• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Biện pháp dự phòng cho bệnh nhân huyết áp thấp.

10/06/2015 Phương Diên

Bệnh huyết áp thấp đang càng ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng huyết áp thấp rất nguy hiểm nên vẫn còn khá thờ ơ. Vì vậy, với những thông tin bổ ích về những biện pháp dự phòng cho bệnh nhân huyết áp thấp dưới đây, sẽ giúp các bạn tránh được những hiểm hoạ nguy hiểm mà huyết áp thấp gây ra.

  1. Những chú ý cho người bị huyết áp thấp.

Khi chúng ta nằm ngủ, máu chỉ tập trung vào gan, phổi, lách nên gây tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, người bị huyết áp thấp nên chú ý tư thế đúng khi ngủ. Trước khi thức dậy cần nằm tại chỗ 1 lúc, sau đó làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy, để chân xuống giường và thả chân từ từ xuống, ngồi một lúc rồi mới đứng lên.

Cần phải nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp ngay khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi, để lượng máu tăng lên não.

Người bị huyết áp thấp nên hạn chế xông hơi hoặc tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch.

Nên tập luyện thể dục đều đặn để tăng cường sức khoẻ hàng ngày cũng như duy trì lưu thông máu trong cơ thể, giúp giảm chứng huyết áp thấp.

Với những người trên 50 tuổi, khi bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc bệnh tăng huyết áp, cho nên người bệnh cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để điều chỉnh cho hợp lý.

  1. Người bị huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?

Người bị huyết áp thấp nên ăn đầy đủ các bữa, đặc biệt là bữa sáng. Trong bữa sáng nên ăn những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước ép hoa quả có thêm một ít muối sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Nên ăn mặn nhiều hơn bình thường ( 10-15g/ ngày).

Nên giảm các thực phẩm giàu carbon hydrat như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ trong chế độ ăn hàng ngày.

Không nên ăn quá nhiều chất nhiều năng lượng như trứng, thịt mỡ, sữa béo để tránh béo phì.

Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn của người huyết áp thấp.

Với người bị huyết áp thấp, sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối  và nước khoáng mặn có tác dụng rất tốt, nên có thể sử dụng hàng ngày.

Khi bị huyết áp thấp, có thể sử dụng  cà phê và trà đặc, vì chúng góp phần tích cực đối với chứng huyết áp thấp, tuy nhiên không nên quá lạm dụng, vì chúng có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu khác tới sức khoẻ.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bị huyết áp thấp do thiếu máu, nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, táo…

Nên uống nhiều nước, để bổ sung lượng nước đã mất trong cơ thể khi tập thể dục hoặc vận động.

Tránh xa đồ uống có cồn vì nó gây mất nước.

Trên đây là những thông tin hữu ích cho những người bị huyết áp thấp, các bạn nên tìm hiểu để tránh những nguy cơ rủi rõ mà huyết áp thấp mang lại.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp .

Tập thể dục tốt cho bệnh nhân Gout.

07/06/2015 Phương Diên

Tập thể dục có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là hỗ trợ giảm cân và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tập thể dục kiếm soát cân nặng, giúp giảm áp lực lên khớp, do đó, nó có tác dụng tốt cho bệnh nhân Gout và các bệnh về xương khớp.

Bệnh Gout là một trong những bệnh về khớp. Bệnh thường gây những cơn đau dữ dội vào ban đêm, ở các khớp ngón chân cái, khuỷu tay và các khớp ngón tay. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi chạm vào bất cứ vật gì.

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là do sự tăng acid uric trong cơ thể, sau một thời gian lắng đọng sẽ hình thành các tinh thể acid uric hình kim gây tổn thương các khớp. Acid uric tăng cao lại do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thường gặp nhất là do chế độ ăn nhiều nội tạng động vật, thịt bò, hải sản…Những người lớn tuổi, giới tính nam, người béo phì, thừa cân và uống nhiều bia rượu là những người có nguy cơ mắc bệnh Gout cao nhất.

Để ngăn ngừa và điều trị bệnh Gout, ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống khoa học và có thói quen tập thể dục hàng ngày.

Tập thể dục không những giúp giảm cân, làm cho cơ bắp thêm khỏe mạnh, nó còn giúp kiểm soát cân nặng tốt, giúp giảm áp lực lên khớp do đó tốt cho người bị bệnh Gout và các bệnh về xương khớp.

Tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến các khớp, giúp bôi trơn khớp, hạn chế các acid uric tiếp tục lắng đọng ở khớp, từ đó giúp phòng ngừa tái phát cơn gout cấp.

