• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

3 bài thuốc chữa hen suyễn bằng thuốc nam theo 3 thể bệnh

28/04/2019 Tiến Nguyễn

Chữa hen suyễn bằng thuốc nam là phương pháp đang được nhiều người áp dụng để hạn chế tác dụng phụ như sử dụng thuốc Tây y. Dưới đây là 3 bài thuốc chữa hen suyễn bằng thuốc nam theo 3 thể bệnh. Cùng chúng tôi tham khảo nhé!

  • Hen suyễn là bệnh gì?
  • Hen suyễn và hen phế quản có phải là một không? Phân biệt thế nào?

[toc]

Chữa hen suyễn bằng thuốc nam

Chữa hen suyễn bằng thuốc nam

Ưu điểm khi chữa hen suyễn bằng thuốc nam

Hen suyễn là một dạng viêm mạn tính đường hô hấp gây co thắt phế quản và cản trở sự lưu thông của không khí trong phổi. Y học hiện đại vẫn chưa tìm cách để chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn nên người bệnh chỉ có thể sống chung với nó và tìm cách khắc phục, giảm các triệu chứng và cắt cơn bằng cách sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây y trong thời gian dài có thể khiến người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, chữa hen suyễn bằng thuốc nam là phương pháp đang được nhiều người nghĩ đến.

Việc chữa hen suyễn bằng thuốc nam có ưu điểm là tác động lâu dài, giúp kìm hãm, giảm tần suất xuất hiện của các cơn hen suyễn. Người bệnh không lo bị phụ thuộc vào thuốc cũng như tác dụng phụ vì thành phần chủ yếu đều là những thảo dược tự nhiên, quý hiếm, an toàn cho sức khỏe.

Hơn nữa, chữa hen suyễn bằng thuốc nam có chi phí không quá cao, bệnh nhân có thể điều trị trong thời gian dài mà không lo tốn kém nhiều như chữa trị bằng thuốc Tây y.

  • Xem thêm: 4 cách chữa hen suyễn theo dân gian hiệu quả

3 bài thuốc chữa hen suyễn bằng thuốc nam

Trong Đông y, hen suyễn được gọi là háo suyễn, chia làm 3 thể phong nhiệt, phong hàn và phong đàm. Cách chữa chủ yếu là giáng khí, tiêu đàm, tán hàn (nếu ở thể phong hàn) hoặc thanh nhiệt (nếu ở thể phong nhiệt). 

1. Chữa hen suyễn thể phong nhiệt

Người bị bệnh hen suyễn thể phong nhiệt thường có triệu chứng: ho, khó thở, trong họng có tiếng khò khè, ngực đầy tức, đờm vàng dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng ra mồ hôi, chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng dày.

Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, thanh nhiệt chống dị ứng.

Thuốc Nam chữa hen suyễn thể phong nhiệt:

  • Hạt tía tô 8 – 10g, bán hạ 8 – 10g, sài đất (hoặc lá dâu tằm) 10 – 12g, hạt ý dĩ 10 – 12g.
  • Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml
  • Chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống thuốc nguội.

Xem thêm: 4 BÀI THUỐC QUÝ Chữa Khỏi Hẳn Bệnh Hen Suyễn Bằng Đông Y

2. Chữa hen suyễn thể phong hàn

Người bị bệnh hen suyễn thể phong hàn thường có triệu chứng: khó thở, tức ngực, ho có đờm màu trắng, cơn phát lúc trời trở lạnh, về đêm. Đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt.

Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, chống dị ứng, trừ hàn.

Thuốc Nam chữa hen suyễn thể phong hàn:

  • Hạt tía tô 8 – 10g, bán hạ 8 – 10g, nhục quế 8 – 10g (hoặc khô 8 – 10g), hạt ý dĩ 10 – 12g.
  • Sắc với 750ml nước, còn 200ml.
  • Chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm.

3. Chữa hen suyễn thể phong đàm

Người bị bệnh hen suyễn thể phong đàm, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đờm nhớt, khò khè liên tục, nếu nôn ói ra nhiều đờm dãi thì thấy dễ chịu, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhờn.

Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm (hoặc hoá đàm).

Thuốc Nam chữa hen suyễn thể phong đàm

  • Hạt tía tô 8 – 10g, bán hạ 8 – 10g, hạt ý dĩ 10 – 12g (hoặc bèo cái 10 – 12g), hạt cải củ 8 – 10g, trần bì 6 – 10g.
  • Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml.
  • Chia làm 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm.

Lưu ý: Các bài thuốc chữa hen suyễn bằng thuốc nam chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không nên tùy tiện tự bốc thuốc tại nhà. Nếu muốn sử dụng cần được thầy thuốc kê và bốc theo đúng liều lượng cũng như hướng dẫn sử dụng chi tiết.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Bị hen suyễn uống thuốc gì? Ưu nhược điểm của thuốc Đông y, Tây y

27/04/2019 Tiến Nguyễn

Hen suyễn tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn cần sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh cũng như cắt các cơn hen. Vậy bị hen suyễn uống thuốc gì? Đông y hay Tây y thì tốt hơn?

  • Hen suyễn là bệnh gì?
  • Hen suyễn và hen phế quản có phải là một không? Phân biệt thế nào?

[toc]

Uống thuốc có trị khỏi hoàn toàn được hen suyễn không?

Hen suyễn là một dạng viêm mạn tính của đường hô hấp gây co thắt phế quản và sự cản trở lưu thông của không khí trong phổi. Bệnh gây các triệu chứng như ho, ho khò khè, khó thở… đặc biệt là vào ban đêm và sáng sớm.

Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, cuộc sống hàng ngày của người bệnh, thậm chí có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm: tâm phế mạn, tràn khí màng phổi, khí phế thũng và bệnh lao, thậm chí cơn hen tái phát mà không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong vì không thể thở được.

Tuy nhiên, người bị bệnh hen suyễn cần xác định phải sống chung với nó cả đời hen suyễn KHÔNG thể chữa khỏi hoàn toàn vì là bệnh mạn tính. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc để kiểm soát tình hình, ngăn không cho bệnh tái phát thường xuyên, đồng thời giảm các triệu chứng của hen suyễn, không để bệnh ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống.

Vậy bị hen suyễn uống thuốc gì?

Nếu người bệnh sử dụng thuốc đúng liều lượng, theo đúng phác đồ bác sĩ đưa ra thì bệnh hen suyễn hoàn toàn có thể kiểm soát. Vậy bị hen suyễn uống thuốc gì?

Hen suyễn uống thuốc gì

Hen suyễn uống thuốc gì

Hen suyễn uống thuốc Tây y

Uống thuốc Tây y chữa hen phế quản là các loại thuốc giúp chống viêm, giãn phế quản, được chia thành 2 nhóm:

– Thuốc dự phòng (lâu dài) bao gồm:

  • Thuốc corticosteroid dạng hít, đặc biệt dùng để điều trị hen suyễn dị ứng, bằng cách ức chế tình trạng viêm sưng ở phổi. Thuốc có tác dụng chậm, sau vài giờ mới phát huy.
  • Thuốc kháng Leukotriene: Thích hợp với việc điều trị hen suyễn nhẹ, bằng cách ức chế những hóa chất gây viêm tiết ra bởi hệ miễn dịch.
  • Thuốc kháng histamine: Kết hợp với Singulair hoặc các loại thuốc corticosteroid dạng hít có thể giúp bạn hạn chế tình trạng viêm mũi và viêm phổi, bằng cách ức chế chất sinh học histamine trong cơ thể – một nhân tố then chốt gây ra các phản ứng dị ứng.
  • Thuốc Theophylline (Theo-24 hay Uniphyl) là một loại thuốc giúp giãn phế quản, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của hen suyễn như thở khò khè, tức ngực, đặc biệt là chứng ho về đêm.

