• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Tránh xa: 5 nguyên nhân khiến ung thư phổi dễ tái phát

01/04/2020 Tiến Nguyễn

Ung thư phổi tái phát sẽ khó điều trị hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Vì vậy, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và tránh xa các yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

  • Xem thêm: Ung thư phổi là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

[toc]

Ung thư phổi tái phát

Ung thư phổi tái phát sẽ tiến triển nhanh hơn, khó điều trị hơn

Nguyên nhân khiến ung thư phổi tái phát

Ung thư phổi tái phát là tình trạng tế bào ung thư tại phổi tái phát trở lại sau khi đã kết thúc điều trị. Có 3 hình thức chủ yếu:

  • Tái phát cục bộ: Ung thư phổi tái phát tại vị trí bắt đầu trước đây.
  • Tái phát khu vực: Tế bào ung thư quay trở lại trong các hạch bạch huyết gần vị trí cũ đã tồn tại.
  • Tái phát xa: Tế bào ung thư xuất hiện lại ở một bộ phận khác của cơ thể cách xa nơi trước kia (gan, xương hoặc não).

Có rất nhiều nguyên nhân khiến ung thư phổi tái phát. Dưới đây, chúng tôi đã liệt kê ra 5 nguyên nhân phổ biến. Cùng theo dõi để phòng tránh nhé!

1. Cảm lạnh, các bệnh về đường hô hấp không được điều trị dứt điểm

Thời tiết giao mùa dễ dẫn đến các chứng bệnh về đường hô hấp như: cảm lạnh thông thường, viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng…. Nếu không theo dõi, chữa trị dứt điểm, để bệnh kéo dài không những ảnh hưởng sức khỏe, khiến hệ miễn dịch suy giảm mà còn làm tổn thương phổi, tạo điều kiện cho ung thư phổi tái phát, tấn công cơ thể thêm một lần nữa. 

Cảm lạnh, các bệnh về đường hô hấp không được điều trị dứt điểm

Cảm lạnh, các bệnh về đường hô hấp không được điều trị dứt điểm khiến ung thư phổi tái phát

2. Ung thư phổi tái phát do hút thuốc và khói thuốc

Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Vì vậy, người bệnh sau khi chữa trị, không muốn ung thư phổi tái phát thì cần phải tránh xa ngay những yếu tố này. Đặc biệt là những người nghiện thuốc cũng cần học cách từ bỏ để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh, đừng để bệnh tái đi, tái lại.

3. Thường xuyên sử dụng các chất kích thích khiến ung thư phổi tái phát

Sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, đồ uống chứa nhiều gas, cồn… trong thời gian dài không những gây ảnh hưởng sức khỏe mà còn làm tổn thương các bộ phận trong cơ thể, trong đó có phổi. Gây tổn hại phổi, làm suy giảm chức năng, từ đó, tạo điều kiện để các tế bào ung thư phát triển, khiến ung thư phổi dễ dàng tái phát.

4. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Sau khi điều trị ung thư phổi, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đa dạng dưỡng chất để phục hồi sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh. Ngược lại, ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất khiến cơ thể suy kiệt, hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho ung thư phổi tái phát, các tế bào ung thư tiếp tục lan rộng. 

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Ung thư phổi tái phát do chế độ ăn uống thiếu khoa học

5. Ung thư phổi tái phát do lười vận động, sức đề kháng suy giảm

Lười vận động, tập luyện thể dục, thể thao cũng là nguyên nhân khiến ung thư phổi tái phát do sức đề kháng suy giảm, cơ thể yếu ớt, trì trệ, chân tay kém linh hoạt, khí huyết lưu thông kém. Vì vậy, mỗi ngày chỉ cần dành khoảng 30 phút để luyện tập để tăng cường sức khỏe, giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng.

Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi tái phát

Ung thư phổi tái phát sẽ tiến triển nhanh hơn, gây tổn thương phổi nghiêm trọng. Đặc biệt là những người trước đó phải mổ để điều trị, chức năng phổi cũng suy giảm khá nhiều. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi tái phát là tránh xa những tác nhân bên trên: 

– Giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa để tránh cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp. Nếu không may mắc phải, hãy chữa trị dứt điểm, tránh để bệnh kéo dài lâu ngày.

– Tránh xa thuốc lá cũng như khói thuốc.

– Nói không với các chất kích thích: bia, rượu…

– Ăn uống khoa học, đủ chất. Đồng thời nghỉ ngơi đầy đủ.

– Vận động, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.

– Ngoài ra, để phòng ngừa ung thư phổi tái phát, cần đi thăm khám bác sỹ định kỳ để phát hiện kịp thời. Nếu khối u tiếp tục phát triển thì xử lý kịp thời.

Tóm lại, ung thư phổi hoàn toàn có thể tái phát nếu người bệnh chủ quan, coi thường sức khỏe của mình, ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Vì vậy, hãy tránh xa những tác nhân chúng tôi nói bên trên để bảo vệ sức khỏe của mình, không để bệnh có cơ hội tái phát trở lại nhé!

  • Ung thư phổi có lây nhiễm không? Lây qua đường nào?
  • Giúp tôi với: Bệnh ung thư màng phổi sống được bao lâu?

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Tư vấn: Chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y có hiệu quả không?

28/03/2020 Tiến Nguyễn

Chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y có hiệu quả không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, thắc mắc. Liệu các bài thuốc có cho hiệu quả chữa bệnh như mong đợi hay lại “tiền mất tật mang”? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

  • Xem thêm: Ung thư phổi là bệnh gì? Có mấy loại?

[toc]

Chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y có hiệu quả không

Chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y

Tranh luận: Chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y có thật sự hiệu quả?

Trên các diễn đàn, hỏi đáp về thuốc Đông y, có rất nhiều cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề chữa trị ung thư phổi bằng các bài thuốc Đông y. Liệu nó có cho hiệu quả thật sự?

(Đoạn hội thoại trích từ 1 diễn đàn, tên nhân vật đã được thay đổi)

Hoàng: Đã có ai chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y chưa? Em nghe nhiều người mách nhưng chưa dám làm thử. Bố em đang bị giai đoạn cuối, thôi thì còn nước còn tát.

Nam: Mình thấy cứ Tây y mà chữa, chứ các bài thuốc Nam chắc gì đã hiệu quả, nhất là bệnh nặng như ung thư phổi.

Đức Anh: Cũng còn tùy chứ bạn. Trước mình có người quen cũng chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y đấy. Không biết bệnh nhẹ hay do hợp thuốc mà giờ khỏi rồi, sống khỏe mạnh, bình thường luôn.