Những người bị bệnh Gout nên tập các bài tập thể dục như sau:

  1. Bài tập cử động khớp trong tầm hạn.

Bài tập này rất nhẹ nhàng, bệnh nhân chỉ cần thực hiện các động tác co và duỗi khớp. Đây là bài tập khởi động quan trọng trước khi bệnh nhân tiến hành các bài tập nặng hơn.

  1. Bài tập cơ bắp.

Khi cơ bắp khỏe mạnh, sẽ hỗ trợ các khớp cử động được ổn định và thoải mái hơn và bảo vệ khớp khỏi những những tổn hại sâu.

Bệnh nhân Gout vốn rất khó khăn trong vận động, cho nên khi tập những bài tập cơ bắp này, để tránh đau khi tập, bệnh nhân thường được các chuyên gia cho áp dụng liệu pháp “ isometric”, trong đó các cơ sẽ được tập luyện độc lập kết hợp với các khoảng thư giãn mà khớp sẽ không hề di chuyển.

  1. Bài tập dưới nước.

Đây là những bài tập được thực hành trong một bể bơi lớn với mực nước ở khoảng ức hoặc trên ức một chút. Phương pháp này sẽ giúp khớp vận động dễ dàng hơn nhờ vào lực đẩy trong nước, giúp giảm một phần trọng lượng cơ thể.

  1. Bài tập sức bền.

Bài tập sức bền bao gồm các bài tập aerobic  như: đi bộ, bơi lội, đạp xe hay thậm chí là lau sàn và quét sân. Những bài tập này sẽ giúp nâng cao khả năng lưu chuyển oxi trong máu, tăng sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ các hoạt động hàng ngày.

Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho bệnh nhân Gout, vì vậy, chúng ta nên thường xuyên tập thể dục như: đi bộ, bơi lội, đạp xe…để có sức khỏe tốt nhất và điều trị bệnh Gout hiệu quả.

Nguồn: Tổng hợp

Chế độ ăn uống và tập luyện cho người bị thoát vị đĩa đệm.

29/05/2015 Phương Diên

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm một phần là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị và hạn chế tình trạng bệnh càng ngày càng nặng, người bệnh cần quan tâm đến chế độ ăn uống của mình, cùng chế độ luyện tập khoa học.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh việc tăng cân, vì tăng cân sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và các cơn đau kéo dài hơn. Cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, cũng như ăn uống đúng cách để giúp chữa lành những tổn thương đĩa đệm, giúp giảm các triệu chứng đau đồng thời duy trì sức khỏe cho người bệnh.

  1. Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên ăn các thực phẩm sau:

Nên bổ sung cá hồi, cá ngừ trong thực đơn của người bị thoát vị đĩa đệm. Vì đây là những loại cá có chứa chất acid béo omega-3. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chính trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Vì vậy, ăn cá hồi hay cá ngừ đều tốt cho xương khớp của người bệnh.

Cua đồng và tôm là những thực phẩm chứa nhiều canxi , rất tốt cho hệ xương khớp. Vì vậy, các bạn nên gia tăng khẩu phần ăn có tôm và cua đồng để cơ thể thêm dẻo dai và chắc khỏe.

Nên chế biến những món từ nước hầm xương vì chúng chứa nhiều glucosamine và chondroitin, những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.

Tăng cường những loại rau, củ có chứa nhiều vitamin A, E như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ..Đây là những thực phẩm rất tốt để bảo vệ bao khớp và đầu xương, có tác dụng chống lão hóa.

Đậu nành cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và canxi , nên là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh về xương khớp. Ngoài đậu nành, các bạn có thể ăn những chế phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ…

Có thể bổ sung viên canxi hoặc thực phẩm chức năng có bổ sung canxi, nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.

Trong bữa ăn hàng ngày, các bạn nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều đạm và dầu mỡ, vì đây là những thực phẩm gây nên phản ứng đào thải canxi ra ngoài cơ thể, khiến cơ thể thiếu canxi.

  1. Chế độ luyện tập cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Vừa kết hợp với chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý để nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Nếu bạn đang hút thuốc lá và uống rượu bia, nên bỏ hoặc hạn chế, vì đây là những chất vừa có hại cho sức khỏe, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp.

Mỗi ngày nên dành ra khoảng 30p-1 tiếng để tập thể dục, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Khi làm việc, cần phải ngồi đúng tư thế, không nên ngồi quá lâu 1 chỗ, nên thường xuyên đứng dạy đi lại sau 1-2 tiếng ngồi làm việc.

