• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bị ho khó thở, khò khè là bệnh gì? Hướng điều trị dứt điểm

24/06/2019 Tiến Nguyễn

Khi bị ho khó thở khò khè là những dấu hiệu rõ ràng về vấn đề hô hấp. Có thể xảy ra đối với cả trẻ em và người lớn. Cụ thể đây là bệnh gì? Cách xử lý thế nào? Mời các bạn đón đọc trong bài viết dưới đây nhé.

  • Khó thở khi nằm ngửa là bệnh gì? Cách xử trí như thế nào?
  • Thường xuyên ho khó thở buồn nôn: Không chỉ cảnh báo bệnh về phổi

[toc]

Tình trạng ho khó thở khò khè rất phổ biến

Tình trạng ho khó thở khò khè rất phổ biến

Hỏi – Đáp: Bị ho khó thở và thở khò khè là bệnh gì?

Bác Nguyễn Hoàng Nhật (54 tuổi, Hà Nam) gửi câu hỏi tới chuyên mục cẩm nang sức khỏe của Baovesuckhoe365.com như sau: “Gần đây thời tiết thay đổi, tôi luôn cảm thấy người mệt mỏi và bị ho.

Nhiêu lúc thấy rất khó thở, thở khò khè trong cổ họng nặng nhất làm về đêm. Xin chuyên gia cho biết, tôi đang gặp vấn đề gì về sức khỏe và cần làm gì để chữa trị? Cảm ơn!”

Trả lời: Chào bác Nhật! Tình trạng bị ho khó thở khò khè không hề hiếm gặp, bất kỳ người lớn hoặc trẻ em đều có thể mắc phải. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chủ yếu là do bị tắc nghẽn đường hô hấp. Tiếng thở khò khè cũng thay đổi to hay nhỏ phụ thuộc vào hệ thống hô hấp bị tắc nghẽn hay thu hẹp.

Đây là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Với những thông tin bác Nhật cung cấp thì chưa thể xác định chính xác là bệnh gì, bác nên đi chụp X – Quang để biết rõ hơn về tình hình sức khỏe.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin đưa ra một số loại bệnh thường có triệu chứng lâm sàng như ho, khó thở và thở khò khè kèm theo một số dấu hiệu cụ thể nữa, bác có thể tham chiếu với tình hình sức khỏe hiện tại của mình để tham khảo.

Một số bệnh lý thường gặp khi bị ho khó thở khò khè

Dưới đây là một số loại bệnh đều có biểu hiện ra ngoài là ho và khó thở khò khè.

  1. Ho khó thở khò khè là biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp

Ho khó thở khò khè có thể là biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp

Ho khó thở khò khè có thể là biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp

Nguyên nhân của bệnh là do cảm lạnh thông thường, thay đổi thời tiết và do virut gây ra. Ngoài bị ho khó thở khò khè, người bệnh còn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, đau cơ…

Đây là một loại bệnh lý rất phổ biến, rất nhiều người mắc phải. Đối với người lớn cách chữa trị đơn giản nhưng với trẻ nhỏ thì phải chú ý nhiều hơn, để lâu rất hay chuyển thành viêm phế quản, viêm phổi…

  1. Bệnh viêm phế quản cũng biểu hiện ho, khó thở, khò khè

Bệnh viêm phế quản thường xảy ra ở cả người lớn và trẻ em nhất là trẻ sơ sinh trong vòng 1 năm đầu đời.

Nguyên nhân gây ra là dị ứng thời tiết, khói bụi, ô nhiễm, lạnh… Làm cho các lớp niêm mạc phế quản bị viêm, dày lên, sưng phồng và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản.

  1. Khi bị ho kèm theo thở khò khè, khó thở có thể nghĩ tới bệnh hen phế quản

Bệnh thường xảy ra ở người lớn, rất hay bị ho khó thở khò khè. Nguyên nhân gây ra bệnh lý có thể là do thời tiết thay đổi, chuyển lạnh đột ngột, xuất hiện sau một đợt bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, đôi khi cũng do một vài yếu tố kích thích khác.

  1. Ho, khó thở, khò khè là triệu chứng bệnh viêm phổi

Ho, khó thở và khò khè là một trong những triệu chứng của bệnh viêm phổi

Ho, khó thở và khò khè là một trong những triệu chứng của bệnh viêm phổi

Không ít người đặt câu hỏi bị ho khó thở khò khè là triệu chứng của bệnh gì? Thực tế, đây là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau. Đơn cử nếu bị viêm phổi người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, khò khè, người ớn lạnh và sốt.

Bệnh do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên điều trị hoặc tiêm phòng ngay lập tức thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi. Ngược lại, nếu để bệnh “dai dẳng” sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt.

  1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Rất hay gặp phải ở những người cao tuổi. Biểu hiện là ho kéo dài, nhiều đờm ở cổ họng. Hơi thở của người bệnh nghe như tiếng huýt sao mỗi lần hít vào thở ra. Người bệnh cần hạn chế leo cầu thang hoặc làm việc nặng.

Ngoài những bệnh lý về đường hô hấp kể trên, triệu chứng ho khó thở khò khè còn là biểu hiện của một số bệnh khác như: suy tim, thiếu máu, tình trạng tăng chuyển hóa, bệnh thận và gan mãn tính, hệ thống thần kinh…

Cách điều trị ho khó thở khò khè

Dưới đây là một số cách điều trị khi bị ho khó thở khò khè đối với một số bệnh lý thông thường.

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày.

– Uống nhiều nước: Đây là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả làm giảm tắc nghẽn ở ngực và bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn rất nhiều.

Ho, khó thở và khò khè là một trong những triệu chứng của bệnh viêm phổi

Ho, khó thở và khò khè là một trong những triệu chứng của bệnh viêm phổi

– Mật ong và chanh: Là 2 nguyên liệu có tính kháng viêm, tiêu đờm. Uống 1 ly mật ong pha với vài giọt chanh trước khi đi ngủ là biện pháp cải thiện ho khó thở khò khè rất nhanh.

– Giữ cho cổ luôn được ấm áp, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh.

– Ăn uống điều độ để tăng cường sức đề kháng, hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn, hải sản vỏ cứng…

– Luyện tập thể thao hàng ngày.

Nếu triệu chứng kéo dài, người mệt mỏi và bệnh vẫn không có chiều hướng thuyên giảm thì nên đi khám bác sĩ để biết chính xác mình đang gặp vấn đề gì.

Trên đây là một số nội dung liên quan tới vấn đề ho khó thở khò khè. Nếu còn điều gì băn khoăn, thắc mắc vui lòng để lại câu hỏi ngay dưới bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Bị ho ra đờm màu đen cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?

25/04/2019 Tiến Nguyễn

Ho ra đờm màu đen là tình trạng nhiều người có thể gặp phải. Tuy nhiên, hầu hết đều không hiểu nguyên nhân do đâu? Đó là triệu chứng cảnh báo bệnh gì? Vậy hãy cùng Baovesuckhoe365 tìm hiểu trong bài viết này để bớt hoang mang, lo lắng khi ho ra đờm màu đen nhé!

