• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

5 thói quen xấu gây ra đau dây thần kinh tọa.

01/06/2015 Phương Diên

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể thuộc đám rối thắt lưng cùng. Biểu hiện khi bị đau dây thần kinh tọa đó là người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt từ thắt lưng xuống mông, rồi lan xuống đùi, cẳng chân, bàn chân. Cơn đau còn kèm theo những rối loạn cảm giác ở vùng da như: tê bì, rát bỏng hoặc râm ran như kiến bò. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa chủ yếu là do người bệnh bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng đoạn L4, L5, L5-S1. Tuy nhiên, một số thói quen xấu của người bệnh cũng là nguy cơ gây ra đau thần kinh tọa. Dưới đây là 5 thói quen xấu gây bệnh mà các bạn cần tránh.

  1. Mang vác vật nặng sai cách.

Khi mang vác vật nặng, chúng ta thường có thói quen là cúi xuống và vác trực tiếp vật nặng lên. Điều này làm cho cột sống của chúng ta dễ bị tổn thương, gây chèn ép các dây thần kinh và dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

  1. Bỏ ví ở túi sau quần.

Đây là một thói quen rất quen thuộc của nam giới, tưởng trừng như vô hại, nhưng thực chất đây lại là một nguy cơ có ảnh hưởng xấu đối với bệnh đau dây thần kinh tọa. Vì khi để ví ở túi sau quần, nó sẽ làm thay đổi trọng tâm của cột sống, cũng như phần chậu hông và đáy chậu. Đông thời, ví sẽ làm ngăn cản sự lưu thông máu, chèn ép vào các dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh tọa. Để ví ở túi quần sau khi ngồi hoặc nằm, một bên hông sẽ bị đội cao, sẽ làm cho cột sống và các cơ phải điều chỉnh để tạo cân bằng cho cơ thể. Lâu dần sẽ gây vẹo cột sống và hình thành gai cột sống.

  1. Nằm đệm quá mềm hoặc nằm võng.

Khi nằm đệm quá mềm hoặc nằm võng , cơ thể bị lún xuống, cột sống uốn cong, các cơ vùng cột sống và mông co lại để giữ cơ thể cân bằng và nó gây chèn ép vào dây thần kinh tọa. Lâu dần sẽ dẫn đến đau thần kinh tọa.

  1. Đi giày cao gót.

Giày cao gót là một đồ dùng được rất nhiều phụ nữ yêu thích. Giày cao gót khiến phụ nữ trông đẹp và quyến rũ hơn, tuy nhiên, thói quen đi giày cao gót lại gây ra khá nhiều phiền toái cho các chị em như: đau đầu ngón chân, căng cơ vùng cẳng chân, đặc biệt là đau lưng và đau thần kinh tọa.Đi giày cao gót khiến phần trọng tâm cơ thể bị thay đổi, chậu hông ưỡn ra phía trước. Cột sống đoạn thắt lưng không ở vị trí tự nhiên mà chịu hai lực ngược chiều nhau từ trên xuống do trọng lực cơ thể và từ dưới lên do gót giầy cao đẩy toàn bộ vùng phía sau chân, mông và hông lưng lên. Các khối cơ ở đây co lại, cột sống mất đường cong sinh lý, khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép.

  1. Chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ.

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe nói chung cũng như các bệnh về thần kinh cơ xương khớp nói riêng. Ăn quá nhiều khiến cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm tăng áp lực lên cột sống và các khớp, lâu dần sẽ bị thoái hóa và chèn ép vào các dây thần kinh.

Uống rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động, tập thể dục cũng là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa và làm tinh trạng bệnh nặng hơn khi đã bị bệnh.

Vì vậy, chúng ta cần điều chỉnh lại các thói quen hàng ngày sao cho hợp lý để phòng tránh cũng như giảm các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa.

 Nguồn: Tổng hợp

Chữa bệnh đau nhức cột sống bằng cây lá móng tay.

25/05/2015 Phương Diên

Bệnh đau nhức cột sống là bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau nhức cột sống. Trong đó có phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền, sử dụng các bài thuốc dân gian. Một trong số những bài thuốc được rất nhiều người tin dùng và cho hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh đau nhức cột sống là cây lá móng tay. Để tìm hiểu rõ công dụng chữa bệnh của cây lá móng tay, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

  1. Tìm hiểu về cây lá móng tay.

Cây lá móng tay còn có tên gọi khác là: móng tay nhuộm, lưu mọi, tán mạt hoa, chỉ giáp hoa. Cây thuộc họ Tử Vi, là loại cây thân nhỏ, da nhẵn, lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá đơn, nhỏ, hình trứng bầu dục. Hoa mọc ở đầu cành, hình thùy, dáng chùm nhỏ màu trắng, già chuyển đỏ rồi vàng sậm khi héo, mùi thơm hăng hắc.

