• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài tập cho chứng bệnh đau thần kinh tọa

05/05/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: thoát vị đĩa đệm, nâng vác sai tư thế…căn bệnh này xâm nhập ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn là ở nam giới. Có rất nhiều phương pháp để chữa trị bệnh đau thần kinh tọa như tây y, đông y, trị liệu vật lý…Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số bài tập có tác dụng tốt trong việc điều trị cũng như phòng tránh bệnh tái phát.

1. Một số đối tượng nên áp dụng bài tập

Các bài tập về đau thần kinh tọa áp dụng cho các bệnh nhân bị đau thắt lưng do thoái hóa đĩa đệm. Trong đó có bài tập tác dụng làm dãn cột sống, tác dụng tương tự như kéo dãn cột sống thắt lưng, có bài tập làm mạnh các cơ thành bụng và khối cơ lưng, giúp giữ vững cột sống thắt lưng.

Với những bài tập đơn giản, chỉ cần bạn tập luyện thường xuyên và đều đặn thì sẽ duy trì được một cột sống trẻ lâu, chậm thoái hóa đĩa đệm, khả năng chịu đựng lực trọng tải của cột sống tốt hơn, các động tác trở nên thuần thục, có khả năng tránh được các tổn thương do các chấn thương hoặc các động tác sai tư thế đến bất ngờ trong lao động hoặc sinh hoạt. Với những người cao tuổi, phụ nữ sau mạn kinh, tập luyện còn làm giảm được bệnh lý loãng xương.

2. Một số nguyên tắc khi luyện tập

  • Một nguyên tắc mà bệnh nhân nên nhớ và lưu ý là hãy để cơ thể thích ứng bằng việc khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện các bài tập đau thần kinh tọa, bạn có thể khởi động nhẹ nhàng như chạy tại chỗ hoặc tập một số động tác nhẹ nhàng buổi sáng
  • Khi áp dụng một bài tập nào đó thì trong quá trình tập cũng như sau tập, người bệnh phải cảm thấy dễ chịu, không đau tăng. Nếu thấy đau tăng cần điều chỉnh lại kỹ thuật của bài tập, có thể do vận động nhanh, đột ngột hoặc vận động quá tầm có thể chịu đựng. Nếu sau điều chỉnh vẫn thấy đau tăng cần ngừng bài tập đó.
  • Một lần tập nên kéo dài 30 phút đến một giờ, kể cả thời gian thư dãn. Kết thúc buổi tập cần thư dãn ít nhất 10 phút ở tư thế nằm thoải mái hoặc lặp lại các động tác khởi động như trước buổi tập. Tập hàng ngày, mỗi ngày một đến hai lần, một tuần ít nhất tập năm ngày, một đợt ít nhất hai tháng.

3. Hai bài tập giúp giảm đau và phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa

  • Bài tập 1

Người tập nằm sấp trên sàn, mặt nghiêng về một bên, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống mặt sàn, hai chân khép, thở đều.

+ Từ từ hít vào và nâng chân phải lên trong khi chân phải vẫn giữ thẳng, nâng càng cao càng tốt. Chân trái vẫn duỗi thẳng và sát mặt sàn, cột sống lưng hơi ưỡn về phía trước. Thời gian từ lúc bắt đầu nâng chân đến khi nâng tối đa khoảng 5 giây.

+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.

+ Từ từ thở ra và hạ chân phải xuống mặt sàn, động tác này kéo dài khoảng 5 giây.

Nghỉ khoảng 5 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên với chân trái. Mỗi động tác làm 5 lần luân phiên chân phải rồi chân trái, tổng cộng 10 lần.

  • Bài tập 2

Tư thế nằm sấp như bài tập 1.

+ Hai chân khép, từ từ hít vào và nâng hai chân lên khỏi mặt giường càng cao càng tốt, hai chân vẫn thẳng, bàn và ngón chân duỗi, cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.

+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.

+ Từ từ thở ra và hạ hai chân xuống sát mặt sàn, thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.

+ Nằm thư dãn 10 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên 10 lần.