Hạn chế việc nâng vác vật nặng quá sức của mình.

Với các bạn gái, tốt nhất nên hạn chế đi giày cao gót liên tục.

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cùng chế độ luyện tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm, các bạn nên áp dụng để mau chóng khỏi bệnh, thoát khỏi những cơn đau thoát vị đĩa đệm.

Nguồn: Tổng hợp

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

18/05/2015 Phương Diên

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Là câu hỏi được rất nhiều người đã đề cập, bệnh trĩ khiến nhiều người vô cùng lo lắng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống rất lớn. Nếu không tìm ra phương pháp đúng đắn thì bệnh tình sẽ ngày càng nặng hơn.

Trĩ ngoại là bệnh lý thường gặp ở các bệnh về trực tràng, hậu môn và tỷ lệ phát bệnh cao. Trĩ ngoại là tình trạng sưng của các tĩnh mạch nằm ở hậu môn, có thể nhìn thấy và do các tĩnh mạch căng lên hoặc do phần da ở các nếp gấp ở viền hậu môn sưng to lên, bị viêm, sự tăng sinh của các mô liên kết hoặc tụ máu mà thành.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ thường có một số hiện tượng mà bệnh nhân cần phải lưu ý đó là đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Bệnh phát triển từ từ nên thường bị bệnh nhân bỏ qua, đến khi thấy cần phải chữa trị thì bệnh đã nặng rồi.

Trĩ ngoại không lây nhiễm. Bởi điều kiện lây nhiễm bao gồm: nguồn lây nhiễm, con đường lây nhiễm và đối tượng lây nhiễm. Trĩ ngoại không do virut hoặc vi khuẩn gây ra. Có lúc niêm mạc trĩ ngoại bị viêm loét, thậm chí gây áp xe hậu môn, nhưng không gây lây nhiễm trĩ ngoại.

Ngoài ra, bản thân người bị mắc bệnh trĩ ngoại không thể tự phát bệnh. Do đó, người bị trĩ ngoại sẽ không truyền nhiễm bệnh cho người khác. Nếu người bị trĩ ngoại có các bệnh lây nhiễm về đường ruột thì chỉ có khả năng lây nhiễm bệnh đường ruột chứ không lây nhiễm bệnh trĩ.

Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đại tiện khó khăn… đã hành hạ họ và làm cho bệnh nhân suốt ngày ở trong một tình trạng tinh thần rất không thoải mái. Hơn thế nữa, những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì đây là một bệnh của vùng kín, nên bệnh nhân thường rất ái ngại đi khám bệnh, nhất là đối với phụ nữ.

Bệnh trĩ luôn khiến bệnh nhận có cảm giác khó chịu, đặc biệt là luôn lo lắng mỗi khi đi đại tiện, những búi trĩ có thể bị thò ra, đặc biệt có nhiều người phụ nữ khi mắc chứng bệnh này còn sợ không dám đi khám bác sỹ vì nó sảy ra ở vùng kín. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp và hiệu quả thì ngày càng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Trong trường hợp bệnh nhân đã bị mắc bệnh trĩ, dù ở tình trạng nhẹ hay nặng thì cũng phải cần có những biện pháp để phòng ngừa. Ngoài việc sử dụng các phương pháp chữa trị như phẫu thuật cắt búi trĩ theo tây y, chữa bằng việc uống thuốc của đông y…thì bệnh nhân cũng phải lưu ý, phải kết hợp việc điều trị với chế độ ăn uống hợp lý, chế độ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày bằng những động tác nhẹ nhàng như đi bộ, đi bơi, các bài tập thể dục buổi sáng…thì căn bệnh của bạn mới thật sự được cải thiện.

Một số bài tập có hại cho chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

08/05/2015 Phương Diên

Thông thường, chữa bệnh thoát vị đĩa đệm các bác sỹ luôn khuyên bệnh nhân là phải kết hợp với việc luyện tập thể dục mới mang lại kết quả cao. Tuy nhiên, bài tập thể dục như thế nào thì được gọi là phù hợp, không làm cho căn bệnh trở nên nặng hơn. Có rất nhiều bệnh nhân không biết, vô tình luyện tập một số bài tập thể dục khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn. Bài viết này dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến những người bệnh một số bài tập có hại cho chứng bệnh thoát vị đĩa đệm mà bệnh nhân cần tránh.

