• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

13/06/2015 Phương Diên

Bệnh thoát vị đĩa đệm đã không còn xa lạ với chúng ta trong xã hội ngày nay. Bệnh gây những cơn đau vùng thắt lưng, vùng lưng hay vùng cổ kéo dài và dai dẳng trong một thời gian dài. Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm có rất nhiều phương pháp. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những phương pháp điều trị bệnh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, các bạn có thể tham khảo để dễ dàng hơn trong việc điều trị bệnh.

  1. Phương pháp điều trị nội khoa.

Đây là phương pháp điều trị bệnh mà không sử dụng tới dao kéo, bao gồm các biện pháp trị liệu như: sử dụng thuốc, tập luyện thể dục đúng cách và vật lý trị liệu…

Tập thể dục đúng cách:

Đây là phương pháp điều trị được sử dụng khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cấp tính. Phương pháp này giúp cải thiện chức năng của các cơ giữ tư thế cho cột sống, hạn chế biến dạng cột sống và chống teo cơ.

Các bạn có thể kết hợp tập các động tác yoga với những tư thế chống đau lưng và các bài tập thể dục vừa sức.

Vật lý trị liệu:

Phương pháp này bao gồm: xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại, tia lase, châm cứu, bó paraphin, chườm nóng bằng cám rang, muối rang hoặc ngải cứu. Để tăng hiệu quả chữa bệnh, bệnh nhân có thể được kết hợp các phương pháp song song với nhau.

Sử dụng thuốc:

Đây là phương pháp đươc sử dụng phổ biến khi bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh thường được sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống viêm không có nhân steroid, uống prednisone hay methyprednisolon, tiêm cortisone vào cùng đau, dùng thuốc an thần, chống đau. Tuy nhiên, với cách điều trị này sẽ rất tốn kém, ít an toàn và thường gây tác dụng phụ.

Phương pháp điều trị nội khoa thường được kéo dài trong 4-6 tuần do các bác sỹ chuyên khoa điều trị và hướng dẫn. Bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn.

  1. Phương pháp điều trị ngoại khoa.

Đây là phương pháp sử dụng dao kéo trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa không thể giúp người thoát vị đĩa đệm khỏi bệnh.

Phương pháp phẫu thuật xương sống tức thời chỉ cần thiết khi bệnh nhân không thể kiểm soát được khả năng đại tiểu tiện hoặc thiếu hụt thần kinh tiến triển. Phương pháp phẫu thuật lưng cũng chỉ nên sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị đau chân nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thấy giảm đau và các chức năng hoạt động bình thường thì nên tạm trì hoãn việc phẫu thuật trong thời gian ngắn, xem xét các triệu chứng đau để có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn hay không?

Trên đây là những phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất các bạn có thể sử dụng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, cách tốt nhất là các bạn nên phòng ngừa bệnh, nên điều chỉnh lại tư thế hoạt động, làm việc, tránh làm những việc gây tổn hại đến xương khớp.

 Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

 Nguồn: Tổng hợp

Thoát vị đĩa đệm cổ tay là gì?

03/06/2015 Phương Diên

Bạn đã bao giờ nghe đến bệnh “ thoát vị đĩa đệm cổ tay ” hay chưa? Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất lạ với căn bệnh này phải không? Bạn sẽ thắc mắc rằng, ở cổ tay không có đĩa đệm thì làm sao bị thoát vị đĩa đệm cổ tay. Thực chất đây chỉ cách nói khác của hội chứng cổ, cánh tay.

Thoát vị đĩa đệm cổ tay là tên gọi khác của hội chứng cổ, cánh tay. Đây là hội chứng đau và rối loạn cảm giác khởi phát từ cột sống cổ lan tới chi trên.

  1. Nguyên nhân gây hội chứng cổ, cánh tay

Một trong những nguyên nhân chính của hội chứng cổ, cánh tay là do thoái hoá cột sống cổ ( chiếm 70-80%). Bao gồm thoái hoá các khớp liên đốt và liên mỏm bên, gây hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là chèn ép rễ/ dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.

Nguyên nhân chiếm đến 20-25% người mắc bệnh hội chứng cổ, cánh tay là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Khi khối nhân nhầy thoát vị sẽ chèn ép các rễ thần kinh, chèn đẩy dây chằng dọc sau gây đau.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân ít gặp hơn như: bệnh nhân từng bị chấn thương, có khối u, nhiễm khuẩn hoặc mắc bệnh loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.