  • Ho có đờm buồn nôn có phải là bệnh nguy hiểm không?
  • Ho có khạc đờm vào buổi sáng là bệnh gì?

[toc]

Ho ra đờm màu đen là tình trạng nhiều người có thể gặp phải

Ho ra đờm màu đen là tình trạng nhiều người có thể gặp phải

Ho ra đờm màu đen có đáng ngại không?

Bố tôi năm nay 52 tuổi, vì sức khỏe yếu nên đã về nghỉ hưu. Trước ông làm trong quân đội nên hút rất nhiều thuốc. Sau này, con cái động viên mãi rồi có cháu nên cũng hút ít đi. Càng có tuổi thì càng lắm bệnh nhưng ông lại chủ quan không cho đưa đi khám chữa gì.

Cứ thời tiết thay đổi thì phát đủ thứ bệnh: xương khớp, đau nhức chân tay, mỏi người rồi ho khan. Hôm trước, tôi còn hoảng hồn khi thấy ông ho ra đờm màu đen. Không biết ông bị như này đã lâu chưa.

Bảo đi khám thì ông nhất định không chịu, lúc nào cũng có câu cửa miệng: “Bệnh người già thôi”. Tôi thật sự rất lo lắng, không biết ho ra đờm màu đen như vậy là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phải điều trị như thế nào?

(Huy Đặng, TP Hải Dương)

Nghe chuyên gia tư vấn: Bị ho ra đờm màu đen là bệnh gì?

Ho ra đờm là tình trạng xảy ra khi trong đường thở có chất xuất tiết sinh ra quyện lẫn với tạp chất. Đờm gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ và các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp trên (vi sinh vật, bụi…) được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi.

Thông thường, có các loại đờm như đờm thanh dịch, đờm nhầy, đờm có mủ, đờm có máu, đờm bã đậu (lao phổi). Tùy vào màu sắc của đờm sẽ tiết lộ về tình trạng sức khỏe. Người khỏe mạnh bình thường thường khạc ra đờm màu trong, bóng nhẫy và có ít vào buổi sáng. Việc này giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn và chống nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nếu như đờm có màu khác lạ, đặc biệt ho ra đờm màu đen (như trường hợp bố của bạn Huy Đặng phía bên trên) thì không nên chủ quan vì đây là dấu hiệu bất thường của cơ thể.

  • Xem thêm: Ho ra đờm màu nâu là dấu hiệu bệnh gì?

Vậy ho ra đờm màu đen là bệnh gì?

Màu sắc của đờm càng đậm, càng chứng tỏ bạn đang mắc bệnh nghiêm trọng, thông thường sẽ là những bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp, phổi bị tắc nghẽn. 

Trường hợp ho ra đờm màu đen có thể do bệnh lý hoặc do tác động từ bên ngoài:

Ho ra đờm màu đen do bệnh lý

Những người bị viêm xoang cấp tính hay mạn tính… kèm biểu hiện ho kéo dài từ 3 – 8 tuần, rất có thể ho ra đờm có màu đen.

Ngoài ra, đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi nặng. Đờm đen này thường có đặc điểm ít chất nhầy, ít dính nhưng lại có dạng đặc, dễ dàng ho khạc ra ngoài. Người bệnh thường hay ho vào buổi sáng.

Ho ra đờm màu đen do tác động từ môi trường bên ngoài

Ho ra đờm màu đen đôi khi còn do ô nhiễm môi trường xung quanh:

– Hút thuốc lá: Hít phải nhiều khói thuốc có thể biến đổi màu sắc chất nhầy. Lúc đầu đờm có xu hướng ngả sang màu nâu nhạt hoặc chỉ xuất hiện 1 vệt màu đen. Sau đó, sẽ chuyển hẳn thành màu đen đậm và đặc.

– Môi trường ô nhiễm, khói bụi độc hại: Nếu bạn phải sinh sống và làm việc lâu dài trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, khí thải độc hại (mỏ than, quặng, nghiên cứu hóa chất, xưởng công nghiệp…) thì hệ hô hấp dễ bị vi khuẩn tấn công và hiện tượng ho ra đờm màu đen cũng là điều dễ hiểu.

  • Xem thêm: Ho ra đờm có mùi tanh, hôi thối: Cảnh báo áp xe phổi

Ho ra đờm màu đen có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên thì ho ra đờm màu đen có thể là biểu hiện của 1 số bệnh lý như: viêm phổi, viêm xoang… Ở mức độ nhẹ sẽ khiến người bệnh khó chịu, sốt nhẹ, khó thở, mệt mỏi…. Còn nếu để lâu dài không chữa trị cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh có thể chuyển biến thành mãn tính. Một số trường hợp còn gây biến chứng nguy hiểm, các bệnh về tim mạch hay thần kinh.

Ngoài ra, nếu ho ra đờm màu đen chỉ do bị tác động từ môi trường (khói thuốc, khói bui…) về lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không sớm cách ly, sống trong môi trường sạch sẽ hơn thì cũng sẽ sớm mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.

Vậy phải làm gì khi bị ho ra đờm màu đen?

– Khi có biểu hiện ho ra đờm màu đen kéo dài (trên 1 tuần) cần đi khám bác sĩ sớm, thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm, chụp x-quang…. để phát hiện nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

– Trường hợp ho ra đờm đen, kèm biểu hiện sốt cao, nôn mửa, ngất xỉu, khó thở…. thì cần đi khám gấp.

– Nên sống trong môi trường sạch sẽ, tránh các chất độc hại, khói bụi, ô nhiễm.

– Không hút thuốc lá cũng như tránh hít phải khói thuốc từ người khác.

– Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Tóm lại, ho ra đờm màu đen là hiện tượng cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề hoặc môi trường sống xung quanh không được trong sạch. Người bệnh tốt nhất không nên chủ quan. Như trường hợp của bố bạn Huy Đặng phía bên trên, bạn nên thuyết phục bác đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời nhé!

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Lo lắng: Bị ho và khó thở kéo dài là bệnh gì? Phải điều trị làm sao?

23/04/2019 Tiến Nguyễn

Bác sĩ cho tôi hỏi, gần đây tôi thường xuyên bị ho và khó thở kéo dài, người rất mệt mỏi, đêm không ngủ được mấy. Không biết như vậy là tôi bị bệnh gì? Phải điều trị làm sao?

