• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày.

22/06/2015 Phương Diên

Bệnh xuất huyết dạ dày là bệnh vô cùng nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, mọi người cần tìm hiểu rõ về bệnh để có cách phát hiện bệnh cũng như cách phòng tránh và điều trị căn bệnh này.

1.                 Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày.

– Do người bệnh uống quá nhiều rượu, vô tình hoặc cố ý uống phải dung dịch axit hoặc kiềm, người bệnh dùng một số thuốc giảm đau chống viêm như: aspirin, corticoid, thuốc chống đông máu, cũng có thể do căng thẳng quá độ.

Xuất huyết dạ dày cũng có thể gặp ở một số bệnh nhân mắc các bệnh về tăng lực tĩnh mạch cửa do xơ gan, ung thư dạ dày, do các bệnh máu như bệnh bạch cầu, bệnh suy tủy xương, bệnh máu chậm đông, bệnh máu chảy lâu, xuất huyết giảm tiểu cầu..

2.        Triệu chứng.

Khi bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đầu tiên là đau dữ dội vùng thượng vị, sau đó lan ra khắp bụng, xờ bụng thấy cứng, toát mồ hôi, người tái xanh.

Tiếp theo, người bệnh sẽ nôn ra máu. Trước khi nôn sẽ cảm thấy khó chịu, lợm giọng, buồn nôn và nôn.Máu nôn có thể màu đỏ tươi nếu máu chảy ở dạ dày ra được nôn ngay, hoặc máu có màu đen lẫn máu cục và thức ăn nếu máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian mới được nôn.

Có trường hợp bệnh nhân không có nôn mà chỉ có đại tiên phân đen, màu như bã cà phê, có mùi khắm do máu đã được tiêu hóa một phần. Nếu máu chảy nhiều, phần thường loãng, có nước màu đỏ xen lẫn với phân lổn nhổn màu đen mùi khắm. Nếu máu chảy ít thì phân vẫn thành khuôn, màu đen nhựa đường và có mùi khắm.

3.        Cách phòng bệnh

 Để phòng bệnh xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý. Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị…

Một số loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và chống tăng tiết acid dịch vị các bạn cần chú ý:

Thức ăn giúp giảm tiết acid dịch vị gồm: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật…

Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng…

Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, có ít mùi vị như: gạo nếp, bột sắn, khoai lang, khoai tây, bột mỳ.

Nên ăn nhiều thức ăn ít xơ sợi: rau củ non.

Chỉ nên uống nước đun sôi và uống nước chè uống.

Chế biến thức ăn tốt nhất cho dạ dày là hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.

Hạn chế các loại thức ăn, nước uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như: các loại nước sốt, nước luộc thịt, lạp xường, xúc xích, thức ăn dai cứng, nhiều xơ xơi, thịt có gân, sụn, rau quả nhiều chất xơ, thức ăn chua như dưa cà, hành muối, hoa quả chua..Hạn chế thức ăn nhiều gia vị như: dấm, ớt, tỏi, tiêu…Uống ít rượu, chè, cà phê đặc.

Khi ăn nên ăn chậm, nhai kĩ, chia làm nhiều bữa trong ngày để tránh kích thích niêm mạc dạ dày.

Không ăn lúc quá đói hoặc ăn quá no. Không nên ăn nhiều thức ăn quay, rán, chiên, hoặc thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ làm cho dạ dày co bóp mạnh.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về bệnh xuất huyết dạ dày. Hy vọng các bạn đã có một lượng kiến thức cần thiết để phòng và tránh căn bệnh này.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

 NGuồn: Tổng hợp

Biểu hiện rối loạn chức năng dạ dày.

22/06/2015 Phương Diên

Rối loạn chức năng dạ dày là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là do những yếu tố thần kinh tâm thần gây nên, cũng có thể là do chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh thất thường, lao động nặng sau khi ăn hoặc do người bệnh mắc một số bệnh mạn tính như viêm đại tràng mạn, viêm ruột thừa mạn, viêm túi mật mạn…Để tìm hiểu những biểu hiện của rối loạn chức năng dạ dày, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Rối loạn chức năng dạ dày thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi, những người dễ xúc động hoặc những người lao động tự do…

Rối loạn chức năng dạ dày do 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra:

Nhóm một là những nguyên nhân nguyên phát: Đây thường là những yếu tố thần kinh tâm thần gây nên như: tức giận, phẫn nộ, sợ hãi, hoặc các biểu hiện tâm lý ở mức độ khác nhau.

