• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bệnh huyết áp thấp – Không chỉ gặp ở người gầy mà cả những người béo cũng có thể bị.

12/06/2015 Phương Diên

Bệnh huyết áp thấp là bệnh mà nhiều người chủ quan nhất, vì mọi người nghĩ rằng, bệnh chỉ gặp ở những người gầy, thiếu chất, chỉ cần bồi bổ là ổn. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp rất nhiều, ngay cả người béo cũng có thể mắc bệnh huyết áp thấp. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về bệnh huyết áp thấp và có cách chữa trị kịp thời, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Theo thống kê hiện nay, bệnh huyết áp thấp chiếm khoảng 5-7% dân số trưởng thành, trong đó tỉ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới gấp khoảng 30 lần.

Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ những người gầy mới có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp, nhưng thực tế thì huyết áp thấp có thể đến với tất cả mọi người.

Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp là do cuộc sống nhiều áp lực, căng thẳng, môi trường làm việc ô nhiễm, sử dụng nhiều hóa chất trong thực phẩm, vì vậy, tình trạng bệnh huyết áp thấp càng ngày càng gia tăng và không trừ một ai.

Vậy khi nào thì được coi là bị chứng huyết áp thấp? Theo quy định của y học, những người có chỉ số huyết áp tối đa trên tối thiểu dưới 100/60 sảy ra thường xuyên thì được xem là bị huyết áp thấp.

Có hai loại huyết áp thấp mà bạn có thể gặp phải là huyết áp thấp cơ địa và huyết áp thấp bệnh lý.

Huyết áp thấp cơ địa là do di truyền hoặc do những vận động viên phải hoạt động thể lực thường xuyên, nhưng người sống ở vùng cao.

Còn huyết áp thấp bệnh lý là do giảm trương lực thần kinh mạch máu, hoặc do hậu quả của các bệnh khác như thiếu máu, viêm gan, viêm họng, viêm đường mật, bệnh do ký sinh trùng…

Khi bị huyết áp thấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, kém tập trung và lạnh tay chân.

Cách phòng tránh huyết áp thấp.

Để không mất bò mới lo làm chuồng, thì các bạn cần thực hiện một số biện pháp dự phòng sau, tránh những tác động cũng như biến chứng xấu từ tình trạng huyết áp thấp.

Khi thức dậy, thay vì ngồi dậy luôn, các bạn nên nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy, để chân lên giường, sau đó mới từ từ thả chân xuống, ngồi một lúc rồi mới đứng lên. Trong sinh hoạt tránh thay đổi tư thế đột ngột để ko cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.

Nên nghỉ ngơi ngay nếu thấy có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.

Người bị huyết áp thấp không nên trèo cao, hoặc ra nắng gắt

Nên ăn mặn hơn bình thường và dùng nước khoáng mặn hàng ngày rất tốt cho người bị huyết áp thấp.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp các bạn có suy nghĩ đúng hơn vể bệnh huyết áp thấp. Các bạn cần tìm hiểu thật kĩ để có cách phòng và chữa bệnh hiệu quả.

 Nguồn: Tổng hợp

6 bài thuốc dân gian điều trị huyết áp thấp.

10/06/2015 Phương Diên

Huyết áp thấp không còn là bệnh xa lạ trong xã hội hiện đại ngày nay. Huyết áp gây khó chịu và gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sinh hoạt cũng như cuộc sống lao động của người bệnh. Vì vậy, để điều trị huyết áp thấp, các bạn có thể tham khảo 6 bài thuốc đông y đơn giản dưới đây sẽ cải thiện được tình trạng bệnh của mình.

Dấu hiệu nhận biết bạn có bị huyết áp thấp hay không đó là: Bạn thường cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế sẽ cảm thấy choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.

Khi phát hiện thấy mình bị huyết áp thấp, các bạn cần điều trị ngay để bệnh không phát triển nặng thêm, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Theo đông y, nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh huyết áp thấp là do khí huyết hư, làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng, nên gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, sắc mặt nhợt nhạt, chân tay không có sức lực, váng đầu…

Để điều trị huyết áp thấp, trong Đông y có phổ biến 6 bài thuốc đơn giản dưới đây, các bạn có thể chọn một trong các bài thuốc để điều trị bệnh tại nhà cho mình.