Đối với căn bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân chỉ cần cử động một chút như ho hoặc cười thôi cũng đã khiến bệnh nhân bị đau thì việc luyện tập thể dục đúng là có vẻ rất đáng sợ. Tuy nhiên, có một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bơi, đi bộ lại có khả năng chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm rất tốt. Bên cạnh, những bài tập thể dục tốt cho quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thì có một số bài tập thể dục mà bệnh nhân đặc biệt tránh. Đó là một số bài tập dưới đây.

1. Sử dụng máy tập chân

Đối với những người không bị mắc chứng bệnh này, khỏe mạnh thì viếc sử dụng máy tập chân là rất tốt, bằng cách nằm xuống, dùng chân đẩy vật nặng lên hoặc đẩy ra.

Tuy nhiên, đối với những người bị mắc chứng bệnh thoát vị đĩa đệm nếu sử dụng máy tập chân để luyện tập thì có tác hại rất lớn. Việc ngồi thấp xuống đến ngang đầu gối rồi lại đứng lên điều này khiến bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm trở nên nặng hơn.

2. Duỗi chân

Theo một số nghiên cứu mới đây cho rằng, những người mắc chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thì cần tránh nâng và duỗi hai chân khi đang nằm cho đến khi cơ lưng đủ khỏe. Đặc biệt, khi các bạn thực hiện động tác cúi người xuống để chạm vào ngón chân với hai chân đang duỗi thẳng hoặc động tác ngồi với tư thế xoạc hai chân thẳng thành một đường và cố chạm vào ngón chân có thể gây tổn thương.

3. Không được vặn mình

Vặn mình chính là nguyên nhân khiến bạn bị thoát vị nhanh hơn, thông thường thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở phần thắt lưng nên việc bạn vặn mình sẽ khiến cho các đĩa đệm có cơ hội thoái hóa nhanh hơn. Một số các bài bài tập đòi hỏi bạn phải xoay, vặn như bài tập bụng hoặc thậm chí một số động tác yoga có thể gây hại cho bệnh nhân có đĩa đệm thoát vị.

4. Bị thoát vị đĩa đệm không nên tập tạ

Khi bị mắc chứng thoát vị đĩa đệm thì đã chứng minh một điều rằng, cột sống của bạn vô cùng yếu, việc bạn tập tạ sẽ là quá sức, sẽ gây đau đớn. Hãy lựa chọn cho mình những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng căn bệnh của bản thân.

5. Chạy bộ

Thông thường chạy bộ không trực tiếp làm đĩa đệm thoát vị đĩa đệm cột sống mà nó sẽ khiến thoát vị trầm trọng thêm cùng các triệu chứng đau lưng khác. Tập chạy bộ chậm rãi, dừng ngay khi thấy đau và thay vào đó là đi bộ bình thường. Một khi các cơ bắp và xương khớp phục hồi, việc chạy sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Phía trên là một số bài tập thể dục mà những người mắc chứng thoát vị đĩa đệm nên tránh mà những người bệnh của chúng ta cần lưu ý nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Đặc điểm nghề nghiệp là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

08/05/2015 Phương Diên

Hiện nay, đặc điểm nghề nghiệp là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh, điển hình là căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt là một số nghề đòi hỏi phải vận động, tốn nhiều sức lực như: vận động viên, cửu vạn, dân văn phòng ngồi nhiều tiếng trong một ngày…Đó là một số nguyên nhân khiến bạn mắc chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.

1. Tình huống khiến xuất hiện căn bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Khiêng vác quá tải, sai tư thế

Hiện tại, có nhiều người đang có những nghề nghiệp rất khó nhọc, phải cần một lực rất lớn mới có thể hoàn thành được công việc, có lúc phải làm việc quá giới hạn sức khỏe cho phép, đó chính là các công việc như: khuân vác, công nhân công nghiệp, đập gạch, vác đá…những người này vận động một thời gian đa số đều mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

  • Ngồi lâu, đứng lâu là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Đặc điểm ngồi lâu, đứng lâu thường được biểu hiện ở dân văn phòng, thông thường họ sẽ ngồi máy tính 8h/ 1 ngày.

