm vào mỗi ấm thuốc 100g rễ, thân lá đinh lăng khô để thuốc có vị và mùi như thuốc bắc. Đun ấm thuốc sôi một lúc là có thể uống được. Sau khi uống hết một ấm, lại đổ nước vào đun tiếp, đun đến khi thuốc nhạt thì thôi.

Trong thời gian điều trị bằng thuốc nam, các nam chỉ duy nhất được dùng loại thuốc này để thay nước uống hàng ngày. Tránh dùng các loại thuốc khác khiến mất tác dụng của thuốc nam.

Uống liên tục trong một thời gian dài thì mới thấy tác dụng chữa bệnh của thuốc. Vì vậy, các bạn cần kiên trì sử dụng. Thuốc nam sẽ không thấy ngay tác dụng chữa bệnh như thuốc Tây, nhưng nó lại tuyệt đối an toàn và không gây tác dụng phụ. Uống thuốc nam bệnh sẽ được chữa trị tận gốc, giúp bạn tránh các lại các triệu chứng của bệnh tái phát.

Khi bị thoái hóa cột sống cổ ở giai đoạn nặng, các bạn nên phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác để tăng thêm hiệu quả chữa trị. Cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để đánh giá được tình trạng bệnh hiện tại.

 Nguồn: Tổn hợp

Những điều cần biết về bệnh đại tràng

01/04/2015 Phương Diên

Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là phần cuối của đường ống tiêu hóa trong cơ thể. Đại tràng hấp thu nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua thực tràng.

Bệnh viêm đại tràng có nghĩa là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm, gây ra hiện tượng viêm loét và rối loạn chức năng của đại tràng.

1.Các triệu chứng của viêm đại tràng

Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Người bị viêm đại tràng đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng, lúc nát, đi từ 2 đến 6 lần mỗi ngày, người bệnh thường không thoải mái khi đi đại tiện hay có cảm giác mót, muốn đi nữa ngay sau khi vừa di xong.

Trướng bụng, đầy hơi, bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu. Ngoài ra một triệu chứng thường gặp ở người viêm đại trạng nữa là đau bụng, đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng, thường đau sau khi ăn, trước khi đi đại tiện hoặc đau lúc đói.

Những điều cần biết về bệnh đại tràng

Những điều cần biết về bệnh đại tràng

Trường hợp nặng hơn có thể bị chảy máu trực tràng, đi ngoài phân có dính nhày và có thể có máu.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng

Viêm đại tràng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

Do các vi khuẩn gây ra:Shigella, Campylobacter, E.coli, C.difficile…

Nhiễm ký sinh trùng: các loại giun sống ký sinh trùng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.

Nhiễm nguyên sinh động vật: Amip…

Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây nên viêm đại tràng: do ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích như rượu, bia làm niêm mạc ruột bị tổn thương.

Táo bón kéo dài

Đặc biệt, nhiếm nấm đường ruột sẽ dẫn tới đại tràng đau bụng, sôi bụng, đầy bụng, đi ngoài lúc lỏng, lúc táo bón kéo dài….

3. Biện pháp điều trị bệnh đại tràng

Bệnh đại tràng có nhiều loại cũng như nhiều triệu chứng khác nhau, dó đó người bị bệnh đại tràng cần đến bệnh viện để các y bác sĩ chuẩn đoán tình hình bệnh và điều trị một cách chính xác, cũng như dùng thuốc đúng điều lượng nhất.

Những điều cần biết về bệnh đại tràng

Những điều cần biết về bệnh đại tràng

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và các chỉ thị từ các y bác sĩ, người bị bệnh đại tràng cũng có thể hỗ trợ giảm bệnh từ chế độ ăn uống phù hợp. Có thể tham khảo một số chế độ ăn uống như sau:

– Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ, ăn làm nhiều bữa nhỏ

– Khi bị tiêu chảy: tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp.

– Tránh chất kích thích: tránh sử dụng các loại thực phẩm như cà phê, socola, trà… Nên ăn thức ăn hấp hoặc luộc, hạn chế các món xào, rán, sốt.

Nên dùng các thực phảm: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, các laoij rau xanh nhiều lá như rau muống, rau cải, rau ngót…

Không nên ăn các thực phẩm như: trứng, sữa, thịt mỡ, nem rán, hành sống, bia, rượu, nước ngọt có ga… vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng. Ngoài ra cũng không nên ăn các sản phẩm nhiều đường, sữa hay quả ngọt, mật ong… tránh các thức ăn cứng như rau sống, bắp

luộc ảnh hưởng đến vết viêm loét.

Bệnh đại tràng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và niềm vui sống của mỗi người, do đó không chỉ bệnh nhân mắc bệnh này mà ngay cả những người sức khỏe tốt, không bị bệnh cũng cần thiết lập một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng tốt để hạn chế bệnh đại tràng. Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo cơ thể luôn được an toàn hoặc phát hiện bệnh sớm nhất.

Nguồn: Tổng hợp

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status