• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài tập cho chứng bệnh đau thần kinh tọa

05/05/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: thoát vị đĩa đệm, nâng vác sai tư thế…căn bệnh này xâm nhập ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn là ở nam giới. Có rất nhiều phương pháp để chữa trị bệnh đau thần kinh tọa như tây y, đông y, trị liệu vật lý…Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số bài tập có tác dụng tốt trong việc điều trị cũng như phòng tránh bệnh tái phát.

1. Một số đối tượng nên áp dụng bài tập

Các bài tập về đau thần kinh tọa áp dụng cho các bệnh nhân bị đau thắt lưng do thoái hóa đĩa đệm. Trong đó có bài tập tác dụng làm dãn cột sống, tác dụng tương tự như kéo dãn cột sống thắt lưng, có bài tập làm mạnh các cơ thành bụng và khối cơ lưng, giúp giữ vững cột sống thắt lưng.

Với những bài tập đơn giản, chỉ cần bạn tập luyện thường xuyên và đều đặn thì sẽ duy trì được một cột sống trẻ lâu, chậm thoái hóa đĩa đệm, khả năng chịu đựng lực trọng tải của cột sống tốt hơn, các động tác trở nên thuần thục, có khả năng tránh được các tổn thương do các chấn thương hoặc các động tác sai tư thế đến bất ngờ trong lao động hoặc sinh hoạt. Với những người cao tuổi, phụ nữ sau mạn kinh, tập luyện còn làm giảm được bệnh lý loãng xương.

2. Một số nguyên tắc khi luyện tập

  • Một nguyên tắc mà bệnh nhân nên nhớ và lưu ý là hãy để cơ thể thích ứng bằng việc khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện các bài tập đau thần kinh tọa, bạn có thể khởi động nhẹ nhàng như chạy tại chỗ hoặc tập một số động tác nhẹ nhàng buổi sáng
  • Khi áp dụng một bài tập nào đó thì trong quá trình tập cũng như sau tập, người bệnh phải cảm thấy dễ chịu, không đau tăng. Nếu thấy đau tăng cần điều chỉnh lại kỹ thuật của bài tập, có thể do vận động nhanh, đột ngột hoặc vận động quá tầm có thể chịu đựng. Nếu sau điều chỉnh vẫn thấy đau tăng cần ngừng bài tập đó.
  • Một lần tập nên kéo dài 30 phút đến một giờ, kể cả thời gian thư dãn. Kết thúc buổi tập cần thư dãn ít nhất 10 phút ở tư thế nằm thoải mái hoặc lặp lại các động tác khởi động như trước buổi tập. Tập hàng ngày, mỗi ngày một đến hai lần, một tuần ít nhất tập năm ngày, một đợt ít nhất hai tháng.

3. Hai bài tập giúp giảm đau và phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa

  • Bài tập 1

Người tập nằm sấp trên sàn, mặt nghiêng về một bên, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống mặt sàn, hai chân khép, thở đều.

+ Từ từ hít vào và nâng chân phải lên trong khi chân phải vẫn giữ thẳng, nâng càng cao càng tốt. Chân trái vẫn duỗi thẳng và sát mặt sàn, cột sống lưng hơi ưỡn về phía trước. Thời gian từ lúc bắt đầu nâng chân đến khi nâng tối đa khoảng 5 giây.

+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.

+ Từ từ thở ra và hạ chân phải xuống mặt sàn, động tác này kéo dài khoảng 5 giây.

Nghỉ khoảng 5 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên với chân trái. Mỗi động tác làm 5 lần luân phiên chân phải rồi chân trái, tổng cộng 10 lần.

  • Bài tập 2

Tư thế nằm sấp như bài tập 1.

+ Hai chân khép, từ từ hít vào và nâng hai chân lên khỏi mặt giường càng cao càng tốt, hai chân vẫn thẳng, bàn và ngón chân duỗi, cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.

+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.

+ Từ từ thở ra và hạ hai chân xuống sát mặt sàn, thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.

+ Nằm thư dãn 10 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên 10 lần.

Với 2 bài tập đơn giản mà chúng tôi đã giới thiệu phía trên, khi sử dụng các bài tập này, bạn hãy kết hợp với việc áp dụng các nguyên tắc trước khi tập sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn.