  1. Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ tay.

Bệnh nhân có cảm giác căng và sưng ở bàn tay mà khách quan bằng mắt thường không thể nhận thấy, chỉ người bị bệnh mới cảm nhận được.

Các triệu chúng xuất hiện cấp tính khác bao gồm đau cánh tay theo dải da thuộc vùng rễ thần kinh bị xâm phạm, tư thế đầu sai lệch nghiêm trọng, lúc nào cũng ở tư thế gù.

Có thể khi ho, hắt hơi sẽ làm cơn đau tăng lên.

Nếu bệnh nhân để tình trạng bệnh nặng, khối thoát vị chèn ép lâu ngày gây teo cơ, thường phát hiện thấy ở khu vực: vai, cơ delta và các cơ thuộc khu vực cánh tay, cẳng tay, có khi ở bàn tay, tuỳ vào phạm vi và mức độ tổn thương.

  1. Điều trị hội chứng cổ, cánh tay.

Để điều trị hội chứng cổ, cánh tay, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc. Một số thuốc giảm đau thường dùng như: acetaminophen (paracetamol, tylenol…); acetaminophen kết hợp với codein hoặc tramadol như: efferalgan-codein; ultracet. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): diclofenac; piroxicam; meloxicam; celecoxib; etoricoxib. Nếu có nguy cơ tiêu hóa có thể dùng thêm nhóm ức chế bơm proton.

Một số thuốc có tác dụng giãn cơ như:  epirisone, tolperisone, mephenesine, diazepam cũng được dùng cho hội chứng cổ, cánh tay, trong trường hợp đau cấp, ngắn ngày và khi có tình trạng co cứng cơ.

Ngoài ra, với hội chứng cổ, cánh tay, bệnh nhân có thể dùng thêm thuốc giảm đau thần kinh (gabapentin, pregabalin), thuốc chống trầm cảm (amitriptylin đối với đau thần kinh mạn tính hoặc có rối loạn giấc ngủ), vitamin nhóm B (B1, B6, B12) liều cao.

Bệnh nhân nếu lo sợ điều trị bằng thuốc sẽ gây tác dụng phụ có thể sử dụng tới phương pháp điều trị không dùng thuốc. Một số phương pháp thường dùng đó là: vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt vùng cổ-vai-cánh tay, kéo giãn cột sống cổ, đeo nẹp cổ, tập vận động cổ, bả vai, khớp tay, cánh tay, điều trị chế độ sinh hoạt và làm việc.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể điều trị hội chứng cổ, cánh tay bằng phương pháp phẫu thuật.

Nguồn: Tổng hợp

Điều trị ung thư gan như thế nào mới hiệu quả?

24/05/2015 Miss Đẹp

xơ ganTrên thế giới mỗi ngày không biết có bao nhiêu người đã phải chết vì căn bệnh ung thư gan quái ác. Căn bệnh ung thư này gây hủy hoại các tế bào gan, làm chức năng chuyển đổi chất dinh dưỡng và đào thải độc tố của gan bị mất hoàn toàn. Vậy điều trị ung thư gan như thế nào mới hiệu quả? Hãy xem bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Phát hiện ung thư

Việc phát hiện và điều trị sớm ung thư gan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự sống còn của bệnh nhân. Việc trước tiên là chúng ta cần phát hiện sớm căn bệnh ung thư dựa vào các dấu hiệu điển hình đó là: vàng mắt, vàng da, báng bụng, bụng to và căng cứng, cơ thể gầy gò, ốm yếu, thường gặp ở những người nghiện rượu lâu năm, những người phải tiếp xúc và làm việc ở môi trường hóa chất độc hại. Căn bệnh ung thư có tốc độ tiến triển vô cùn nhanh chóng vì vậy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong chỉ sau vài tháng phát hiện ra bệnh. Khi gặp các dấu hiệu kể trên, người bệnh cần đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị hợp lý.

2. Điều trị ung thư gan như thế nào?

Có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư. Hiện nay thì phẫu thuật, xạ trị và hóa trị được xem là những phương pháp hiệu quả hơn cả. Một vài phương pháp có thể lựa chọn tùy theo mức độ của bệnh, đó là:

Cắt bỏ một phần gan: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần lá gan mang tế bào ung thư và các tế bào viền xung quanh nó. phương pháp này thường được áp dụng cho các bệnh nhân có khối u nhỏ và chức năng gan còn hoạt động tốt. Tuy nhiên, không áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân ung thư gan do xơ gan được vì khi cắt bỏ được khối u thì chức năng của phần gan còn lại cũng bị suy giảm nhiều, có thể dẫn tới tử vong.