– Thuốc cắt cơn hen phế quản bao gồm:

  • Short-acting beta agonists (SABAs): Gồm các loại thuốc làm giãn phế quản có tác dụng nhanh, giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh hen suyễn chỉ trong vòng vài phút. Những loại SABAs thường gặp là Salbutamol, Terbutalin và Fenoterol.
  • Thuốc Omalizumab (Xolair): Đặc trị hen suyễn dị ứng. Thuốc có tác dụng gắn kết với Globulin miễn dịch E (IgE), làm giảm lượng IgE tự do gây kích hoạt các quá trình dị ứng.
  • Thuốc corticosteroid dạng uống là thuốc trị hen suyễn có tác dụng giảm các cơn hen cấp tính một cách nhanh chóng.

Ưu điểm của chữa hen suyễn bằng phương pháp Tây y

  • Uống thuốc Tây y chữa hen suyễn cho hiệu quả nhanh chóng, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, cắt cơn hen suyễn kịp thời.
  • Giúp người bệnh nhanh chóng cảm thấy dễ chịu.

Nhược điểm khi chữa hen suyễn bằng Tây y

  • Uống thuốc Tây y chữa hen suyễn có thể gây 1 số tác dụng phụ: nóng trong, táo bón, ảnh hưởng đến thần kinh, đặc biệt là khi lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không theo chỉ dẫn.
  • Ngoài ra, dùng thuốc Tây y cũng dễ bị phụ thuộc, ngưng thuốc trong thời gian ngắn cũng có thể khiến bệnh tình tái phát nhanh chóng.
  • Chi phí khi chữa bệnh hen suyễn bằng thuốc Tây y cũng đắt hơn so với thuốc nam.

Hen suyễn uống thuốc nam

Vì hen suyễn là bệnh đi theo suốt cuộc đời, không thể khỏi triệt để nên nhiều người thường nghĩ đến việc uống thuốc nam chữa hen suyễn để tránh việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hoặc kết hợp điều trị Đông, Tây y để giảm tối đa tác dụng phụ không mong muốn.

Theo Đông y, hen suyễn được gọi là háo suyễn, nguyên nhân chủ yếu do ngoại tà xâm nhập, đàm tắc bên trong gây ra. Hen suyễn được chia làm 3 thể: phong nhiệt, phong hàn và phong đàm. Mỗi thể bệnh sẽ có những phương thuốc điều trị khác nhau.

  • Xem thêm: 4 bài thuốc quý chữa bệnh hen suyễn bằng Đông y

Ưu điểm của phương pháp chữa hen suyễn bằng thuốc nam

  • Uống thuốc nam chữa hen suyễn cho hiệu quả lâu dài, bền vững, giúp giảm tần suất của các triệu chứng, các cơn hen suyễn.
  • Dùng thuốc nam không có tác dụng phụ như thuốc Tây y.
  • Không bị phụ thuộc nhiều vào thuốc.
  • Chi phí chữa hen suyễn bằng thuốc nam khá “mềm”, có thể sử dụng lâu dài để duy trì hiệu quả.

Nhược điểm của phương pháp chữa hen suyễn bằng thuốc nam

  • Uống thuốc nam chữa hen suyễn cần kiên trì trong thời gian dài.
  • Hiệu quả bền vững nhưng chậm, do tác động từ sâu bên trong để điều trị, kháng tác nhân gây bệnh.

Khi uống thuốc hen suyễn cần chú ý những gì?

  • Khi dùng thuốc Tây y hay Đông y để chữa hen suyễn đều cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Ngoài ra, để giảm tần suất bệnh tái phát, cần giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, trong lành.
  • Không tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại.
  • Không uống rượu bia, không hút thuốc lá.
  • Tránh hoạt động thể lực quá nặng, lao động vất vả, quá sức.
  • Luôn mang theo thuốc trị hen suyễn bên mình để xử trí kịp thời những cơn hen suyễn đột ngột.
  • Đi gặp bác sĩ sớm nếu uống thuốc trị hen suyễn không cho hiệu quả như mong muốn.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi bị hen suyễn uống thuốc gì? Dù uống thuốc Đông hay Tây y cũng đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính tham khảo, người bệnh muốn sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải được sự chẩn đoán và tư vấn từ bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

4 cách kiểm soát HIỆU QUẢ cơn hen suyễn về đêm

18/04/2019 Tiến Nguyễn

Cơn hen suyễn về đêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Vậy nguyên nhân vì sao cơn hen suyễn thường xảy ra về đêm và cách điều trị như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

  • Hen suyễn là bệnh gì? Điều trị hen suyễn như thế nào?
  • Có Thể Chữa Khỏi Hoàn Toàn Bệnh Hen Suyễn Được Không?

[toc]

Cơn hen suyễn về đêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ

Cơn hen suyễn về đêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ

Vì sao cơn hen suyễn thường xảy ra về đêm?

Hen suyễn là 1 dạng viêm mãn tính của đường hô hấp, gây co thắt phế quản và làm cản trở quá trình lưu thông không khí trong phổi. Đây là bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, từ người lớn đến trẻ nhỏ và xảy ra vào bất cứ thời điểm nào.

Đặc biệt, cơn hen suyễn thường xảy ra nhiều về đêm và rạng sáng. Nguyên nhân dẫn đến những cơn hen suyễn về đêm là do:

– Tiếp xúc nhiều với các chất gây dị ứng nguyên trong nhà: mạt nhà, lông chó mèo, cách chất kích thích trong không khí (mùi hương xịt phòng). Đặc biệt, trong không gian phòng ngủ chật hẹp, những yếu tố này càng dễ gây kích ứng, ảnh hưởng đến người bệnh.

– Nồng độ 2 chất cortisol và adrenaline (có vai trò trong việc làm giãn phế quản) lại giảm về đêm, khiến cho việc hô hấp trở nên khó khăn hơn.

– Việc nằm ngửa khi ngủ cũng dễ gây tắc nghẽn phế quản, tạo điều kiện cho những cơn hen suyễn về đêm bùng phát.

– Khi ngủ cũng dễ bị trào ngược dịch vị vào thực quản. Đồng thời, dịch tiết do viêm xoang hay hội chứng mũi sau dễ chảy vào đường hô hấp dưới gây kích hoạt cơn hen suyễn về đêm.

  • Xem thêm: Bệnh hen suyễn và biến chứng có nguy hiểm không?

Cơn hen suyễn về đêm có nguy hiểm không?

Hen suyễn nói chung, cơn hen suyễn về đêm nói riêng đều rất nguy hiểm vì nó gây ra tình trạng khó thở. Người bệnh thường phải cố gắng để hít vào thở ra, cảm giác đau tức ở lồng ngực, hô hấp trở nên khó khăn.

Cơn hen suyễn về đêm nếu nhẹ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người bệnh không thể ngủ ngon, ngủ sâu giấc, thậm chí mất ngủ. Còn nặng thì có thể dẫn đến tử vong nếu không xử trí kịp thời.

Ngoài ra, cơn hen suyễn về đêm không được điều trị sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn, tràn khí màng phổi, khí phế thũng và bệnh lao.

Cách kiểm soát cơn hen suyễn về đêm

Cơn hen suyễn về đêm cũng như bệnh hen suyễn, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách:

1. Tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Để kiểm soát cơn hen suyễn về đêm, người bệnh tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, phòng ngủ được cách ly tốt, không bị dột, ẩm mốc. Không cho động vật (chó, mèo) ngủ chung trong phòng. Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ không khí ẩm, tránh tình trạng không khí quá khô.

2. Thay đổi thời gian sử dụng thuốc

Những cơn hen suyễn về đêm có thể được kiểm soát tốt hơn bằng cách thay đổi thời gian sử dụng thuốc. Thay vì sử dụng ống hít hàng ngày vào buổi sáng, người bệnh có thể sử dụng vào buổi tối để phát huy công dụng vào ban đêm. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về thời gian cũng như liều lượng sử dụng thuốc.