Việc ngồi lâu sẽ thúc đẩy quá trình bị thoái hóa, gây ra thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là lúc bạn  ngồi  trên ghế không có tay vịn/ghế đẩu/võng, ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân ví dụ: cầu nguyện, xem ti vi, ngồi ăn, giặt giũ quần áo…

Vì vậy, những công việc phải ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ như nhân viên văn phòng, người bán vé, trực điện thoại, bán hàng rong. Những nghề sử dụng dụng cụ phẳng, thấp khi ngồi như nấu ăn, chế biến thực phẩm, thợ sửa xe đạp, xe máy, thợ gốm, làm đường …những người này bị mắc chứng bệnh thoát vị đĩa đệm khá cao.

Bên cạnh đó, những người mà khi làm việc phải đứng nhiều giờ trong một ngày cũng bị mắc chứng thoát vị đĩa đệm cao. Những người làm nghề bán hàng, thợ cắt tóc, bảo vệ, điều hành xe buýt, lái tàu,giáo viên, lễ tân, tiếp viên hàng không… đều dễ mắc thoát vị đĩa đệm.

  • Cúi nhiều cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Những người mà công việc đòi hỏi phải cúi nhiều, dù cúi cả người hay là chỉ cúi đầu thì làm trong một thời gian cũng khiến bị thoát vị đĩa đêm. Một số nghề đòi hỏi phải cúi nhiều đó là nghề nông, làm vườn, câu cá, chèo thuyền, sửa khóa,  làm nghề mộc, trát tường, làm gạch, đúc đồng…

2. Một số yếu tố khác cũng góp phần gây ra chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm không chỉ dừng lại do đặc điểm nghề nghiệp quyết định, mà nó còn do ảnh hưởng của tâm lý, nếu bạn bị áp lực tâm lý về công việc hay tinh thần quá cao, dẫn đến bị stress kéo dài…Điều đó cũng là nguyên nhân bạn mắc chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cao.

Có thể là do tiền sử của gia đình bạn, đời ông bà, bố mẹ của bạn bị mắc chứng bệnh này nên dẫn đến con cái cũng bị mắc chứng bệnh này.

Yếu tố chấn thương: Chấn thương cấp như ngã từ trên cao xuống, trượt ngã khi mang vác nặng, cúi nâng vật nặng, cúi xoay bị lệch tư thế đột ngột, … thường gây bệnh cảnh đau thắt lưng cấp.

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay đang đe dọa và hành hạ. Nguyên nhân thường thấy là do đặc điểm nghề nghiệp của bạn khiến bạn mắc chứng bệnh này. Hiện tại, có rất nhiều phương pháp để chữa trị căn bệnh này, dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì người bệnh cũng cần lưu ý là phải kết hợp nó với việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng cùng với chế độ ăn uống hợp lý dành cho người bị thoát vị đĩa đệm.

 Nguồn: Tổng hợp

Một số bài tập điều trị bệnh trĩ hiệu quả

07/05/2015 Phương Diên

Ở Việt Nam hiện nay, căn bệnh trĩ rất phổ biến có thể xâm nhập bất kỳ ai, lứa tuổi nào…Thông thường có 6 người thì có tận 5 người mắc bệnh trĩ. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh trĩ. Bài viết sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số bài tập điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả mà các bạn nên tham khảo.

1. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp hạn chế bệnh trĩ phát triển

Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại, vị trí xuất phát từ trực tràng thì được gọi là trị nội, xuất phát từ hậu môn thì được gọi là trĩ ngoại. Bệnh trĩ nặng có thể gây ra một số hiện tượng như viêm nhiễm, chảy máu gây đau đớn cho bệnh nhân khi đi đại tiện, thậm chí có những người còn rất lo lắng, sợ sệt mỗi lần phải đi đại tiện. Những nguyên nhân thường gặp gây trĩ như táo bón kéo dài, thói quen nhịn đại tiện, đứng lâu ngồi nhiều ít vận động, ăn quá nhiều chất cay nóng (ớt, hạt tiêu), nghiện rượu, xơ gan..

Có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh trĩ như người bệnh có thể sử dụng các món ăn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bài tiết tốt để hạn chế được bệnh trĩ như ăn các chất xơ như: rau xanh: rau dền, rau mồng tơi, rau khoai…

Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu chúng ta chỉ uống thuốc hoặc xây dựng cho bản thân một chế độ ăn phù hợp với bệnh trĩ thì căn bệnh cũng không thể mau chóng khỏi được mà người bệnh còn phải kết hợp với việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng . Với một số các bài tập thường được áp dụng cho những trường hợp trĩ ở giai đoạn đầu, có tác dụng tăng cường trương lực cơ vùng hạ vị, tăng sự lưu thông máu, co nhỏ búi trĩ. Những trường hợp trĩ đã quá to sau khi cắt, thắt trĩ cũng có thể tiến hành tập để phòng ngừa tái phát.