Dung: Vậy ạ? Em cũng đang phân vân, không biết có nên bốc thuốc cho mẹ uống không? Nhìn mẹ tiều tụy, đau đớn, ngày uống không biết bao nhiêu loại thuốc Tây mà xót cả ruột.

Hoa: Chữa theo Đông y cũng tốt mà, đỡ phải chịu tác dụng phụ. Em có người chú họ cũng đang sắc thuốc uống đây. Bệnh cũng nhẹ đi nhiều, không thấy ho với tức ngực nữa.

Tú Linh: Theo như mình tìm hiểu thì chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y chỉ mang tính hỗ trợ thôi, chứ chữa khỏi thì khó lắm. 

Phạm Tùng: Cái này cũng tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ nữa. Tốt nhất là cứ đi khám bác sĩ rồi người ta điều trị cho. Còn nhiều cách nữa mà, có phải nguyên uống thuốc đâu. Tự ý bốc thuốc rồi biết đâu mà lần. 

  • Xem thêm: Ung thư phổi có mấy giai đoạn? Triệu chứng nhận biết giai đoạn đầu như thế nào?

Các bài thuốc chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y

Nghe chuyên gia tư vấn: Chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y có hiệu quả không?

Từ cuộc hội thoại trên có thể thấy, chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y là phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, có người tin, có người lại không tin. Vậy thực hư là như thế nào?

PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) khẳng định: 

“Chưa có công trình nghiên cứu nghiêm túc nào nói rằng Đông y có thể chữa khỏi ung thư phổi. Trong Đông y, ung thư phổi được xếp vào dạng u nhọt hoặc áp xe hay còn được gọi là phế nham. Các phương pháp chữa trị của Đông y hiện nay chỉ dừng lại ở kinh nghiệm.

Hiện nay, phương pháp chữa ung thư phổi hiệu quả nhất là các phương pháp điều trị trúng đích của y học hiện đại là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Bởi vì các phương pháp này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và đã công nhận có tác dụng trong việc điều trị ung thư.

Tuy nhiên, sau hóa trị và xạ trị, người bệnh có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Khi đó, các phương pháp của Đông y sẽ hỗ trợ giải quyết các tác dụng phụ này”.

Như vậy, có thể thấy, chữa bệnh ung thư phổi bằng thuốc Đông y KHÔNG chắc chắn sẽ cho hiệu quả (chưa có nghiên cứu cụ thể). 

Hơn nữa, ung thư phổi có rất nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn sẽ có phác đồ điều trị khác nhau để khống chế bệnh tình. Do đó, không thể sử dụng chung 1 bài thuốc cho tất cả các giai đoạn. Việc tự ý chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y có thể khiến người bệnh bỏ lỡ thời điểm tốt nhất trong điều trị, khiến khối u di căn rộng, khó kiểm soát.

Tóm lại, khi phát hiện ung thư phổi, người bệnh tốt nhất nên điều trị theo Tây y trước (mổ lấy khối u, hóa trị hoặc xạ trị…). Sau đó, ở giai đoạn phục hồi, có thể kết hợp các bài thuốc Đông y để hỗ trợ. 

Thuốc Đông y chủ yếu là bồi bổ để phục hồi các chức năng, thanh nhiệt và hóa đờm, giúp giải quyết các tác dụng phụ không mong muốn khi điều trị ung thư phổi bằng các phương pháp Tây y. Đồng thời, giúp người bệnh nâng cao thể lực, tăng cường miễn dịch, hạn chế khối u tái phát và di căn xa hơn. 

  • Xem thêm: Ung thư phổi có chữa trị được không? Bằng cách nào?
Nghe chuyên gia tư vấn: Chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y có hiệu quả không?

Chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y chỉ mang tính hỗ trợ

1 số bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa ung thư phổi

Chữa ung thư phổi bằng bài thuốc Đông y 1

  • Triệu chứng: Người nôn nao khó chịu, nôn ra đờm có lẫn máu, ngực đau và rất khó chịu, khi hoạt động thì có khí suyễn.
  • Mục tiêu: Thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi thấp. 
  • Bài thuốc: Lô căn 30; Sa sâm 15; Ý nhân 15; Tốn đông 12; Thiên hoa phấn 9; Mướp 39; Qua lâu 15; Thanh bì 12; Đình lịch tử 15; Đai táo 6; Ngư tinh thảo 15; Kim ngân hoa 20; Bạch hoa xà 30; Bản lan căn 15.

Bài thuốc Đông y 2 

  • Triệu chứng: Ung thư phổi (ung thư tế bào dạng vẩy cá), bệnh nhân bị đau đầu, mắt phải bị phúc thị dần dần nhìn vật lờ mờ không rõ, môi và da đầu tê, sức nắm của hai tay giảm yếu, mạch tế, huyền, lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ. Chứng thuộc âm thất đàm nhiệt. 
  • Mục tiêu: Trị lấy dưỡng âm thanh phế, giải độc tiêu thũng. 
  • Bài thuốc: Nam sa sâm 15; Bắc sa sâm 15; Thiên đông 9; Mạch đông 9; Bách bộ 12; Cát cánh 9; Ngư tinh thảo 30; Sơn hải loa 30; Sinh dĩ nhân 30; Ngân hoa 30; Bát nguyệt trát 15; Khổ sâm 15; Đình lịch tử 30; Bạch chỉ 15; Qua lâu 30; Hạ khô thảo 15; Hải tảo 12; Mẫu lệ 30; Bạch sắc đằng 30; Can thiềm bì 12; Thiên long phiến 5.

Chữa ung thư phổi bằng bài thuốc Đông y 3

  • Triệu chứng: Ung thư phổi loại ngoại biên, sắc mặt người bệnh tái xám, hơi thở gấp gáp, ngực đau tức khó chịu, ăn vào giảm sút, chất lưỡi đỏ, có các nốt ban tím, rêu lưỡi bóng, nước bọt ít, mạch yếu vô lực. Chứng thuộc phế âm khuy, tì vị không khỏe mạnh. 
  • Mục tiêu: Điều trị lấy dưỡng âm thanh phế, kiện tì hoà vị, hoá đàm chống ung thư.
  • Bài thuốc: Ngư tinh thảo 30; Bán liên chi 30; Tiên hạc thảo 30; Hoàng cầm 12; Bắc xa xâm 12; Bối mẫu 12; Đương qui 9; Nam tinh 9; Ngô công 3; Quất hồng 9; Cốc nha sao 30; Sơn tra cháy 30.

Kết luận: Chữa ung thư phổi bằng thuốc Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh chỉ nên áp dụng các bài thuốc để bồi bổ sức khỏe sau khi sử dụng các phương pháp Tây y. Hơn nữa, cần tìm đến những thầy thuốc Đông y uy tín để được bốc đúng thuốc, tránh “tiền mất tật mang”.