  • Xem thêm: Thuốc xịt hen suyễn giá bao nhiêu? Có nên dùng không?
Thay đổi thời gian sử dụng thuốc để kiểm soát cơn hen suyễn về đêm

Thay đổi thời gian sử dụng thuốc để kiểm soát cơn hen suyễn về đêm

3. Xử trí kịp thời cơn hen suyễn về đêm

Cơn hen suyễn về đêm có thể bùng phát bất cứ lúc nào trong khi người bệnh ngủ. Vì vậy, cần có biện pháp xử trí tại chỗ kịp thời. Luôn mang theo thuốc bên người hoặc ống hít do bác sĩ kê toa.

Hiện có hai loại thuốc cấp cứu mà bác sĩ có thể kê toa cho bạn là bình xịt định liều (metered dose inhaler – MDI) hoặc bình xịt bột khô (dry powder inhaler – DPI).

4. Đi cấp cứu khi cơn hen suyễn về đêm trở nặng

Cơn hen suyễn về đêm nếu nhẹ có thể tự xử trí tại nhà, nếu có những biểu hiện nặng hơn, ngay cả khi đã dùng thuốc: người bệnh thở dồn dập không ra hơi, khó thở, tức ngực, mặt tái xanh, chân tay co giật thì cần gọi người để đưa đi cấp cứu kịp thời. Không nên chủ quan, kéo dài thời gian điều trị tại nhà.

Để hỗ trợ điều trị cơn hen suyễn về đêm cũng như bệnh hen suyễn, bệnh nhân nên duy trì lối sống lạnh mạnh, tránh xa các yếu tố kích thích, môi trường khói bụi, độc hại. Ngoài ra, cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn tinh thần và có chế độ tập thể dục thường xuyên.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Phát hiện sớm: 5 nguyên nhân gây bệnh hen phế quản để tránh tử vong

17/04/2019 Tiến Nguyễn

Hen phế quản là căn bệnh ngày càng phổ biến, có thể gây nguy hiểm chết người. Vậy nguyên nhân gây bệnh hen phế quản là gì? Phải làm sao để phòng ngừa các tác nhân gây bệnh? Cùng Baovesuckhoe365 tìm hiểu trong bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

  • Tìm hiểu: Hen phế quản là bệnh gì?
  • 7 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Hen Phế Quản Hiệu Quả Ngay Tức Thì

[toc]

Vì sao cần sớm phát hiện nguyên nhân gây bệnh hen phế quản?

Hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Một số biểu hiện của bệnh như: khó thở, thở khò khè thành tiếng, ho kéo dài, đặc biệt là về đêm và sáng sớm.

Hen phế quản nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: xẹp phổi, nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, suy hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ngừng hô hấp, tử vong bất cứ lúc nào.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh hen phế quản. Vì vậy, cần sớm phát hiện để điều trị nhanh chóng, hiệu quả.

  • Xem thêm: Bệnh hen phế quản có chữa khỏi được không?
Bệnh hen phế quản nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm

Bệnh hen phế quản nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm

Vậy nguyên nhân gây bệnh hen phế quản là gì?

Bệnh hen phế quản có thể do nhiều nguyên nhân gây nên:

1. Bệnh hen phế quản do di truyền

Một trong những nguyên nhân gây bệnh hen phế quản đầu tiên phải kể đến là do di truyền. Nếu trong gia đình có bố, mẹ mắc bệnh hen phế quản thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

2. Bệnh hen phế quản do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm

Các loại vi khuẩn streptococcus pyogenes, staphylococcus aureus,… Virus hợp bào hô hấp, parainfluenza hoặc virus cúm thông thường hoặc các loại nấm: nấm Alternaria hay Cladosporium, các nấm mốc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh hen phế quản.

3. Hen phế quản do dị ứng

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản có thể do bị dị ứng với môi trường ô nhiễm, khói bụi, củi bếp, thuốc lá… Hoặc do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: lông chó, lông mèo, phấn hoa, bụi, hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh (bột giặt, nước xả vải…), hoặc do dùng thực phẩm gây dị ứng (thịt bò, trứng, hải sản…)

4. Thời tiết thay đổi đột ngột

Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi và dễ bị mắc bệnh hen phế quản, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

5. Hen phế quản do vận động

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản do vận động mạnh, đặc biệt là những người có cường độ luyện tập cao. Khi vận động mạnh cần nhiều không khí để hô hấp, dẫn đến thở nhanh qua miệng. Lúc này, đường thở dễ bị hẹp do phản ứng nhiều với không khí khô hanh. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc hen phế quản.

  • Xem thêm: 5 điểm khác biệt cơ bản của bệnh hen suyễn và hen phế quản

Người bệnh cần lưu ý gì khi mắc hen phế quản?

Từ những nguyên nhân gây bệnh hen phế quản, chúng ta có thể rút ra cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh này:

– Khi có những triệu chứng của bệnh hen phế quản cần đi khám sớm để điều trị theo phác đồ của bác sĩ, nhằm chủ động kiểm soát những cơn hen đột ngột.

– Tiêm phòng cúm và viêm phổi sẽ hạn chế được sự khởi phát của những cơn hen.

– Tránh xa các tác nhân gây bệnh như: môi trường ô nhiễm, độc hại, khói bụi, thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc…

– Giảm căng thẳng, mệt mỏi, tránh cảm xúc tiêu cực, dẫn đến cơ khó thở.

– Kiên trì luyện tập, hít thở đều đặn, điều hòa hơi thở.

– Tăng cường tập thể dục thể thao. Tuy nhiên, không nên vận động, tập luyện quá sức.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đa dạng các loại dưỡng chất.

  • Xem thêm: 6 cách phòng ngừa bệnh hen phế quản hiệu quả

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho độc giả, hiểu được nguyên nhân gây bệnh hen phế quản. Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn có thể kiểm soát được cơn hen và tránh nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Bạn có biết: Bệnh hen suyễn khó thở xuất hiện nhiều ở đối tượng nào?

25/12/2018 Mr Khỏe

Tình trạng bệnh hen suyễn khó thở có thở xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối tượng nào xuất hiện nhiều nhất thì không phải ai cũng biết. Tham khảo bài viết sau để xem mình có nằm trong số người có khả năng bị bệnh cao không nhé!

  • Hen suyễn ở người lớn: TOP 8 triệu chứng dễ nhận biết nhất
  • Chuyên gia trả lời: Bệnh hen suyễn và biến chứng có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn khó thở

Hen suyễn là một loại bệnh liên quan đến hệ hô hấp, ảnh hưởng từ khí quản vào phổi. Khi cơn hen suyễn xuất hiện, các cơ xung quanh ống phế quản thắt lại và sưng lên, làm hẹp đường thở, khiến người bệnh khó thở. Người ta thường gọi tắt là bệnh hen suyễn khó thở để chỉ hen suyễn kèm theo triệu chứng khó thở.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn khó thở chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên các yếu tố dưới đây có thể khởi phát bệnh hoặc làm cho tình trạng bệnh nặng hơn:

  • Yếu tố trong nhà: Thuốc lá, mùi mạnh (như sản phẩm làm sạch hoặc dầu thơm), bụi, nấm mốc, mùi chó mèo, chuột, gián,….
  • Yếu tố ngoài trời: Thời tiết quá nóng hoặc lạnh, sự thay đổi thời tiết khi giao mùa, không khí bị ô nhiễm,…
  • Các yếu tố khởi phát khác: Sử dụng một số loại thuốc khác khiến bệnh nặng hơn, các hoạt động vui chơi yêu cầu về giọng nói to hay gào thét quá mức, căng thẳng hoặc lo lắng,…                

Thường thì khi chưa gặp phải tình trạng bệnh người ta sẽ không để ý tới. Đến khi có dấu hiệu mới tìm hiểu tới nó. Nắm được gốc gác cũng như đối tượng nào có khả năng mắc bệnh cao cũng giúp mọi người đề phòng nó tốt nhất!