Theo y học cổ truyền, cây lá móng tay có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Lá của cây  lá móng tay có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, sát trùng và thường dùng chữa một số bệnh ngoài ra như: hắc lào, ghẻ lỡ, mụn nhọt, chữa tiêu chảy, bại liệt, trừ giun sán, điều kinh, viêm họng, chữa đau nhức cột sống.

Hoa của cây lá móng tay có thể dùng để chữa cảm sốt, mất ngủ.

Lá cây lá móng tay còn có thể dùng làm thuốc nhuộm hoặc được sử dụng trong các loại mỹ phẩm như: dầu gội, thuốc nhuộm tóc.

Bài thuốc chữa đau nhức cột sống của cây lá móng tay.

Theo dân gian, cây lá móng tay có thể chữa bệnh đau nhức cột sống rất hiệu quả khi kết hợp với một số vị thuốc khác như: cốt toái bổ, cam thảo, cẩu tích, ngũ gia bì.

  1. Bài thuốc trị bệnh đau nhức cột sống từ cây lá móng tay như sau:

Các bạn lấy 150g cây lá móng tay bao gồm rễ, thân, lá và hoa màu trắng, thái nhỏ, phơi khô rồi sao vàng và hạ thổ.

50g cốt toái bổ cạo sạch lông, xắt mỏng rồi phơi 3 nắng

Cho cây lá móng tay, cốt toái bổ, 10g cam thảo, 15g cẩu tích, 15g gia bì cùng 1 lít nước vào ấm, sắc thuốc còn 300ml nước. Ngày uống 4 lần vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối và uống liên tục trong 30 ngày.

Bài thuốc này không dùng cho người có chứng ứ huyết, phụ nữ có thai, người già và trẻ em.

  1. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây lá móng tay.

Bài thuốc chữa bệnh hắc lào, ghẻ lở từ cây lá móng tay.

Bạn lấy 200g lá móng tay tươi cùng 100g lá sả, 100g lá ổi cho vào nồi đun với 3 lít nước. Sau đó dùng nước này để tắm cho người bệnh.

Để tăng hiệu quả chữa bệnh, bạn có thể lấy lá móng tay tươi rửa sạch, để khô nước rồi cho ½ thìa muối tình vào trộn đều, sau đó giã nhuyễn.Lấy hỗn hợp đã giã trộn với 3 thìa giấm nuôi và vắt lấy nước uống, còn xác đắp nơi phát bệnh. Ngày làm 2 lần mà làm liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc chữa bệnh bế kinh.

Bạn dùng 50g móng tay kết hợp với 40g ích mẫu và 30g nghệ đen, tất cả cho vào nồi cùng 500ml nước. Sắc thuốc còn 200ml nước và uống thành 3 lần trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.

Trên đây là bài thuốc trị đau nhức cột sống từ cây lá móng tay. Chúc các bạn thành công trong việc điều trị bệnh từ cây thuốc này.

 Nguồn: Tổng hợp

Đau thần kinh tọa ở nam giới

04/05/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở nam giới. Bệnh đau thần kinh tọa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, nếu không tìm ra nguyên nhân gốc rễ và phương pháp điều trị đúng cách sẽ rất nguy hiểm.

Một số nguyên nhân dẫn tới đau thần kinh tọa ở nam giới

1. Hút thuốc lá nguy cơ gây đau thần kinh tọa ở nam giới

Theo một số nghiên cứu mới đây, nam giới hút thuốc lá nhiều thường có nguy cơ bị đau thần kinh tọa rất cao 2-3 lần so với người không hút thuốc, bởi trong thuốc lá có rất nhiều chất kích thích độc hại đến xương sống, chức năng sụn đệm cột sống của xương cột sống dần dần bị thoái hoá…Người bệnh hút thuốc thường dễ bị loãng xương và sự gia tăng các thành phần hóa học trong máu dẫn tới các cơn đau lưng.

Để phòng ngừa thì tốt nhất là không nên hút thuốc lá, trong trường hợp, nam giới bị đau thần kinh tọa mà không hút thuốc lá kết hợp với chế độ luyện tập thể dục đều đặn sẽ khiến bệnh tình nhanh chóng khỏi bệnh hơn rất nhiều.