Nhóm hai là nguyên nhân thứ phát: do người bệnh có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt không hợp lý, ăn vội vã, nhai không kỹ, giờ giấc ăn uống thất thường, lao động nặng nhọc ngay sau bữa ăn, ăn món có chứa nhiều gia vị, uống nhiều rượu bia, người bệnh mắc một trong các bệnh mạn tính như: viêm đại tràng mạn, viêm ruột thừa mạn, viêm tụy mạn, viêm túi mật mạn, viêm gan mạn.

Khi bị rối loạn chức năng dạ dày, tùy vào thể bệnh mà người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

Giảm trương lực dạ dày:Đây là thể trạng xuất hiện khi người bệnh bị chấn thương các loại, bị căng thẳng thần kinh tâm thần hoặc sau một thời gian dài nhịn đói. Biểu hiện cụ thể khi bệnh nhân thuộc thể bệnh này đó là: Mệt mỏi, buồn nôn, nóng rát, ợ hơi, khó ngủ, đầy bụng, ậm ạch, đau lâm râm, ăn kém, đại tiểu tiện không ổn định lúc đi táo , lúc lại đi lỏng, chướng bụng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như khả năng lao động của người bệnh.

Giãn dạ dày cấp: Đây là thể trạng thường xuất hiện khi bệnh nhân bị chấn thương ổ bụng, viêm tụy có mủ, ăn uống quá no trong một thời gian dài. Biểu hiện chủ yếu khi bệnh nhân ở thể trạng này đó là: đau thượng vị dữ dội, đau bụng âm ỉ, ậm ạch, buồn nôn, nôn nhiều và kéo dài gây rối loạn nước và điện giải. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị.

Tăng trương lực dạ dày: Đây là thể trạng thường xuất hiện khi bệnh nhân bị chấn thương tâm thần, nhiễm độc chì, thiếc mạn tính hoặc sau khi bị viêm loét dạ dày, đại tràng. Biểu hiện bao gồm: thường xuyên đau thượng vị và cơn đau sẽ tăng khi xúc động mạnh hoặc khi lao động, cảm giác buồn nôn, nôn, ợ chua và ợ hơi.

Để điều trị rối loạn chức năng dạ dày, ngoài sử dụng thuốc uống, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống lành mạnh và kiêng các chất kích thích thích, dùng thêm sinh tố…

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Tổng hợp

Những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến dạ dày nếu ăn khi đói.

22/06/2015 Phương Diên

Khi đang đói, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng thèm ăn và cái gì ở trước mặt cũng trở nên vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên không phải thứ nào chúng ta cũng có thể ăn được trong lúc đó, vì có những thứ sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Dưới đây là những thực phẩm chúng ta nên tránh xa lúc đói để bảo vệ dạ dày của chúng ta.

  1. Quả hồng và cà chua.

Trong quả hồng và cà chua có chứa nhiều pectin và axit tannic, đây là các chất phản ứng với axit dạ dày tạo thành những cục đặc quánh, khó tan, từ đó kết thành sỏi dạ dày. Vì vậy, nếu ăn những thực phẩm này trong lúc đói, chúng ta sẽ rất dễ bị sỏi dạ dày, dễ gây buồn nôn, nôn mửa, loét thậm chí thủng dạ dày.

  1. Chuối.

Trong chuối có chứa nhiều magie, đây là nguyên tố nhạy cảm gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, ức chế mạch máu tim. Đặc biệt khi ăn chuối vào lúc đói, lượng magie trong cơ thể sẽ đột ngột tăng cao, làm phá vỡ sự cân bằng của magie và canxi trong máu, gây ức chế mạch máu tim và không có lợi cho sức khỏe.

  1. Quả sơn trà và cam.

Cam thực sự rất tốt cho sức khỏe nhưng trong cam và sơn trà có chứa một lượng lớn axit hữu cơ, axit tactric. Vì vậy, nếu ăn hai loại quả này trong lúc đói, có nghĩa là bạn đã thêm lượng axit cho dạ dày, gây kích thích không tốt cho niêm mạc dạ dày, làm dạ dày trương phồng và tràn thừa axit. Từ đó bạn không những không cảm thấy hết đói mà càng thấy đói hơn, đồng thời gây đau dạ dày nặng hơn.

  1. Sữa và sữa đậu nành.

Sẽ thật lãng phí nếu bạn uống sữa và sữa đậu nành trong lúc đói. Vì cả hai loại này đều có chứa một lượng lớn protein, nếu bạn uống chúng lúc đói, lượng protein sẽ bị chuyển hóa hết thành nhiệt lượng và tiêu hao hết, nên sẽ không còn tác dụng bồi bổ cho cơ thể.