  • Chỉ điểm: 5 nguyên nhân gây ung thư màng phổi nguyên phát
  • Giúp tôi với: Bệnh ung thư màng phổi sống được bao lâu?

 

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Lo lắng: Người bị ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu?

27/03/2020 Tiến Nguyễn

“Bị ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu? Tôi sắp kết hôn nhưng mới phát hiện mình bị căn bệnh quái ác này. Giờ không biết nên làm thế nào nữa? Chỉ sợ thời gian sống không còn nhiều thì lại làm hại cả đời cô ấy!”

(Trích đoạn ngắn trong tâm sự bạn đọc gửi về cho các chuyên gia của Thông Khí Khang. Cùng chúng tôi theo dõi, lắng nghe cụ thể câu chuyện trong bài viết dưới đây nhé!)

  • Xem thêm: Ung thư phổi là gì? Có mấy loại?

[toc]

Ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu

Ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu là câu hỏi được nhiều người đặt ra

Lo lắng không biết ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu?

Tôi là D, năm nay 32 tuổi. Đang trong giai đoạn háo hức chuẩn bị đám cưới thì tôi như sét đánh ngang tai khi nhận được tin mình bị ung thư phổi giai đoạn 1. Chưa biết nặng nhẹ như thế nào nhưng cứ nghe ung thư là sợ rồi. Tôi đi khám 1 mình và chưa thông báo cho ai biết về sự thật này, kể cả vợ sắp cưới.

Mới có đầu 3, cuộc sống tưởng chừng như sắp rẽ sang 1 trang mới, bao hy vọng mới, có vợ, có nhà, rồi những đứa con…. Ai ngờ lại ra nông nỗi này. Không biết nguyên nhân tôi bị ung thư phổi là gì? Nếu không đi khám dạ dày thì chắc vẫn không biết.

Cơ thể cũng không có biểu hiện gì khác lạ, vẫn ăn uống, ngủ nghỉ tốt. Thỉnh thoảng bị ho nhưng cứ nghĩ do thời tiết thay đổi, bị cảm cúm nên vậy. Giờ không biết nên làm thế nào nữa? Ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu? 

Bác sĩ nói nhập viện để điều trị luôn nhưng tôi làm sao có thể yên tâm khi đám cưới sắp đến gần. Chữa trị ung thư phổi xong liệu có khỏi hoàn toàn? Nhỡ tôi ốm yếu rồi làm khổ cả đời cô ấy thì sao? Liệu tôi có nên hoãn đám cưới và nói ra sự thật?

  • Dấu hiệu sớm nhận biết ung thư màng phổi nguyên phát
  • Ung thư phổi có chữa trị được không? Bằng cách nào?

Tôi phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn 1 và không biết mình còn sống được bao lâu (Ảnh minh họa)

Nghe chuyên gia giải đáp: Ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu?

Câu chuyện bên trên chỉ là 1 trong số rất nhiều tâm sự chúng tôi nhận được vì ung thư phổi là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến, khó nhận biết và cực nguy hiểm. Ở mỗi giai đoạn thì khả năng chữa trị, tuổi thọ sẽ khác nhau. 

Vậy ung thư phổi giai đoạn 1 thì sống được bao lâu?

Trước khi trả lời câu hỏi này thì chúng ta cần hiểu rằng, ung thư phổi giai đoạn đầu tức là mới có sự xuất hiện của khối u, kích thước nhỏ và chưa di căn, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, dấu hiệu nhận biết cũng không rõ ràng. Hầu hết bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe hoặc tầm soát ung thư định kỳ.

Vì vậy, những người may mắn phát hiện sớm ung thư phổi ở giai đoạn 1 thì cũng có thể yên tâm phần nào vì khả năng chữa trị cao. Phương pháp được áp dụng chủ yếu trong giai đoạn này là mổ để loại bỏ khối u (với điều kiện là người bệnh có thể trạng tốt, đáp ứng được phẫu thuật cũng như đủ điều kiện về kinh tế, tâm lý sẵn sàng…)

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có khả năng phục hồi cao. Người bị ung thư phổi giai đoạn 1 có thể sống đến 5 năm (chiếm 50%). Đặc biệt là khi được chăm sóc tốt, chú ý giữ gìn sức khỏe, bệnh không có nguy cơ tái phát, nhiều người thậm chí khỏi hẳn và sống cuộc sống bình thường.

Ngược lại, nhiều trường hợp sau phẫu thuật, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí tính mạng vì bệnh phát lại thường nặng hơn, khó điều trị hơn. Đặc biệt là những người tiếp xúc nhiều với tác nhân gây bệnh: thuốc lá, hóa chất độc hại…

ung thư phổi giai đoạn 1 tế bào chưa di căn, dễ điều trị hơn

Ung thư phổi giai đoạn 1 có thể sống lên đến 5 năm

Lời khuyên cho những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 1 để sống lâu

Sau khi thực hiện phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn 1, người bệnh vẫn cần chú ý thực hiện theo những hướng dẫn sau:

– Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi, nếu bệnh có biểu hiện tái phát thì xử lý kịp thời. 

– Tránh xa các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc thì từ bỏ sớm để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh. Khói thuốc, ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại… đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

– Chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 

– Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để có sức khỏe tốt.

Tóm lại, ung thư phổi giai đoạn 1 có thể sống được đến 5 năm hoặc hơn thế, nếu người bệnh chữa trị sớm và có cách chăm sóc sức khỏe thật tốt sau đó. Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc và giảm phần nào lo lắng của các độc giả. Hãy đi thăm khám sức khỏe thường xuyên và tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện cũng như chữa trị bệnh kịp thời nhé!

  • Bệnh ung thư màng phổi sống được bao lâu?
  • Ung thư phổi có lây nhiễm không? Lây qua đường nào?

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Hỏi – Đáp: Ung thư phổi có chữa trị được không? Bằng cách nào?

26/03/2020 Tiến Nguyễn

2 ngày trước bố tôi đi khám và được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Cả nhà đang vô cùng lo lắng, không biết ung thư phổi có chữa trị được không? Và điều trị bằng cách nào? 

(Dung, HN)

  • Xem thêm: Ung thư phổi là bệnh gì? Có mấy loại?

[toc]

Ung thư phổi có điều trị được không

Ung thư phổi có chữa trị được không

Giải đáp

Bạn Dung thân mến! Lo lắng của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi bản thân hoặc có người nhà được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Vậy ung thư phổi có chữa trị được không?

Chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Ung thư phổi có chữa trị được không?