(Văn Anh, Hải Phòng)

  • Khó thở là dấu hiệu bệnh gì? Cảm thấy khó thở phải làm gì để điều trị?
  • Phân biệt khó thở trong viêm phổi, ung thư và tràn dịch màng phổi

[toc]

bị ho và khó thở kéo dài

Bị ho và khó thở kéo dài

Trả lời

Trước hết, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Baovesuckhoe365. Bị ho và khó thở kéo dài là tình trạng rất nhiều người có thể gặp phải. Vậy đây là triệu chứng của bệnh gì? Phải làm sao điều trị? Chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Tìm hiểu về hiện tượng bị ho và khó thở kéo dài

Bị ho và khó thở kéo dài là hiện tượng có thể xảy ra cùng lúc hoặc sau những cơn ho, người bệnh cảm thấy khó thở, hơi thở ngắn, dồn dập, phải gắng sức để thở.

Người bệnh có thể bị ngứa rát cổ họng, ho khan hoặc ho có đờm. Sau đó, xuất hiện triệu chứng tức ngực, khó thở. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho và khó thở kéo dài. Đôi khi chỉ do cảm cúm thông thường khiến người mệt mỏi, kiệt sức hoặc do vận động mạnh, hít phải khói bụi, khí độc… cũng dẫn đến ho và khó thở.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng ho và khó thở kéo dài quá lâu, đồng thời xảy ra liên tục thì không nên chủ quan vì nó có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, liên quan đến hô hấp, tim mạch hoặc phổi.

Bị ho và khó thở kéo dài là bệnh gì?

Ho và khó thở kéo dài là triệu chứng bệnh lý liên quan đến tim

Tim có nhiệm vụ bơm máu kèm oxy đến phổi và các bộ phận khác trong cơ thể. Khi tim hoạt động bất thường, phổi có thể tích tụ chất lỏng, làm giảm lượng oxy hóa và dẫn đến hiện tượng ho và khó thở kéo dài.

Để chẩn đoán cụ thể hơn là bệnh gì liên quan đến tim mạch thì cần phải tiến hành xét nghiệm và căn cứ vào nhiều dấu hiệu khác nữa.

  • Xem thêm: Cảnh báo 8 bệnh nguy hiểm liên quan đến ho có đờm xanh đặc, dính máu
Ho và khó thở kéo dài là triệu chứng bệnh lý liên quan đến tim

Ho và khó thở kéo dài là triệu chứng bệnh lý liên quan đến tim

Ho và khó thở kéo dài là triệu chứng bệnh liên quan đến phổi

– Nhiễm trùng phổi là bệnh lý gây nên tình trạng ho và khó thở kéo dài. Trong đó, viêm phổi chính là một dạng nhiễm trùng cấp tính có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Nhiễm trùng làm suy yếu quá trình trao đổi oxy xảy ra trong phổi, dẫn đến hiện tượng thở dốc, khó thở và ho.

– Thuyết tắc phổi: Hay còn được gọi là PE, là nguyên nhân của ho và khó thở, hơi thở ngắn. PE là một cục máu đông tồn tại trong thành mạch máu đến phổi của bạn. Ngoài ho và khó thở, PE có thể gây ra tình trạng đau tim dữ dội. Nếu cục máu đông lớn, không được điều trị ngay, PE có thể gây tử vong.

– Khối u phổi: Các khối u (kể cả lành tính hay ác tính) trong phổi có thể làm tắc nghẽn và gây kích ứng, cản trở đường hô hấp, dẫn đến hiện tượng ho và khó thở kéo dài.

Ho và khó thở kéo dài là triệu chứng bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh đặc trưng gây nên những triệu chứng ho và khó thở về đêm, thở khò khè, người mệt mỏi, mất sức. Nếu không điều trị, bệnh hen suyễn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: tràn khí màng phổi, suy hô hấp, thậm chí ngừng hô hấp dẫn đến tử vong. 

  • Xem thêm: Hen suyễn là bệnh gì? Điều trị hen suyễn hiệu quả như thế nào?
Ho và khó thở kéo dài là triệu chứng bệnh hen suyễn

Ho và khó thở kéo dài là triệu chứng bệnh hen suyễn

Vậy bị ho và khó thở kéo dài phải làm sao?

Như đã nói ở trên thì bị ho và khó thở kéo dài có thể là những biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, cần sớm đi khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân và có giải pháp điều trị kịp thời. Không nên chủ quan hoặc tự chữa tại nhà. Đặc biệt là khi tình trạng ho và khó thở kéo dài kèm các biểu hiện bất thường như nôn mửa, ho ra máu, khó thở tím tái mặt mày, người xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu…

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng ho và khó thở, người bệnh nên:

– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để tránh các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi, virus, vi khuẩn dễ sinh sôi, gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

– Có chế độ ăn uống khoa học, tránh xa các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá. Xem  thêm: Bị khó thở NÊN và KHÔNG nên ăn gì?

– Tránh xa môi trường khói bụi, độc hại, khói thuốc…

– Không nên vận động mạnh, làm việc quá căng thẳng, mệt mỏi.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bác Văn Anh hiểu thêm về tình trạng ho và khó thở kéo dài. Nếu đang băn khoăn không biết phải làm sao thì tốt nhất bác nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể phát hiện nguyên nhân và có giải pháp điều trị kịp thời bác nhé!

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Tìm hiểu: Bệnh ho mãn tính là gì? Chữa trị như thế nào?

17/04/2019 Tiến Nguyễn

Bệnh ho mãn tính là căn bệnh thường gặp, có thể do rất nhiều nguyên nhân và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy ho mãn tính có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào?

Cùng các chuyên gia của Baovesuckhoe365 tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

  • Ho khạc đờm có ra lẫn tia máu là bệnh gì? Xử trí thế nào?
  • Bệnh ho có lây qua đường “nói chuyện” không?

Bệnh ho mãn tính là gì?

Bệnh ho mãn tính là tình trạng ho kéo dài trên 8 tuần (ở người lớn) và trên 4 tuần (ở trẻ em). Ho mãn tính có thể đi kèm với các triệu chứng: ngạt mũi, chảy mũi, đau rát cổ họng, khàn tiếng, thở khò khè, đôi khi còn ho ra máu (với những trường hợp bệnh nặng)…

Nguyên nhân gây bệnh ho mãn tính

Bệnh ho mãn tính có nguy hiểm không cũng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh.

– Một số nguyên nhân thông thường gây bệnh ho mãn tính như: hút thuốc lá, dị ứng, do môi trường làm việc ô nhiễm, nhiều khói bụi… Trường hợp này chỉ cần giảm thiểu những yếu tố nguy cơ, tránh xa các tác nhân gây bệnh thì tình trạng sẽ sớm được kiểm soát.

Bên cạnh đó, bệnh ho mãn tính cũng có thể do một số bệnh lý như:

– Hen suyễn: Ho cũng là một trong những biểu hiện của bệnh hen suyễn, thường xuất hiện theo mùa, sau khi nhiễm trùng đường hô hấp hoặc thời tiết thay đổi.

– Trào ngược dạ dày: Xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, các kích thích liên tục dẫn đến ho mãn tính. Ho càng nặng thì bệnh trào ngược dạ dày càng nghiêm trọng hơn.