2. Hai bài tập thể dục giúp bạn phòng tránh và chữa trị bệnh trĩ hiệu quả

Bài tập 1: Bạn thả lỏng cơ bắp, tập trung tinh thần. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng15 – 25 lần, mỗi ngày tập 2-3 lần. Với bài tập này bạn có thể tập mọi lúc, mọi nơi, khi nằm, ngồi hoặc đứng.

Bài tập 2: Ðứng thẳng, hai chân dạng rộng bằng vai, các ngón chân bám chặt mặt đất, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, lưng thẳng. Miệng khép, đưa lưỡi xát vòng quanh vòm miệng trên – dưới. Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt lên hàm trên, nuốt từ từ, đồng thời thót hậu môn lại, nín thở giữ tư thế đó vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị lần tiếp theo. Làm như vậy khoảng 30 lần, kết thúc bài tập nên đi bách bộ trong 30 phút. Mỗi ngày tập hai lần. Bài tập này còn có tác dụng tăng cường, kích thích tiêu hóa, làm cho ăn uống ngon miệng hơn.

Về nguyên lý các bài tập trên gần giống nhau, có thể tùy theo điều kiện thời gian và môi trường sinh hoạt của mình mà chọn bài tập thích hợp. Cũng có thể xen kẽ những tư thế tập khác nhau để nâng cao hiệu quả. Cần tiến hành bài tập thường xuyên kiên trì mới có hiệu quả.

Các bạn phải lưu ý rằng, không nên tập các bài tập này trong giai đoạn bệnh trĩ đang bị chảy máu, nhiễm trùng búi trĩ, nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng hoặc đang trong giai đoạn đầu sau cắt, thắt trĩ.

 Nguồn: Tổng hợp

3 tư thế ngủ chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

02/05/2015 Phương Diên

Có lẽ không ai mong muốn có một cuộc sống không bình yên với những đơn đau quằn quại do bị đau thần kinh tọa gây ra. Việc đau thần kinh tọa khiến bạn cảm thấy khó chịu nhất là những lúc bị nhói càng khiến cho bạn mệt mỏi. Có một số nghiên cứu đã cho rằng, việc chuẩn bị chu đáo cho giấc ngủ của ngày hôm trước sẽ giúp bạn giảm đau thần kinh tọa. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 3 tư thế ngủ chữa đau thần kinh tọa hiệu quả.

Các tư thế ngủ có thể làm giảm đau lưng và đau thần kinh tọa hiệu quả. Có một số nguyên nhân dẫn đến việc mắc chứng đau thần kinh tọa, trong đó, có nguyên nhân là họ đã nằm không đúng tư thế trong khi ngủ.

Dây thần kinh hông là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người, nó bắt đầu từ lưng dưới, chạy xuống mông, chân và đầu gối. Nếu bạn ngủ không đúng tư thế, có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh hông, dẫn đến bạn sẽ không bao giờ có giấc ngủ ngon và nhiều ngày như vậy sẽ gây ra chứng đau thần kinh tọa. Ban đầu, đó là cảm giác đau, tê chân. Sau đây, là một số lời khuyên về các tư thế khi ngủ giúp bạn chữa đau thần kinh tọa hiệu quả.

  1. Không nên nằm sấp

Với tư thế này sẽ làm tăng áp lực lên cột sống của chúng ta bởi vì nó thổi phồng các kiến trúc ở lưng dưới và làm tăng áp lực gây ra đau lưng.

  1. Hãy nằm ở tư thế bào thai

Bệnh nhân nằm ở tư thế bào thai sẽ là rất tốt, vì nó làm giảm hầu hết sự căng thẳng trên lưng. Hãy đặt một cái gối ở giữa hai chân của bạn để đảm bảo một đêm yên tĩnh.

  1. Nằm ở tư thế thẳng lưng

Nếu bạn có thói quen ngủ với tư thế thẳng lưng thì bạn hãy chuẩn bị một cái một gối lớn, lông mềm và thoải mái dưới đầu gối của bạn. Với cách này, hầu hết các căng thẳng được đẩy khỏi lưng và dây thần kinh hông. Vị trí này duy trì đường cong bình thường của lưng.

Ngoài các tư thế ngủ đúng ra, bạn cũng phải kết hợp với việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Mỗi ngày bạn hãy dành cho mình khoảng 20 phút để luyện tâp. Luyện tập thể dục đều đặn và thường xuyên cũng giúp bạn giảm đau thần kinh tọa vô cùng tốt. Sau đây, là 2 bài tập thể dục bạn có thể tham khảo.