Với 2 bài tập đơn giản mà chúng tôi đã giới thiệu phía trên, khi sử dụng các bài tập này, bạn hãy kết hợp với việc áp dụng các nguyên tắc trước khi tập sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn.

Nguồn: Tổng hợp

Vận động đúng tư thế giúp giảm đau thần kinh tọa

28/04/2015 Phương Diên

Vận động sai tư thế ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh đau thần kinh tọa. Những người bệnh nhân mắc chứng bệnh này, nếu không biết cách vận động đúng tư thế thì bệnh tình ngày càng nặng hơn, thậm chí còn phát sinh một số bệnh khác như vẹo xương, thoái hóa….Chính vì vậy, tất cả những người chưa mắc bệnh hoặc những người đã mắc bệnh đau thần kinh tọa phải đặc biệt chú đến vấn đề vận động làm sao cho đúng tư thế.

Việc bạn vận động, đi đứng, ngồi đúng tư thế hay không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là bệnh đau thần kinh tọa càng ngày càng trở nên nặng hơn. Trong mọi hoàn cảnh, những người bệnh của chúng ta nên nhớ rằng, giữ cho tư thế đúng là điều rất cần thiết.

Dưới đây là 5 lý do tại sao giữu tư thế đứng thẳng người lại tốt cho sức khỏe của bạn. Các cơ bắp phải làm việc liên tục Một lợi ích của đứng thẳng là tốt cho hoạt động của cột sống. Khi bạn đứng, ngồi thẳng lưng, các cơ quanh vùng lưng, bụng sẽ phải hoạt động nhiều hơn để giữ cho bạn có tư thế đúng.

Trong thực tế, nếu bạn không đứng thẳng người hoặc ngồi gập lưng, các cơ sẽ không được sử dụng nhiều nên sẽ dẫn tới mệt mỏi. Chính vì vậy, giữ tư thế thẳng người thực sự được coi như là một bài tập nhỏ cho cột sống. Việc bạn đứng thẳng hoặc ngồi gập lưng cũng là nguy cơ khiến đau thần kinh tọa trở nên khủng khiếp hơn rất nhiều.

Ngay cả khi bạn ngồi còng lưng cũng vậy. Điều này có ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe và hệ xương của bạn.. Tăng sự liên kết trong cơ thể tư thế đứng, ngồi không đúng đều có thể ảnh hưởng đến sự liên kết các cơ, xương bên trong cơ thể, ví dụ như đứng hoặc ngồi còng lưng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị gù, vẹo, lệch cột sống… và đó cũng chinh là một trong nguyên nhân khiến bạn bị đau thần kinh tọa.

Điều này sẽ giảm thiểu và được khắc phục khi bạn giữ tư thế thẳng người ngay cả khi đứng hoặc ngồi. Tư thế thẳng người tạo điều kiện cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt hơn, thực hiện đúng chức năng của nó và nhờ đó có thể phối hợp với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh. Đôi khi, hậu quả của việc đứng ngồi sai tư thế có thể dẫn đến cong, vẹo cột sống và bạn phải cần tới sự hỗ trợ của bạn sĩ để nắn chỉnh xương. Giảm đau lưng Nếu duy trì được thói quen thẳng người, các cơ quang vùng eo lưng, đặc biệt là lưng dưới có nhiều cơ thể hội hoạt động hơn và hỗ trợ cột sống tốt hơn. Nhờ đó, sự liên kết giữa các cơ tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ đau cơ và bạn cũng giảm được tình trạng đau lưng của mình.

Phần lớn nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc đau thần kinh tọa do các tư thế vận động như đứng, đi mang vác vật nặng không đúng tư thế. Và nếu những bệnh nhân đã từng mắc bệnh mà không biết cách phòng tránh và chữa trị sẽ rất nguy hại đến sức khỏe và sự sống. Đau thần kinh tọa là một căn bệnh khá là nguy hiểm, nó khiến cho con người của bạn không làm được gì nếu quá đau, hoặc mệt mỏi trở nên chán nản. Vi thế ngay từ lúc ban đầu để ngăn ngừa bệnh này, bạn hãy vận động đúng tư thế nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Ngăn chặn biến chứng đau thần kinh tọa?