2. Đau thần kinh tọa do chế độ ăn uống không hợp lý

Việc ăn uống không hợp lý là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa ở nam giới rất nhiều, những người bệnh không bổ sung thêm các chất khoáng khoáng như canxi, phốt pho, kali và magiê có thể dẫn tới bệnh loãng xương, làm cho xương cột sống dễ gãy và xốp.

Cần phải điều trị thế nào?

Cần phải ăn thường xuyên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với căn bệnh đau thần kin tọa như ăn một số loai thực phẩm như pho mát tươi béo, bắp cải, cà rốt, các loại đỗ, đậu côve, gạo, củ cải đỏ, hồ đào… Chúng ta vẫn có thói quen ăn đường trắng, tuy vậy cũng nên hạn chế bởi cơ thể muốn hấp thụ được thì phải tiêu hao một số dưỡng chất và điều đó làm cho cột sống của chúng ta yếu đi.

3. Thận cũng là nguyên nhân dẫn tới đau thần kinh tọa

Ở nam giới việc đau thần kinh tọa có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thận cũng là một trong số nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa, tình trạng vỏ bọc thận bị căng cứng đột ngột do sạn bị nghẽn ở niệu quản (ống dẫn tiểu đi từ thận xuống bọng đái. Bệnh nhân đau lăn lộn nằm, đứng không yên, đau gập nhười lại.

Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày. Chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol. Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp. Dừng hút thuốc lá, vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn. Tập thể dục thể thao mỗi ngày. Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận. Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.

4. Đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cốt sống

Là do các chấn thương cột sống, tư thế xấu trong lao động. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống. Hơn 90% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm nếu không điều trị có thể khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời do bị liệt, có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ…Nằm nghỉ, dùng thuốc giảm đau, kháng viêm không, vật lý trị liệu…

Đau thần kinh tọa hiện đang rất phổ biến ở nam giới, vì vậy cần phải có những biện pháp cũng như cách phòng tránh giúp bệnh tình ngày càng được cải thiện tốt hơn.

 Nguồn: Tổng hợp

Chứng bệnh đau thần kinh tọa

04/05/2015 Phương Diên

Bạn đã bao giờ gặp các vấn đề về đau thần kinh tọa, đau cột sống? Bạn bị đau lưng lâu ngày? Người thân và bạn bè của bạn cũng nằm trong tình trạng bị đau lưng giống bạn?

Trong cuộc đời có lẽ chẳng ai là không bị mắc chứng đau lưng một lần nào. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ của bệnh tình mà có người đau nhẹ, có người thì đau nhói. Có một số người cho rằng hãy sử dụng phương pháp phẫu thuật để chữa đau lưng..

Một số biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa là là suy yếu lưng, cảm giác bị đau mạn tính vùng thắt lưng, đau hông và đùi khi ngồi và đi bộ, cảm giác khó cúi người xuống, khó ưỡn ra đằng sau hay nghiêng về phía trước. Khi bạn mắc chứng bệnh này, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu vì những cơn đau nhức và dai dẳng.

Các triệu chứng này thường xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng tập trung chủ yếu ở những người trung niên, những người có đặc điểm nghề nghiệp đặc thù như dân văn phòng, người lao động, người làm nghề bốc vác…. Bệnh đau thần kinh tọa có một điểm khá kỳ lạ đó là một số bệnh nhân mắc bệnh cảm thấy đau đớn ngay sau khi các đĩa đệm thoái hóa trượt lên nhau trong khi một số khác lại không hề cảm thấy gì cho đến khi họ nâng một vật nặng.

Căn bệnh này thường tập trung với những người trung niên, nhưng điều đó không có nghĩa rằng các thanh niên trẻ trung không bị ảnh hưởng. Đã có một số trường hợp căn bệnh đau thần kinh tọa xuất hiện mới chỉ ở độ tuổi chưa đến 20. Những người trẻ tuổi bị mắc phải căn bệnh thường là do lưng gặp phải các chấn động mạnh hoặc nâng đồ vật quá nặng không đúng tư thế. Sau khi bị chấn động, các đĩa đệm sẽ bị tổn thương, rách hoặc thậm chí trở nên khô cứng do bị mất nước dẫn đến không còn tính linh hoạt, đàn hồi như trước và mất chức năng giảm xóc, chống đỡ cho các đốt sống. Các bộ phận khác của cơ thể nếu bị tổn thương thì nó có thể hồi phục nhanh chóng do hấp thụ các chất dinh dưỡng và oxi trong máu. Nhưng đối với đĩa đệm, dòng máu chảy qua cực kỳ ít nên việc tự phục hồi gần như là không thể.