Bài 1: Bài thuốc từ hạt sen, táo đỏ và gừng tươi.

Với những nguyên liệu rất dễ kiếm như hạt sen, táo đỏ và gừng tươi, các bạn có thể nấu thành một bài thuốc điều trị huyết áp thấp rất tốt. Đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị 30g hạt sen, 10g táo đỏ cùng 6 lát gừng tươi. Sau đó cho tất cả vào nồi và sắc với nước uống. Sử dụng 2 lần mỗi ngày sẽ cho hiệu quả chữa trị tốt.

Bài 2: Bài thuốc từ ngũ vị tử, nhục quế, quế chi và cam thảo.

Các bạn chuẩn bị 25g ngũ vị tử, 15g nhục quế, 15g quế chi và 15g cam thảo, sắc thành nước uống. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần, và uống mỗi đợt từ 3-7 ngày. Khi thấy huyết áp tăng lên bình thường, thì các bạn sắc thuốc thêm 1 đợt từ 3-6 ngày nữa thì dừng lại.

Bài 3. Bài thuốc từ thục địa, cam thảo, bạch truật, đương quy, xuyên khung, phục linh, đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch thược.

Các bạn chuẩn bị mỗi loại 12 g gồm thục địa, bạch truật, đương quy, phục linh, đẳng sâm, bạch thược, thêm 6g cam thảo, 8g xuyên khung, 16g hoàng kỳ và sắc nước uống. Uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy huyết áp tăng dần và ổn định.

Bài 4: Bài thuốc từ nhân sâm, tử hà sa, mật ong.

Các bạn chuẩn bị 25g bột nhân sâm, 50g bột tử hà sa, sau đó trộn lẫn với mật ong. Mỗi lần lấy 3-5g hỗn hợp bột trộn nhuyễn với mật ong và hòa với nước uống. Ngày uống 2 lần vào sáng và trưa.

Bài 5: Bài thuốc từ đảng sâm, mạch môn, ngũ vị tử, hoàng kỳ, nhục quế, trích cam thảo, phù tiểu mạch, táo.

Các bạn chuẩn bị 1 thang thuốc gồm : 15g Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, hoàng kỳ 15g, nhục quế 2-4g, trích cam thảo 9g, phù tiểu mạch 30g, táo 5 quả sau đó sắc nước uống. Mỗi ngày uống hết 1 thang thuốc trên và chia thành hai lần vào buổi sáng và buổi trưa.

Bài 6: Bài thuốc từ trứng gà, gừng tươi.

Đây là bài thuốc rất đơn giản, dễ chế biến và rất dễ ăn, lại có tác dụng điều trị huyết áp thấp tốt.

Các bạn lấy 1 một nhánh gừng tươi rửa sạch và thái lát, sau đó cho vào nồi cùng với 1 bát nước, đun nhỏ lửa cho tới khi còn lại 1/3 bát nước thì đập 1 quả trứng gà vào rồi khuấy đều. Đun tiếp 2 phút khi hai nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

Đổ ra bát và ăn nóng. Mỗi ngày ăn một lần và ăn liền trong 5 ngày.

6 bài thuốc trên có tác dụng điều trị huyết áp thấp rất tốt, các bạn có thể tham khảo và chọn cho mình một bài thuốc phù hợp nhất.

 Nguồn: Tổng hợp

Biện pháp dự phòng cho bệnh nhân huyết áp thấp.

10/06/2015 Phương Diên

Bệnh huyết áp thấp đang càng ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng huyết áp thấp rất nguy hiểm nên vẫn còn khá thờ ơ. Vì vậy, với những thông tin bổ ích về những biện pháp dự phòng cho bệnh nhân huyết áp thấp dưới đây, sẽ giúp các bạn tránh được những hiểm hoạ nguy hiểm mà huyết áp thấp gây ra.

  1. Những chú ý cho người bị huyết áp thấp.

Khi chúng ta nằm ngủ, máu chỉ tập trung vào gan, phổi, lách nên gây tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, người bị huyết áp thấp nên chú ý tư thế đúng khi ngủ. Trước khi thức dậy cần nằm tại chỗ 1 lúc, sau đó làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy, để chân xuống giường và thả chân từ từ xuống, ngồi một lúc rồi mới đứng lên.