Bài 1. Uốn cong đầu gối: Để an toàn bạn hãy sử dụng một chiếc ghế hoặc bàn làm điểm tựa. Đứng thẳng, vai thả lỏng, từ từ hít vào và thở ra. Từ từ uốn cong đầu gối trong khi kéo gót chân lên. Thực hiện động tác này 7 lần. Tránh tạo áp lực trên đầu gối và lưng.

Bài 2. Uốn, vặn hông: Đây là động tác đơn giản hay xuất hiện trong các động tác aerobic. Mở chân rộng bằng vai, đứng vững. Đặt tay lên hông, xoay hông theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để thắt chặt cơ bụng 5 lần mỗi bên. Hít thở bình thường trong khi làm bài tập này.

Một tư thế ngủ phù đúng, kết hợp với việc luyện tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ giúp bạn giảm đau lưng, đau hông và đau thần kinh tọa. Cuộc sống của bạn sẽ quay lại những chuỗi ngay thoải mái với sức khỏe tốt.

 Nguồn: Tổng hợp

5 cách giúp dân văn phòng giảm đau thần kinh tọa hiệu quả

28/04/2015 Phương Diên

Hiện tại, chứng đau thần kinh tọa đang xâm nhập ở có đặc điểm nghề nghiệp là dân văn phòng rất lớn. Dân văn phòng thường phải ngồi trong phòng, trước máy tính khoảng 8 giờ đồng hồ/ 1 ngày. Điều đó, dẫn đến tình trạng có rất nhiều người đã mắc chứng bệnh đau thần kinh tọa. Nếu không biết cách phòng tránh, bệnh tình sẽ nặng hơn. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến dân văn phòng 5 cách giúp dân văn phòng giảm đau thần kinh tọa hiệu quả.

  1. Đi bộ nhẹ nhàng

Đi bộ nhẹ nhàng và thường xuyên là cách giúp cho dân văn phòng ngăn ngừa và phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả. Những người làm dân văn phòng nên đi bộ nhẹ nhàng từ 5 – 7 phút, điều đó giúp cho xương khớp cũng như các động mạch máu ở chân được lưu thông hiệu quả.

Ngồi nhiều khiến cho cơ thể của bạn trì trệ, gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa cuộc sống của bạn bởi một số bệnh tật như: đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, đau tìm, đột quỵ. Chính vì vậy, dân văn phòng nên đi bộ nhẹ nhàng và thường xuyên để phòng tránh và giảm đau chứng bệnh thần kinh tọa đối với những người đã bị mắc bệnh một cách hiệu quả.

2. Dân văn phòng nên sử dụng ghế đẩu hoặc bóng tập khi ngồi

Những người làm dân văn phòng, cần nên sử dụng một chiếc ghế có tựa lưng để khi ngồi trong khoảng thời gian lâu họ vẫn có cảm giác sảng khoái cho mông và lưng. Vì thế những người làm văn phòng hãy nên nhớ rằng hãy sử dụng ghế đẩu để ngồi làm việc hoặc là một quả bóng yoga giúp bạn có một tư thế ngồi làm việc thoải mái. Đặc biệt, là phòng tránh và giảm được chứng đau thần kinh tọa

Sự co duỗi cơ thường xuyên trong ngày có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh chuyển hóa. Một quả bóng tập sẽ giúp luyện tập cơ bụng và cơ lưng trong khi cải thiện sự thăng bằng của bạn.

3. Sử dụng  bàn đứng

Trên thực tế bàn làm việc đứng có rất nhiều lợi ích. Bạn hãy kết hợp đứng, đi đi lại lại và hoạt động bằng cách đứng ở bàn làm việc một vài giờ trong ngày. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp như bạn có thể đi bộ đến cơ quan làm việc nếu nhà bạn gần cơ quan làm việc, lúc đó có thể làm tăng lượng calo trong ngày bị đốt cháy.

4. Nên luyện tập tại bàn

Hãy dành thời gian luyện tập tại bàn với các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp bạn hoạt động tích cự và giữ được vóc dáng trong khi bạn lại có thể làm ccoong việc được tốt hơn.  Một số động tác cơ bản như bạn có thể nâng chân lên và hạ xuống như thể bạn đang chạy và đánh tay cùng lúc. Điều này sẽ giúp nhịp tim tăng lên và thậm chí giúp đốt cháy được một ít calo.