Thực tế, rất khó để đưa ra giải đáp chính xác cho câu hỏi: Ung thư phổi có chữa trị được hay không? Vì điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

Giai đoạn bệnh

Mức độ bệnh tình (nặng hay nhẹ) cũng như khả năng di căn của khối u là những yếu tố quan trọng quyết định bệnh ung thư phổi có chữa trị được không. 

Nếu ung thư phổi ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư chưa lây lan thì khả năng điều trị cao. Bệnh nhân có thể sống trên 5 năm (tỷ lệ là 50%) mà không có dấu hiệu ung thư nào tái phát. Như vậy có thể xem là đã được chữa khỏi.

Ngược lại, nếu bệnh tình nặng, các khối u đã di căn thì rất khó để chữa trị. Tùy vào mức độ di căn, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị cũng như khả năng phục hồi.

Giai đoạn bệnh

Ung thư phổi có chữa tri được không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh

Ung thư phổi chữa trị được không phụ thuộc vào loại ung thư phổi

Ngoài ra, ung thư phổi có điều trị được không cũng phụ thuộc vào loại ung thư. Nếu ung thư phổi không tế bào nhỏ thì khả năng điều trị sẽ cao hơn vì loại này di căn chậm, phát hiện sớm có thể thực hiện mổ để loại bỏ khối u. 

Ngược lại, nếu ung thư phổi tế bào nhỏ thì khả năng chữa trị thấp hơn vì loại này nguy hiểm hơn, di căn nhanh, dấu hiệu nhận biết lại không rõ ràng. Hầu hết khi phát hiện đã ở giai đoạn cuối, rất khó điều trị. 

  • Xem thêm: Phân biệt: Ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ

Chữa trị ung thư phổi bằng cách nào?

Từ những lý giải bên trên có thể thấy, bệnh ung thư phổi phát hiện càng sớm thì khả năng chữa trị càng cao. Tùy vào mức độ bệnh tình, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa thích hợp:

Phẫu thuật chữa trị ung thư phổi

Phương pháp điều trị ung thư phổi này áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu, khi khối u chưa di căn, sức khỏe bệnh nhân cũng chưa bị ảnh hưởng nhiều. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ thùy phổi chứa khối u hoặc bóc hạch bạch huyết.

Sau khi phẫu thuật, khả năng chữa lành bệnh ung thư phổi khá cao. Nếu chăm sóc sức khỏe tốt và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, nguy cơ bệnh tái phát sẽ giảm xuống đáng kể, người bệnh có thể sống khỏe mạnh bình thường thêm nhiều năm.

Phẫu thuật chữa trị ung thư phổi

Xạ trị ung thư phổi

Chữa trị ung thư phổi bằng phương pháp xạ trị áp dụng cho những trường hợp  khối u to nhưng chưa lây lan đến những cơ quan khác. Xạ trị chủ yếu dùng các máy chiếu tia năng lượng cao (tia X, tia gamma, proton,…) giúp tiêu diệt tế bào ung thư, phá hủy khối u hoặc làm khối u phát triển chậm hơn. 

Đặc biệt, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn III, không thể thực hiện phẫu thuật có thể xạ trị để kiểm soát bệnh tình, ngăn chặn khối u lây lan. Tuy nhiên, xạ trị ung thư phổi sẽ mang lại 1 số tác dụng phụ như: chán ăn, buồn nôn, đỏ vùng da chiếu xạ, rụng tóc,… 

Hóa trị ung thư phổi

Hóa trị ung thư phổi áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, khi tế bào ung thư đã bắt đầu lây lan rộng sang những bộ phận khác. Hóa trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư, làm giảm kích thước và ngăn chặn sự di căn.

Hóa trị cũng sẽ gây ra 1 số tác dụng phụ khi đưa thuốc vào cơ thể, khiến người bệnh khó chịu, buồn nôn, cơ thể suy kiệt, hệ miễn dịch suy giảm, rụng tóc…

Hóa trị ung thư phổi

Các phương pháp khác chữa trị ung thư phổi

Điều trị đích ung thư phổi

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc các chất nhắm vào các tế bào ung thư cụ thể. Phương pháp này khá an toàn, ít gây hại đến tế bào khỏe mạnh, ít tác dụng phụ hơn so với hóa trị hoặc xạ trị. 

Hai loại chính trong liệu pháp nhắm trúng đích bao gồm kháng thể đơn dòng và thuốc kháng tyrosine kinase. Áp dụng để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa, di căn, hoặc tái phát, giúp cải thiện thời gian sống cho bệnh nhân.

Điều trị miễn dịch ung thư phổi

Phương pháp này sử dụng chính hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư. Loại điều trị ung thư này được gọi là liệu pháp sinh học. Hiện có một số thuốc điều trị miễn dịch như Durvalumab, Pembrolizumab,… nhưng có giá thành khá cao.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi ung thư phổi có chữa trị được không của bạn Dung. Chúng tôi xin nhắc lại là điều này còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh cũng như loại bệnh ung thư. Tuy vào tình trạng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp. Việc người bệnh nên làm là tuân theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời chú ý ăn uống, nghỉ ngơi thật tốt để có sức khỏe chống lại bệnh tật.

  • 5 nguyên nhân gây ung thư màng phổi nguyên phát
  • Ung thư phổi có di truyền không?

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Khám, chữa ung thư phổi ở đâu? 10 địa chỉ uy tín, TỐT NHẤT!

25/03/2020 Tiến Nguyễn

Ung thư phổi nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng, nhanh chóng dẫn đến cái chết. Vậy khám, chữa ung thư phổi ở đâu tốt nhất để giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài sự sống?

  • Xem thêm: Ung thư phổi là gì? Cách chữa trị như thế nào?

[toc]

Khám, chữa ung thư phổi

Ung thư phổi khám, chữa ở đâu tốt nhất?

Vì sao cần phải sớm tìm địa chỉ khám, chữa ung thư phổi?

Ung thư phổi là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ung thư phổi tế bào không nhỏ. Loại này di căn sớm và nhanh chóng nên nếu không sớm tìm địa chỉ khám, chữa ung thư phổi thì sẽ rất khó để kiểm soát tình hình. Tế bào ung thư sẽ phá hủy chức năng gan, thậm chí lây lan sang những bộ phận khác, dẫn đến giai đoạn cuối càng khó điều trị, cái chết sẽ đến sớm hơn. 

Ngoài ra, ung thư phổi nếu kéo dài, không có biện pháp chữa trị sẽ khiến người bệnh phải chịu đựng những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày như: ho, tức ngực, khó thở (nhất là khi gắng sức hoặc làm việc nặng nhọc). Lâu dần sẽ khiến cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, cân nặng sụt giảm.