Nhiều người nghĩ rằng phẫu thuật là phương pháp giải quyết tốt nhất cho đau thần kinh tọa nhưng điều này thật sự không đúng. Phẫu thuật chỉ nên là giải pháp cuối cùng khi rất nhiều phương pháp khác thất bại bởi phẫu thuật chứa rất nhiều rủi ro. Một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả nhất là phương pháp vật lý trị liệu.

Có rất nhiều trường hợp đau lưng chỉ là hậu quả của chứng teo cơ hoặc các vấn đề mà bạn hoàn toàn có thể tự điều trị. Dù bạn sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì hay kết hợp nó với việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, và tránh nâng vác nặng với các tư thế không đúng. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể nhanh chóng chữa trị được căn bệnh này.

Đau thần kinh tọa có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi, chán nản không muốn làm gì, tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng nếu bạn tìm ra nguyên nhân gốc của căn bệnh và phương pháp điều trị phù hợp, bạn sẽ nhanh chóng khỏe mạnh và hoàn toán không còn chứng bệnh đau thần kinh tọa.

Nguồn: Tổng hợp

Hạt đu đủ giúp chữa bệnh đau thần kinh tọa

01/05/2015 Phương Diên

Bệnh đau thần kinh tọa khiến bạn đau đớn, làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp không đơn thuần chỉ gây đau đớn cho bạn mà nó còn có nguy cơ làm mất đi chức năng của các chi và đốt sống nếu các gai cột sống gãy và lọt vào bên trong cột sống cũng như các dây thần kinh xung quanh rất nguy hiểm.

1. Hạt đu đủ có tác dụng chữa đau thần kinh tọa

Đu đủ vốn có tên khoa học là Carica papaya thuộc họ đu đủ. Là cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3 – 10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50 – 70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt vàng cam, có nhiều hạt.

Quả đu đủ thường được sử dụng như một loại rau ăn khi quả còn xanh và là loại trái cây bổ dưỡng khi đã chín. Đu đủ có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc… rất tốt. Hạt đu đủ khi xanh có màu trắng và chuyển thành màu đen khi chín, có màng bọc, vị đắng.

2. Cách làm hạt đu đủ giúp chữa đau thần kinh tọa

Bước 1:

Đầu tiên, bạn hãy chọn những quả đu đủ vừa chín tới, không nên chọn quả chin nhũn quá, sau đó bổ đôi, lấy hạt ra cho vào một cái lá sạch, xát cho lớp mỏng phía trên của hạt bong ra lấy phần hạt ở phía trong,

Bước 2:

Cho toàn bộ hạt đu đủ đen vào cối giã nát, nếu cẩn thận để hạt không bị bắn hết ra ngoài thì bạn có thể cho vào một túi vải nhỏ trước khi giã. Nên nhớ trước khi giã cần phải thấm bớt nước bên ngoài, chỉ để hạt hơi ẩm.

Cho hạt đu đủ vào cối giã nát trước khi đắp lên vùng cột sống tổn thương.

Bước 3:

Dùng lạt đu đủ đã giã nát đắp vào vùng bị đau thần kinh tọa. Nên dùng gạc hay vải sạch quấn quang vùng đắp thuốc để cố định và giúp hạt đu đủ không bị rời đi. Bạn cũng có thể đắp cho vùng mắt cá hay gót chân có gai, tác dụng cũng sẽ tương tự như gai cột sống vậy.

Mỗi ngày bạn chỉ nên đắp hạt đu đủ vào cột sống 1 lần trong khoảng 30 phút. Nếu để quá lâu da bạn sẽ bị tấy đỏ và rát do hạt đu đủ để lâu trên da sẽ khiến da bạn bị bỏng. Kiên trì sử dụng trong khoảng 10 -15 ngày đối với những trường hợp nhẹ và 30 ngày trở lên với trường hợp gai đã quá to.

Khi đắp hạt đu đủ lên da sẽ có cảm giác hơi bứt dứt, như có con gì đó cắn trên da, đó là hiện tượng bình thường nên bạn không cần quá lo lắng.