Vì vậy, khi sử dụng hai loại thực phẩm này, nên ăn kèm với các loại thực phẩm có chứa bột mỳ hoặc chỉ nên uống sau bữa ăn khoảng 2 tiếng, hay trước khi đi ngủ. Như vậy, chúng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và giúp thúc đẩy tiêu hóa.

  1. Đường.

Ăn đường trong lúc đói sẽ khiến lượng đường huyết trong máu của bạn đột ngột tăng cao, gây chứng mất ngủ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

  1. Khoai lang.

Ăn khoai lang trong lúc đang đói sẽ khiến dạ dày bị kích thích và tiết ra nhiều axit dạ dày, gây cảm giác khó  chịu và khiến bụng cồn cào.

  1. Đồ lạnh.

Trong lúc đang đói, nếu bạn ăn đồ lạnh, dạ dày của bạn sẽ bị co lại, lâu dần sẽ gây rối loạn phản ứng hóa học giữa các loại enzyme, gây bệnh dạ dày.

  1. Rượu.

Rượu có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày lúc đói, nên có thể gây ra các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, khiến cơ thể dễ bị hạ đường huyết, và nguy hiểm hơn là tử vong.

  1. Trà.

Uống trà lúc đói sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, giảm chức năng tiêu hóa và gây ra các hiện tượng như tim đập mạnh, chóng mặt, chân tay bủn rủn, đói cồn cào và gây buồn nôn.

  1. Dứa.

Trong dứa có chứa một lượng enzyme lớn, nên nếu ăn dứa lúc đói, sẽ làm dạ dày bị tổn thương và giảm chất dinh dưỡng trong dứa. Cho nên, chỉ ăn loại quả này sau bữa ăn là tốt nhất.

 Nguồn: Tổng hợp

Những thực phẩm cần tránh khi bị viêm loét dạ dày.

21/06/2015 Phương Diên

Viêm loét dạ dày là bệnh rất phổ biến,được gây ra do nhiều nguyên nhân như: do nhiễm khuẩn vi khuẩn Helicobacter pylori, cũng có thể do dùng quá nhiều thuốc giảm đau như: aspirin hoặc ibuprofen. Khi bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân có thể cảm thấy đau, ợ nóng và buồn nôn. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, ngoài điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống phù hợp. Và trong quá trình điều trị, nên tránh một số thực phẩm dưới đây.

  1. Giảm thức uống chữa caffeine và cồn.

Caffeine là chất làm tăng sản xuất acid dạ dày, có thể làm tăng kích thích và gây nên những cơn đau dạ dày. Rượu cũng có thể gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày, dẫn đến chảy máu từ vết loét dạ dày của bạn. Cho nên, khi bị viêm loét dạ dày, bạn nên tránh xa rượu và caffeine có trong cà phê, cocacola, trà chứa caffeine và socola.

  1. Thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.

Các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ có thể gây kích ứng dạ dày, vì vậy, bạn nên tránh chúng trong khi bạn đang bị viêm loét dạ dày. Nên tránh các loại gia vị như: ớt, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu, tỏi và hạt tiêu nóng.

  1. Thức ăn có tính axit.

Những thực phẩm có tính axit như: cam, chanh, cà chua…có tính axit, có thể gây kích ứng dạ dày của bạn khi bạn có vết loét. Vì vậy, nên hạn chế những loại thực phẩm trên trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày để quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.

Ngoài những thực phẩm cần tránh khi bị viêm loét dạ dày, các bạn nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của mình những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu chất Flavonoids.

Trong các loại trái cây và rau quả như táo, cây nam việt quất, hành tây và tỏi …tìm thấy chất Flavonoids, đây là chất đã được chứng minh giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn Hp. Cho nên, ăn những loại thực phẩm có chứa chất này sẽ làm loại bỏ vi khuẩn và cho phép chữa lành các vết loét.

Ngoài ra, trong các loại trái cây và rau quả này có chứa chất chống oxy hóa, đây là chất có tác dụng rất tốt trong việc chữa lành các vết loét dạ dày.

Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ.

Chất xơ có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Chất xơ có thể giúp dạ dày chữa lành một số vết loét và giúp hấp thụ một số axit dư thừa. Vì vậy, bạn nên sử dụng các thực phẩm có nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của mình. Các thực phẩm có nhiều chất xơ bạn nên ăn như: một số loại trái cây, rau, đậu, các loại ngũ cốc như gạo, bánh mì và mì.

