Sa sút trí tuệ là bệnh là một bệnh rất hay gặp ở người cao tuổi. Khoảng 6-10% người trên 60 tuổi mắc sa sút trí tuệ. Trên toàn thế giới có khoảng 24,3 triệu người mắc sa sút trí tuệ. Cứ sau mỗi 20 năm, số người mắc sa sút trí tuệ lại tăng lên gấp đôi, từ 42,3 triệu (năm 2020) lên 81,1 triệu (2040). Vậy triệu chứng của sa sút trí tuệ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Biểu hiện lâm sàng của sa sút trí tuê bao giờ cũng có rối loạn nhân thức và giảm hoạt động chức năng, thường có cảm giác thị giác không gian và rối loạn hành vi kèm các triệu chứng đặc hiệu thay đổi theo type sa sút trí tuệ.
1. Giảm trí nhớ
– Giảm khả năng học và lưu trữ thông tin mới (lặp đi lặp lại các hội thoại)
– Giảm khả năng lấy lại thông tin (không thể nhớ tên, nhớ danh sách từ)
– Giảm nhớ sự kiện cá nhân (quên đồ vật)
– Trí nhớ khai báo (ngữ khí) bị nặng hơn trí nhớ thủ tục
2. Giảm ngôn ngữ
– Không nhớ được danh sách từ (đặc biệt trong bệnh Alzheimer)
– Khó khăn khi tìm từ (định danh)
– Giảm nói lưu loát từ
– Không nói được những câu phức tạp
– Khả năng hiểu khi nghe người khác nói còn tương đối tốt (có thể hiểu được những hướng dẫn)
3. Giảm thị giác không gian
– Giảm nhận biết hình ảnh
– Giảm khả năng định hướng không gian (lạc ở những nơi quen thuộc, không vẽ được các hình theo không gian 3 chiều)
4. Giảm chức năng điều hành
– Giảm khả năng lên kế hoạch, dự đoán, liên hệ, trừu tượng hóa: tắc nghiệm thùy trán
– Tiếp nhận và xử lý thông tin để đưa ra quyết định (trắc nghiệm nối tiếp phần B)
– Giảm hức năng điều hành thường là biểu hiện đầu tiên được ghi nhận ở những người thông minh, có học vấn cao.
– Giảm rõ chức năng điều hành thường thấy trong sa sút trí tuệ thùy trán-thái dương trước khi xuất hiện suy giảm trí nhớ.
5. Giảm hoạt động chức năng
– Thường bắt đầu bằng các hoạt động hằng ngày có sử dụng công cụ, dụng cụ (quản lí chi tiêu, lái xe, mua bán, làm việc, sử dụng thuốc, lên lịch hẹn)
– Giai đoạn muộn có giảm các hoạt động hằng ngày (ăn, chải chuốt, mặc quần áo, đi vệ sinh).
– Tần suất và kiểu biểu hiện giảm hoạt động chức năng thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân và thể bệnh
– Lưu ý: trong giai đoạn đầu của sa sút trí tuệ, không có sự tương quan rõ giữa giảm hoạt động hằng ngày và suy giảm nhận thức trên các trắc nghiệm có thể không tương quan rõ.
6. Rối loạn về hành vi
Hầu như bao giờ cũng gặp và thường là mực tiêu chính của điều trị. Không có khả năng kiểm soát các triệu chứng này là lý do chính phải cho bệnh nhân vào trại dưỡng lão.
Thay đổi nhân cách xuất hiện sớm
– Thụ động (thờ ơ, cách ly xã hội)
– Mất kiềm chế (hành vi tình dục bất thường hoặc nói năng lung tung)
– Tự cho mình là trung tâm (tính trẻ con, thiếu sự đại lượng)
– Kích động rất thường gặp và thường nặng lên khi bệnh tiến triển.
+ Kích động về lời nói (25%)
+ Kích động về hành động (30%)
+ Các hành vi không kích động như đi lang thang (25-50%)
Trầm cảm (40-50%): Đặc biệt trong bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ do mạch máu
Biểu hiện tâm thần
– Hoang tưởng (30-60%) (mất trộm, không chung thủy)
– Rối loạn về tiếp nhận (20-40%)-thường là ảo giác thị giác, hay gặp trong sa sút trí tuệ thể Lewy
Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, rối loạn chu kỳ thức-ngủ. Mất ngủ, đi lang thang và kích động là những lý do chính làm kiệt sức người chăm sóc.