Nguồn: Tổng hợp

5 động tác phòng tránh đau thần kinh tọa cho dân văn phòng

01/05/2015 Phương Diên

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người mà phải ngồi lâu, đứng lâu, mang vác nặng như dân văn phòng, dân lao động, lái xe. Đặc biệt, những người dân văn phòng luôn có cảm giác bị tê bì khó chịu. Sau đây là một số động tác luyện tập giúp dân văn phòng tránh đau thần kinh tọa hiệu quả.

Động tác 1: Thư giãn

Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, duỗi chân, hai tay xuôi theo thân, bàn tay nắm hờ úp xuống, mắt nhắm, thả lỏng cơ thể.

Thực hiện: Hít sâu tối đa, giữ hơi 2 –  3 giây, thở ra cho hết để đuổi khí độc ra ngoài cơ thể, nín thở 2 –  3 giây. Làm như vậy 10 – 15 nhịp thở. Với động tác này có tác dụng thư giãn, mềm cơ, đã thông kinh mạch.

Động tác 2: Chào mặt trời

Chuẩn bị: Ngồi, một chân co, chân kia duỗi thẳng ra phía sau, hai tay chống xuống đất.

Thực hiện:  Hít sâu, đưa hai tay lên trời, thân ưỡn ra sau tối đa, giữ hơi, dao động thân trên và đầu theo chiều trước sau từ 2 – 6 cái, trở về vị trí ban đầu, thở ra tối đa thuận chiều có ép bụng. Lặp lại  5 – 10 lần.

Tác dụng: Giãn cơ, giải phóng chèn ép thần kinh, giảm tê bì.

Động tác 3: Dang hai chân ra xa, nghiêng mình

Chuẩn bị: Đứng thẳng, hai tay xuôi theo thân.

Thực hiện: Dạng hai chân rộng bằng vai, hít sâu tối đa, giữ hơi, nghiêng mình sang bên phải tay phải vuốt từ đùi xuống mắt cá chân, tay trái vuốt từ đùi lên nách, thở ra tối đa trở về vị trí ban đầu. Làm ngược lại với bên kia, lặp lại 15 – 20 lần.

Tác dụng: Giãn cơ, xoa từ đùi xuống mắt cá giảm triệu chứng tê bì do bệnh gây ra.

Động tác 4: Sờ đất vươn lên

Chuẩn bị: Đứng thẳng,hai chân chếch rộng bằng vai, cúi đầu, hai tay chụm vào nhau chạm đất.

Thực hiện: Hít sâu tối đa, giữ hơi, từ từ đứng thẳng dậy, đưa hai tay lên trời ra phía sau hết sức, ưỡn lưng, hai tay vẫn chụm vào nhau, đưa hai tay và đầu ra trước ra sau từ 2 – 6 cái; từ từ tách hai tay giang ngang, vòng xuống dưới, thở ra tối đa trở về vị trí ban đầu. Lặp lại 5 – 10 lần.

Tác dụng: điều khí, giãn cơ, giảm đau nhức.

Động tác 5: Xuống tấn lắc thân

Chuẩn bị: Đứng thẳng, hai tay xuôi theo thân.

Thực hiện: Bước hai chân rộng bằng vai, gối chùn hạ trọng tâm xuống tùy theo sức chịu đựng. Hai tay đan vào nhau lòng bàn tay hướng lên trên. Hít sâu tối đa, từ từ đưa tay lên qua đầu, giữ hơi dao động nghiêng sang trái, phải, thở ra tối đa từ từ trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 10 – 15 lần.

Tác dụng: Giãn cơ, lưu thông khí huyết.

Hy vọng, với những bài luyện tập đơn giản trên sẽ giúp cho những người dân văn phòng phải ngồi 8 tiếng/ 1 ngày phòng tránh được căn bệnh đau thần kinh tọa. Ngoài ra, các bạn cần lưu ý phải xây dựng cho mình chế độ ăn, uống, ngủ nghỉ hợp lý để bệnh đau thần kinh tọa không còn là nỗi lo âu với tất cả mọi người.

Nguồn: Tổng hợp

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status