Tuy nhiên, một số thực phẩm với lượng chất xơ cao có thể gây ra khí và đầy hơi, nên khi tiêu thụ các chất xơ đó, nếu thấy hiện tượng khó chịu thì bạn nên dừng lại, còn nếu không cảm thấy khó chịu, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy, các bạn cần tìm hiểu thật kĩ những thực phẩm nên sử dụng và những thực phẩm nên tránh khi bị viêm loét dạ dày để việc điều trị được tốt nhất.

Nguồn: Tổng hợp

Thực phẩm chữa lành vết loét dạ dày tá tràng khi bị viêm dạ dày.

19/06/2015 Phương Diên

Viêm dạ dày là bệnh được gây ra bởi nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter, cũng có thể gây ra bởi thuốc không steroid noninflammatory, do người bệnh lạm dụng rượu, có chế độ ăn uống không hợp lý. Nếu đẻ tình trạng viêm dạ dày kéo dài, sẽ dẫn đến các vết loét trong niêm mạc của dạ dày, được gọi là loét dạ dày tá tràng. Để khắc phục những tổn thương này, các nhà khoa học đã chỉ ra một số thực phẩm có khả năng giúp chữa lành phần nào các vết loét dạ dày tá tràng. Chúng ta cùng tìm hiểu xem đó là những thực phẩm nào nhé.

  1. Các loại rau có lá màu xanh đậm.

Các lá màu xanh đậm như: bông cải xanh, mầm brussel, cải bắp, măng tây, cải xoăn, rau bina, đậu xanh, mù tạt…là nguồn cung cấp vitamin A, C, K, axit folic, sắt và canxi dồi dào. Đây đều là những chất quan trọng đối với việc chữa bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày. Vì vậy, những bệnh nhân bị viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng nên bổ sung các loại rau có lá màu xanh đậm vào trong thực đơn hàng ngày của mình.

  1. Protein ít chất béo

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn nhiều những thực phẩm có chứa protein, đặc biệt là các protein ít chất béo như: thịt nạc, cá, gia cầm da, sản phẩm làm đậu nành, đậu, sữa ít béo và sữa chua ít chất béo. Bởi protein trong những loại thực phẩm đó sẽ giúp cơ thể sữa chữa các tế bào cũ bị hư hỏng, lấp đầy những vết sẹo trong dạ dày tá tràng.

Tuy nhiên, nên tránh xa việc tiêu thụ những thực phẩm protein giàu chất béo vì chất béo làm tăng sản xuất acid dạ dày, gây kích ứng hơn cho dạ dày.

  1. Thực phẩm có chứa Flavonoids.

Trong các loại trái cây và rau quả có màu sắc như: cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào, bóng quần và ớt chuông có chứa chất Flavonoid, một chất chống oxy hóa. Đây là chất giúp ức chế vi khuẩn Helicobacter, một loài vi khuẩn gây nên viêm dạ dày và loét dạ dày. Vì vậy, người bị viêm dạ dày nên ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid, để giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét và viêm dạ dày.

  1. Thực phẩm cần tránh.

Những người bị viêm loét dạ dày ngoài bổ sung những loại thực phẩm trên, cũng cần chú ý để tránh các thực phẩm sau:

Đồ uống có tính axit và gây kích thích như: nước chanh, nước ép cà chua, cam, café, bia, rượu, trà, ca cao.

Những loại thực phẩm nhiều gia vị như: ớt bột, hạt tiêu đen, bột cà ri, socola

Trên đây là những thực phẩm chữa lành vết loét dạ dày tá tràng khi bị viêm loét dạ dày, các bạn có thể bổ sung trong thực đơn hàng ngày để điều trị bệnh tốt nhất.

Nguồn: Tổng hợp

Bệnh ung thư dạ dày

27/04/2015 Phương Diên

Bệnh ung thư dạ dày hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều, do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng theo các nhà khoa học nhận thấy thì ở độ tuổi càng cao, điều kiện sống càng thấp thì nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày càng cao. Bệnh ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm vì dạ dày là một bộ phận đóng vai tró rất quan trọng trong cơ thể. Dạ dày là cơ quan dự trữ thức ăn và tiêu hoá thức ăn nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người bệnh và đặc biệt còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh khi bị ung thư dạ dày.

 Vậy làm sao để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm này?

Để phòng tránh ung thư dạ dày, cần thực hiện những biện pháp sau:

Hạn chế các thực phẩm chứa nitrin, amin thứ cấp vì khi chúng vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc Nitrosamines gây ung thư. Các thực phẩm chứa nhiều nitrin và amin thứ cấp như cà muối, cá muối…

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene, những chất này có trong thịt hun khói, các thức ăn hun khói, nhiều dầu mỡ như các món rán, các món ăn chế biến đi lại nhiều lần.