Hãy sử dụng hạt đu đủ theo đúng phương pháp mà chúng tôi đã hướng dẫn phía trên, để  giúp giảm cơn đau do thần kinh tọa gây ra, đặc biệt có thể giúp bạn lấy lại sức khỏe và sức sống. Hãy kết hợp việc sử dụng hạt đủ đu với luyện tập thể dục thường xuyên và đều đặn bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được kết quả mang lại.

Nguồn: Tổng hợp

Vận động đúng tư thế giúp giảm đau thần kinh tọa

28/04/2015 Phương Diên

Vận động sai tư thế ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh đau thần kinh tọa. Những người bệnh nhân mắc chứng bệnh này, nếu không biết cách vận động đúng tư thế thì bệnh tình ngày càng nặng hơn, thậm chí còn phát sinh một số bệnh khác như vẹo xương, thoái hóa….Chính vì vậy, tất cả những người chưa mắc bệnh hoặc những người đã mắc bệnh đau thần kinh tọa phải đặc biệt chú đến vấn đề vận động làm sao cho đúng tư thế.

Việc bạn vận động, đi đứng, ngồi đúng tư thế hay không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là bệnh đau thần kinh tọa càng ngày càng trở nên nặng hơn. Trong mọi hoàn cảnh, những người bệnh của chúng ta nên nhớ rằng, giữ cho tư thế đúng là điều rất cần thiết.

Dưới đây là 5 lý do tại sao giữu tư thế đứng thẳng người lại tốt cho sức khỏe của bạn. Các cơ bắp phải làm việc liên tục Một lợi ích của đứng thẳng là tốt cho hoạt động của cột sống. Khi bạn đứng, ngồi thẳng lưng, các cơ quanh vùng lưng, bụng sẽ phải hoạt động nhiều hơn để giữ cho bạn có tư thế đúng.

Trong thực tế, nếu bạn không đứng thẳng người hoặc ngồi gập lưng, các cơ sẽ không được sử dụng nhiều nên sẽ dẫn tới mệt mỏi. Chính vì vậy, giữ tư thế thẳng người thực sự được coi như là một bài tập nhỏ cho cột sống. Việc bạn đứng thẳng hoặc ngồi gập lưng cũng là nguy cơ khiến đau thần kinh tọa trở nên khủng khiếp hơn rất nhiều.

Ngay cả khi bạn ngồi còng lưng cũng vậy. Điều này có ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe và hệ xương của bạn.. Tăng sự liên kết trong cơ thể tư thế đứng, ngồi không đúng đều có thể ảnh hưởng đến sự liên kết các cơ, xương bên trong cơ thể, ví dụ như đứng hoặc ngồi còng lưng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị gù, vẹo, lệch cột sống… và đó cũng chinh là một trong nguyên nhân khiến bạn bị đau thần kinh tọa.

Điều này sẽ giảm thiểu và được khắc phục khi bạn giữ tư thế thẳng người ngay cả khi đứng hoặc ngồi. Tư thế thẳng người tạo điều kiện cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt hơn, thực hiện đúng chức năng của nó và nhờ đó có thể phối hợp với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh. Đôi khi, hậu quả của việc đứng ngồi sai tư thế có thể dẫn đến cong, vẹo cột sống và bạn phải cần tới sự hỗ trợ của bạn sĩ để nắn chỉnh xương. Giảm đau lưng Nếu duy trì được thói quen thẳng người, các cơ quang vùng eo lưng, đặc biệt là lưng dưới có nhiều cơ thể hội hoạt động hơn và hỗ trợ cột sống tốt hơn. Nhờ đó, sự liên kết giữa các cơ tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ đau cơ và bạn cũng giảm được tình trạng đau lưng của mình.

Phần lớn nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc đau thần kinh tọa do các tư thế vận động như đứng, đi mang vác vật nặng không đúng tư thế. Và nếu những bệnh nhân đã từng mắc bệnh mà không biết cách phòng tránh và chữa trị sẽ rất nguy hại đến sức khỏe và sự sống. Đau thần kinh tọa là một căn bệnh khá là nguy hiểm, nó khiến cho con người của bạn không làm được gì nếu quá đau, hoặc mệt mỏi trở nên chán nản. Vi thế ngay từ lúc ban đầu để ngăn ngừa bệnh này, bạn hãy vận động đúng tư thế nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm cột sống và di chứng của nó

27/04/2015 Phương Diên

Thoát vị đĩa đệm cột sống là căn bệnh gây cho bệnh nhân nhiều khó khăn trong cuộc sống và việc chữa trị nó cũng khó khăn và có thời gian dài. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống và có thể gây tàn phế nếu không chữa trị kịp thời. Những người hay làm việc nặng, tư thế ngồi không hợp lý, mắc bệnh thoái hoá cột sống… nên đến khám kịp thời để được chữa trị tránh những biến chứng về sau.