– Viêm phế quản mãn tính: gây ra ho, khạc có đờm. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở những người đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc.

– Nhiễm trùng: Tình trạng ho có thể kéo dài sau khi các triệu chứng khác của viêm phổi, cảm cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp biến mất.

Đối với bệnh ho mãn tính do các bệnh lý nêu trên gây ra thì cần chữa trị dứt điểm bệnh, tình trạng ho sẽ được cải thiện.

  • Xem thêm: Ho ra đờm trắng trong, trắng đục là bệnh gì?

Chữa trị bệnh ho mãn tính như thế nào?

Bệnh ho mãn tính nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là dẫn đến các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi, gãy xương sườn, ngất, thậm chí ho ra máu…. Vì vậy, khi tình trạng ho kéo dài, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ tiến hành 1 số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh ho mãn tính như: Chụp X-quang phổi.

  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Đo chức năng phổi.
  • Xét nghiệm đờm.
  • Tiến hành nội soi.

Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thích hợp. Một số loại thuốc thường dùng để trị bệnh ho mãn tính như:

  • Thuốc kháng histamin, glucocorticoids và thuốc thông mũi.
  • Glucocorticoid và thuốc giãn phế quản, giúp giảm viêm và giãn đường hô hấp (phế quản).
  • Thuốc kháng sinh để giảm viêm nhiễm (nếu tác nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn).
  • Thuốc kháng tiết acid/
  • Thuốc giảm ho (được kê trong trường hợp chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh).

Ngoài ra, để chữa bệnh ho mãn tính, người bệnh cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít/ngày. Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Đồng thời tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá….
  • Súc miệng bằng nước muối.
  • Dùng kẹo ngậm hoặc viên ngậm ho, giảm viêm, kích ứng, ngứa rát trong cổ họng.
  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh như: khói thuốc, bụi bẩn, ô nhiễm…

Trường hợp bệnh ho mãn tính kéo dài kèm các biểu hiện sốt cao, đau ngực, khó thở, giảm cân, ho ra máu…. cần gặp bác sĩ ngay.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Thường xuyên ho khó thở buồn nôn: Không chỉ cảnh báo bệnh về phổi

27/03/2019 Tiến Nguyễn

Gần đây tôi thường xuyên bị ho khó thở và buồn nôn, cơ thể rất mệt mỏi. Tôi đã ra mua thuốc uống, nhưng chỉ đỡ được 1, 2 ngày rồi lại thôi. Họ có khuyên tôi nên đi khám vì sợ mắc bệnh phổi nhưng tôi không nghĩ bệnh mình nặng như vậy. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng tôi đang gặp phải là bệnh gì, nó có nguy hiểm và cần thiết phải đi khám không? Cảm ơn bác sĩ.

(Nguyễn Thị Luyến, Yên Lạc, Vĩnh Phúc)

  • Bị khó thở nên và không nên ăn gì?
  • Triệu chứng khó thở, mệt mỏi và 7 bệnh lý nguy hiểm cần đề phòng
ho khó thở buồn nôn

Thường xuyên bị ho khó thở buồn nôn là bệnh gì?

Trả lời

Chào chị Nguyễn Thị Luyến,

Không rõ là chị đã gặp phải tình trạng ho khó thở buồn nôn bao lâu, mức độ khó chịu mà nó gây ra như thế nào? Ngoài các triệu chứng này thì chị còn gặp phải rắc rối nào khác về sức khỏe không? Vì chỉ thông qua một số miêu tả cơ bản của chị mà không được trực tiếp thăm khám nên chúng tôi rất khó để khẳng định được chính xác là chị đang mắc bệnh gì.

Tuy nhiên, trên thực tế, ho khó thở kèm buồn nôn khá thường gặp, nhưng đáng tiếc lại không phải là vấn đề đơn giản. Vì vậy, chúng tôi có thể cung cấp một số kiến thức cần thiết về các bệnh liên quan đến triệu chứng ho khó thở buồn nôn của chị như sau:

Ho khó thở kèm buồn nôn là bệnh gì?

Ho khó thở và buồn nôn nếu đi kèm với nhau có thể là dấu hiệu báo động 3 bệnh đó là viêm phổi, tràn khí màng phổi và trào ngược dạ dày – thực quản.

– Trong bệnh viêm phổi: Viêm phổi là một nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng. Khi mắc phải, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những triệu chứng khó chịu điển hình là ho có đờm màu xanh lục, đôi khi màu rỉ sắt. Trong cơn ho, cảm giác khó thở sẽ kéo đến thường xuyên, có thể kèm theo buồn nôn, cơ thể ớn lạnh, rất yếu ớt và mệt mỏi.

ho khó thở buồn nôn

Viêm phổi dễ gây ho khó thở và buồn nôn

– Trong bệnh tràn khí màng phổi: Có thể là biến chứng của viêm phổi, hen phế quản, kén khí phổi, áp xe phổi, giãn phế quản… Ở tràn khí màng phổi, ho từng cơn có thể không quá phổ biến, nhưng cảm giác khó thở sau những cơn đau tức ngực rất dữ dội. Nó khiến người bệnh kiệt sức, buồn nôn, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi đầm đìa.

– Trong bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Mặc dù không phải là bệnh về hô hấp nhưng đây cũng là một trong những tác nhân gây ra triệu chứng ho khó thở buồn nôn hàng đầu. Đặc trưng của các cơn ho là có nhiều đờm, thường gặp sau khi ăn no, vào đêm hoặc sáng sớm. Trong cơn ho có thể cảm thấy khó thở và buồn nôn.

Các bệnh gây ho khó thở và buồn nôn có nguy hiểm không?

Trước hết, tình trạng ho khó thở và buồn nôn do 3 căn bệnh trên gây ra sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải và kiệt sức. Thế nhưng chưa dừng lại ở đó, nó còn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm khác phía sau.

– Bệnh viêm phổi: Như chúng tôi đã nói, viêm phổi có thể gây biến chứng là tràn khí màng phổi. Từ đó có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm khác như xẹp phổi, tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi trung thất và tử vong do suy hô hấp.

ho khó thở buồn nôn

Viêm phổi và tràn khí màng phổi có thể gây tử vong do suy hô hấp

– Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Gây viêm, loét và hẹp thực quản, co rút thực quản, dẫn đến hậu quả là người bệnh khó nuốt hoặc không thể nuốt, sức khỏe sụt giảm trầm trọng. Nếu vẫn tiếp tục không điều trị, người bệnh có thể bị ung thư thực quản.

Chị Luyến thân mến, mong rằng bài viết này của chúng tôi đã cung cấp cho chị một số kiến thức cần thiết về tình trạng ho khó thở và buồn nôn mà chị đang gặp phải. Tốt nhất chị nên thu xếp đi khám để có thể phát hiện ra nguyên nhân và điều trị sớm, vì nó sẽ giúp chị cải thiện sức khỏe và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

Chúc chị mau khỏe!