Phẫu thuật cấy ghép gan: Khi tế bào ung thư đã lan rộng ra khắp lá gan thì cần cắt bỏ toàn bộ lá gan và làm phẫu thuật cấy ghép gan khi có người hiến tặng phù hợp. Phương pháp này có thể được áp dụng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu.

Xạ trị và hóa trị: Phương pháp xạ trị sử dụng chùm năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và làm nhỏ khối u, được sử dụng khi không thể làm phẫu thật và phương pháp hóa trị dùng để tiêu diệt các tế bào gan ung thư còn sót lại khi làm xạ trị.

Trong trường hợp không thể phẫu thuật cắt bỏ khối u do vị trí nằm của chúng hay trường hợp ung thư do xơ gan, một số phương pháp được sử dụng đó là: Làm đông lạnh các tế bào ung thư gan, thắt nút động mạch gan, làm nóng tế bào ung thư hay tiêm rượu vào tế bào ung thư nhằm làm giảm kích thước khối u và phá hủy tế bào ung thư.

Đồng thời, quyết định kết quả của quá trình chống chọi lại căn bệnh quái ác này là tinh thần chiến đấu của người bệnh. Vì vậy người nhà của bệnh nhân cần luôn ở bên và động viên bệnh nhân, giúp họ luôn lạc quan, yêu đời.

Không cần phẫu thuật bệnh trĩ vẫn khỏi

12/05/2015 Phương Diên

Một số bệnh nhân khi bị mắc chứng bệnh trĩ thường xuyên có những biểu hiện như:  Đau đớn, rát, ngứa hậu môn, chảy máu.. và đặc trưng nhất chính là tình trạng sa búi trĩ.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ, không nhất thiết bạn phải can thiệp của dao kéo để phẩu thuật cắt bũi trĩ, vì phương pháp này vừa ảnh hưởng tới cấu trúc hậu môn gây nhiều biến chứng mà lại không điều trị vào nguyên nhân gây ra bệnh nên dễ tái phát. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn cách điều trị bệnh trị bằng phương pháp dân gian uống thuốc mà không cần đụng dao kéo.

Một số biểu hiện cơ bản của người mắc chứng bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu và bũi trĩ sa xuống hậu môn là hai triệu chứng chính của biểu hiện của người bị mắc chứng bệnh trĩ.

Chảy máu là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất của người bị mắc chứng bệnh trĩ. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, dính vào giấy vệ sinh và phân. Về sau mỗi khi đi cầu thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, đi lại nhiều hay ngồi xổm thì máu lại chảy.

Sa búi trĩ xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào và thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như: đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Vì thế khi thấy những triệu chứng trên là bạn nên tìm ngay cho mình biện pháp chữa trị kịp thời.

Phương pháp chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Bệnh trĩ được phổ biến rộng rãi và xuất hiện từ rất lâu. Có rất nhiều phương pháp để điều tị bệnh trĩ, nhưng bệnh nhân thường lựa chọn các bài thuốc dân gian, nhưng mang lại hiệu quả cao hơn là việc sử dụng phương pháp phẫu thuật để cắt búi trĩ. Bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng một số thảo dược mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây:

Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược ở vùng núi Tây Bắc.

Công dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…); kháng viêm, kháng khuẩn mạnh; điều trị và phòng ngừa táo bón.

Với bài thuốc đơn giản trên, có thể giúp bạn chữa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả mà không cần phải sử dụng đến dao kéo để cắt búi trĩ. Chỉ cần bạn có niềm tin và kiên trì sử dụng một thời gia bạn sẽ cảm nhận ngay được kết quả mang lại.

Nguồn: Tổng hợp

Ăn cá lóc rất tốt cho người bị mắc chứng bệnh huyết áp thấp

07/05/2015 Phương Diên

Hiện nay, bệnh huyết áp thấp đang là mối nguy cơ đe dọa rất nhiều người, căn bệnh này rất thất thường, nó có thể xuất hiện bất cứ khi nào khi mà cơ thể người bệnh có sự thay đổi hoặc đơn giản là nghe một thông tin gì không hay cũng khiến cho bệnh huyết áp thấp tái hiện. Làm thế nào để có thể hạn chế và chữa trị bệnh huyết áp thấp. Bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến cá bạn một món ăn vô cùng tốt cho bệnh huyết áp thấp đó chính là món cá lóc.