27/04/2015 Phương Diên

Như chúng ta đã biết rằng, đau thần kinh tọa thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả đó là những người gia có độ tuổi trên 60 và những người nam giới. Giới trẻ và phụ nư cũng bị mắc chứng bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ ít hơn rất nhiều. Vậy làm sao để có thể ngăn chặn biến chứng đau thần kinh tọa?. Vì nếu không có biện pháp điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí còn gây nguy hiểm cho tính mạng.

  1. Vì sao người cao tuổi và nam giới thường bị đau thần kinh tọa?

Như đã nói, tỷ lệ người người già và nam giới thường bị mắc bệnh đau thần kinh tọa nhiều hơn.Có nhiều người bị đau thắt lưng trong nhiều năm, sau đó đau lan xuống mông, đến mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, rồi lan xuống mặt trước mặt ngoài mắt cá chân, mu bàn chân và vắt ngang qua ngón cái. Nhưng họ không hiểu là bị mắc bệnh gì, bởi trước đây sức khỏe của họ rất tốt , thường mang vác nặng cũng không sao. Nhưng sau khi đi khám bác sỹ mới xác định đa phần những người họ đều mắc bệnh đau thần kinh tọa.

  1. Mang vác nặng, hoạt động sai tư thế gây đau lưng dẫn đến đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc đau cột sống lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm. Thống kê cho thấy, 60 – 90% nguyên nhân thoát vị đĩa đệm gây nên đau thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ như một bộ phận làm “giảm xóc” bảo vệ cho cơ thể khi có lực nén tác động vào cột sống, nếu tác động mạnh, đột ngột lên đĩa đệm thì có thể làm cho các vòng sợi bị rách và nhân nhày bị đẩy ra ngoài, hoặc chui vào ống sống hoặc chui vào vị trí thoát ra của rễ thần kinh thắt lưng số 5 và cùng 1 gây chèn ép rễ thần kinh và gây đau.

Đặc biệt, đối với những người đang trong độ tuổi lao động, khi họ mang vác quá nặng, làm việc quá sức, sai tư thế sẽ khiến cho đĩa đệm bị tổn thương. Nên dẫn đến đau thần kinh tọa là điều rất dễ dàng.

Đau thần kinh tọa cũng có thể do u xương sống, nhiễm khuẩn (lao cột sống, viêm do tụ cầu…), viêm khớp cùng chậu, ung thư ở cơ quan khác di căn đến hoặc viêm đốt sống thắt lưng (làm thu hẹp ống sống thắt lưng, chèn ép rễ thần kinh), hoặc do viêm cột sống dính khớp. Ngoài ra, đau thần kinh tọa có thể có liên quan đến chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa (bị gãy xương chậu hoặc do tiêm trực tiếp vào thần kinh tọa) hoặc do ảnh hưởng của một loại thuốc dầu được tiêm mông rồi thuốc khuếch tán đến thần kinh tọa.

Chính vì vậy, nếu bệnh nhân bị đau thần kinh tọa không được chữa trị đúng phương pháp và ngiệm túc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như cuộc sống làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời họ rất dễ bị tê liệt, tàn phế.

  1. Tuổi trẻ cần phải phòng ngừa chứng bệnh đau thần kinh tọa

Để có thể phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa, thì ngay ở độ tuổi 25 – 30, những người trẻ nên thường xuyên theo dõi mật độ xương định kỳ của mình nhằm phát hiện sớm hiện tượng loãng xương gây thoái hóa khớp, đặc biệt là những người lao động chân tay cũng như những trường hợp có công việc đặc thù, có thể họ phải ngồi lâu trong vòng nhiều giờ, như những người làm việc văn phòng, công nhân… Những người phải thường xuyên mang vác nặng cần thao tác đúng tư thế tránh để xảy ra hiện tượng chấn thương lồi đĩa đệm hoặc trật, trượt khớp đốt sống. Khi biết mình bị thoái hóa cột sống, nhất là đốt sống thắt lưng cần điều trị tích cực đúng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa khớp.