5. Dành thời gian nghỉ trưa hợp lý

Thông thường đi làm, nhiều nơi làm việc có rất ít thời gian để nghỉ trưa do áp lực công việc phải hoàn thành, có một số nơi yêu cầu phải làm cả buổi trưa. Tuy nhiên, bạn hãy tận dụng thời gian ít ỏi đó để dành cho bản thân những phút nghỉ ngơi thật sự. Nghỉ trưa, dù chỉ 15 – 20 phút không ngồi tại bàn làm việc, có thể giúp bạn tăng mức độ tập trung và bổ sung năng lượng cho cả ngày. Không nghỉ ngơi thực sự có thể giảm khả năng sáng tạo của bạn. Đặc biệt, dành thời gian nghỉ trưa hợp lý sẽ giúp bạn giảm phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả.

 

Bệnh đau thần kinh tọa đang đe dọa lớn đến những người làm dân văn phòng. Chính vì vậy, các bạn hãy làm theo những phương pháp đơn giản, hiệu quả mà chúng tôi đã giới thiệu phía trên giúp bạn phòng ngừa và chữa trị bệnh đau thần kinh tọa một cách tốt nhất.

 Nguồn: Tổng hợp

Phòng tránh đau thần kinh tọa hiệu quả

27/04/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Điều quan trọng hơn cả là ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Làm thế nào để phòng tránh đau thần kinh tọa một cách hiệu quả?. Đây là câu hỏi không ít người bệnh của chúng ta quan tâm. Bài viết này dưới đây giới thiệu đến bạn các phương pháp phòng tránh đau thần kinh tọa một cách hiệu quả.

Có một số bệnh nhân đau thần kinh tọa đến mức không thể tự đi lại được, đặc biệt là khi họ vận động mạnh thì lại khiến bệnh tình nặng hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ và cách điều trị và phòng tránh tốt nhất để bệnh tình được cải  thiện

Đau thần kinh tọa là một dạng đau xảy ra dọc theo thần kinh hông, chạy từ khung chậu cho đến bắp, từ cột sống. Cơn đau thường xảy ra ở mông, hông và phía sau đùi. Nguyên nhân chính của đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như 1 giảm sóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương (ngã dồn cột sống, khiêng vác nặng… ).

1. Không được vận động, làm việc nặng

Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống như chấn thương, gắng sức…, nhất là sau động tác cúi xuống nâng vật nặng, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống gây chèn ép rễ thần kinh, vùng cột sống thắt lưng gây đau thần kinh tọa hoặc do các dị dạng bẩm sinh (quá phát mỏm ngang, gai đôi hay quá phát mỏm ngang các đốt sống thắt lưng cuối hay đốt sống cùng đầu tiên) hay thứ phát vùng cột sống thắt lưng (thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, … viêm đốt sống do nhiễm khuẩn…).

Những người bệnh nhân mắc bện đau thần kinh tọa nên lưu ý rằng, tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Tự giữ vững nếu cảm thấy có một cơn ho hay hắt hơi mạnh sẽ đến. Thực hiện nâng nhấc đồ vật một cách an toàn.

  1. Mẹo giúp bạn giảm đau thần kinh tọa

Những người mắc bệnh này nên tập dục nhẹ nhàng và thường xuyên, bởi tập thể dục rất có ích cho quá trình chữa bệnh của bạn. Nó không chỉ giúp bạn giảm cơn đau nhói mà còn giúp cho bệnh tình của bạn ngày càng cải thiện

Thường xuyên tập thể dục, gồm cả những bài tập co giãn nhẹ. Làm nhẹ ví của bạn và đừng để nó ở túi quần ngay sau hông. Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân. Mang giày đúng cỡ, thoải mái…

Việc áp dụng một số mẹo trong quá trình sinh hoạt, cũng giúp bệnh nhân bị mắc bệnh đau thần kinh tọa cảm thấy thoái mái và đỡ khó chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các bạn cũng phải kết hợp với điều trị bệnh bằng phương pháp phù hợp như: uống thuốc, vật lý trị liệu, kết hợp đông y… Dù là phương pháp nào đi chăng nữa người bệnh cũng phải giữ gìn bằng cách không làm việc nặng, luyện tập thể dục đều đặn.

Nguồn: Tổng hợp

 

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Không cần phẫu thuật bệnh trĩ vẫn khỏi

Không cần phẫu thuật bệnh trĩ vẫn khỏi

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status