Bệnh huyết áp thấp là hiện tượng máu lưu thông dưới mức bình thường, với một số biểu hiện thường gặp như bạn có cảm giác thường xuyên xuyên chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ.

Căn bệnh này xuất hiện ở bất cứ người nào nhưng chủ yếu là những người có sức khỏe yếu, người già và phụ nữ sau sinh, những người phải làm việc căng thẳng trong thời gian dài, những người đang mắc chứng bệnh đái tháo đường, suy tim, ung thư…Bài thuốc từ cá lóc dưới đây sẽ giúp bạn điều trị bệnh huyết áp vô cùng hiệu quả.

Bài 1: Cá lóc lùi lửa – Có tác dụng bổ khí huyết, chữa bệnh huyết áp thấp

Bạn chuẩn bị khoảng 250g cá lóc, rau diếp cá, nước chấm, bánh tráng. Ca lóc thì bạn trát đất xung quanh, sau đó lùi vào đống lửa. Khi thấy đất khô cứng, nứt nẻ là cá đã chín. Bóc bỏ lớp đất, bỏ ruột để ăn với lá diếp cá. Ngoài ra, có thể dùng thêm các loại rau thơm khác, chấm mắm nêm ăn với bánh tráng.

Bài 2: Cá lóc nấu đậu đỏ – Chữa bệnh huyết áp thấp, thận hư nhiễm mỡ: cá lóc 1 con 250g, đậu đỏ 200g, cá lóc làm sạch, bỏ ruột, nấu chín nhừ với đậu đỏ. Ăn hết một lần.

Bài 3: Cá lóc, bí đao – Thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, tiêu thũng, làm mát máu, chữa huyết áp thấp: cá lóc 1 con 250g, đậu đỏ 500g, bí đao 200g, đường phèn 30g. Cá lóc làm sạch, đậu đỏ, bí đao và một chút đường phèn cùng nước vừa đủ, lúc đầu nấu bằng lửa to cho sôi, sau đó bớt lửa, hầm nhừ cho đến khi đậu nở. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Ăn cả cái lẫn nước.

Bài 4: Cá lóc nấu thịt lợn – An thần, ích trí, tiêu thũng, huyết áp thấp: cá lóc 1 con 500g, thịt lợn nạc 100g, long nhãn 6g, táo đỏ 6 quả, rượu 20g, muối, hành, gừng. Rán cá, thịt lợn thái mỏng, táo bỏ hột, cho nước vừa đủ, nấu nhừ ăn nóng.

Bài 5: Cá lóc nấu hồng sâm – Bổ nguyên khí, thường dùng sau phẫu thuật tuyến tiền liệt, suy yếu, mệt mỏi, đoản hơi, sắc mặt nhợt nhạt, huyết áp thấp: cá lóc 1 con khoảng 400g, đông quỳ tử 24g, hồng sâm 9g, hoài sơn 30g, sinh hoàng kỳ 30g. Cá lóc làm sạch, bỏ vào nấu, lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ, nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được.

Bài 6: Cá lóc hầm lá tỏi – Dưỡng huyết, tiểu ra máu do tỳ hư, huyết áp thấp, bổ não, tăng trí nhớ, bệnh đau đầu, hay quên: cá lóc 250g, lá tỏi, gia vị. Cá lóc thái mỏng, lá tỏi cắt đoạn hầm nhừ, nêm gia vị, chia 2 lần ăn trong ngày

Món cá lóc không khó kiếm đối với thị trường hiện nay, bạn có thể mua ở bất kỳ chợ nào. Hãy ăn những món được chế biến từ cá lóc thường xuyên, 1 tuần ăn 2 -3 lần để có thể chữa bệnh huyết áp thấp một cách hiệu quả nhất.

 Nguồn: Tổng hợp

Chứng bệnh đau thần kinh tọa

04/05/2015 Phương Diên

Bạn đã bao giờ gặp các vấn đề về đau thần kinh tọa, đau cột sống? Bạn bị đau lưng lâu ngày? Người thân và bạn bè của bạn cũng nằm trong tình trạng bị đau lưng giống bạn?