Không ăn những thực phẩm ẩm mốc vì có thể chứa chất ung thư cực độc như gạo mốc, đậu mốc…

Không nên hút thuốc lá, rượu bia…

Không nên ăn quá mặn. Nhai kỹ trước khi nuốt, không nên ăn quá lạnh, quá nóng…hạn chế các tổn thương cho dạ dày.

Ăn nhiều chất xơ giúp dạ dày dễ tiêu hoá như rau xanh,  ăn nhiều thức ăn chứa các vitamin A, B, E giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày để phòng tránh ung thư dạ dày tốt hơn.

 Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau khi mổ:

Sau khi mổ, sức khoẻ bệnh nhân đang rất yếu, vết thương trên dạ dày chưa kịp lành, bệnh nhân có thể bị mất máu trầm trọng, thể trạng yếu. Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hay táo bón, chảy máu hoặc nhiễm trùng. Ống thông dạ dày giúp cho đường khâu nhanh lành hơn. Chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện những triệu chứng không tốt của bệnh nhân mới phẫu thuật ung thư dạ dày.

Có khi phải nuôi bệnh nhân mới phẫu thuật dạ dày qua đường tĩnh mạch hay qua đường ruột vì bệnh nhân rất có thể có triệu chứng chán ăn sụt cân.

Bệnh nhân sau phẫu thuật có thể bị triệu chứng dumping sau phẫu thuật khi thức ăn có thể bị sa quá nhanh xuống dạ dày làm cho bệnh nhân bị tiêu chảy hay đau quặn ruột.

Bệnh nhân ung thư dạ dày phải chịu nhiều đau đớn và một quá trình chữa trị phức tạp. Để phòng tránh ung thư dạ dày chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý như hạn chế ăn mặn, đồ hun khói,  bỏ rượu bia, thuốc lá… và ăn nhiều chất tốt cho dạ dày chư thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E và các chất xơ giúp dạ dày dễ dàng tiêu hoá.

Dạ dày là bộ phận quan trọng của cơ thể con người, bảo vệ dạ dày tránh xa các nguy cơ tổn thương là cách tốt nhất và trự c tiếp để bảo vệ cuộc sống của mỗi người. Không nên ăn uống theo sở thích mà phải chú ý không làm tổn thương dạ dày để có chất lượng cuộc sống tốt, khoẻ mạnh, tránh xa bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm.

Nguồn: Tổng hợp

Chữa trị viêm loét dạ dày cho phụ nữ mang thai

21/04/2015 Phương Diên

Trong thời kỳ mang thai, có nhiều sự thay đổi trong cơ thể làm phụ nữ mang thai cảm thấy khó chịu và gặp nhiều vấn đề rắc rối như nôn khan, đau đầu, chóng mặt, cảm giác bự bội khó chịu …Đó là những lúc bình thường, còn những lúc phụ nữ mang thai bị viêm loét dạ dày nữa thì cơ thể càng khó chịu và mệt mỏi hơn nhiều.

Chữa bệnh viêm loét dạ dàyở phụ nữđang mang thai không thể theo cách chữa trị như người bình thường được vì sẽ làmảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi mà phải có sựđiều chỉnh để phù hợp hơn cho tình trạng bệnh.

Khi mang bầu, trong thai kỳ người phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn như:

Trong 3 thángđàu, nhất là tháng thứ 3, dạ dày củ phụ nữ mang thai sẽ rấtđau do tình trạng nôn mửa nhiều.

Qua giai đoạnốm nghén, dạ con sẽ ngày càng to lên làmảnh hưởng đến vị trí của dạ dày và thứcăn sẽ bịứ đọng lại làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Quá trình mang thai kéo dài vất vả vàăn uống gây cảm giác khó chịu sẽ làm cho phụ nữ mang bầu luôn cảm thấy nặng nề, stress… rất dễ dẫn đến sinh non hay thai nhi sinh nhẹ cân.

Cần một chế độăn uống hợp lý và nghỉ ngơi thư giãn trong giai đoạn mang thai để tránh bệnh đau dạ dày.

Thuốc điều trị dạ dày được sử dụng như sau:

Trong quá trình mang thai và cho con bú, mọi loại thuốc người phụ nữđưa vào cơ thể đềuảnh hưởng đến thai nhi nên cần phải có sự cân nhắc kỹ và phải có sự hướng dẫn cử thầy thuốc.