Bạn có biết: Bệnh hen suyễn khó thở xuất hiện nhiều ở đối tượng nào?

Ô nhiễm không khí sẽ khiến tình trạng bệnh hen suyễn khó thở nghiêm trọng hơn

Đối tượng nào thường mắc bệnh hen suyễn khó thở?

Nếu như các bệnh về hệ hô hấp khác như lao, viêm phổi, viêm phế quản có thể lây nhiễm qua đường hô hấp thì bệnh hen suyễn khó thở lại không như vậy! Đây không phải là một căn bệnh lây nhiễm nên việc tiếp xúc với người bệnh sẽ không ảnh hưởng gì đến người khỏe mạnh.

Dựa theo một số nghiên cứu thì bệnh hen suyễn xuất hiện nhiều ở 2 đối tượng: do di truyền và người có cơ địa dị ứng.

Bệnh hen suyễn khó thở liên quan đến yếu tố di truyền

Không phải là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên yếu tố di truyền được xem xét kỹ lưỡng. Dựa trên một cuộc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

  • Trẻ em sinh ra có bố mẹ không bị bệnh hen suyễn khó thở trước đó, khả năng con mắc bệnh rất ít, chỉ dưới 10%.
  • Trẻ em sinh ra có bố hoặc mẹ bị căn bệnh này, con sinh ra có 25% khả năng là mắc bệnh.
  • Đối với cả bố và mẹ mắc bệnh, con sinh ra chiếm tỷ lệ mắc bệnh tăng đến 50%.

Bệnh hen suyễn khó thở liên quan đến cơ địa dị ứng

Một số loại gen trong cơ thể người có thể làm cho người chứa loại gen đó bị bệnh hen suyễn. Nếu như bạn là người có cơ địa dễ dị ứng thì cũng nên cẩn trọng với bệnh hen suyễn khó thở này. Chẳng hạn như một số người có tiền sử dễ dị ứng như mắc bệnh chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng, hay các bệnh khác thì cũng dễ mắc bệnh hen suyễn khó thở.

Được xác định thuộc vào đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn khó thở thì các bạn cần phải biết cách điều trị kịp thời. Bên cạnh đó là những phòng ngừa sao cho an toàn đối với sức khỏe của mình và người thân.

Bạn có biết: Bệnh hen suyễn khó thở xuất hiện nhiều ở đối tượng nào?

Bệnh hen suyễn khó thở liên quan đến cơ địa dị ứng của mỗi người

Bệnh hen suyễn do tác động từ môi trường bên ngoài

Ngoài 2 đối tượng chính trên thì bệnh hen suyễn còn xuất hiện do các yếu tố khác tác động. Chẳng hạn như những người có thói quen hút thuốc lá lâu năm hoặc tiếp xúc và làm việc ở môi trường khói bụi, ô nhiễm,… Đối với các trường hợp trên thì phải bỏ thuốc. Ngoài ra, hạn chế tiếp xúc với môi trường, nếu có thể thì thay đổi hoặc khi làm việc cần bảo vệ mũi và cổ họng thật tốt.

Cách phòng và chữa trị bệnh hen suyễn khó thở như thế nào?

Trước tiên, để điều trị được bệnh hen suyễn khó thở thì bạn nên đối phó với yếu tố tác động trên để hạn chế sự phát triển của bệnh.

Để tình trạng bệnh không trở nên trầm trọng hơn bạn nên:

  • Tránh xa khói thuốc lá, hạn chế tối đa nơi có không khí bị ô nhiễm, không sử dụng các chất có mùi mạnh, thuốc tẩy rửa,…
  • Nên giữ cổ ấm khi trời tiết giao mùa, đặc biệt không để hít phải các loại mùi phấn hoa.
  • Giữ gìn sức khỏe để cơ thể khỏe mạnh bằng cách luyện tập thể dục thể thao điều độ, giữ ấm cơ thể, ăn uống điều độ, lành mạnh,…
  • Hen suyễn không lây, nhưng nên tránh xa người bị cảm, bị cúm vì chúng có thể lây, sẽ khiến bệnh hen suyễn khó thở nghiêm trọng hơn.
  • Thường thì hen suyễn khó thở vào ban đêm, nếu việc ngồi dễ thở hơn thì hãy kê thêm gối khi ngủ.
Bạn có biết: Bệnh hen suyễn khó thở xuất hiện nhiều ở đối tượng nào?

Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ khi thời tiết lạnh

Đó là cách để điều trị tạm thời cũng như tự thực hiện được để giảm tình trạng bệnh. Nếu như cảm thấy bệnh hen suyễn kèm theo khó thở quá mức hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn và điều trị.

  • Đơn giản hơn với cách chữa bệnh hen suyễn cấp và mãn tính tại nhà!
  • 9 loại thực phẩm nên kiêng dành cho người bị hen suyễn!

Chúc các bạn không gặp phải bệnh hen suyễn khó thở. Nếu chẳng may gặp phải thì cũng có cách để đối phó với nó qua bài viết này! Có bất cứ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận để nhận được sự tư vấn từ chuyên gia!

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền ở từng thời điểm bệnh

22/12/2018 Mr Khỏe

Chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền được nhiều người quan tâm vì tính an toàn và hiệu quả nó mang lại. Có nhiều cách chữa khác nhau, trong bài viết này Baovesuckhoe365 sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách chữa theo từng thời điểm bệnh với từng thể bệnh khác nhau. Cùng theo dõi nhé!

  • 4 bài thuốc quý chữa khỏi hẳn bệnh hen suyễn bằng Đông Y
  • TOP 4 cách chữa hen suyễn theo dân gian hiệu quả trong tức thì!

Chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền là gì?

Hen suyễn là một bệnh lý của đường hô hấp do vị trí này bị viêm nhiễm khiến người bệnh cảm thấy khó thở, ho khò khè, thở rít vào ban đêm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hướng sức khỏe, nghiêm trọng hơn là tính mạng.

Chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền là sử dụng các bài thuốc dân gian được ông bà ta sử dụng thành công. Chủ yếu là các bài thuốc đông y từ thảo dược quý hiếm.

Ưu điểm:

  • Các bài thuốc này nếu được sử dụng đúng đơn, đúng toa thì rất an toàn với sức khỏe, thậm chí như một loại thuốc bồi bổ cho sức khỏe.
  • Giá thành không quá cao.
  • Hiệu quả cao, tác dụng nhanh chóng.

Nhược điểm: 

  • Nếu tự ý bốc thuốc thì sẽ không điều chỉnh được liều lượng, các vị thuốc nào kị với vị thuốc nào sẽ gây nguy hiểm sức khỏe, cũng như tính mạng.
  • Mất thời gian và công sức để sắc thuốc.
  • Vì là thuốc sắc nên có mùi hơi khó uống.

Cùng Baovesuckhoe365 tìm hiểu cách chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền dựa vào thời điểm của bệnh và thể bệnh. Có 2 thời điểm điều trị bệnh hen suyễn, mỗi thời điểm sẽ sử dụng bài thuốc khác nhau phù hợp với từng thể bệnh như sau:

Cách chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền

Chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền ở thời điểm bệnh lên cơn hen

Đây có lẽ là thời điểm gây khó chịu nhất đối với người bệnh. Các cơn hen liên tục xảy đến gây cảm giác khó thở, đặc biệt vào ban đêm. Cách chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền là một trong những giải pháp tốt nhất, trẻ em và người lớn tuổi đều dùng được.