Trong cuộc đời có lẽ chẳng ai là không bị mắc chứng đau lưng một lần nào. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ của bệnh tình mà có người đau nhẹ, có người thì đau nhói. Có một số người cho rằng hãy sử dụng phương pháp phẫu thuật để chữa đau lưng..

Một số biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa là là suy yếu lưng, cảm giác bị đau mạn tính vùng thắt lưng, đau hông và đùi khi ngồi và đi bộ, cảm giác khó cúi người xuống, khó ưỡn ra đằng sau hay nghiêng về phía trước. Khi bạn mắc chứng bệnh này, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu vì những cơn đau nhức và dai dẳng.

Các triệu chứng này thường xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng tập trung chủ yếu ở những người trung niên, những người có đặc điểm nghề nghiệp đặc thù như dân văn phòng, người lao động, người làm nghề bốc vác…. Bệnh đau thần kinh tọa có một điểm khá kỳ lạ đó là một số bệnh nhân mắc bệnh cảm thấy đau đớn ngay sau khi các đĩa đệm thoái hóa trượt lên nhau trong khi một số khác lại không hề cảm thấy gì cho đến khi họ nâng một vật nặng.

Căn bệnh này thường tập trung với những người trung niên, nhưng điều đó không có nghĩa rằng các thanh niên trẻ trung không bị ảnh hưởng. Đã có một số trường hợp căn bệnh đau thần kinh tọa xuất hiện mới chỉ ở độ tuổi chưa đến 20. Những người trẻ tuổi bị mắc phải căn bệnh thường là do lưng gặp phải các chấn động mạnh hoặc nâng đồ vật quá nặng không đúng tư thế. Sau khi bị chấn động, các đĩa đệm sẽ bị tổn thương, rách hoặc thậm chí trở nên khô cứng do bị mất nước dẫn đến không còn tính linh hoạt, đàn hồi như trước và mất chức năng giảm xóc, chống đỡ cho các đốt sống. Các bộ phận khác của cơ thể nếu bị tổn thương thì nó có thể hồi phục nhanh chóng do hấp thụ các chất dinh dưỡng và oxi trong máu. Nhưng đối với đĩa đệm, dòng máu chảy qua cực kỳ ít nên việc tự phục hồi gần như là không thể.

Nhiều người nghĩ rằng phẫu thuật là phương pháp giải quyết tốt nhất cho đau thần kinh tọa nhưng điều này thật sự không đúng. Phẫu thuật chỉ nên là giải pháp cuối cùng khi rất nhiều phương pháp khác thất bại bởi phẫu thuật chứa rất nhiều rủi ro. Một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả nhất là phương pháp vật lý trị liệu.

Có rất nhiều trường hợp đau lưng chỉ là hậu quả của chứng teo cơ hoặc các vấn đề mà bạn hoàn toàn có thể tự điều trị. Dù bạn sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì hay kết hợp nó với việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, và tránh nâng vác nặng với các tư thế không đúng. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể nhanh chóng chữa trị được căn bệnh này.

Đau thần kinh tọa có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi, chán nản không muốn làm gì, tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng nếu bạn tìm ra nguyên nhân gốc của căn bệnh và phương pháp điều trị phù hợp, bạn sẽ nhanh chóng khỏe mạnh và hoàn toán không còn chứng bệnh đau thần kinh tọa.

Nguồn: Tổng hợp

Có phải thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa?

27/04/2015 Phương Diên

Có rất nhiều bệnh nhân không hiểu vì sao mình bị đau thần kinh tọa, việc đau thần kinh tọa do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do bệnh nhân bị thoát vị địa đệm.

Đau thần kinh toạ có rất nhiều nguyên nhân: thoát vị đĩa đệm thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý rễ thần kinh do tiểu đường, viêm rễ thần kinh toạ do ngộ độc…

  1. Thoát vị đĩa đệm – nguyên nhân chủ yêu dẫn đến đau thần kinh tọa

Tuy vậy, nguyên nhân thường thấy khiến bệnh nhân bị đau thần kinh tọa đó chính là thoát vị đĩa đẹm thắt lưng . Đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt sống, gồm có nhân nhầy và vành thớ. Khi khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm, có thể gây rách vành thớ: nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau. Một nguyên nhân khác là tác động thường xuyên của một lực lặp đi lặp lại, theo thời gian khả năng chịu lực của đĩa sống yếu đi, vành thớ rách dần gây thoát vị đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh, gây đau thần kinh toạ.