Ở3 tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan (tim, thần kinh trung ương, tay, chân…). Một số thuốc cản trở sai lệch quá trình này gây ra dị tật, quái thai.

3 tháng giữa thai kỳ: Đây là giai đoạn đã phát triển gần như hoàn thiện nên thuốc sẽ không có ảnh hưởng nhiều như giai đoạn đầu nhưng các bộ phận như bộ phận sinh dục ngoài, hệ thần kinh đang dần hoàn thiện nên thuốc sẽảnh hưởng đến các bộ phận này.

Ở 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là thời kỳ đã phát triển đầyđủ các bộ phận nhưng gan chưa làm tốt chức năng của nó, thận cũng chưa thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong khi nhau thai đang mỏng đi. Vì thế, trong giai đoạn này thuốcảnh hưởng đến thai nhi và đến cả mạ và em bé trong quá trình sinh nở.

Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì không được dùng thuốc lung tung mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tốt nhất, các mẹ nên sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp giảm đi những cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc dạ dày. Có thể sử dụng các sản phẩm bày bán sẵn ngoài thị trườngđược bào chế hoàn toàn từ thiên nhiên.

Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng với bệnh viêm loét dạ dày. Nếu chưa mắc bệnh thì phải biết cách đề phòng bệnh. Khi đã lỡ mắc bệnh nên chọn giải pháp chữa bệnh tạm thời bằng các thảo dược từ thiên nhiên và dùng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Nguồn: Tổng hợp

Nguyên nhân và biến chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng theo Đông y

17/04/2015 Phương Diên

Theo Đông y, dạ dày và tá tràng cùng được xếp vào phạm vi “tỳ vị”. Đây là bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người. Hải Thượng Lãn Ông viết “ Cuộc sống con người lấy tỳ vị làm chủ”.Nơi tiếp nhận, chứa đựng và tiêu hoá một phần thứcăn, đồ uống để nuôi dưỡng cơ thể. Khi bộ phận này bị tổn thương tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân.

Sau đây là các nguyên nhân, biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày theo Đông y để các bạn cùng tham khảo.

Bệnh đau dạ dày – tá tràng được Đông y quy vào các nguyên nhân sau:

Tỳ vị hư yếu:

Tỳ (lá lách) làm chủ ở trung tiêu, quan hệ biểu lý với vị, có chức năng chủ yếu và vận chuyển thứcăn, nước uống và các chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận của cơ thể, ngoài ra cũngchủ về da thịt, thống nhiếp huyết dịch.Tỳ mà bị hư thìảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ như da mặt vàng vọt, khó tiêu, bụng trướng…Vị là dạ dày, được xem như một bể chứa nước và thứcăn, nếuăn uống không có sự điều tiết hợp lý, khi ăn quá no, khi lại quá đói, hay ăn quá nóng, quá lạnh cũng sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Do chế độ dinh dưỡng không phù hợp:

Ăn uống không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày. Ăn khi thì quá no, khi quáđói, quá nóng hay quá lạnh, ăn nhiều thứcăn dầu mỡ, nhiều đồ cay nóng, ăn nhiều thực phẩm sống lạnh hay lạm dụng nhiều rượu bia đều rấtảnh hưởng đến tỳ(dạ dày).

Do tinh thần bất ổn:

Hải ThượngLãn Ông nói: “Mừng, giận, lo, sợ, buồn, khiếp đảm đều gây tổn thương nguyên khí”. Vì khi căng thẳng thần kinh thì khí uất, mà khí uất thì thương can, can mộc vốn khắc thổ, nên can khí phạm vị khiến cơ năng lo việc tiêu hóa hấp thu rối loạn, và lâu ngày phát sinh bệnh.

Biến chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng

Hẹp môn vị:

Là một biến chứng hay gặp ở những người bị loét tá tràng, bờ cong nhỏ. Khi bị hẹp môn vị bệnh nhân ăn uống khó nuốt, dễ bị nôn khi ăn, lách bụng thì nghe tiếng óc ách như chứa nước.

Chảy máu:

Biến chứng này hay gặp ở bệnh nhân bị loét tá tràng và ổ loét đã ăn vào động mạch. Nếu chảy máu nhiều thì bệnh nhân sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, huyết áp bị tụt, chân tay lạnh. Triệu chứng mất máu dễ thấy nhất là nôn ra máu tươi hoặc máu đen, đại tiện ra máu đen…

Thủng dạ dày – tá tràng:

Khi ở loét lâu ngày sẽ càng ăn lan ra nhiều, ăn sâu vào trong thành dạ dày làm thành dạ dày bị thủng. Khi đó, dịch vị, thức ăn, không khí… sẽ tràn ra ở bụng gây viêm nhiễm nghiêm trọng cho phúc mạc. Bệnh nhân sẽ đau dữ dội và phải đưa đi cấp cứu gấp. nếu ổ loét bị thủng trúng nơi tuỵ hay túi mật thì thường gây biến chứng rất nguy hiểm cho bệnh nhân.