Ngược lại, việc sớm tìm địa chỉ khám, chữa ung thư phổi sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phát hiện được bệnh tình (thuộc loại nào, giai đoạn nào…) để đưa ra phác đồ điều trị sớm nhất có thể, khả năng phục hồi sẽ cao hơn. 

Vậy, câu hỏi đặt ra là khám hay chữa ung thư phổi ở đâu tốt nhất tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh?

Vì sao cần phải sớm tìm địa chỉ khám, chữa ung thư phổi?

Ung thư phổi cần sớm đi khám, chữa để kiểm soát bệnh tình, tránh để đến giai đoạn cuối

Khám, chữa ung thư phổi ở đâu tốt nhất?

Địa chỉ khám, chữa ung thư phổi tốt nhất ở Hà Nội

1. Bệnh viện K

  • Địa chỉ: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
  • Số điện thoại: 090 469 08 18
  • Website: http://benhvienk.vn/

2. Khám, chữa ung thư phổi tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội

  • Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 091 554 61 16
  • Website: https://benhvienungbuouhanoi.vn/

Khám, chữa ung thư phổi tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội

3. Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 84-04-3869 3731
  • Website: http://bachmai.gov.vn/

4. Bệnh viện Phổi Trung ương khám, chữa ung thư phổi

  • Địa chỉ: 463 Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Phú, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3832 6249
  • Website: https://bvptw.org/

5. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

  • Địa chỉ: 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6250 0707
  • Website: http://benhvienungbuouhungviet.vn/

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Địa chỉ khám, chữa ung thư phổi ở TP. Hồ Chí Minh tốt nhất

6. Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3855 4137
  • Website: http://choray.vn/

7. Khám, chữa ung thư phổi tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3855 4269
  • Website: http://www.bvdaihoc.com.vn/

Khám, chữa ung thư phổi tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

8. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

  • Địa chỉ: 120 Hùng Vương, Phường 12, Quận 5, TPHCM
  • Điện thoại: 08 3855 0207, 08 3855 1746
  • Website: http://bvpnt.org.vn/

9. Phòng khám chuyên khoa hô hấp Phổi Việt

  • Địa chỉ: 20-22 Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, TPHCM
  • Điện thoại: 08 7308 8999
  • Website: https://www.phoiviet.com/

10. Khám, chữa ung thư phổi tại bệnh viện Ung bướu TP HCM

  • Địa chỉ: 3 Nơ Trang Long, Phường 14, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3843 3021
  • Website: http://benhvienungbuou.vn/

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn, lo lắng khi không biết khám, chữa bệnh ung thư phổi ở đâu tốt nhất? Hãy đi khám sớm nhất có thể khi thấy những biểu hiện của ung thư phổi. Hoặc nếu có điều kiện, nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát ung thư thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời nhé!

  • 5 nguyên nhân gây ung thư màng phổi nguyên phát
  • Ung thư phổi có biểu hiện nhận biết như thế nào?

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Bị ung thư phổi có mổ được không? Mổ xong có khỏi hoàn toàn?

25/03/2020 Tiến Nguyễn

Bị ung thư phổi có mổ được không? Phương pháp mổ trị ung thư phổi như thế nào và thực hiện mổ xong thì có khỏi hoàn toàn? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc, lo lắng khi mới phát hiện bệnh. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

  • Xem thêm: Ung thư phổi là gì? Cách điều trị như thế nào?

[toc]

Bị ung thư phổi có mổ được không

Ung thư phổi có mổ để chữa trị được không?

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, nhiều người mắc, song cũng có rất nhiều cách để điều trị: hóa trị, xạ trị, mổ… Tuy nhiên, tùy vào thể trạng, mức độ bệnh tình, bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị khác nhau.

Bị ung thư phổi có mổ được không? 

Về việc ung thư phổi có mổ được không? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Loại ung thư phổi

Thông thường, việc chỉ định mổ chỉ áp dụng với bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ vì loại này di căn muộn, khối u phát triển chậm hơn. Ngược lại, ung thư phổi tế bào nhỏ di căn sớm, tế bào ung thư phát triển nhanh thì việc phẫu thuật sẽ không mang lại kết quả khả quan.

Ung thư phổi có mổ được không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh

Ung thư phổi có mổ được không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Theo các chuyên gia, phương pháp mổ thường chỉ cho hiệu quả tích cực với những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 1, 2 và 3A. Ở giai đoạn 3B và giai đoạn 4, khi khối u đã di căn rộng, khó kiểm soát thì phẫu thuật cũng không còn khả quan nữa. Lúc này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định xạ trị kết hợp hóa trị cho bệnh nhân. 

  • Xem thêm: Ung thư phổi có mấy giai đoạn? Triệu chứng giai đoạn đầu như thế nào?
Ung thư phổi có mổ được không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh

Ung thư phổi có mổ được không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh

Vị trí khối u

Trong 1 số trường hợp đặc biệt, nếu khối u nằm gần một bộ phận quan trọng như tim thì phẫu thuật vẫn luôn là lựa chọn tối ưu nhất để kéo dài sự sống, bất kể người bệnh đang ở giai đoạn nào. Vì nếu không xử lý nhanh, kịp thời, tế bào ung thư sẽ di căn sang những bộ phận khác, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những yếu tố khác quyết định ung thư phổi có mổ được không

Ung thư phổi có mổ được hay không cũng phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu sức khỏe tốt, ổn định thì có thể mổ được. Ngược lại, sức khỏe yếu, không đảm bảo thì rất khó để vượt qua cuộc phẫu thuật.

Ngoài ra, điều kiện kinh tế, mong muốn của người bệnh cũng ảnh hưởng đến việc điều trị. Không có đủ chi phí hoặc không muốn phẫu thuật… thì bác sĩ có chỉ định mổ cũng vô ích. 

Các phương pháp mổ ung thư phổi

Sau khi giải đáp được câu hỏi ung thư phổi có mổ được hay không? Nhiều người sẽ thắc mắc mổ như thế nào để điều trị căn bệnh quái ác này? Phải cắt bỏ toàn bộ phổi hay 1 phần phổi?

Các phương pháp mổ ung thư phổi

Tùy vào kích thước, mức độ di căn, vị trí của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp mổ để chữa trị ung thư phổi như sau:

Mổ cắt bỏ toàn bộ 1 bên phổi

Nếu khối u chưa lan rộng ra toàn bộ phổi và các bộ phận lân cận khác thì bác sĩ sẽ tiến hành mổ cắt bỏ toàn bộ 1 bên phổi chứa khối u để loại trừ tận gốc nguy cơ. Tuy nhiên, điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh và cản trở quá trình hô hấp sau này khi chỉ còn 1 lá phổi. 