Một số bệnh nhân đã bị mắc chứng bệnh này thì cần phải hết sức chú ý đến quá trình vận động của mình, nếu mang vác quá nặng, sai tư thế sẽ đến việc đau thần kinh tọa là điều hiển nhiên.

  1. Khi nào thì bệnh nhân nên phẫu thuật?

Có lẽ đây là câu hỏi được rất nhiều người đã từng hỏi. Không phải trường hợp nào bị thoát vị đĩa đệm cũng nên mổ, việc mổ nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự sống còn của bệnh nhân, nên bệnh nhân cần phải nhận được sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sỹ cho từng trường hợp.

Đa số các bệnh nhân sẽ được điểu trị bảo tồn trước, thời gian điều trị bảo tồn là khoảng 4 tuần. Việc điều trị bao gồm một số việc như: nằm nghỉ trên giường nệm dày, không trũng (là một trong những biện pháp điều trị chính, bởi khi nằm đĩa đệm giãn ra, nhân nhầy bớt chèn ép rễ thần kinh); dùng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen; dùng thuốc kháng viêm (không dùng corticosteroids); tập các động tác cơ bụng, thắt lưng, cơ cẳng chân một cách nhẹ nhàng, không gây sức căng lên đĩa sống…

Chỉ trong trường hợp bệnh nhân bị chèn đĩa đệm quá sâu, dùng nhiều phương pháp mà đĩa đệm vẫn không thể nâng lên được, lúc đó các bác sỹ mới tư vấn cho bệnh nhân dùng phương pháp mổ.

Để có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc cải thiện bệnh tình đau thần kinh tọa, dù là bạn dùng phương pháp bảo tồn hay mổ thì cũng không được quên việc chủ động luyện tập cơ bắp bằng cách luyện tập thể dục nhẹn nhàng để làm mạnh cơ thành bụng và thắt lưng rất quan trọng, hơn là các biện pháp vật lý như kéo giãn, sức nóng hồng ngoại, tử ngoại, xoa bóp, day bấm huyệt, châm cứu.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị mắc chứng đau thần kinh tọa, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thoát vị đĩa đệm. Việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ và tìm được phương pháp chữa đúng đắn kết hợp với kiên trì luyện tập sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

Bệnh ung thư dạ dày

27/04/2015 Phương Diên

Bệnh ung thư dạ dày hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều, do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng theo các nhà khoa học nhận thấy thì ở độ tuổi càng cao, điều kiện sống càng thấp thì nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày càng cao. Bệnh ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm vì dạ dày là một bộ phận đóng vai tró rất quan trọng trong cơ thể. Dạ dày là cơ quan dự trữ thức ăn và tiêu hoá thức ăn nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người bệnh và đặc biệt còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh khi bị ung thư dạ dày.

 Vậy làm sao để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm này?

Để phòng tránh ung thư dạ dày, cần thực hiện những biện pháp sau:

Hạn chế các thực phẩm chứa nitrin, amin thứ cấp vì khi chúng vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc Nitrosamines gây ung thư. Các thực phẩm chứa nhiều nitrin và amin thứ cấp như cà muối, cá muối…

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene, những chất này có trong thịt hun khói, các thức ăn hun khói, nhiều dầu mỡ như các món rán, các món ăn chế biến đi lại nhiều lần.

Không ăn những thực phẩm ẩm mốc vì có thể chứa chất ung thư cực độc như gạo mốc, đậu mốc…

Không nên hút thuốc lá, rượu bia…

Không nên ăn quá mặn. Nhai kỹ trước khi nuốt, không nên ăn quá lạnh, quá nóng…hạn chế các tổn thương cho dạ dày.

Ăn nhiều chất xơ giúp dạ dày dễ tiêu hoá như rau xanh,  ăn nhiều thức ăn chứa các vitamin A, B, E giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày để phòng tránh ung thư dạ dày tốt hơn.

 Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau khi mổ:

Sau khi mổ, sức khoẻ bệnh nhân đang rất yếu, vết thương trên dạ dày chưa kịp lành, bệnh nhân có thể bị mất máu trầm trọng, thể trạng yếu. Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hay táo bón, chảy máu hoặc nhiễm trùng. Ống thông dạ dày giúp cho đường khâu nhanh lành hơn. Chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện những triệu chứng không tốt của bệnh nhân mới phẫu thuật ung thư dạ dày.