Vì sao thoát vị đĩa đệm lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm như vậy? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra và đang tìm câu trả lời. Sau đây là thông tin về thoát vị đĩa đệm và biến chứng của nó được nhiều người đang quan tâm.

 Thoát vị đĩa đệm cột sống là gì?

Cột sống được lắp ráp từ nhiều đốt sống, giữa các đốt sống là các đĩa đệm có tác dụng như các tấm lót để cho cột sống thực hiện các chức năng  một cách hoàn hảo. Đĩa đệm được cấu tạo một cách vững chắc bởi các vòng xơ bên ngoài, và trong là chất nhân. Khi gặp một áp lực lớn hay một sự bào mòn từ từ, vòng xơ bên ngoài sẽ bị mỏng dần và chất nhân trong chạy sang chỗ lớp xơ mỏng hay chảy ra ngoài gọi là thoát vị đĩa đệm.

Một số biểu hiện của bệnh để bệnh nhân có thể nhận biết như xuất hiện cơn đau có khi âm ỉ, có khi rất dữ dội trong  vòng 1 đến 2 tuần rồi lại lành như bình thường.  Bệnh nhân còn có cảm giác kiến bò, kim châm ở vùng đau.

Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau ở vùng vai, gáy, dọc cánh tay, có khi còn có cảm giác tê ở  ngón tay, yếu cơ cành tay…

Với bệnh thoát vị đĩa đêm cột sống lưng có các triệu chứng như đau tê ở chỗ đau, mông, đùi, yếu cơ nhân, cẳng chân…

 Di chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống là gì?

Khi thoát vị đĩa đệm bị biến chứng sẽ dẫn đến rễ dây thần kinh bị chèn ép, tuỷ sống bị bị chèn ép gây ra các biến chứng như teo cơ, liệt cơ, đau, tê nhức ở những bộ phận liên quan.

Nếu rễ thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân sẽ khó vận động các chi, khó khăn trong sinh hoạt, các cơ chi có thể bị yếu.

Nếu dây thần kinh tay bị ảnh hưởng thì bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày vì cơ tay sẽ bị yếu, việc duỗi tay hay gấp tay trở nên khó khăn hơn bình thường.

Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như có thể bị tàn phế, hay bị liệt do thoát vị đĩa đệm chèn tuỷ cổ.

Khi bị chèn đốt sống lưng thì bệnh nhân có thể sẽ có hiện tượng đại tiện không  tự chủ, bị teo các cơ chi một cách từ từ và có thể mất khả năng vận động.

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây cho bệnh nhân nhiều đau đớn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan với bệnh tình của mình nếu có những biểu hiên trên phải đi khám bác sĩ kịp thời. Những người có tư thế ngồi, đứng, tập thể thao hay lao động không phù hợp nên chấn chỉnh lại tư thế cho hợp lý để tránh mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Nguồn: Tổng hợp

Phòng tránh đau thần kinh tọa hiệu quả

27/04/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Điều quan trọng hơn cả là ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Làm thế nào để phòng tránh đau thần kinh tọa một cách hiệu quả?. Đây là câu hỏi không ít người bệnh của chúng ta quan tâm. Bài viết này dưới đây giới thiệu đến bạn các phương pháp phòng tránh đau thần kinh tọa một cách hiệu quả.

Có một số bệnh nhân đau thần kinh tọa đến mức không thể tự đi lại được, đặc biệt là khi họ vận động mạnh thì lại khiến bệnh tình nặng hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ và cách điều trị và phòng tránh tốt nhất để bệnh tình được cải  thiện

Đau thần kinh tọa là một dạng đau xảy ra dọc theo thần kinh hông, chạy từ khung chậu cho đến bắp, từ cột sống. Cơn đau thường xảy ra ở mông, hông và phía sau đùi. Nguyên nhân chính của đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như 1 giảm sóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương (ngã dồn cột sống, khiêng vác nặng… ).