Cần phải nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp ngay khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi, để lượng máu tăng lên não.

Người bị huyết áp thấp nên hạn chế xông hơi hoặc tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch.

Nên tập luyện thể dục đều đặn để tăng cường sức khoẻ hàng ngày cũng như duy trì lưu thông máu trong cơ thể, giúp giảm chứng huyết áp thấp.

Với những người trên 50 tuổi, khi bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc bệnh tăng huyết áp, cho nên người bệnh cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để điều chỉnh cho hợp lý.

  1. Người bị huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?

Người bị huyết áp thấp nên ăn đầy đủ các bữa, đặc biệt là bữa sáng. Trong bữa sáng nên ăn những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước ép hoa quả có thêm một ít muối sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Nên ăn mặn nhiều hơn bình thường ( 10-15g/ ngày).

Nên giảm các thực phẩm giàu carbon hydrat như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ trong chế độ ăn hàng ngày.

Không nên ăn quá nhiều chất nhiều năng lượng như trứng, thịt mỡ, sữa béo để tránh béo phì.

Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn của người huyết áp thấp.

Với người bị huyết áp thấp, sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối  và nước khoáng mặn có tác dụng rất tốt, nên có thể sử dụng hàng ngày.

Khi bị huyết áp thấp, có thể sử dụng  cà phê và trà đặc, vì chúng góp phần tích cực đối với chứng huyết áp thấp, tuy nhiên không nên quá lạm dụng, vì chúng có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu khác tới sức khoẻ.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bị huyết áp thấp do thiếu máu, nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, táo…

Nên uống nhiều nước, để bổ sung lượng nước đã mất trong cơ thể khi tập thể dục hoặc vận động.

Tránh xa đồ uống có cồn vì nó gây mất nước.

Trên đây là những thông tin hữu ích cho những người bị huyết áp thấp, các bạn nên tìm hiểu để tránh những nguy cơ rủi rõ mà huyết áp thấp mang lại.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp .

Nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo huyết áp thấp ở bà bầu.

09/06/2015 Phương Diên

Trong số những bệnh mà bà bầu hay gặp khi mang thai có bệnh huyết áp thấp. Bệnh khiến cơ thể thai phụ lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, mất nước……..gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cung cấp dưỡng chất cho bà bầu cũng như dẫn tới tình trạng thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.

  1. Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp ở bà bầu.

Những bà bầu có thể trạng gầy ốm, thiếu máu, ăn ít, hoặc mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính …thường hay bị huyết áp thấp.

Cũng có thể do yếu tố di truyền mà bà bầu có thể bị huyết áp thấp.

Trong quá trình mang thai, sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp có thể làm cơ thể bị thiếu hụt lượng hormone giáp, gây ra chứng huyết áp thấp, kèm các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt và rụng tóc.

Lượng đường trong máu bà bầu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, kèm cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi, chứng tỏ bà bầu đang rơi vào tình trạng huyết áp thấp.

Nhịp tim đập chậm dưới 60 nhịp/ phút sẽ khiến máu và oxy không đủ để lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh huyết áp thấp.

Sự căng thẳng trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn tới huyết áp thấp.

  1. Dấu hiệu cảnh báo khi bà bầu bị huyết áp thấp.

Các dấu hiệu thường xuyên gặp phải nhất khi bị huyết áp thấp đó là:

Bà bầu lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi và muốn được nghỉ ngơi dù đã hết thời kì nghén.

Đôi lúc thấy hoa mắt, chóng mặt, có cảm giác buồn nôn.

Tinh thần bất ổn, khó tập trung vì vậy hay nổi cáu.

Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc. Dù vẫn thấy đổ mồ hôi nhưng lại có cảm giác lạnh.

Mỗi khi leo lên cầu thang hoặc làm việc nặng, sẽ thở dốc, khó thở.

Các triệu chứng có thể xuất hiện thường xuyên hoặc đột ngột, tùy vào nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp.