Có khi phải nuôi bệnh nhân mới phẫu thuật dạ dày qua đường tĩnh mạch hay qua đường ruột vì bệnh nhân rất có thể có triệu chứng chán ăn sụt cân.

Bệnh nhân sau phẫu thuật có thể bị triệu chứng dumping sau phẫu thuật khi thức ăn có thể bị sa quá nhanh xuống dạ dày làm cho bệnh nhân bị tiêu chảy hay đau quặn ruột.

Bệnh nhân ung thư dạ dày phải chịu nhiều đau đớn và một quá trình chữa trị phức tạp. Để phòng tránh ung thư dạ dày chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý như hạn chế ăn mặn, đồ hun khói,  bỏ rượu bia, thuốc lá… và ăn nhiều chất tốt cho dạ dày chư thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E và các chất xơ giúp dạ dày dễ dàng tiêu hoá.

Dạ dày là bộ phận quan trọng của cơ thể con người, bảo vệ dạ dày tránh xa các nguy cơ tổn thương là cách tốt nhất và trự c tiếp để bảo vệ cuộc sống của mỗi người. Không nên ăn uống theo sở thích mà phải chú ý không làm tổn thương dạ dày để có chất lượng cuộc sống tốt, khoẻ mạnh, tránh xa bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm.

Nguồn: Tổng hợp

Có nên mổ khi bị đau thần kinh tọa hay không?

25/04/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa khiến nhiều bệnh nhân mất ăn, mất ngủ, sức khỏe bị giảm sút trầm trọng. Lo luôn cảm thấy lo lắng. Sau đó thì hàng loạt các câu hỏi được bệnh nhân hỏi như: Làm thế nào để khỏi bệnh? Điều trị bằng phương pháp gì? Đau thần kinh tọa có phải mổ không?

Hiện tại có rất nhiều biện pháp khác nhau để chữa bệnh đau thần kinh tọa, tuy nhiên, việc bị mắc chứng bệnh đau thần kinh tọa thì không cần phải mổ. Vì trên thực tế đã có rất nhiều phương pháp chữa khỏi bệnh đau thần kinh tọa cho các bệnh nhân.

Đau thần kinh tọa khiến bệnh nhân vô cùng khổ sở, nhất là những lúc đau dữ dội, khiến cho bệnh nhân đau đớn.

Tuy nhiên theo thống kê thì có tới 5/6 ca bệnh nhận sẽ lựa chọn chữa bằng thuốc mà không cần phải phẫu thuật. Những người mắc bệnh này thường tập chung ở lứa tuổi trung niên là phần lớn, đặc biệt tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ, và tập trung vào những người có đặc thù làm chân tay. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa, thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh (chiếm 60-90%). Một số trường hợp còn do có các chất trung gian hóa học gây viêm. Triệu chứng điển hình là xuất hiện đau sau một sự gắng sức, khởi đầu là đau lưng.

ài giờ hoặc vài ngày sau đau tiếp tục tăng và lan xuống mông, khoeo, cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau có khi âm ỉ nhưng thường là dữ dội, tăng lên khi ho, hắt hơi, cúi và giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại. Bệnh nhân đau thần kinh tọa có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bàn chân. Một số người bị đau ở hạ bộ và đau khi đại tiểu tiện.

Các biện pháp chữa đau thần kinh tọa bao gồm:

Điều trị nội khoa: Bệnh nhân cần bất động trong giai đoạn đau cấp tính và vận động sớm ngay khi đau giảm nhằm tăng khả năng của cơ cột sống. Có thể kết hợp vật lý liệu pháp: Dùng nhiệt, xoa nắn chỉnh hình, điện xung, sóng ngắn, châm cứu, kéo giãn cột sống. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc chống viêm giảm đau và một số thuốc khác.

Điều trị can thiệp: Bao gồm tiêm Chymopapaine vào đĩa đệm làm tiêu nhân nhày (gần đây ít được dùng do dễ gây dị ứng, vôi hóa đĩa đệm), giảm áp đĩa đệm bằng laser, lấy nhân nhầy qua da bằng tay. Gần đây, ở Việt Nam bắt đầu ứng dụng sóng có tần số radio.