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

20 cách chữa bệnh ho viêm họng theo dân gian hiệu quả SIÊU TỐC

26/03/2019 Tiến Nguyễn

Hầu hết chúng ta đều bị bệnh ho do viêm họng ít nhất một lần trong đời. Một số bài thuốc đơn giản có thể làm tình trạng này chấm dứt nếu áp dụng kịp thời. Ngược lại, nếu chủ quan không chịu điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Xấu hổ vì mắc bệnh cứ ho là… vãi tiểu: Chữa trị làm sao?
  • Bệnh ho có lây qua đường “nói chuyện” không?

[toc]

Bệnh ho viêm họng

Ho do viêm họng – rắc rối chẳng của riêng ai

Tại sao bệnh viêm họng dễ gây ho?

Viêm họng là một trong những nguyên nhân gây ho hàng đầu, đặc biệt là trong những ngày thời tiết chuyển mùa. Do đó, mặc dù ho chỉ là một triệu chứng đơn thuần, nhưng người ta vẫn gọi nó là bệnh ho viêm họng.

Viêm họng thường xảy ra khi virus lạnh hoặc cảm cúm tấn công cơ thể. Chúng khiến vùng cổ họng cảm thấy đau, rát, ngứa và buộc người bệnh phải giải tỏa bằng những cơn ho.

Ban đầu ở giai đoạn cấp tính, người bệnh chỉ ho khan. Sau đó, cường độ những cơn ho tăng lên, chất nhầy tiết ra nhiều khiến người bệnh chuyển sang ho có đờm, rát họng, nuốt đau, khản tiếng và đôi khi kèm theo sốt cao.

Bệnh ho viêm họng cấp tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dàng chuyển sang mạn tính. Hậu quả của tình trạng này là viêm amidan, viêm xoang, viêm phổi, viêm màng não và thấp khớp.

20 bài thuốc chữa bệnh ho do viêm họng hiệu quả

Bệnh ho do viêm họng là một rắc rối thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em và người già – những đối tượng có sức đề kháng kém. Nếu tiến hành chữa trị từ sớm, chỉ một số bài thuốc đơn giản cũng có thể khiến những cơn ho nhanh chóng chấm dứt.

  1. Pha một ít muối hạt với nước ấm, dùng để ngậm sau đó súc họng hàng ngày, có thể thực hiện mỗi giờ một lần để làm sạch các vi khuẩn trong cổ họng.
Bệnh ho viêm họng

Nước muối là bài thuốc chữa ho do viêm họng phổ biến và đơn giản nhất

  1. Lột vỏ, thái nhỏ và hấp cách thủy nửa củ hành tây trong 30 phút. Sau khi hành tây chín, trộn đều với 4 thìa cà phê mật ong. Ăn cả nước cả cái sẽ giúp bệnh ho viêm họng thuyên giảm rất nhanh. Còn nếu không thể ăn được (vì vị của hành tây mật ong khá khó ăn) thì có thể chắt lấy nước uống.
  2. Rửa sạch, giã nhỏ 1 nắm lá chua me đất, sau đó hòa vào đó vài hạt muối. Chắt lấy nước ngậm và nuốt từ từ, hoặc ăn được cả bã thì càng tốt.
  3. Hấp cách thủy hỗn hợp gồm 15g hoa đu đủ đực, rẻ quạt, củ mạch môn (củ tóc tiên), lá húng chanh mỗi thứ 10g. Sau khi hỗn hợp chín thì nghiễn nát, ngậm và nuốt dần dần hết trong ngày.
  4. Giã nhỏ một mẩu gừng, pha với một ít mật ong và nước ấm dùng để uống hàng ngày. Bài thuốc này giúp họng ấm lên, bệnh ho viêm họng sẽ giảm bớt.
  5. Hãm quả la hán làm nước uống hàng ngày cũng có thể chữa ho do viêm họng rất hiệu quả.
  6. Ép lấy nước của củ cải trắng, pha với nước theo tỉ lệ 1:1 để súc miệng hàng ngày.
Bệnh ho viêm họng

Ít ai biết rằng củ cải trắng cũng có thể dùng để chữa ho viêm họng hiệu quả

  1. Ngâm chanh đào với mật ong hoặc đường phèn, bảo quản trong tủ lạnh có thể dùng quanh năm, phòng khi bị ho viêm họng thì mang ra hòa với nước ấm uống hàng ngày.
  2. Đập dập, thái lát mỏng một mẩu gừng, hấp cách thủy với đường phèn trong 15 phút. Để hỗn hợp này nguội thì ngậm và nuốt dần trong ngày.
  3. Gừng đập dập, thái lát mỏng, cho vào đun với 1 bát nước và 1 nắm lá me đã rửa sạch cho đến khi chỉ còn nửa bát. Sau đó hòa thêm đường và nước cốt chanh, dùng ngậm và nuốt dần trong ngày.
  4. Dùng 1 củ cải trắng éo lấy nước, đun sôi với 1 ít gừng giã nhỏ trong 10 phút, sau đó hòa thêm vài thìa mật ong, đun tiếp đến khi sôi lại. Sau khi hỗn hợp nguội thì cho vào hũ, để khi nào bị ho do viêm họng thì mang ra hòa với nước ấm uống hàng ngày.
  5. Giã nhuyễn 1 nắm lá bạc hà tươi, chắt lấy nước uống, chia làm 2 – 3 lần ngậm và nuốt trong ngày.
  6. Xay nhỏ 15 – 16 lá húng chanh với 4 quả quất xanh (có thể bỏ hạt cho bớt đắng), sau đó thêm đường phèn và hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Sử dụng hỗn hợp này để ngậm rồi nuốt từ từ hoặc hòa với nước ấm uống hàng ngày.
  7. Hấp cách thủy 1 nắm lá tía tô với hoa đu đủ đực, hoa khế, đường phèn trong vòng 15 phút. Mỗi lần chỉ cần dùng 1 thìa cà phê, ngậm rồi nuốt từ từ, ngày 2 – 3 lần.
  8. Giã lá tía tô, chắt lấy nước hòa với cháo trắng loãng cũng giúp trị bệnh ho viêm họng khá hiệu quả.
Bệnh ho viêm họng

Cháo tía tô – bài thuốc đơn giản chữa ho

  1. Cắt nhỏ 1 ít lá hẹ, hấp cách thủy với đường phèn trong 15 phút, chia làm 2 – 3 lần uống hết trong ngày.
  2. Sắc kỹ 15 bông cúc vạn thọ với nước, sau đó thêm 1 ít đường đỏ dùng để uống trong ngày.
  3. Đun rễ chanh với ngải cứu, cúc tần, hương nhu, kinh giới và cỏ mần trầu, dùng để xông mỗi ngày 1 lần khi bị ho.
  4. Hấp cách thủy quất hồng bì với đường phèn, có thể bỏ hạt quất cho bớt đắng. Nếu ăn được cả nước cả cái thì càng tốt.
  5. Giã nhỏ củ sả và gừng, chắt lấy nước, sên với đường đến khi keo lại. Mỗi ngày lấy 1 ít ngậm và nuốt dần, bệnh ho viêm họng sẽ giảm bớt.