Thường những trường hợp bị huyết áp thấp mãn tính, khi người bệnh đã quen và thích nghi với mức huyết áp thấp này, sẽ cảm thấy không có dấu hiệu gì rõ rệt, nó thường bị lẫn với các dấu hiệu mệt mỏi khi mang thai, cho nên nhiều người không biết mình bị huyết áp thấp.

  1. Các yếu tố nguy cơ khi bị huyết áp thấp ở bà bầu.

Khi bị huyết áp thấp, bà bầu sẽ có nguy cơ bị tổn thương các cơ quan như: não, tim, thận..Bởi khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh sẽ bị suy giảm chức nắng, khiến cơ thể không kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan đó.

Bệnh huyết áp thấp có thể dẫn tới tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận…vô cùng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiều trường hợp bà bầu bị huyết áp thấp có thể bị tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não chiếm 30%.

Huyết áp thấp là bệnh vô cùng nguy hiểm cho bà bầu, cho nên bà bầu không nên chủ quan, cần phải thăm khám và điều trị ngay nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Chữa huyết áp thấp bằng quế

18/05/2015 Phương Diên

Một số người bệnh mắc chứng huyết áp thấp thường tìm kiếm cho mình một phương pháp chữa đơn giản, an toàn mà vẫn hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều người đã sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên để chữa căn bệnh này. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn phương pháp điều trị bệnh huyết áp thấp vô cùng hiệu quả từ nguyên liệu quế.

Những người mắc chứng bệnh huyết áp thấp thường rất mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt họ bị giảm tập trung trí lực…

Huyết áp thấp thường là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Những người huyết áp thấp thường mệt mỏi, tổng trạng yếu, giảm tập trung trí lực, hoa mắt, có hiện tượng ruồi bay, nhất là khi thay đổi tư thế có thể thoáng ngất hoặc ngất, nhịp tim nhanh…

Huyết áp thấp là do hai yếu tố tác động chủ yếu là lưu lượng tim và sức cản ngoại vi; lưu lượng tim phụ thuộc vào sức co bóp cơ tim, chủ yếu là chức năng bóp của tâm thất trái, sức cản ngoại vi phụ thuộc chủ yếu vào độ đàn hồi của thành mạch máu. Có hai loại huyết áp thấp: huyết áp thấp tiên phát và huyết áp thấp thứ phát.

  1. Công dụng của quế trong việc điều trị bệnh huyết áp thấp

Nhắc tới quế có lẽ không còn ai không biết tới loại cây quen thuộc này, quế có vỏ cây màu nâu, có mùi thơm đặc biệt và rất dễ chịu… Bộ phận thường được sử dụng để chữa bệnh là vỏ cây và cành non

Quế có rất nhiều công dụng trong việc chữa trị các loại bệnh, đặc biệt là chứng bệnh huyết áp thấp: vỏ quế có vị cay, ngọt, tính ấm, đi vào các kinh tâm, phế, bàng quang. Quế có tác dụng phát hãn, giải cơ, ôn thông kinh mạch, trợ dương, hóa khí, giáng khí nghịch.

  1. Các bài thuốc trị bệnh huyết áp thấp từ quế

Dùng quế để bổ trị hỏa dương, bổ hỏa mệnh môn, dẫn hỏa quy nguyên, tán hàn, chỉ thống. Liều lượng sử dụng từ 3-9g quế chi; 1-4g nhục quế dưới dạng thuốc sắc. Những bài thuốc chữa huyết áp thấp từ quế gồm có:

+ Bài 1: Quế chi 12g, chích cam thảo 15g, hoàng kỳ 24g, đương quy 12g, can khương 10g. Đem sắc (nấu) uống ngày 1 thang, uống 2 lần trong ngày.

+ Bài 2: Nhục quế 40g, quế chi 40g, cam thảo 20g. Đem hãm lấy nước chia 3 lần uống hoặc sắc (nấu) uống trong ngày.

+ Bài 3: Quế chi 6g, cam thảo 6g, kê quan hoa 15g, hoàng kỳ 30g, đương quy 15g, trần bì 6g, đẳng sâm 20g, bạch truật 10g, thăng ma 6g. Đem nấu uống ngày 1 thang.

+ Bài 4: Quế chi 8g, cam thảo 6g, thược dược 6g, sinh khương 6g, táo đen 4 quả. Nấu uống nóng ngày 1 thang.