Tùy vào thể bệnh (phong hàn, phong nhiệt, phong đờm) mà có các bài thuốc chữa khác nhau khi cơn hen suyễn đang lên:

Cách chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền THỂ PHONG HÀN

Bài thuốc Tam cao thang gia vị gồm:

  • Cam thảo: 4g
  • Hạnh nhân: 7g
  • Ma hoàng: 12g

Tất cả các vị trên được đem sắc (nấu) uống. Uống hàng  ngày, sau 4 – 5 ngày thì sẽ đỡ.

Chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền ở từng thời điểm bện

Bài thuốc Tam cao thang gia chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền nổi tiếng

Bài thuốc Tô tử giáng khí thang gồm:

  • Tô tử, bán hạ: 36g
  • Tiền hồ, hậu phác, đương quy, cam thảo: 4g
  • Quất bì: 12g
  • Quế tâm: 16g
  • Sinh khương: 50g
  • 5 trái táo

Bài thuốc này cũng dùng để sắc uống ngày 5 lần, 3 lần vào buổi sáng, 2 lần buổi chiều.

Cách chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền THỂ PHONG NHIỆT

Bài thuốc chữa hen suyễn thể phong nhiệt đó là Định suyễn thang, bao gồm các vị thuốc đem sắc uống như:

  • Ma hoàng, bán hạ: 6 – 12g
  • Hạnh nhân, tô tử: 6 – 8g
  • Tang bạch bì, khoản đông hoa: 12g
  • Hoàng cầm: 8 – 12g
  • Bạch quả: 10 – 20 quả
  • Cam thảo: 4g

Ngoài ra, cách chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền thể phong nhiệt khi lên cơn hen cũng có bài thuốc Chỉ háo định suyễn thang. Các bạn có thể sắc các vị thuốc sau với nhau uống hàng ngày:

  • Ma hoàng, tử uyển, bối mẫu, hạnh nhân: đều 10g
  • Sa sâm: 12g
  • Huyền sâm: 16g

Cách chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền THỂ PHONG ĐỜM

Đối với thể bệnh phong đờm trong hen suyễn, các bạn có thể dùng bài thuốc: Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm hoặc Tiền hồ thang gia vị.

Bài thuốc Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm là sự kết hợp giữ 2 phương thuốc:  nhị trần giang và tam tử thang gia giảm.

  • Nhị trần thang gồm các vị: bán hạ, quất hồng, phục linh, cam thảo .
  • Tam tử thang gia giảm gồm: tử tô tử, bạch giới tử, la bặc tử.

Bài thuốc Tiền hồ thang gia vị gồm:

  • Tiền hồ, tang diệp, tỳ bà diệp, tri mẫu: đều 16g
  • Kim ngân hoa: 20g
  • Hạnh nhân, mạch môn, hoàng cầm, khoản đông hoa, cát cánh: đều 12g
  • Cam thảo: 8g
Chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền ở từng thời điểm bệnh

Bài thuốc Tiền hồ gia vị để chữa hen suyễn thể phong đờm

Chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền ở thời điểm bệnh ổn định

Sau khi sử dụng cách chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền bên trên, bệnh sẽ thuyên giảm và đi vào thời điểm ổn định, không lên cơn hen suyễn nữa. Bài thuốc Sinh mạch tán gia vị sử dụng khi hen suyễn ở mức ổn định:

  • Mạch môn: 12g
  • Ngũ vị tử: 7 hạt
  • Nhân sâm: 12g
  • Thêm ngọc trúc, bối mẫu: đều 8g
Chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền ở từng thời điểm bệnh

Chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền ở thời điểm ổn định

Lưu ý: Cách sắp uống các bài thuốc trên cụ thể như sau:

  • Nước thứ nhất: Cho các vị thuốc trong mỗi bài thuốc vào ấm cùng 4 chén nước, nấu đến khi còn lại 1 chén, cho nước thuốc ra.
  • Nước thứ 2: Cho 3 chén nấu còn lại nửa chén.
  • Hòa 2 nước thuốc lại chia làm 3 lần uống trong ngày cho người lớn, dùng nước thuốc khi còn ấm. trẻ em dùng một nửa liều của người lớn. 

CẨN TRỌNG: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn không nên tự bốc thuốc theo công thức!

Trên đây là cách chữa bệnh hen suyễn theo phương pháp cổ truyền được nhiều người áp dụng thành công. Chúc các bạn đang gặp phải tình trạng này nhanh hồi phục sức khỏe và xua tan bệnh tật!

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

9 loại thực phẩm nên kiêng dành cho người bị hen suyễn!

08/11/2018 Mr Khỏe

Đồ ăn thức uống hàng ngày sử dụng sai có thể là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm người hen suyễn nên kiêng chúng tôi kể tên sau đây là “hàng cấm”. Vì chúng đều là thực phẩm mang tính lạnh, cay và có chứa chất phụ gia Sulfite gây hại cho người bị hen suyễn.

  • Hen Suyễn Ở Người Lớn: TOP 8 Triệu Chứng Dễ Nhận Biết Nhất
  • Đơn giản hơn với cách chữa bệnh hen suyễn cấp và mãn tính tại nhà!

 

Tôm đông lạnh là thực phẩm không dành cho người hen suyễn

Đứng đầu danh sách thực phẩm người hen suyễn nên kiêng là tôm đông lạnh. Bởi vì tôm là những thực phẩm có tính lạnh dễ làm tình trạng bệnh hen nghiêm trọng hơn. Hơn thế, nếu như để đông lạnh, trong tôm có chứa chất sulfite – chất phụ gia gây hại cho sức khỏe, sử dụng nó để tránh các vết đen trên tôm.

Vì thế, đây không phải là lựa chọn dành cho những người đang bị hen suyễn. Nếu thích món ăn với tôm thì có thể ăn tôm tươi nhưng cũng nên hạn chế nhé!

9 loại thực phẩm nên kiêng dành cho người bị hen suyễn!

Tôm đông lạnh không phải là thực phẩm dành cho người hen suyễn

Thực phẩm muối chua – người bị hen suyễn nên kiêng

Khi kể tên thực phẩm người hen suyễn nên kiêng không thể không nhắc đến đồ muối chua như dưa muối, sung muối, dưa chuột muối, kim chi,…. Cũng giống như tôm đông lạnh, các loại thực phẩm này khi lên men sẽ có chất bảo quản là sulfite gây ảnh hưởng người bệnh. Vì thế, thay vì sử dụng dưa muối, bạn có thể chuyển qua salad.

9 loại thực phẩm nên kiêng dành cho người bị hen suyễn!

Thực phẩm người hen suyễn nên kiêng là đồ muối chua

Khoai tây đóng hộp là thực phẩm người hen suyễn nên kiêng

Khoai tây đóng hộp hay chế biến sẵn này có chứa chất bảo quản natri bisulfit thuộc nhóm chất Sulfite. Vì thế, đương nhiên nó cũng không phải thực phẩm cho người hen suyễn. Nếu khoai tây là món ăn yêu thích của bạn thì có thể tự chiên và chế biến chúng ăn luôn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

9 loại thực phẩm nên kiêng dành cho người bị hen suyễn!

Khoai tây là thực phẩm không dành cho người hen suyễn

Trái cây sấy khô là thực phẩm người hen suyễn nên kiêng

Trong các loại trái cây sấy khô có chứa rất nhiều phụ gia và chất bảo quản và tất nhiên không thể thiếu nhóm chất sulfite. Các loại chất này giúp kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm không có lợi cho người bị bệnh hen suyễn. Đặc biệt chú ý với các loại quả sấy khô có thành phần kali bisulfit và sodium sulfite vì nó có thể gây ra đợt kịch phát của bệnh hen suyễn.

9 loại thực phẩm nên kiêng dành cho người bị hen suyễn!