Phẫu thuật: Tỷ lệ người sử dụng điều trị phương pháp này rất ít, chỉ áp dụng cho một số trường hợp đau rất nhiều, liên tục, không giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giảm đau, liệt hay yếu các nhóm cơ liên quan đến thần kinh tọa… Gần đây kỹ thuật mổ nội soi được ứng dụng, giúp hạn chế tổn thương và nguy cơ xơ hóa sau phẫu thuật. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 70-90%. Phần lớn các trường hợp đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi bằng nội khoa bảo tồn; chỉ có khoảng 20% phải can thiệp và phẫu thuật.

Các bệnh nhân bị mắc chứng bệnh đau thần kinh tọa hãy nhanh chóng tìm nguyên nhân và tìm cho mình một phương pháp điều trị thích hợp thông qua các tư vấn từ bác sỹ, để căn bệnh của bạn nhanh chóng được cải thiện và sức khỏe ngày càng tốt hơn.

 Nguồn: Tổng hợp

5 cách chữa trị thoái hóa đốt sống cổ

11/04/2015 Phương Diên

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh thoái hóa khớp. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi hoặc những người có tính chất công việc chịu tác động lực quá lớn, quá thường xuyên đến vùng cổ. Để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để biết mình nên sử dụng cách điều trị nào phù hợp, các bạn có thể tham khảo 5 cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ dưới đây.

  1. Chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc cổ, gây hẹp các lỗ ra của rễ thần kinh khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau buốt ở vùng quanh cổ, lan xuống bả vai, cánh tay. Một số triệu chứng khác có thể xảy ra đó là đau buốt một bên cánh tay, bàn tay, đau đầu, nhức mắt…

Để chuẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ có những cách sau:

Đâu tiền bác sĩ cần khám bệnh trước, sau đó sẽ tiến hành một số khảo sát hình ảnh như: Chụp Xquang cột sống cổ ở nhiều tư thế, chụp cắt lớp đa lát cắt (MS CTScan), chụp cộng hưởng từ cột sống cổ (MRI), đo mật độ xương ( độ loãng xương)…

Sau khi chuẩn đoán bệnh, dựa theo tình trạng cụ thể ở từng người bệnh mà bác sĩ sẽ quyệt định điều trị nội khoa ( dùng thuốc)phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu khác.

  1. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

2.1. sử dụng thuốc giảm đau.

Đây chỉ là biện pháp tạm thời, giúp người bệnh giảm những cơn đau của bệnh tức thì chứ không có tác dụng chữa bệnh. Sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh cần được sự chỉ định của bác sĩ , không được tự tiện dùng thuốc khi không hiểu rõ về thuốc bạn đang dùng.

2.2. Vật lí trị liệu.

Đây là cách giúp giảm những cơn đau xương khớp, giúp cho người bệnh dễ dàng vận động mà không cảm thấy đau đớn. Người bệnh cần tập cột sống bằng vận động nhẹ nhàng: cúi, ngửa, nghiêng, xoay.

2.3. Mát xa, chiếu hồng ngoại vào khu vực đốt sống cổ.

Phương pháp sẽ làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, hỗ trợ các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

2.4. Sử dụng vitamin E 400 đơn vị.

Mỗi ngày uống 1 viên vitamin E đều đặn hàng ngày sẽ ngăn ngừa tình trạng lão hóa, giúp các xương khớp được cứng cáp và dẻo dai hơn.

2.5. Châm cứu.

Châm cứu sẽ giúp khai thông các huyệt đạo, giúp làm dịu đi những cơn đau của bệnh, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

TRên đây chỉ là 5 phương pháp trong điều trị nội khoa, nếu những cách này không làm tình trạng bệnh giảm, bác sĩ cần xem xét đến những khả năng can thiệp bệnh bằng thủ thuật hay phẫu thuật, nhằm lấy đi các thương tổn gây chèn ép thần kinh và làm cho cột sống được chắc khỏe trở lại.

  1. Phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Bạn cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi lao động , làm việc vất vả, hạn chế những động tác không tốt tới các đốt sống cổ.

Có chế độ ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt thực phẩm chứa nhiều canxi như: Tôm, hàu, cua, ghẹ…, ăn nhiều rau, hạn chế dầu mỡ, thức ăn nhanh.

Khi thấy có các triệu chứng của bệnh như đau, khó vận động vùng cổ, cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được khám và điều trị kịp thời.

 Nguồn: Tổng hợp

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status