Mổ loại bỏ một phần phổi

Phẫu thuật mổ cắt bỏ 1 phần phổi được áp dụng khi khối u có kích thước nhỏ và khu trú ở 1 vị trí nhất định trên phổi. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ 1 phần thùy hoặc nhiều thùy của phổi. 

Mổ cắt bỏ thùy phổi

Bác sĩ sẽ cắt bỏ 1 trong các thùy của phổi chứa khối u. Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng cho các trường hợp tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện trong 1 phần của phổi (thường là ở giai đoạn đầu). 

Mổ loại bỏ hạch bạch huyết

Nếu các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn sang hạch bạch huyết nhưng chưa xâm lấn sang các bộ phận khác, bác sĩ sẽ chỉ định mổ để loại bỏ hạch bạch huyết. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, cần tiếp tục theo dõi xem các hạch bạch huyết khác có bị xâm lấn nữa không đẻ tiếp tục xử lý.

Các phương pháp mổ ung thư phổi

Tùy vào vị trí, kích thước khối u, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp mổ thích hợp

Ung thư phổi mổ xong có khỏi hoàn toàn không?

Bệnh nhân bị ung thư phổi sau khi thực hiện phẫu thuật có khả năng phục hồi cao. Đặc biệt là những người phát hiện bệnh sớm, khối u chưa di căn, sau khi cắt bỏ sẽ loại trừ được tác nhân gây bệnh. Tỷ lệ người bệnh sống sót trên 5 năm khoảng 50%. Tuy nhiên, bệnh có khả năng tái phát cao. 

Vì vậy, sau khi mổ ung thư phổi, bệnh nhân vẫn cần chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên, kết hợp hóa trị bổ trợ. Đồng thời, cần tránh xa các yếu tố, tác nhân gây bệnh như: thuốc lá, khói thuốc, môi trường ô nhiễm hoặc hóa chất độc hại….

Khi thấy cơ thể có biểu hiện khác thường, bắt đầu ho lại hoặc tức ngực, khó thở, cơ thể mệt mỏi… thì cần tái khám gấp để kiểm tra.

Ngoài ra, sau khi mổ, người bệnh cần được chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp để phục hồi sức khỏe. Tránh làm việc nặng cũng như suy nghĩ căng thẳng, mệt mỏi. 

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi bị ung thư phổi có mổ được không? Chúng tôi xin nhắc lại là điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại ung thư, giai đoạn ung thư… Việc phát hiện bệnh sớm, sẽ được tiến hành phẫu thuật sớm thì khả năng chữa trị sẽ cao hơn. 

  • Bệnh ung thư phổi có di truyền không?
  • Người bị ung thư màng phổi giai đoạn cuối sống được mấy năm?

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Người bị ung thư màng phổi giai đoạn cuối sống được mấy năm?

25/03/2020 Tiến Nguyễn

“Bị ung thư màng phổi giai đoạn cuối sống được mấy năm?” Hầu hết bệnh nhân lúc đặt ra câu hỏi như này đều đã biết rõ bệnh tình của mình, thời gian sống không còn nhiều, chỉ đếm từng tháng, thậm chí từng ngày. Vậy thời kỳ cuối này kéo dài bao lâu?

  • Xem thêm: Ung thư màng phổi là gì? Chữa trị như thế nào?

[toc]

ung thư màng phổi giai đoạn cuối sống được mấy năm

Ung thư màng phổi giai đoạn cuối sống được mấy năm là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Ung thư màng phổi giai đoạn cuối sống được mấy năm?

Ung thư màng phổi giai đoạn cuối tức là các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn, có thể sang toàn bộ phổi và cả những bộ phận lân cận như: não (gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…), xương khớp (gây đau nhức các khớp xương, cấu trúc xương giòn xốp, dễ gãy), đường hô hấp bị nghẽn (gây khó thở, thở gấp, không đều hơi, giọng khàn, ho ra máu….).

Vì vậy, người bệnh ung thư màng phổi giai đoạn cuối sống được mấy năm sẽ phụ thuộc vào mức độ di căn của tế bào ung thư. Càng lan rộng thì càng khó điều trị, tuổi thọ càng ngắn. 

Ngược lại, nếu khối u chỉ mới di căn, chưa ảnh hưởng nhiều đến những bộ phận khác thì việc kiểm soát sẽ dễ dàng hơn, kéo dài được sự sống lâu hơn. 

Theo đó, bệnh nhân ung thư màng phổi giai đoạn cuối nếu được điều trị tích cực cũng chỉ có thể sống thêm được từ 6 – 18 tháng (tùy thể trạng).

Ngoài ra, ung thư phổi thời kỳ cuối kéo dài bao lâu cũng phụ thuộc vào tâm lý của người bệnh. Nếu suy nghĩ tích cực, lạc quan, chú ý giữ gìn sức khỏe thì tuổi thọ sẽ kéo dài hơn so với những người suốt ngày ủ rũ, suy nghĩ tiêu cực, buồn phiền, mệt mỏi, ăn uống kém, sức khỏe suy giảm khiến khối u di căn nhanh hơn, cái chết sẽ đến sớm hơn. 

Ung thư màng phổi giai đoạn cuối sống được mấy năm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được mấy năm phụ thuộc vào mức độ di căn của tế bào ung thư.

Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư màng phổi giai đoạn cuối

Lúc này, việc lo lắng, nghĩ ngợi xem ung thư màng phổi giai đoạn cuối sống được mấy năm đã không còn quan trọng nữa. Người bệnh cần gạt bỏ suy nghĩ này sang 1 bên, sống tích cực, vui vẻ hơn vì yếu tố tinh thần vô cùng quan trọng. Hãy lạc quan để chiến đấu với bệnh tật đến cùng.

Được nhận sự động viên, chăm sóc từ gia đình, người thân cũng góp phần lớn, tiếp thêm sức mạnh cho bệnh nhân ung thư màng phổi thời kỳ cuối. Hãy nói chuyện, chia sẻ nhiều hơn với mọi người xung quanh để đầu óc được thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi, chịu đựng 1 mình rồi nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực.

Ngoài ra, người bị ung thư phổi giai đoạn cuối cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt từ ăn uống đến ngủ nghỉ để đảm bảo có sức khỏe ổn định hơn, có sức chống lại căn bệnh quái ác này:

– Nên bổ sung đa dạng các loại dưỡng chất, ăn uống đầy đủ, không được bỏ bữa. Nếu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn thì có thể chia nhỏ thành nhiều bữa, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước. Đặc biệt, tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết ung thư phổi nên ăn gì….

Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư màng phổi giai đoạn cuối

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý

– Cố gắng đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya thường xuyên dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ, thậm chí mất ngủ, càng khiến cơ thể kiệt sức, hệ miễn dịch suy yếu, các tế bào ung thư sẽ di căn nhanh hơn. 

– Người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cũng cần đi lại, vận động nhẹ nhàng, tránh nằm nhiều một chỗ, suy nghĩ ủ dột cả ngày. 

– Một vấn đề nữa cần chú ý là tuân theo đúng phác đồ điều trị cũng như lời khuyên của bác sĩ khi bị ung thư phổi thời kỳ cuối. Đừng vì chán nản, mất tinh thần mà đánh mất đi cơ hội sống cuối cùng của mình.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi người bị ung thư màng phổi giai đoạn cuối sống được mấy năm? Chúng tôi xin nhắc lại là điều này còn tùy thuộc vào mức độ di căn của khối u, thể trạng sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Thời gian sống có thể kéo dài thêm từ vài tháng đến 1 năm. Điều quan trọng là cần giữ gìn sức khỏe, thoải mái, lạc quan để chiến đấu với bệnh tật đến cùng. 

  • 5 nguyên nhân gây ung thư màng phổi nguyên phát
  • Biểu hiện sớm nhận biết ung thư phổi để chữa trị kịp thời

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Ung thư phổi có tất cả mấy giai đoạn? Triệu chứng giai đoạn đầu

23/03/2020 Tiến Nguyễn

Việc hiểu rõ ung thư phổi có mấy giai đoạn cũng như phát hiện sớm các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu giúp ích cho quá trình điều trị, khả năng phục hồi cao hơn. Vậy hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu sớm nhận biết bệnh ung thư phổi để có phương pháp xử lý kịp thời nhé!

  • Xem thêm: Ung thư màng phổi là gì? Cách chữa trị như thế nào?

[toc]

Các giai đoạn ung thư phổi

Ung thư phổi có mấy giai đoạn

Ung thư phổi có mấy giai đoạn?

Trước khi trả lời câu hỏi ung thư phổi có mấy giai đoạn thì chúng ta cần hiểu rằng, điều này phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Kích thước, vị trí khối u
  • Mức độ xâm lấn của khối u tới các bộ phận lân cận (thành ngực, các hạch bạch huyết có liên quan)
  • Khả năng di căn của khối u (lây lan sang toàn bộ phổi hay các bộ phận khác như: tim, gan, thận…)

Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chia ung thư phổi thành 4 giai đoạn như sau:

Ung thư phổi giai đoạn 1 (giai đoạn đầu)

Ung thư phổi giai đoạn đầu được chia nhỏ hơn thành giai đoạn 1A và 1B

  • Giai đoạn 1A: Khối u có kích thước không quá 3cm
  • Giai đoạn 1B: Khối u có kích thước lớn hơn 3cm đến < 7cm.

Khả năng chữa trị ung thư phổi giai đoạn đầu khá cao (70%), do kích thước khối u còn nhỏ, chưa di căn.

Ung thư phổi giai đoạn 1

Ung thư phổi giai đoạn 2

Tương tự như ung thư phổi giai đoạn đầu, sang giai đoạn 2, bệnh cũng được chia thành 2 loại nhỏ:

  • Giai đoạn 2A: Kích thước khối u có thể lên đến 5cm, bắt đầu có sự xâm lấn quanh phế quản hoặc rốn phổi cùng bên
  • Giai đoạn 2B:  Kích thước khối u lên đến 7cm, có biểu hiện xâm lấn. 

Khả năng chữa trị ung thư giai đoạn 2 giảm dần, tỷ lệ sống sót thấp ( chỉ 36% trên tổng số các trường hợp). Nếu điều trị kịp thời và tích cực, người bệnh có thể sống thêm đến 5 năm.

Giai đoạn 3

Ung thư phổi không được điều trị ở giai đoạn 1, 2 sẽ tiếp tục chuyển biến sang giai đoạn 3, khó điều trị hơn, khả năng sống sót cũng rất thấp, tuổi thọ không còn nhiều.

  • Giai đoạn 3A: Kích thước khối u lớn hơn 7cm, có sự di căn quanh phế quản.
  • Giai đoạn 3B: Khối u bắt đầu xâm lấn rộng sang các vùng xung quanh như: tim, mạch máu lớn, khí quản, thực quản, thần kinh, não bộ… 

Ung thư phổi giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Ung thư phổi giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng của bệnh, dẫn đến cái chết chỉ là điều sớm, muộn. Ở giai đoạn này, khả năng phục hồi gần như bằng 0 vì phổi đã bị tổn thương nghiêm trọng, khối u đã di căn xa. Mọi phương pháp chữa trị đã không còn tác dụng.

Lúc này người bệnh chủ yếu được điều trị để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra và hỗ trợ về mặt tinh thần, lạc quan chống chọi với bệnh tật để kéo dài sự sống.

Ung thư phổi giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi qua các giai đoạn

Từ những giai đoạn bên trên có thể thấy, việc phát hiện ung thư phổi sớm, nhất là ở giai đoạn đầu càng tốt, khả năng điều trị, sống sót càng cao.

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu

Ung thư phổi giai đoạn đầu chưa có gì đáng nguy hiểm, khối u còn nhỏ và chỉ nằm khu trú trong phổi và chưa lây lan sang các hạch bạch huyết. Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn này chủ yếu là ho, ho kéo dài, đau họng. Tuy nhiên, rất ít người để ý tới và chỉ đơn giản cho rằng mình bị cảm cúm, ốm thông thường. 

Chỉ có những người thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe hoặc tầm soát ung thư định kỳ mới có thể phát hiện ung thư phổi sớm, ở giai đoạn đầu.

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi giai đoạn 2

Người bị ung thư phổi ở giai đoạn 2 sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu như: ho thường xuyên hơn, ho có đờm, thỉnh thoảng bị sốt, cảm giác hơi đau, tức ở ngực (nhất là những lúc làm việc nặng, gắng sức…).

Giai đoạn này cũng khiến nhiều người chủ quan, không đi thăm khám vì các triệu chứng nhận biết chưa mang tính chất đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác như: cám cúm, viêm phổi….

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi giai đoạn 2

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi giai đoạn 2: ho nhiều hơn, ho có đờm, hơi tức ngực…

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi giai đoạn 3

Giai đoạn 3 là giai đoạn tiến triển mạnh, các triệu chứng của bệnh ung thư phổi xuất hiện rõ ràng hơn: ho, ho có đờm, thậm chí dính máu, ngực đau tức dữ dội, khó thở. Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản kéo dài). Chán ăn, mệt mỏi, giảm cân….