Bệnh huyết áp thấp luôn khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng và bất an, bởi căn bệnh này thường xảy ra đột ngột, nếu bệnh nặng có thể gây ra tình trạng choáng ngất, đột quỵ. Chính vì vậy, chúng tôi giới thiệu đến bạn phương pháp chữa bệnh huyết áp thấp từ quế vô cùng hiệu quả, bạn hãy sử dụng thường xuyên và liên tục theo đúng chỉ dẫn của chúng tôi kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý thì sau một thời gian căn bệnh huyết áp thấp sẽ được phục hồi  nhanh chóng.

Nguồn: Tổng hợp

4 loại quả vàng giúp trị bệnh huyết áp hiệu quả

18/05/2015 Phương Diên

Nguyên nhân khiến bạn bị mắc chứng bệnh huyết áp thấp là do cơ thể của bạn thiếu máu, dẫn đến máu lên não ít. Cơ thể thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp nặng hơn có thể gây ra tình trạng choáng ngất, đột quỵ…Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số loại quả giúp trị bệnh huyết áp hiệu quả và có khả năng cải thiện máu lên não.

  1. Hãy ăn nho

Nho là loại thực phẩm quen thuộc và có rất nhiều công dụng, trong Đông Y họ thường sử dụng nho để tái chế ra một số loại thuốc có tác dụng bổ sung máu tốt cho cơ thể, đặc biệt trong nho có lượng đường lớn tốt cho cơ thể và rất tốt cho tim mạch, không những thế, trong nho còn chứa hàm lượng lớn canxi, sắt, photpho, vitamin và axit amin, có tác dụng bổ máu, bổ khí, lợi thận, ngoài ra còn có tác dụng tốt trong việc giải trừ mệt mỏi và căng thẳng.

  1. Táo

Chúng ta không còn xa lạ gì với món táo, các gia đình thường sử dụng táo cho các bữa ăn phụ hoặc tráng miệng sau bữa ăn, trong báo có chứa các lượng vitamin, đường và các loại axit amin giúp bổ sung máu và cung cấp các loại vitamin cho cơ thể. Hãy sử dụng táo như một buổi ăn phụ giúp bạn cải thiện căn bệnh huyết áp.

  1. Mía

Mía là một trong những loại hoa quả được rất nhiều người yêu thích, mía cung cấp lượng đường rất phong phú. Đặc biệt, trong mía có rất nhiều thành phần cấu tạo nên giúp cơ thể bạn hấp thụ một cách dễ dàng. Mía còn chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, photpho, kẽm…, trong đó hàm lượng sắt rất lớn, vì thế, mía là một loại quả cực kì bổ máu.

  1. Bí đỏ

Bí đỏ là món ăn quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình, bí đỏ hay được mọi người nấu canh, xào, và hầm với thịt…Trong bí đỏ có lượng vitamin rất phong phú, ngoài ra bí đỏ còn cung cấp cho cơ thể bạn một lượng sắt và photpho nhất định. Những loại chất này giúp bạn bổ sung thêm máu và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể được vững bền.

Bệnh đau huyết áp khiến nhiều người cảm thấy vô cùng lo lắng, vì căn bệnh thường sảy ra bất thường, nếu không có phương pháp điều trị đúng cách thì sẽ khiến cho căn bệnh ngày càng trở nên nặng hơn, gây ra một số hiện tượng như đột quỵ, choáng ngất.

Việc tăng cường sử dụng các biện pháp để phòng ngừa bệnh huyết áp thì những người bệnh của chúng ta phải biết cách xây dựng cho mình một chế độ ăn, uống hợp lý. Đặc biệt, hãy ăn các loại quả như nho, táo, mía, bí đỏ sẽ giúp người bệnh cải thiện và bổ sung lượng máu cho cơ thể và giúp máu lên não được tốt hơn. Từ đó, căn bệnh huyết áp sẽ nhanh chóng biến mất.

Bên cạnh đó, hãy kết hợp việc ăn, uống hợp lý với chế độ luyện tập thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày cũng là một phương pháp vô cùng hiệu quả giúp bạn cải thiện bệnh huyết áp đó ạ.