Trái cây sấy khô sẽ làm tình trạng bệnh hen suyễn nghiêm trọng hơn

Mứt anh đào ngâm là thực phẩm người bị hen suyễn nên tránh xa

Mứt anh đào ngâm cũng là một trong số các loại thực phẩm người hen suyễn nên kiêng bởi chất sulfite. Với vẻ ngoài bắt mắt, hấp dẫn, là món ăn yêu thích của người yêu ngọt nhưng khi bị hen suyễn ăn vào là biết ngay hậu quả. Các cơn co thắt phế quản và triệu chứng rõ rệt hơn.

9 loại thực phẩm nên kiêng dành cho người bị hen suyễn!

Thực phẩm người hen suyễn nên kiêng là mứt anh đào

Thực phẩm tự nhiên có chứa sulfite khác

Ngoài các loại thực phẩm trên chứa sulfite thì chất này còn xuất hiện tự nhiên trong một số loại thực phẩm khác như: măng tây, hẹ, tinh bột ngô, trứng, tỏi, tỏi tây, xà lách, cá hồi, sản phẩm làm từ đậu nành, cà chua,… Những người bị hen suyễn nên lưu ý để lựa chọn thực phẩm tốt cho mình.

Các loại nước cam, chanh đóng chai không nên dùng cho người hen suyễn

Đứng đầu về các loại nước đóng chai gây hại cho người bị hen suyễn là nước cam, chanh. Giống như các sản phẩm trái cây khô thì các loại nước đóng chai cũng có chứa nhiều chất phụ gia, hương liệu và hóa chất cao. Điều đó có nghĩa là các loại đồ uống không đảm bảo cho sức khỏe của người bị hen suyễn.

Các bạn có thể thay vì uống vội một chai nước cam, nước chanh đóng sẵn bằng cốc chanh tươi hay cam vắt bổ ích, hỗ trợ các cơ quan trong đường thở tốt hơn.

9 loại thực phẩm nên kiêng dành cho người bị hen suyễn!

Người hen suyễn nên uống một cốc nước cam vắt thay vì nước đóng chai

Rượu bia – Không phải là thực phẩm cho người hen suyễn

Người bị bệnh hen suyễn nên kiêng uống rượu bia và hút thuốc lá. Trong thành phần của chúng có chất làm cho thành khí quản bị co giật, lượng chất bài tiết tăng lên gây đờm khiến bít tắc phế quản.

Đó là lý do mỗi lần hút thuốc hay uống rượu xong, bạn có cảm giác khó thở. Trong rượu bia hay thuốc lá có các chất độc hại như Anđêhít, Ôxít nitơ,… làm kích thích niêm mạc hệ hô hấp gây ra viêm nhiễm. Vì thế, người đang bị hen suyễn nên bỏ ngay loại thực phẩm này đi nhé!

9 loại thực phẩm nên kiêng dành cho người bị hen suyễn!

Người bị hen suyễn không nên uống nhiều rượu bia

Bất kỳ loại thực phẩm nào bạn dị ứng

Hen suyễn là do các nhân tố dị ứng gây nên. Vì thế, nếu trước đây bạn có dị ứng với loại thực phẩm nào rồi thì nên tránh xa bởi nó sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Các loại hạt, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, trứng, cá, động vật có vỏ và sữa bò.,… là thực phẩm người hen suyễn nên kiêng bởi nó dễ gây dị ứng với những người quá mẫn cảm.

Ngoài ra, các thực phẩm người bị bệnh hen suyễn nên kiêng kể trên thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày là rất quan trọng. Có một lối sống lành mạnh, và biết bị hen suyễn nên ăn gì cũng rất tốt để cải thiện tình trạng bệnh.

Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Khi Bị Hen Suyễn Để Bệnh Nhanh Khỏi

Trên đây là 9 loại thực phẩm người hen suyễn nên kiêng, các bạn cần nằm lòng để tránh xa. Việc kiêng cữ là rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, vì thế để bệnh hen suyễn nhanh khỏi các bạn cần nghiêm khắc với chế độ ăn của mình. Chúc các bạn mong cháu khỏi bệnh!

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Đơn giản hơn với cách chữa bệnh hen suyễn cấp và mãn tính tại nhà!

07/11/2018 Mr Khỏe

Người ta chỉ nhắc đến bệnh hen suyễn chứ ít người biết rằng cũng có hen suyễn cấp tính và hen suyễn mãn tính. Vậy 2 tình trạng này như thế nào và cách chữa bệnh hen suyễn mãn tính và cấp tính ra sao thì cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây của Baovesuckhoe365!

Khái niệm về hen suyễn cấp tính và hen suyễn mãn tính

Bệnh hen suyễn cấp tính là gì

Cơn hen suyễn cấp tính là khi bệnh nhân hít phải các tác nhân kích thích (phấn hoa, bụi bẩn, thay đổi thời tiết, môi trường,..). Từ đó, xuất hiện các cơn ho, khò khè, nặng ngực, khó thở do luồng khí thở bị tắc bởi phế quản co thắt, sưng phù làm hẹp ống dẫn khó và đờm làm tình trạng bít tắc nghiêm trọng hơn.

Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh cần tìm cách để chặn đứng cơn hen suyễn tức thời. Điều đó giúp giảm tình trạng khó thở, tránh những biến chứng nặng của bệnh và diễn biến xấu về sau.

Bệnh hen suyễn mãn tính là gì

Hen suyễn vốn dĩ được xem là một bệnh mãn tính do phản ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Triệu chứng của bệnh hen suyễn mãn tính là ho, khò khè, đờm, khó thở,.. Về cơ bản cũng giống như hen suyễn cấp tính. Nó khác ở chỗ bệnh này tái đi tái lại, có khi biến mất tạm thời rồi có lại (thành đợt).

Đơn giản hơn với cách chữa bệnh hen suyễn cấp và mãn tính tại nhà!

Bệnh hen suyễn mãn tính với các cơn hen kéo dài thành từng đợt

Cách chữa bệnh hen suyễn mãn tính và cấp tính

Các bạn có thể tưởng tượng cách chữa bệnh hen suyễn giống như dập tắt 1 ngọn lửa, khi ngọn lửa ấy le lói thì dễ dập tắt, đến khi lửa to, bùng phát việc dập tắt sẽ khó và ít nhiều gây hậu quả. Nếu hen suyễn cấp tính mà điều trị tận gốc được sẽ không dẫn đến hen suyễn mãn tính và ngược lại, từ cấp tính sang mãn tính cũng rất dễ dàng. Sau đây là cách chữa bệnh hen suyễn mãn tính và cấp tính khi tình trạng bệnh chưa nghiêm trọng.

Cách chữa bệnh hen suyễn cấp tính

Để chặn đứng cơn hen suyễn cấp tính bạn cần phải thực hiện một số cách sau:

  • Tránh xa các tác nhân gây khởi phát cơn hen suyễn cấp tính. Nên phòng tránh khi biết trước tác nhân gây hen suyễn của mình là gì. Chẳng hạn như: tránh xa hóa chất có mùi nồng gắt nếu như cơn hen suyễn xuất hiện khi ngửi phải chúng; giữ ấm nếu như tác nhân hen suyễn là do luồng khí lạnh; nếu hen do gắng sức thì phải hạn chế gắng sức, gồng mình lên,…
  • Sử dụng thuốc đường hít đúng cách và kịp thời. Nên sử dụng khi mới có triệu chứng của bệnh hen suyễn để ngăn chặn hen suyễn nặng. Sử dụng đường hít bằng cách xịt vào đường hô hấp để giảm tình trạng khó thở, có tác dụng nhanh chóng sau 2 – 5 phút.
  • Ngoài ra, thực hiện kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác như: nghỉ ngơi, uống nước lỏng ấm, ngâm chân nước nóng,.. để cải thiện tình trạng ho đờm và mạch máu lưu thông.
  • Nếu kết hợp các phương pháp trên và đặc biệt là sau 8 lần sử dụng thuốc đường hít xịt, cơn hen suyễn cấp tính chỉ đỡ sau vài giờ rồi bị lại thì cần đi khám bác sĩ để điều trị triệt để.
Đơn giản hơn với cách chữa bệnh hen suyễn cấp và mãn tính tại nhà!