Lưu ý: Những bài thuốc dân gian chữa ho do viêm họng trên đây chỉ có thể sử dụng khi bệnh mới chớm và những cơn ho còn nhẹ. Nếu sau 3 – 5 ngày điều trị không thấy tình hình thuyên giảm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và khắc phục kịp thời.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Bệnh ho ở người lớn bao lâu bị coi là kéo dài? Nguy hiểm thế nào?

15/03/2019 Tiến Nguyễn

Gặp nhiều trong thời điểm giao mùa, bệnh ho kéo dài ở người lớn có thể gây ra rất nhiều phiền toái cho bản thân người bệnh và những người xung quanh. Chưa dừng lại ở đó, ho dai dẳng không dứt còn tiềm ẩn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người.

  • Thường xuyên bị ho về ban đêm: Cẩn thận viêm phổi
  • Tất tần tật về ho gió, ho khan lâu ngày và cách chữa trị

[toc]

Bệnh ho kéo dài ở người lớn

Bệnh ho kéo dài ở người lớn tiềm ẩn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết

Bệnh ho ở người lớn bao lâu bị coi là kéo dài?

Người lớn có sức đề kháng tốt hơn nhiều so với trẻ nhỏ, tuy nhiên trong những thời điểm giao mùa hay khi trời lạnh giá, họ cũng rất dễ bị ho. Ho có thể được coi là rắc rối mà tất cả chúng ta đều gặp ít nhất một lần trong đời.

Chúng ta sử dụng khái niệm bệnh ho kéo dài ở người lớn nếu tình trạng ho xảy ra trên 8 tuần. Nếu chỉ ho 2, 3 tuần thì chưa bị coi là ho kéo dài.

Trong thời gian này, tùy thuộc vào từng bệnh lý mà người bệnh có thể ho khan, ho có đờm kèm theo chảy nước mũi hoặc ngạt mũi, rát họng, mất tiếng rất khó chịu, thậm chí là ho ra máu.

Bệnh ho kéo dài ở người lớn có thể dễ dàng tấn công bất cứ ai. Thế nhưng các trường hợp thực tế đã cho thấy những người thường xuyên hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào) hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động có khả năng mắc bệnh cao hơn nhiều. Nguyên nhân là do các tế bào phổi của họ đã bị tổn thương.

Bệnh ho kéo dài ở người lớn

Bệnh ho kéo dài dễ xảy ra ở những người lớn có thói quen hút thuốc

Nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau bệnh ho kéo dài ở người lớn

Ho có thể là một rắc rối bình thường, nhưng bệnh ho kéo dài trên 8 tuần ở người lớn thì chắc chắn không phải vấn đề đơn giản. Chúng ta thử tưởng tượng một người khỏe mạnh làm sao có thể bị ho đến 2 tháng không khỏi trong khi có thể trong thời gian đó họ đã sử dụng nhiều biện pháp chữa trị khác nhau?

Khi bị bệnh ho kéo dài như vậy, bản thân người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, chất lượng cuộc sống và công việc cũng vì thế mà giảm sút. Bên cạnh đó, ho liên tục còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến những người xung quanh. Chưa dừng lại ở đó, triệu chứng này còn tiềm ẩn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

– Bệnh viêm xoang: Ho kéo dài rất điển hình ở viêm xoang, bên cạnh đó căn bệnh này còn kéo theo các triệu chứng khó chịu hơn nhiều, bao gồm chảy nước mũi, khịt mũi, đau nhức xung quanh vùng mũi, hốc mắt, thái dương và mất mùi.

Mọi lứa tuổi đều có bị viêm xoang, tuy nhiên tỉ lệ cao nhất thuộc về người trưởng thành. Triệu chứng của bệnh sẽ bùng phát mạnh mẽ vào những ngày trời trở lạnh, mưa, ẩm ướt.

Bệnh ho kéo dài ở người lớn

Viêm xoang có thể gây ra triệu chứng ho kéo dài ở người lớn

– Hen phế quản: Bệnh ho kéo dài ở người lớn cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh hen phế quản. Chúng ta có thể nhận biết nó thông qua đặc điểm của cơn ho: ho từng cơn xảy ra nhiều vào ban đêm. Trước cơn ho, người bệnh có thể cảm thấy ngứa mũi, chảy nước mắt, nước mũi. Trong cơn ho sẽ cảm thấy khó thở, đôi khi kèm tiếng thở rít hoặc tím tái các đầu chi. Ho thường có đờm, nhưng khạc đờm rất khó khăn. Mỗi cơn ho có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

– Viêm phế quản mạn: Khiến người bệnh ho lâu ngày theo chiều hướng ngày một nặng. Ở giai đoạn đầu, người bệnh bắt đầu ho khan, sau đó bắt đầu xuất hiện đờm trắng, có bọt, càng để lâu đờm càng đặc và chuyển màu sậm sang vàng. Trong giai đoạn muộn của cơn ho, người bệnh sẽ thấy khó thở. Cơn ho trở nên nặng hơn vào những ngày trời lạnh, thời tiết thay đổi.

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD: Điển hình bằng bệnh ho kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần. Cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban ngày, lúc đầu chỉ ho khan, sau đó ngày càng xuất hiện nhiều đờm. Khó thở xảy ra rất phổ biến ở bệnh nhân COPD, nó có thể gặp trong cơn ho hoặc khi người bệnh phải vận động nhiều hay làm việc nặng.

– Ung thư phổi: Ở ung thư phổi, bệnh ho kéo dài ở người lớn mang rất nhiều dấu hiệu đặc trưng, bao gồm ho dai dẳng, khạc nhổ ra máu, đau tức ngực, khó thở, mất giọng, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Bệnh ho kéo dài ở người lớn có thể tự điều trị tại nhà không?

Bệnh ho kéo dài ở người lớn còn có thể là tác dụng phụ từ một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc này thì có thể tạm thời yên tâm, hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị nếu những cơn ho khiến bạn cảm thấy quá mệt mỏi.

Bệnh ho kéo dài ở người lớn

Hãy đến gặp bác sĩ nếu những cơn ho kéo dài khiến bạn quá mệt mỏi

Ngoại trừ trường hợp trên, hầu hết triệu chứng ho kéo dài ở người lớn đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Do đó nếu bị ho liên tục trên 8 tuần không khỏi, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kịp thời thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Chữa bệnh ho ngứa cổ họng từ GỪNG – Không phải ai cũng áp dụng được

05/11/2018 Mr Khỏe

Gừng được xem là loại nguyên liệu rất tốt trong việc chữa bệnh ho ngứa cổ họng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng gừng trong điều trị bệnh bởi nó có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Bài viết sau sẽ cảnh báo các đối tượng không nên sử dụng gừng chữa bệnh hay ăn hàng ngày!