Nguồn: Tổng hợp

Mẹo hay dành cho người bị huyết áp thấp

18/05/2015 Phương Diên

Hiện nay, bệnh huyết áp thấp đang khá phổ biến và xâm nhập mọi lứa tuổi, có những người bị huyết áp thấp nhưng lại không hề hay biết. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số biểu hiện của chứng bệnh huyết áp thấp và những mẹo hay trong việc điều trị bệnh huyết áp.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân bị mắc chứng huyết áp thấp là do tình trạng cơ thể bị mất nước, do đột quỵ, nhất là phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường bị mắc chứng huyết áp thấp rất lớn….

  1. Một số biểu hiện của căn bệnh huyết áp thấp

– Hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, thậm chí có thể bị ngất.

– Suy giảm khả năng tình dục.

– Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.

– Đổ mồ hôi nhiều nhưng vẫn cảm thấy lạnh.

– Thở dốc, nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.

Khi bạn có một số biểu hiện phía trên, hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức để xác định chính xác bệnh tình của bạn, từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị căn bệnh cho hợp lý và hiệu quả nhé.

  1. Một số mẹo hay dành cho người bị mắng chứng huyết áp thấp

– Để điều trị căn bệnh huyết áp thấp, thì những người bệnh của chúng ta phải ăn thật nhiều thực phẩm giàu vitamin.

– Hãy luyện tập thể dục nhẹ nhàng bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe và độ tuổi của người bệnh.

– Ăn đủ 3-5 bữa mỗi ngày, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

– Ngoài ra sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng đáng kể trong việc điều trị căn bệnh huyết áp thấp.

Bên cạnh đó cà phê và trà đặc cũng có những đóng góp rất tích cực đối với chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu.

– Uống đủ lượng nước. Việc uống nước rất quan trọng, bởi lẽ nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ dễ xảy ra tình trạng bị khử nước. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn trong khi bạn đang luyện tập hoặc hoạt động, làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng. Hơn thế nữa, nếu bạn bị tiêu chảy hay buồn nôn, bạn cần chắc chắn đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể.

– Tránh tắm nước quá nóng, bởi điều này sẽ khiến cho nhiệt độ trong cơ thể tăng cao.

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột. Sau khi ngồi lâu bạn nên đứng lên từ từ và cẩn thận để tránh bị hoa mắt và chóng mặt.

– Ngủ đủ giấc (7-8 giờ/ngày) là yếu tố cần thiết để giúp bạn duy trì huyết áp ở mức ổn định.

– Chia nhỏ bữa ăn thay vì việc chỉ ăn 3 bữa chính như thông thường. Trong chế độ ăn uống thường ngày bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi trong việc phòng tránh và điều trị chứng huyết áp thấp.

Phía trên là một số mẹo nhỏ mà có thể chữa trị căn bệnh huyết áp thấp vô cùng hiệu quả. Hy vọng, những người bệnh của chúng ta có thể áp dụng thường xuyên và liên tục giúp bệnh ngày càng được cải thiện.

Nguồn: Tổng hợp

Trị huyết áp thấp hiệu quả bằng gà hầm sâm

13/05/2015 Phương Diên

Bệnh huyết áp thấp đang đe dọa nhiều người, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị căn bệnh này, trong đó, có rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp đơn giản là sử dụng một số món ăn để điều trị căn bệnh này. Người bệnh có thể sử dụng gà hầm sâm để điều trị căn bệnh huyết áp thấp vô cùng hiệu quả.

Công dụng của gà hầm sâm đối với căn bệnh huyết áp thấp

Nguyên nhân bị huyết áp thấp phần lớn do khí huyết hư nhược gây nên. Nếu sử dụng thịt gà hầm sâm sẽ là một giải pháp hiệu quả để chữa bệnh này, bởi lẽ thịt gà có vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ tinh ích tuỷ, ôn trung ích khí.

Bên cạnh đó, nhân sâm là thuốc đại bổ nguyên khí, có khả năng nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường trương lực mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch và cải thiện quá trình cung cấp oxy.