Ung thư hóa:

Vết loét lâu ngày có thể chuyển sang ung thư hóa và hay gặp ở những bệnh nhân bị loét bờ cong nhỏ dạ dày. Biểu hiện là bệnh nhân đau nhiều, sút cân nhanh, mất biểu thị đau theo chu kỳ ấy.

Trên là những nguyên nhân và biến chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng theo Đông y. Thực sự sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị bệnh kịp thời. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện của biến chứng trên cần phải đưa đi bệnh viện kịp thời để tránh những nguy hiểm cho bệnh nhân.

 Nguồn: Tổng hợp

Bài thuốc thảo dược Đông y chữa bệnh viêm dạ dày

17/04/2015 Phương Diên

Đông y luôn đề cao việc chữa trị bắt đầu từ nguồn cơn sinh ra bệnh. Do vậy, chữa bằng Đông y phải có thời gian lâu hơn nhưng chữa được tận gốc. Theo các thầy thuốc Đông y, họ rất tin dùng một số vị để tạo nên một bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Sau đây là một số vị thuốc hay được sử dụng trong việc chữa trị bệnh viêm dạ dày có công dụng hiệu quả.

Bài thuốc sau đây có tác dụng rất tốt trong chủ trị các chứng của bệnh viêm dạ như: trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm hành tá tràng, viêm thực quản, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, viêm trượt dạ dày.

  1. Thành phần và tác dụng của bài thuốc chữa bệnh viêm dạ dày

Các thành phần của bài thuốc chữa trị viêm dạ dày như sau: Bạch thược, Ngải cứu, Nghệ vàng, Nghệ đen, Thanh bì, chuối hột, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược quý … vv

Bài thuốc này có tác dụng cầm máu, giảm đau viêm, ợ hơi, ợ chua, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh, tăng cường sức khoẻ cho tĩnh mạch, chống táo bón và giúp nhuận tràng rất tốt.

  1. Vai trò và chức năng của mỗi thành phần trong bài thuốc chữa bệnh viêm dạ dày

Mỗi thành phần trong bài thuốc đều có công dụng nhấtđịnh và đóng vai trò quan trọng trong việc chủ trị bệnh viêm dạ dày. Vậy mỗi thành phần có vai trò và chức năng thế nào, ta sẽ cùng tìm hiểu:

Tam thất: Tam thất là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Tác dụng của vị thuốc nàylà hoạtứ và cầm máu rất tốt, ngoài ra còn có tác dụngtiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết…

Đương quy: Tác dụng củađương quy là bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh và tốt cho người thiếu máu…

Thanh bì: Thanh bì có vị đắng cay, tính ôn.Tác dụng của thanh bì làsơ can phá khí, tán kết tiêu trệ. Vị thuốc này chủ trị các chứng can khí uất trệ, nhũ phòng căng đau, sán khí đau đớn, thực tích khí trệ, ngoài ra còn có tác dụng ức chế mạnh cơ trơn của ruột nên chống co thắt, tác dụng của thuốc là trực tiếp lên cơ trơn. So sánh với Trần bì thì Thanh bì làm giãn cơ trơn của ruột mạnh hơn.

Bạch Thược: Bạch thượccó tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống.Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, các chứng bệnh viêm dạ dày, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh,…. Ngoài ra bạch thược còn chủ trị các chứng táo bón kinh niên, trị viêm loét, xung huyết dạ dày, trị các chứng đau bụng.

Thanh Diệp Hành: được sử dụngnhư một kháng sinh có thể đẩy một số loại vi khuẩn có hại ra ngoài dạ dày như vi khuẩn lị, amip…vv.

Nghệ vàng: có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày, giảm độ acid của dịch vị, chống viêm và làm lành vết loét .

Cam thảo dây: kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Trong điều trị bệnh dạ dày, bác sĩ tin tưởng dùng cam thảo tây hơn các loại thuốc tây để khángaxit dạ dày.

Nghệ đen: Nghệđen có tác dụng phá ứ, tiêu tích…

Địa du: dùng đểcầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét, nôn ra máu, chảy máu dạ dày, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu…Được tin dùng trong cảĐông y và Tây y.