  • Ho Lâu Ngày Không Khỏi Là Bệnh Gì? Làm Sao Để Chữa Khỏi?
  • Biểu hiện ho có đờm đặc màu vàng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

 

Tại sao thường dùng gừng để chữa bệnh ho ngứa cổ họng?

Bệnh ho ngứa cổ họng là một trong số các triệu chứng liên quan đến hệ thống ống dẫn khí, thuộc bộ phận hô hấp của cơ thể. Nguyên nhân của việc ho ngứa cổ họng bắt nguồn từ một số bệnh như: Viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng,.. Các căn bệnh này đều là do sự xâm nhập của vi khuẩn khiến cổ họng bị viêm, gây ngứa.

Đây không phải căn bệnh quá nguy hiểm nên có thể tự điều trị ngay tại nhà. Sử dụng gừng là một trong những cách chữa dân gian được áp dụng nhiều nhất!

Vậy tại sao dùng gừng chữa bệnh ho ngứa cổ họng lại hiệu quả?

Gừng được biết đến là loại gia vị không thể thiếu với một số món ăn để khử mùi tanh, hôi. Ngoài ra, gừng còn tốt cho hệ tiêu hóa, trị đầy hơi và ức chế sự co bóp của hệ hô hấp. Thành phần của gừng có chất chống oxy hóa giúp làm sạch vi khuẩn ở cổ họng và đường hô hấp. Chính vì thế, nó làm giảm viêm, giảm ho và ngứa cổ họng.

Nhiều người lựa chọn gừng chữa bệnh ho ngứa cổ họng cho an toàn mà dễ kiếm, tiết kiệm được khá nhiều chi phí.  

Chữa bệnh ho ngứa cổ họng từ GỪNG - Không phải ai cũng áp dụng được

Nhiều người sử dụng gừng để chữa bệnh ho ngứa cổ họng

Cách dùng gừng chữa bệnh ho ngứa cổ họng

Nếu như bạn đang bị bệnh ho ngứa cổ họng mà không thuộc vào các đối tượng chúng tôi kể trên thì có thể áp dụng các cách sau từ gừng để chữa bệnh:

Gừng và muối chữa ho và ngứa cổ họng rất tốt

Cách thực hiện đơn giản là rửa sạch gừng sau đó thái lát, nhai gừng chung với muối. Tuy nhiên, đối với những người cảm thấy quá khó ăn có thể cho vài miếng gừng và chút muối vào nước đang đun. Để cho đến khi nước sôi chỉ còn 1 nửa nước ban đầu. Lọc nước và dùng khi còn ấm.

Gừng, củ cải trắng, mật ong, sữa trị dứt điểm bệnh ho ngứa cổ họng

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Củ cải trắng: 1kg,
  • Lê: 1kg,
  • Gừng tươi:  250g,
  • Mật ong: 250g
  • Sữa: 250g

Cách thực hiện:

  • Củ cải trắng, gừng tươi rửa sạch rồi thái thành lát nhỏ, lê gọt vỏ, bỏ hạt.
  • Lần lượt ép riêng từng loại lấy nước cốt.
  • Cho nước củ cải, nước ép lê vào nồi đun sôi nhỏ lửa đến khi hỗn hợp đặc quánh. Sau đó cho những nguyên liệu còn lại vào.
  • Đun hỗn hợp này đến khi sôi, tắt bếp để nguội rồi cho vào lọ kín sạch dùng dần.
  • Mỗi lần pha 1 thìa hỗn hợp vào nước nóng, uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
Chữa bệnh ho ngứa cổ họng từ GỪNG - Không phải ai cũng áp dụng được

Gừng kết hợp với củ cải trắng trị bệnh ho ngứa cổ họng rất tốt

Gừng và vỏ cam/quýt khô là mẹo chữa bệnh ho ngứa cổ họng dân gian

  • Lấy vỏ cam/quýt khô, rửa sạch bụi bẩn. Cho một lượng nước vừa đủ vào đun sôi cùng vỏ cam.
  • Khi hỗn hợp này sôi cho vài lát gừng tươi và đường đỏ vào, đợi chút cho đường tan là tắt bếp.
  • Nên uống ngay khi còn nóng ấm để đạt hiệu quả cao.
  • Nếu không có vỏ cam/quýt khô thì có thể sử dụng vỏ tươi, đun sôi với đường trắng cũng có tác dụng tương tự.

Các đối tượng không nên chữa bệnh ho ngứa cổ họng bằng GỪNG

Gừng có thể chữa bệnh ho ngứa cổ họng rất tốt nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, đúng người có thể là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm:

Người cao huyết áp có thể gây tử vong

Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm nên sử dụng được rất nhiều vị thuốc khác nhau. Người ta thường sử dụng gừng cho người bị tụt hút áp. Đó cũng chính là lý do người cao huyết áp không nên sử dụng. Bởi nước gừng nóng làm huyết áp cao hơn rất nguy hiểm tính mạng. Bởi vì nó có thể gây giãn mạch, đứt mạch máu dẫn đến tử vong. Vì thế, những người bị cao huyết áp tuyệt đối không nên dùng gừng chữa bệnh ho ngứa cổ họng.

Người mắc bệnh dạ dày

Ăn quá nhiều gừng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy,… Trong khi đó, người bị bệnh dạ dày vốn có những triệu chứng ợ hơi rồi. Vì thế, nếu ăn hay uống gừng lúc nào cũng có cảm giác gừng trong miệng, buồn nôn và đầy bụng.

Phụ nữ mang thai không nên dùng

Phụ nữ có thai khi bị bệnh ho ngứa cổ họng cũng không nên sử dụng gừng vì nó gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nó có thể gây ra dị tật bẩm sinh và một số vấn đề khác. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, tiêu thụ quá nhiều gừng trong thời gian dài có thể gây biến đổi hormone giới tính của trẻ, chảy máu khi mang thai, thậm chí là sảy thai.

Chữa bệnh ho ngứa cổ họng từ GỪNG - Không phải ai cũng áp dụng được

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng gừng để trị bệnh ho ngứa cổ họng

Một số người mắc bệnh khác

Một số người mắc bệnh: nhiệt trong, mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường… cũng không nên ăn gừng liên tục. Bởi vì, gừng không chỉ không chữa khỏi được bệnh ho ngứa cổ họng mà ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bất cứ thứ gì cũng vậy, cái gì quá cũng không tốt. Vì thế, dù là người bình thường, không mắc các bệnh trên thì cũng không nên sử dụng gừng trong thời gian dài.