Cách sử dụng

Chuẩn bị

1 con gà mái ( 1kg)

10g nhân sâm

30g hoàng kỳ

15g ngũ vị tử

Cách làm:

Bạn làm thịt gà sạch sẽ, sau đó chặt miếng, các vị thuốc cho vào túi vải, buộc kín miệng. Tất cả bỏ vào nồi hầm lửa nhỏ cho thật nhừ, bỏ bã thuốc chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.

Công dụng: Ích khí trợ dương, bổ tâm dưỡng huyết. Món này rất thích hợp cho người bị huyết áp thấp thể “Tâm tỳ lưỡng hư” biểu hiện bằng các triệu chứng: mệt mỏi nhiều, hay có cảm giác khó thở, chân tay rã rời, đầu choáng mắt hoa, dễ có cảm giác hồi hộp trống ngực, hay vã mồ hôi, ăn kém, chậm tiêu, sắc mặt nhợt nhạt, đại tiện lỏng nát, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt.

Gà hầm sâm giúp trị huyết áp thấp

Canh gà hỗn hợp: Thị gà 50g, thịt bò 100g, bầu dục bò 1 quả, bầu dục chó 1 quả, kỳ tử 10g, thỏ ty tử 10g, nhục thung dung 6g. Bầu dục bò và chó làm sạch, bổ đôi, ngâm nước lạnh trong 30 phút; thịt bò và thịt gà thái miếng; các vị thuốc cho vào túi vải, buộc kín miệng. Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ cho thật nhừ rồi bỏ bã thuốc, chế thêm hạt tiêu, gừng tươi thái chỉ và gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày.

Món này rất thích hợp với người huyết áp thấp thể bệnh “Thận dương hư suy” với các biểu hiện đầu choáng mắt hoa, tai ù điếc, hay quên, lưng đau gối mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu tiện nhiều lần về đêm, ăn kém, đại tiển lỏng nát, chất lưỡi nhợt.

Gà mái hầm sâm: Hồng sâm 5g thái phiến, gà mái 1 con (800g) bỏ phủ tạng, luộc sôi khoảng 3 phút rồi cho vào nồi đất hầm thật nhừ cùng nhân sâm, thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài thuốc này thích hợp với bệnh nhân huyết áp thấp kèm theo các biểu hiện gầy yếu, mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, hay khó thở, chóng mặt, trí nhớ giảm sút.

Việc ăn gà hấp giúp bệnh nhân điều trị bệnh huyết áp vô cùng hiệu quả, chỉ cần ăn thường xuyên và làm theo đúng hướng dẫn, sau một thời gian ngắn căn bệnh của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

Nguồn: Tổng hợp

Một số quy tắc sống cho người mắc bệnh huyết áp thấp

13/05/2015 Phương Diên

Để giúp bệnh nhân của chúng ta có thể điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần tuân thủ các quy tắc sống sau:

Về chế độ ăn uống

Tuy giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Do đó, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh. Gầy quá huyết áp sẽ thấp.

Chú ý các thực phẩm sau:

Thịt, cá, trứng, đậu tương… giàu đạm

Tăng ăn rau và quả để thêm vitamin, chất xơ và chất khoáng

Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.

Lưu ý là chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp nhưng chỉ nên uống 1-2 cốc, uống quá nhiều sẽ gây nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tốt nhất nên uống cà phê đặc, cà phê không tan tự pha. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống cùng với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.

Nên ăn hơi mặn một chút để gây giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp. Bình thường chúng ta ăn 10-12g muối mỗi ngày, phòng và chữa bệnh tăng huyết áp chỉ nên ăn nửa số lượng trên, tức 5g mỗi ngày, nhưng người huyết áp thấp nên ăn 10-15g, ăn mặn được bao nhiêu thì hy vọng nâng được huyết áp lên bấy nhiêu. Tất nhiên không nên ăn mặn quá “không nuốt được”.

Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.

  1. Về chế độ luyện tập

Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh – mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao.

Tập phải thường xuyên, tùy sức, không tập cố, không tập khi đói cũng như ngay sau khi ăn no. Riêng đi bộ nhanh có thể tập hằng ngày. Mỗi ngày, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 10-15 phút. Nên bắt đầu tập những môn nhẹ như đi bộ, sau tiến tới cầu lông, bóng bàn, rồi đến những môn nặng hơn như chạy, bơi, tenis, điền kinh, cử tạ… Chỉ những môn hay gây chóng mặt mới nên tránh như nhào lộn, nhảy đu, leo cao…

Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và nhất là bình tĩnh.