Thăng ma: làm lưu thông khí huyết. Dùng để chữa các chứng nhưsa dạ dày, dạ con, trực tràng…

Sài hồ: cóvị đắng, tính mát, tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét

Trên là bài thuốc được tin tưởng sử dụng nhiều trong Đông y để chữa viêm dạ dày. Mỗi thành phần trong bài thuốc đều được lựa chọn kỹ càng và có tác dụng nhấtđịnh của nó. Bệnh sẽ nhanh khỏi nếu bệnh nhân kiên nhẫn điều trị vàđiều trị  đúng cách. Hi vọng thông tin sẽ hữuích cho các bạn.

Nguồn: Tổng hợp

Những vị trí đau bụng thường gặp khi bị viêm đại tràng.

12/04/2015 Phương Diên

Khi bị viêm đại tràng, người bệnh thường cảm thấy khó chịu và đau bụng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người bệnh bị đau bụng do một số nguyên nhân khác gây ra. Đó có thể là viêm ruột thừa, thủng tạng rỗng (dạ dày), viêm tụy cấp, viêm túi mật do sỏi, chửa ngoài tử cung vỡ,…Vì vậy người bệnh cần tìm hiểu đầy đủ thông tin để xác định nguyên nhân gây đau bụng và từ đó có cách điều trị bệnh kịp thời.

Đau bụng có rầt nhiều kiểu đau, có thể đau âm ỉ, đau dữ dội, đau bụng kèm sốt, xuất huyết…Vì vậy, người bệnh cần nhận dạng được đau bụng là triệu chứng của bệnh nào để có cách chữa trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm tới tính mạng.

Nếu phát hiện đau bụng dữ dội, kèm sốt hoặc xuất huyết, người bệnh có thể bị: viêm ruột thừa, thủng tạng rỗng (dạ dày), viêm tụy cấp, viêm túi mật do sỏi, chửa ngoài tử cung vỡ,… Trong những trường hợp này, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế   để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu đau bụng của bệnh viêm đại tràng.

Dựa vào vị trí đau, tính chất đau và các biểu hiện đi kèm, chúng ta có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh viêm đại tràng.

Đau bụng vùng thượng vị ( đau bụng vùng trên rốn ).

Khi bị đau bụng khu vực trên rốn kèm cảm giác ợ nóng, rát sau mũi ức, kèm ợ hơi, ợ chua, có cảm giác đau tức khi no hoặc khi đói, đặc biệt khi thức khuya nhiều, các biểu hiện sẽ tăng lên rõ rệt…Nếu thấy những dấu hiệu này, các bạn có thể nghĩ ngay tới các bệnh về tiêu hóa như: hội chứng dạ dày-tá tràng, hội chứng trào ngược dạ dày -thực quản, viêm tụy cấp hoặc mạn, bệnh đại tràng.

Đau bụng phía bên tay phải, vùng hạ sườn.

Nếu thấy đau bụng bên tay phải kèm theo sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt, ngứa, đi ngoài phân trắng,…có thể bạn đã bị các bệnh liên quan đến gan, mật, túi mật.

Đau bụng phái tay trái, vùng hạ sườn.

Nếu cảm thấy đau bụng âm ỉ phía bên tay trái, có thể bạn đã bị các bệnh về dạ dày, tụy hoặc lách.

Đau bụng quanh rốn.

Nếu thấy các cơn đau bụng dữ dội xuất hiện vùng quanh rốn, có thể đó là các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn.

Đau cả hai bên bụng, phía mạng sườn.

Đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng, thận và niệu quản hai bên.

Đau hai bên vùng hố chậu.

Đây có thễ là triệu chứng của bệnh manh tràng, đại tràng, buồng trứng, vòi trứng hai bên.

Đau bụng dưới rốn.

Tình trạng đau bụng dưới rốn sẽ cho ta dấu hiệu của bệnh bàng quang, tiền liệt tuyến (nam), tử cung (nữ), đại tràng xích ma.

Tóm lại, đau bụng là dấu hiệu không tốt, bởi nó là xuất phát của rất nhiều bệnh về đường tiêu hóa. Với những người bị viêm đại tràng, đau bụng thường xảy ra thường xuyên và hầu như ở khắp ổ bụng. Cơn đau thường kéo dài âm ỉ và gây khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, để làm giảm bớt những cơn đau bụng của người bị viêm đại tràng, người bệnh nên xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ hoặc chườm khăn ấm . Kết hợp uống các sản phẩm hỗ trợ điều trị từ đông dược sẽ cho hiệu quả ổn định và lâu dài.

 Nguồn: Tổng hợp

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status