Hàng ngày nên tập thể dục đều đặn để khí huyết lưu thông thuận lợi cho việc nuôi dưỡng các cơ quan và các khớp xương. Cần có các động tác tập các khớp xương thích hợp, nhẹ nhàng, uyển chuyển (các động tác tập thể dục buổi sáng).

Nguồn: Tổng hợp

Bệnh thoái hóa cột sống nguy hiểm như thế nào?

07/04/2015 Phương Diên

Hiện nay, từ người già đến trẻ, không phân chia giới tính, từ nhân viên văn phòng công sở đến công nhân khuân vác nặng nhọc… rất nhiều người bị bệnh thoái hóa cột sống hành hạ. Rất nhiều người bị thoái hóa cột sống, song lại không hiểu rõ thoái hóa cột sống là gì, có nguy hiểm không, có biến chứng ảnh hưởng như thế nào…Để chữa trị đạt hiệu quả cao và nhanh chóng, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu những điều cơ bản về thoái hóa cột sống là gì và nó có nguy hiểm, ảnh hưởng tới cuốc sống của chúng ta như thế nào.

  1. Thoái hóa cột sống là gì?

Cột sống cơ thể người có 33 đến 34 đốt xương sống, những đốt xương này được nối với nhau bằng những sợi dây chằng và được bảo vệ nhờ vào hệ thống cơ. Thông thường,đốt sống ở lưng, cổ và thắt lưng là những vị trí thường xảy ra thoái hóa nhất do quá trình lão hóa. Vì vậy, căn bệnh này thường xảy ra với những người trong độ tuổi từ 35 trở lên.

Như vậy, thoái hóa cột sống là bệnh về xương khớp rất phổ biến và rất dễ mắc phải đối với mọi người. Đây là quá trình lão hóa xảy ra ở cột sống khi cơ thể bạn dần có những triệu chứng già đi. Thoái hóa cột sống gây đau nhức khớp, giảm khả năng vận động của bệnh nhân.

Thoái hóa đốt sống ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh: làm cho người bệnh thường xuyên bị đau lưng, lưng bị vẹo vọ, hoặc bị còng xuống, khiến dáng đi không được chuẩn, đi thẳng người rất khó chịu, cảm giác bức bối trong cơ thể, nhiều khi đau lan cả sang những vùng khác trên cơ thể như vai, thần kinh tọa, hông, đùi, nguy hiểm hơn là bệnh có thể làm cho chúng ta không thể đi lại được.

  1. Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống, trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân chủ quan:

  • Do điều kiện sống, chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thiếu chất, ảnh hưởng đến khung xương và các đốt sống trở nên yếu hơn.
  • Chế độ làm việc quá sức, hoặc lao động nặng quá sớm so với lứa tuổi
  • Phương pháp tập luyện thể dục thể thao không hợp lý
  • Thường xuyên mang vác các vật không đúng tư thế
  • Ngồi học, làm việc trong thời gian quá lâu, không đúng tư thế
  • Béo phì khiến cột sống bị trọng lượng cơ thể đè nén cũng là một nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.

Nguyên nhân khách quan:

  • Do tuổi càng cao khiến cột sống bị thoái hóa dần, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, và chịu sức nặng cơ thể mà cột sống bị yếu đi, lão hóa.
  • Sự thoái hóa của cơ thể khiến cho các dây chằng thoái hóa cũng bị dòn, cứng, giảm sự đàn hồi, dẻo dai, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép các rễ thần kinh, hoặc chèn vào các đầu dây thần kinh có ngay trong các dây chằng gây nên chứng đau.

Như vậy, thoái hóa cột sống là căn bệnh rất khó tránh khỏi đối với mỗi người, khi tuổi càng cao nguy cơ bị thoái hóa cột sống ngày càng lớn. Do đó, muốn phòng ngừa và tránh tối đa tổn thương cột sống, ngay từ khi còn trẻ cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Thường xuyên hoạt động thể thao để thân thể dẻo dai, tăng sự đàn hồi cho cơ thể. Đồng thời kết hợp các phương pháp bấm huyệt, châm cứu… thường xuyên để tạo sự thoải mái cho cơ thể.

Nguồn: Tổng hợp

 

 

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status