1. Không được vận động, làm việc nặng

Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống như chấn thương, gắng sức…, nhất là sau động tác cúi xuống nâng vật nặng, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống gây chèn ép rễ thần kinh, vùng cột sống thắt lưng gây đau thần kinh tọa hoặc do các dị dạng bẩm sinh (quá phát mỏm ngang, gai đôi hay quá phát mỏm ngang các đốt sống thắt lưng cuối hay đốt sống cùng đầu tiên) hay thứ phát vùng cột sống thắt lưng (thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, … viêm đốt sống do nhiễm khuẩn…).

Những người bệnh nhân mắc bện đau thần kinh tọa nên lưu ý rằng, tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Tự giữ vững nếu cảm thấy có một cơn ho hay hắt hơi mạnh sẽ đến. Thực hiện nâng nhấc đồ vật một cách an toàn.

  1. Mẹo giúp bạn giảm đau thần kinh tọa

Những người mắc bệnh này nên tập dục nhẹ nhàng và thường xuyên, bởi tập thể dục rất có ích cho quá trình chữa bệnh của bạn. Nó không chỉ giúp bạn giảm cơn đau nhói mà còn giúp cho bệnh tình của bạn ngày càng cải thiện

Thường xuyên tập thể dục, gồm cả những bài tập co giãn nhẹ. Làm nhẹ ví của bạn và đừng để nó ở túi quần ngay sau hông. Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân. Mang giày đúng cỡ, thoải mái…

Việc áp dụng một số mẹo trong quá trình sinh hoạt, cũng giúp bệnh nhân bị mắc bệnh đau thần kinh tọa cảm thấy thoái mái và đỡ khó chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các bạn cũng phải kết hợp với điều trị bệnh bằng phương pháp phù hợp như: uống thuốc, vật lý trị liệu, kết hợp đông y… Dù là phương pháp nào đi chăng nữa người bệnh cũng phải giữ gìn bằng cách không làm việc nặng, luyện tập thể dục đều đặn.

Nguồn: Tổng hợp

 

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

16/04/2015 Phương Diên

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gây nhiều khổ sở, khó khăn trong cuộc sống của bệnh nhân. Bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh thoát vịđĩa đệm cột sống thắt lưng cần có một thời gian và liệu trìnhđiều trị thích hợp. Để chữa trị thoát vịđĩa đệm bệnh nhân không thể nóng vội mà phải tuân theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thời gian chữa trị bệnh tương đối dài nên cần bệnh nhân phải nhẫn nại. Sau đây là nguyên nhân và một số thông tin cơ bản về căn bệnh này mỗi người nên biết.

Bệnh thoát vịđĩa đệm cột sống thắt lưng thường hay xuất hiệnở người trẻ tuổi và trung niên vì những người này thường xuyên vận động rất nhiều. Bệnh hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng vẫn có những trường hợp này.

Các nguyên nhân thường gặp

Bạn có thể tưởng tượngđĩa đệm của bạn có thể vỡ bất ngờ nếu như gặp chấn động mạnh lên cột sống như khi bạn rơi từ trên cao xuống, những chấn động như thế này thường gây một lực lớn lên cột sống thắt lưng. Nếu các lực bên ngoài cùng tácđộng với một lực rất lớn có thể làm gẫy cột sống và vỡđĩa đệm của bạn. Nếu bạn uốn người hay cong người để nhấc một vật nặng lên điềuđó sẽ gây chènép một lực rất lớn lên đĩa đệm khiếnđĩa đệm bị vỡ. Vì thế, trong sinh hoạt bạn cần tránh các tư thế có hại trên, không mang vác vật quá nặng, tránh việc ngã trên cao xuống hay những chấn động bất ngờ và mạnh lên cột sống thắt lưng để giúp phòng ngừa bệnh.

Đĩađệm của bạn cũng có thể vỡ khi gặp một lực tác động nhỏ nhưng thường xuyên và lặpđi lặp lại trong một thời gian dài, các lực này thường xuất phát từ các hoạt động không đúng tư thế của bạn.

Một khi đĩa đệm bị thoát vị gây ra các triệu chứng như đau yếu, tê bì…Nó sẽ chèn vào dây thần kinh gây đau ở khu vực dây thần kinh bị chèn ép khiến bệnh nhân rất khó chịu, đau đớn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?

Trong trường hợp bệnh nhân thoát vịđĩa đệm, một đĩa đệm thoát vị có thể sẽ được chữa trị mà không cần dùng biện phápphẫu thuật. Chữa thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào các triệu chứng, khi đãđiều trị mà các triệu chứng càng ngày càng tồi tệ hơn thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể giải quyết được vấn đề này với phương pháp bảo tồn chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng, đây là một biện pháp nhẹ nhàng và nhanh.