Dùng thuốc đường hít để xịt vào họng sẽ giúp người bệnh hen suyễn cấp tính dễ thở hơn

Cách chữa bệnh hen suyễn mãn tính

Cách chữa bệnh hen suyễn mãn tính sẽ khó hơn, cần sự kiên trì nhiều hơn so với hen suyễn cấp tính. Tuy nhiên, về cơ bản cách điều trị chúng khá giống nhau.

Điều trị hen suyễn mãn tính ở đây cũng thực hiện các biện pháp bổ trợ trên. Để điều trị tận gốc bằng cách chữa các triệu chứng của bệnh, ta nên lựa chọn các loại thuốc theo phương pháp Đông y bởi nó có thể điều trị tận gốc bệnh. Điều trị bằng Tây y thì có thể gây suy gan, thận, viêm loét dạ dày,…

Mỗi một thể hen suyễn sẽ có một bài thuốc điều trị khác nhau:

  • Bài thuốc đông y trị hen suyễn thể hen hàn
  • Bài thuốc Đông y chữa khỏi hẳn hen suyễn thể hen nhiệt
  • Chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng đông y thể hen đờm
  • Bài thuốc đông y trị hen suyễn thể khí hư

Các bạn có thể tham khảo chi tiết các cách chữa bệnh hen suyễn mãn tính bằng phương pháp Đông y trong bài viết sau: https://baovesuckhoe365.com/chua-khoi-han-benh-hen-suyen-bang-dong-y/

Các cách chữa bệnh hen suyễn mãn tính và cấp tính ở trên chỉ áp dụng với các tình trạng bệnh nhẹ. Khi bệnh nhân có biểu hiện nguy kịch, thở gấp, khó thở quá mức cần phải cấp cứu ngay để được bác sỹ thăm khám và điều trị kịp thời.  

Trên đây là tóm tắt về bệnh hen suyễn cấp tính và mãn tính cùng cách chữa được nhiều người áp dụng thành công. Mong rằng bài viết trên có thể giúp các bạn điều trị bệnh hen suyễn thành công mà không tốn kém quá nhiều chi phí.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Cần biết khám hen suyễn ở đâu tốt nhất? 10 địa điểm tại HN và TP HCM

07/11/2018 Mr Khỏe

Bệnh hen suyễn tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất nguy hiểm. Khi có dấu hiệu của bệnh nên đi khám ngay. Vậy khám hen suyễn ở đâu tốt nhất cả nước? Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gồm những cơ sở nào khám chữa bệnh hen suyễn tốt nhất? Cùng điểm danh qua trong bài viết sau nhé! 

  • TOP 4 cách chữa hen suyễn theo dân gian hiệu quả trong TỨC THÌ
  • 4 bài thuốc qúy chữa khỏi hẳn bệnh hen suyễn bằng Đông Y

 

Địa chỉ khám hen suyễn ở đâu tốt nhất Hà Nội

Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung Ương

Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung Ương là một trong số bệnh viện chuyên khám về tai – mũi – họng. Bệnh hen suyễn thuộc hệ hô hấp, có ảnh hưởng trực tiếp đến cổ họng nên đây là địa chỉ khám hen suyễn tốt nhất!

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (84-24) 38 686 050

Thời gian khám bệnh:

  • Thứ Hai – Thứ Sáu: 07:00 – 11:30; 13:30 – 16:30
  • Thứ Bảy, Chủ Nhật: 07:30 – 11:30; 13:30 – 16:00

Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai 

Bệnh viện Bạch Mai không còn xa lạ đối với người dân miền Bắc. Đây là bệnh viện đa khoa lớn nhất nhì của Thủ đô Hà Nội. Khi để hỏi khám hen suyễn ở đâu tốt nhất thì câu trả lời là bệnh viện Bạch Mai với chuyên khoa riêng biệt.

Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A – Bệnh viện Bạch Mai – 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0243.8693.731

Thời gian làm việc:

  • Sáng từ 06:30 – 12:00 giờ.
  • Chiều từ 13:30 – 18:00 giờ.
Khám hen suyễn ở đâu tốt nhất? 10 địa điểm tại Hà Nội và TP HCM!

Bệnh viện Bạch Mai là một trong số các địa chỉ khám hen suyễn tốt nhất ở Hà Nội

Khoa Hô hấp Dị ứng – Bệnh viện Hữu Nghị

Bệnh viện Hữu Nghị có chuyên khoa Hô hấp và Dị ứng cũng đã khám và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân nội ngoại trú về bệnh hen suyễn.

Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.397.22231 – 024.397.22232  

Thời gian làm việc: Từ Thứ 2 đến Thứ 6 và sáng Thứ 7

  • Sáng từ 07:00 – 12:00 giờ.
  • Chiều từ 13:30 – 18:00 giờ.

Chuyên khoa Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng – Phòng Khám Số 1 –  Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Không thể bỏ qua địa chỉ khám hen suyễn tại Hà Nội là Bệnh viện Đại học Y. Bởi Chuyên khoa hô hấp và dị ứng của Bệnh viện cũng nổi tiếng về khám và điều trị hen suyễn.

Địa chỉ: Tòa Nhà A5 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Số 1 Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội

Thời gian làm việc: Từ Thứ 2 đến Thứ 6 và sáng Thứ 7

  • Sáng từ 07:30 – 12:00 giờ.
  • Chiều từ 13:30 – 17:00 giờ. 

Khoa Hô hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương

Trẻ em khi bị hen suyễn nên đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương để khám và điều trị là tốt nhất. Tuy nhiên, ở đây chỉ khám cho bệnh nhân nhi từ 01 tháng đến 15 tuổi mắc các bệnh hô hấp cấp và mãn tính. Ngoài hen suyễn ra, bệnh viện Nhi Trung ương khám các bệnh như: Viêm phế quản phổi; Viêm thanh khí phế quản; Giãn phế quản; Dị vật đường thở; Tràn mủ, tràn khí màng phổi; Lao sơ nhiễm.

Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: (024) 6 273 8532

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 tới thứ 6

  • Sáng: 7h tới 11:30 (mùa hè); 7h tới 12:00 (mùa đông)
  • Chiều: 13:30 tới 16:30

Địa chỉ khám hen suyễn ở đâu tốt nhất Tp Hồ Chí Minh

Trung tâm Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch

Nếu bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh và đang băn khoăn không biết khám hen suyễn ở đâu tốt nhất thì nên tới Trung tâm Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch. Với công nghệ, máy móc hiện đại có thể phát hiện và điều trị bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi hội tụ nhiều bác sỹ giàu kinh nghiệm về chuyên khoa Tai – Mũi – Họng của cả nước, chắc chắn là địa điểm nên lựa chọn.

Địa chỉ: 120 Hùng Vương, Phường 12, Quận 5, TPHCM

Điện thoại: 08 3855 0207, 08 3855 1746

Khám hen suyễn ở đâu tốt nhất? 10 địa điểm tại Hà Nội và TP HCM!

Trung tâm Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch chuyên khám và điều trị hen suyễn

Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Sài Gòn

Khám hen suyễn ở đâu tốt nhất miền Nam không thể không nhắc tới Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Sài Gòn. Đây là bệnh viện chuyên ngành nên sẽ khám và điều trị nhanh hơn so với các bệnh viện đa khoa khác.

Địa chỉ: 120 Hùng Vương, Phường 12, Quận 5, TPHCM

Điện thoại: 08 3855 0207, 08 3855 1746

Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

Cũng giống như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều chuyên khoa khác nhau. Trong đó có chuyên khoa Hô hấp có thể điều trị bệnh hen suyễn ở mọi lứa tuổi.