Những xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể làm huyết áp hạ thêm. Tránh sự căng thẳng, áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Để nâng cao huyết áp cần phải bồi bổ khí huyết, khí huyết đầy đủ thì huyết áp mới ổn định lâu dài. Chính vì vậy mà phải dùng các vị thuốc hay bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, điều hoà khí huyết. Để căn bệnh huyết áp được cải thiện người bệnh của chúng ta cần phải có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Nguồn: Tổng hợp

Chữa bệnh huyết áp thấp mãn tính bằng thịt bò

13/05/2015 Phương Diên

Thịt bò là món ăn quen thuộc đối với mỗi chúng ta, thịt không chỉ giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự phát triển cơ thể mà còn có tác dụng bổ tỳ ích vị, bổ khí, dưỡng huyết, cường gân tráng cốt….thích hợp cho người gầy yếu, ăn không tiêu, bị bệnh tiểu đường và huyết áp thấp mãn tính.

Công dụng của thịt bò

Thịt bò là nguyên liệu giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự phát triển cơ thể. Ngoài lượng chất đạm cao, thịt bò còn cung cấp chất sắt, kẽm và các vitamin B2, B6, B12 tốt cho hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu. Chất sắt có trong thịt bò giúp phục hồi nhanh các tế bào máu và cần thiết cho việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể.

Thịt bò có rất nhiều công dụng, đặc biệt có lợi cho những người gầy yếu sút cân, ăn uống, không tiêu, đầy bụng, chán ăn, phù nề, đau lưng, mỏi gối, bệnh đái tháo đường, huyết áp thấp…Sữa bò vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.

Chữa bệnh huyết áp thấp bằng thịt bò

Canh bò hỗn hợp: Thịt bò 100g, bầu dục bò 1 quả, thịt gà 50g, kỷ tử 10g, thô tỳ tử 10g, nhục thung dung 6g. Bầu dục bò và chó làm sạch, bổ đôi, ngâm nước lạnh trong 30 phút; thịt bò và thịt gà thái miếng; các vị thuốc cho vào túi vải; bịt kín miệng. Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ cho thật nhỏ rồi bỏ bã thuốc, chế thêm hạt tiêu, gừng tươi thái chỉ và gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày.

Món này rất thích hợp với người huyết áp thấp thể bệnh: “Thận dương hư suy” với các biểu hiện như đầu choáng mắt hoa, tai ù điếc, hay quên, lưng đau gối mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần mỏi mệt, sợ lạnh, tiểu tiện nhiều lần về đêm, ăn kém, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt.

Cao thịt bò: Thịt bò 1kg, rượu vang 250ml. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi hầm nhỏ lửa cho thật nhừ, cứ một giờ chất nước cốt một lần rồi lại cho thêm nước đun tiếp. Làm 4 lần như vậy lấy 4 nước hợp lại với nhau, chế thêm rượu vang rồi cô lửa nhỏ thành cao đặc, để nguội, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 thìa canh.

Món này rất thích hợp cho người bị huyết áp thấp, biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi nhiều, hay có cảm giác khó thở, chân tay rã rời, đầu choáng mắt hoa, hay có cảm giác hồi hộp trống ngực, hay vã mồ hôi ăn kém, chậm tiêu, sắc mặt nhợt nhạt, đại tiện lỏng nát, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt.

Bò hầm đẳng sâm: Thịt bò 500g, đẳng sâm 100g. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, ướp gừng tươi, hạt tiêu và một chút rượu vang; đẳng sâm cho vào túi vải, buộc kín miệng rồi đem hầm với thịt bò cho thật nhừ; chế thêm gia vị, dùng là thức ăn hàng ngày.

Có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh huyết áp. Việc sử dụng thịt bò hầm trong các bữa ăn đang được rất nhiều bệnh nhân bị mắc chứng huyết áp thấp lựa chọn và được những người sử dụng đánh giá cao là mang lại kết quả cao, giúp cải thiện bệnh tình một cách nhanh chóng.

Nguồn: Tổng hợp

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status