Bạn nên nghỉ ngơi khi cảm thấyđau đớn, các hoạtđộng phải nhẹ nhàng và giảm đến mức tối thiểu. Vài ngày sau bạn nên đi bộ nhẹ nhàng và nên tăng khoảng cáchđi bộ mỗi ngày lên mộtít.

Những loại thuốc giảm đau như ibuprofen, Tylenol, và một số các loại thuốc kháng viêm mới hơn có thể giúp làm giảm cơn đau của bạn. Bạn nên sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa là hợp lý nhất. Bác sĩ có thể kê một toa thuốc giảmđau mạnh hơn nếu các loại thuốc nhẹ không làm dứt cơn đau của bạn. Các bác sĩ chỉ kê cho bạn thuốc giảmđau trong vài ngày hay vài tuần mà thôi.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến bệnh nhân rấtđau đớn và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Bệnh nhân và người nhà nên tích cực hỗ trợđiều trị bệnh để bệnh nhanh chóng lành. Có kiến thức về bệnh là cách để hiểu thêm về bệnh và có biện phápđúngđắn trong sự phối hợp với bác sĩ đểđiều trị bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Những phương pháp điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả.

11/04/2015 Phương Diên

Vôi hóa cột sống cũng giống như thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống cổ, là một trong số những bệnh của thoái hóa cột sống. Ngoài nguyên nhân gây bệnh là do quá trình lão hóa tự nhiên, bệnh còn do các nguyên tố thúc đẩy như quá trình viêm do viêm nhiễm khuẩn, viêm do các yếu tố khác. Để chữa trị vôi hóa cột sống, có những phương pháp điều trị như: nội khoa, ngoại khoa, điều trị vật lý, châm cứu, qua chế độ dinh dưỡng…Mỗi phương pháp lại dựa vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân và cho những hiệu quả nhất định.

Các phương pháp điều trị vôi hóa cột sống.

Vôi hóa cột sống có tên gọi khác là bệnh gai cột sống. Đây là tình trạng lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống làm cột sống có gai.

  • Điều trị bệnh vôi hóa cột sống bằng phương pháp nội khoa.

Đây là phương pháp luôn được chọn lựa đầu tiên trong các phương pháp chữa bệnh. Phương pháp này là uống thuốc kết hợp với điều trị vật lý.

Đầu tiên cần làm giảm những chỗ sưng đau ở các khớp, cơ. Bằng cách dùng nước đá lạnh chườm vào vùng bị sưng.

Sau đó sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm không có steroid như: paracetamol, ibuprofen…Nếu cơn đau kéo dài và gây đau nhiều thì bác sĩ có thể tiêm thuốc steroid tại chỗ để giảm đau nhanh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là một thuốc mạnh nên bệnh nhân không được tự ý sử dụng nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phương pháp tiếp theo là châm cứu. Châm cứu sẽ giúp làm giảm cảm giác đau một phần ở phần mềm nhưng không có tác động vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy.

Vật lý trị liệu, xoa bóp, luyện tập vùng xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai cột sống.

Thiền mỗi ngày.

Thiền không những có tác dụng tốt đối với sức khỏe mà nó còn có tác dụng tốt với cột sống. Thiền giúp khôi phục sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, tăng năng suất lao động thể chất và tinh thần đồng thời giúp kép dài tuổi thọ. Khi thiền, người tập sẽ có xu hướng tập trung vào bên trong tâm trí và cơ thể, điều đó giúp kéo thẳng gai cột sống một cách tự nhiên.

Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 10 phút để thực hiện các bài tập thiền động hoặc tĩnh, đặc biệt nên tập vào mỗi giờ nghỉ ngơi giữa giờ làm việc, nó sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh vôi cột sống của bạn.

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống.

Để cột sống luôn khỏe mạnh, chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng đủ protein, chất béo và trái cây tươi. Đây là chế độ dinh dưỡng vừa giúp chúng ta không bị thừa cân vừa giúp bổ sung cơ bắp cho cột sống.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng cột sống bị suy yếu, đặc biệt là khi bị đau lưng do giãn dây thần kinh cột sống, chúng ta cần phải bổ sung các loại vitamin như B-complex, chất béo Omega 3 có trong các thực phẩm như: cá thu, cá trích, cá hồi và một số loại cây, quả như rau tía tô, trái cây kiwi…

 Nguồn: Tổng hợp

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status