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM

Điện thoại: 08 3855 4269

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Nếu như quận 5 có rất nhiều bệnh viện lớn điều trị hen suyễn, uy tín, chất lượng thì Quận 10 cũng không kém khi có Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt. Địa điểm này rất thuận tiện cho những ai ở gần đây mà không phải lên tới Quận 5 xa xôi.

Địa chỉ: 20-22 Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, TPHCM

Điện thoại: 08 7308 8999

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bệnh viện Nhân dân Gia Định được thành lập từ năm 1945. Đến nay, đây là bệnh viện Đa khoa loại I trực thuộc Sở y tế TP.HCM. Khoa Nội hô hấp – Cơ xương khớp là điều trị hen suyễn cũng rất an tâm.

Địa chỉ: 01 Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Điện thoại: 08 3841 2692

Trên đây là 10 bệnh viện cho câu hỏi: Khám hen suyễn ở đâu tốt nhất. Mong rằng bài viết giúp ích nhiều cho các bạn khi còn đang phân vân lựa chọn địa điểm khám uy tín, chất lượng.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Chuyên gia trả lời: Bệnh hen suyễn và biến chứng có nguy hiểm không?

06/11/2018 Mr Khỏe

Có rất nhiều câu hỏi gửi về cho chuyên gia của Baovesuckhoe365 hỏi là bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nó nguy hiểm như thế nào và cách điều trị căn bệnh này! Các bạn có thể theo dõi bài viết sau để xem chuyên gia của chúng tôi trả lời như thế nào về hiện tượng này nhé!

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bệnh hen suyễn xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho tới người già. Vậy bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Chuyên gia trả lời: Bệnh hen suyễn và biến chứng có nguy hiểm không?

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Hen suyễn xuất phát từ việc phế quản (ống dẫn khí) ở phổi bị co thắt. Đây là căn bệnh thường gặp nên nhiều người chủ quan với nó. Cũng chính vì thế  mà nhiều người không biết nó rất nguy hiểm. Bệnh hen suyễn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm của bệnh khác. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể nguy hại đến tính mạng người bệnh.     

Trên thực tế, hen suyễn gây ra tình trạng khó thở, chỉ vài phút không thở được cũng dẫn đến tử vong. Trong hen cấp còn có suy hô hấp gây nghẹt thở cũng làm bệnh nhân tử vong. Ngoài ra, hen suyễn còn gây ra các biến chứng khác như tràn khí màng phổi, giãn phế đa năng,…

Đây là căn bệnh nguy hiểm vì nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Bệnh hen suyễn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

Có rất nhiều trường hợp mắc bệnh hen suyễn từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành hay người già. Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Con trai chị Nguyễn Hường mới sinh được 18 tháng tuổi mắc phải căn bệnh hen suyễn, thườn ho nhiều vào ban ngày và đêm khi ngủ. Mỗi lần lên cơn là khò khè khiến chị rất xót ruột thương con. Sau khi đi khám tại bệnh viện Nhi Trung Ương thì phát hiện cháu bị suy hô hấp giai đoạn đầu.

Chúng tôi cũng găp chị Khánh Linh 38 tuổi ở Hà Nội tại bệnh viện Bạch Mai khi chị đi khám. Chị bị viêm phế quản mãn tính để lâu biến chứng từ bệnh hen suyễn. Chị Linh chia sẻ: “Mỗi lần tôi ốm khoảng 11 tháng (từ 2 năm nay trở lại đây). Tôi không biết là bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và liệu nó có lại gây biến chứng gì khác nguy hiểm như lần tôi bị viêm phế quản không? Tôi vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm từ bác sỹ”

Cùng với căn bệnh đó bác Lê Hùng 60 tuổi cũng có các triệu chứng của hen suyễn: “Mấy tháng gần đây tôi thường xuất hiện các dấu hiệu khó ngủ do khó thở mà thở khò khè, ho, đau thắt lồng ngực dữ dội,… Cách đây một tuần tôi đi khám tại bệnh viện Bạch Mai thì bác sỹ có nói tôi bị bệnh hen suyễn. Về nhà con tôi tìm hiểu bảo bệnh này có thể dẫn đến tràn khí màng phổi. Tôi lo lắng vì không biết bệnh hen suyễn có nguy hiểm không” nên lại tới khám lại.“

Thắc mắc của mọi người hầu như đều xoay quanh vấn đề căn bệnh hen suyễn có gây nguy hiểm không. Và các bạn cũng có thể thấy nó chúng hiện ở mọi lứa tuổi. Nó gây nguy hiểm không chỉ ở mọi lứa tuổi mà còn nguy hiểm hơn đó là khi kéo dài tình trạng gây ra biến chứng khôn lường.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Một số biến chứng của bệnh hen suyễn gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân như sau:

Tràn khí màng phổi là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở hen suyễn

Như trên chúng tôi cũng có nói ở trên, tràn khí màng phổi là biến chứng của bệnh hen phế quản nguy hiểm được liệt kê hàng đầu. Theo như thống kê từ các bệnh viện, 5% bệnh nhân bị hen sẽ có biến chứng tràn khí màng phổi. Lý do là người bị hen suyễn có phế nang giãn rộng và mạch máu ở các vị trí này thưa, chỉ cần có áp lực (như làm công việc nặng) sẽ làm vỡ phế nang gây tràn khí.

Suy hô hấp là kết quả của hen suyễn kéo dài

Biến chứng tiếp theo của bệnh hen suyễn nguy hiểm không kém đó là suy hô hấp. Khi người bị bệnh hen suyễn kéo dài thì sẽ dẫn đến hen phế quản cấp và ác tính. Với các dấu hiệu khó thở, người mặt tím tái, thỉnh thoảng phải thở bằng bình oxy,… Đây là một dấu hiệu cảnh báo rất nguy hiểm tới tính mạng vì thế ở tình trạng này bệnh nhân đã phải nhập viện rồi.

Chuyên gia trả lời: Bệnh hen suyễn và biến chứng có nguy hiểm không?

Bệnh suy hô hấp là biến chứng của bệnh hen suyễn nguy hiểm có thể gây tử vong

Giãn phế đa năng tiểu thùy là biến chứng của bệnh hen phế quản

Đây cũng là một trong những biến chứng của người mắc bệnh hen suyễn. Bởi vì, khi bệnh nhân bị hen, sự đàn hồi của các phế nang bị giảm, bệnh nhân khó thở khi gắng sức. Dấu hiệu ho ra nhiều đờm, môi và đầu chi tím tái. Khi chụp Xquang: phổi quá sáng, cơ hoành hạ thấp, tim hình giọt nước, góc tâm hoành tù, các xương sườn nằm ngang và giãn rộng.

Biến chứng nặng nhất của hen suyễn là ngừng hô hấp

Nặng hơn cả suy hô hấp thì ngừng hô hấp còn là giai đoạn khi bệnh nhân giáp mặt với tử thần. Khi tình trạng suy hô hấp kéo dài có thể ảnh hưởng đến não bộ, gây thiếu oxy não. Có lúc tim còn ngừng đập, nhiều khi ngạt thở đột ngột khiến CO2 trong máu tăng gây hôn mê và tử vong.

Để chữa trị tình trạng hen suyễn thì các bạn có thể tham khảo tại bài viết:

TOP 4 cách chữa hen suyễn theo dân gian hiệu quả trong tức thì

Tuy nhiên để đảm bảo thì các bạn nên đến bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

Các bạn có thể đi khám hen suyễn ở các địa chỉ uy tín và chất lượng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như sau: https://baovesuckhoe365.com/kham-hen-suyen-o-dau-tot/ 

Bài viết trên đây mong rằng đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc của mình về việc bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và những biến chứng của nó có đáng lo không? Nhiều người không nghĩ nó nghiêm trọng nên thờ ơ nhưng lại có thể mang đến một kết quả buồn. Hãy cảnh giác với tất cả các triệu chứng dù là nhỏ nhất nhé!

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status