Căn bệnh ho ngứa cổ họng tưởng chừng như đơn giản nhưng các bạn cũng nên chăm sóc bản thân một cách cẩn thận để bảo vệ sức khỏe nha! Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và có kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất để bảo vệ mình và người thân.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Biến chứng nặng nề của áp xe gan do a míp

12/07/2015 Miss Đẹp

Áp xe gan do a míp là một bệnh nhiễm khuẩn hay gặp ở Việt Nam, chiếm khoảng 80% các nguyên nhân gây áp xe gan. Áp xe gan do a míp có nhiều biến chứng nặng nề, tập trung thành hai nhóm lớn đó là biến chứng vỡ mủ áp xe và biến chứng của ổ nung mủ sâu kéo dài không khắc phục được.

Biến chứng vỡ mủ áp xe

Vỡ vào phổi: ổ áp xe vỡ trực tiếp vào phổi có thể thông với một nhánh phế quản làm cho bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt, khạc ra mủ. Đây là một biến chứng không quá đáng ngại, vì đó là một hình thức dẫn lưu mủ làm cho ổ áp xe nhỏ lại. Nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng phổi.ho-khan

Vỡ vào màng ngoài tim: thường xảy ra với các ổ áp xe gan trái. Bệnh nhân xuất hiện khó thở, tím tái, đau ngực. Khám sẽ thấy các dấu hiệu của tràn dịch màng ngoài tim. Đay là chỉ dịnh của chọc hút màng ngoài tim cấp cứu nếu không bệnh nhân sẽ chết vì ép tim cấp.

Vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc toàn thể: Biến chứng này hay gặp, bệnh nhân đột ngột sốt, đau bụng tăng lên dữ dội, bụng co cứng, khám bụng thấy có tràn dịch màng bụng số lượng ít. Chọc dò cẩn khẩn trương dẫn lưu dịch mủ ngay nếu không gây nên tình trạng viêm phúc mạc, nguy cơ sốc nhiễm khuẩn.

Vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc khu trú: ổ áp xe vỡ vào ổ bụng nhưng được mạc nối vào các tạng bao bọc tạo nên ổ mủ khu trú. Viêm phúc mạc khu trú do vỡ ổ áp xe thường khó chẩn đoán, dễ nhầm với ứ mủ bể thận, nang nước tụy.

Vỡ vào ống tiêu hóa: vỡ vào dạ dày, ruột. Lâm sàng xuất hiện đau bụng, bệnh nhân có thể có dấu hiệu nôn ra máu, đại tiện ra máu.ung thư phổi 2

Áp xe dưới cơ hoành: ổ áp xe vỡ ra được các màng dính và dây chằng treo gan khu trú lại ổ mủ dứoi cơ hoành. Cơ hoành thường bị đẩy lên cao đi động kém, hay có tràn dịch màng phổi phải kèm theo. Bệnh nhân thường có nấc, ho, đau ngực, sốt. Điều trị dẫn lưu ổ áp xe sớm.

Vỡ vào thành bụng: có thể gặp ở nhiều nơi, vị trí thường xảy ra nhiều nhất là áp xe gan vỡ vào khối cơ thành bụng trước, cơ thẳng to. Lâm sàng thường chẩn đoán nhầm với viêm cơ thành bụng. Đứng trước viêm cơt thành bụng ở thượng vị và hạ sườn phải cần phải nghĩ đến nguyên nhân gây áp xe vỡ.

Rò ra ngoài: ổ áp xe dính vào thành bụng hoặc thành ngực rồi ăn thủng ra ngoài tạo thành lỗ rò chảy mủ, dễ chẩn đoán nhầm với viêm xương sườn hay viêm cơ.

Biến chứng do nung mủ sâu kéo dài

Ổ áp xe nung mủ sâu điều trị không triệt để dẫn đến cơ thể suy nhược, phù to tràn dịch các màng. Dấu hiệu của hội chứng thận hư do nhiễm amylose thận (bột thận). Amylose thận là biến chứng hiếm gặp.

 

Triệu chứng của suy tim trái là gì?

19/06/2015 Miss Đẹp

Suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp và hậu quả của nhiều bệnh tim mạch như các bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh động mạch vành, bệnh tim bẩm sinh,..Tiên lượng của bệnh nhân suy tim cũng rất tồi khi bệnh nhân đã có các biểu hiện lâm sàng. Theo các nghiên cứu mới đây , có tới gần 50% số bệnh nhân suy tim tử vong sau 5 năm kể từ khi phát hiện ra suy tim trên lâm sàng, mặc dù đã được điều trị. Vậy, triệu chứng của suy tim trái là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Khó thởkhó thở

Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu, bệnh nhân chỉ khó thở khi gắng sức, về sau, khó thở xảy ra thường xuyên, khi nằm cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau, có khi khó thở diễn ra từ từ, có khi lại xảy ra đột ngột, dữ dội như trong cơn hen tim hay phù phổi cấp

– Khó thở khi gắng sức: là một triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của suy tim. Ở bệnh nhân suy tim, khó thở xuất hiện ở mức độ gắng sức ít hơn và phục hồi lâu hơn.

– Khó thở tư thế (khi nằm): Cũng là một triệu chứng khá quan trọng và xuất hiện sớm ở bệnh nhân suy tim. Khi nằm, máu dồn về vùng ngực nhiều hơn làm tăng thêm gánh nặng cho tim, và do đó gây triệu chứng khó thở.  Khó thở khi nằm thường xuất hiện khá nhanh, chỉ trong vài phút, khi bệnh nhân nằm phải đỡ khi bệnh nhân ngồi dậy hoặc cần gối cao đầu hơn.

– Khó thở kịch phát về đêm (khi ngủ): là một triệu chứng bệnh nhân đột ngột phải thức dậy sau khi ngủ vài giờ với cảm giác lo lắng, ngột ngạt. Khi đó, bệnh nhân phải gối cao đầu hoặc ngồi dậy để thở.

– Khó thở khi nghỉ: Xuất hiện khi suy tim nặng hơn, là trạng thái mà tăng áp lực mao mạch phổi và có sự mất đồng bộ giữa tỉ lệ thông khí và tưới máu do giảm cung lượng tim.

– Cơn hen tim và phù phổi cấp: gây ra bởi sự tăng đột ngột áp lực mao mạch phổi bít (>25mmHg) do suy tim trái. Bệnh nhân khó thở dữ dội, hoảng sợ, vã mồ hôi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp và tiếng ran dâng lên nhanh chóng từ hai lá phổi.

2. Các triệu chứng khácnhồi máu cơ tim cấp

– Ho: Xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức, thường là ho khan nhưng đôi khi lại ho có lẫn đờm kèm theo ít máu.

– Cảm giác đau ngực, nặng ngực và đáng trống ngực: khá phổ biến trong suy tim, có thể do bệnh nhân đã có bệnh động mạch vành hoặc do suy giảm tưới máu cơ tim,..

– Cảm giác yếu, chóng mặt, chân tay nặng rã rời do giảm cung lượng tim

– Đi tiểu về đêm và tiểu ít

– Các triệu chứng thần kinh thường gặp khi suy tim nặng lên như chóng mặt, giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ, ác mộng,…

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status