Hầu hết người bệnh chỉ đi khám khi có những triệu chứng ung thư phổi ở giai đoạn 3. Mặc dù giai đoạn này dễ nhận biết hơn nhưng tỷ lệ sống sót không còn nhiều.

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối

Khi phát hiện ung thư phổi thì ở giai đoạn cuối thì người bệnh cần xác định tâm lý là hết thuốc chữa. Các triệu chứng không còn gì để nghi ngờ hay chẩn đoán: ho dữ dội nhiều hơn trước, ung thư phổi ho ra nhiều máu, khó thở, phải gắng sức để thở (do khối u đã di căn, đè lên đường hô hấp), hoạt động của các cơ quan suy yếu do các tế bào ung thư di căn, chức năng gan suy giảm dẫn đến chán ăn, vàng da, rối loạn nhịp tim, luôn trong trạng thái lo lắng, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều….

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi ung thư phổi có mấy giai đoạn và triệu chứng sớm nhận biết ung thư phổi giai đoạn đầu, cũng như các giai đoạn sau của bệnh. Việc phát hiện càng sớm càng tốt nên mỗi người cần chú ý, nếu thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện gì khác thường thì đi hãy đi khám bác sĩ, đừng chần chừ, chủ quan  để đến khi quá muộn nhé!

  • Bệnh ung thư màng phổi sống được bao lâu?
  • Ung thư phổi có lây nhiễm không? Lây qua đường nào?

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Ung thư phổi ho nhiều ra máu: Cảnh báo bệnh ở giai đoạn cuối!

23/03/2020 Tiến Nguyễn

Ung thư phổi ho nhiều ra máu khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi. Liệu đây có phải là biểu hiện khi bệnh đã tiến triển nặng, thậm chí ở giai đoạn cuối? Người bệnh nên làm gì? Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé!

  • Xem thêm: Ung thư phổi là gì? Cách điều trị như thế nào?

[toc]

Ung thư phổi ho ra nhiều máu

Ung thư phổi ho ra nhiều máu khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi

Vì sao ung thư phổi ho ra nhiều máu?

Ung thư phổi là bệnh lý do sự xuất hiện của các khối u ác tính, khi các tế bào mô phổi phân chia không kiểm soát. Đây được xem là bệnh lý cực nguy hiểm, khó chữa vì các dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn đầu đều rất mơ hồ, không đặc trưng. Hầu hết bệnh khi được phát hiện thì đã ở giai đoạn cuối, các triệu chứng rõ ràng hơn, nghiêm trọng hơn, trong đó có ho ra máu.

Ung thư phổi ho nhiều ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi đang ho. Máu thường có màu đỏ tươi, hoặc đỏ thẫm, có thể ra ít (chỉ vài tia) hoặc ra nhiều hơn. Ho càng mạnh càng ộc ra nhiều máu hoặc máu chảy nhưng không thoát ra ngoài được, đông lại trong đường hô hấp gây bít tắc phế quản, khiến bệnh nhân khó thở.

Bệnh nhân ung thư phổi ho ra nhiều máu do các tế bào ung thư đã di căn, gây chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn đến hiện tượng xuất huyết trong. 

Khi ung thư phổi ho nhiều ra máu tức là bệnh đã tiến triển nặng, có thể ở giai đoạn cuối (tùy vào mức độ máu ra nhiều hay ít, có thường xuyên hay không). Lúc này, hầu hết người bệnh đều sẽ có tâm lý lo lắng, sợ hãi. Không biết ung thư phổi còn sống được bao lâu và mình nên làm gì?

  • Xem thêm: Bị bệnh ung thư phổi sống được bao lâu? Làm thế nào để kéo dài sự sống?
 ung thư phổi ho ra nhiều máu tức là bệnh đã tiến triển nặng, có thể ở giai đoạn cuối

Ung thư phổi ho ra nhiều máu cảnh báo bệnh đã tiến triển nặng, có thể ở giai đoạn cuối

Người bệnh ung thư phổi ho ra nhiều máu phải làm sao?

Người bệnh ung thư phổi ho nhiều ra máu cần hết sức bình tĩnh. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ về tình trạng hiện tại của bản thân, đây là triệu chứng cho thấy bệnh có xu hướng chuyển biến xấu, khối u đã di căn ra toàn bộ phổi, thậm chí là những cơ quan khác (tim, gan, thận, não…)

Đối với những người chưa nhập viện thì cần nhập viện ngay để tiếp nhận điều trị, tránh kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới tính mạng, cái chết sẽ đến sớm hơn nếu không có giải pháp kịp thời.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Tuy nhiên, khi ung thư phổi ho nhiều ra máu thì khả năng chữa khỏi cũng rất thấp. Các phương pháp gần như chỉ giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra (đau, tức ngực, ho nhiều…), hoặc làm chậm quá trình lây lan, phát triển của khối u.

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh ung thư phổi ho nhiều ra máu nên chú ý:

– Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giữ gìn sức khỏe thật tốt để chống lại bệnh tật

– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, suy nghĩ tích cực cũng giúp đẩy lùi bệnh.

– Tránh khạc, nhổ, ho quá mạnh khiến máu ộc ra nhiều hơn.

– Ung thư phổi tuy không lây nhiễm cho người khác nhưng người bệnh vẫn cần giữ gìn vệ sinh, tránh ho ra máu rồi vứt khăn, giấy, rác bừa bãi.

Tóm lại, ung thư phổi ho nhiều ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, thậm chí về cuối, khả năng chữa khỏi rất thấp. Người bệnh cần xác định vững tinh thần và tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để khống chế bệnh tình, kéo dài sự sống lâu nhất có thể.

  • 5 nguyên nhân gây ung thư màng phổi nguyên phát
  • Ung thư phổi có biểu hiện nhận biết như thế nào?

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Giúp tôi với: Bệnh ung thư màng phổi sống được bao lâu?

21/03/2020 Tiến Nguyễn

Hết thật rồi! Tuần trước tôi mới phát hiện mình bị ung thư phổi. Không biết bệnh ung thư màng phổi sống được bao lâu? Hỏi thì bác sĩ chỉ cười và khuyên ăn uống, nghỉ ngơi cho tốt trước đã. Tôi thật sự thấy rất hoang mang, sợ hãi. 

(Ngọc Hải, 44 tuổi)

  • Xem thêm: Ung thư màng phổi là gì? Cách chữa trị như thế nào?

[toc]

ung thư màng phổi sống được bao lâu?

Người bị bệnh ung thư phổi sống được bao lâu?

Trả lời

Bạn Ngọc Hải thân mến! Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Thông Khí Khang. Lo lắng, sợ hãi của bạn cũng là điều dễ hiểu khi mới phát hiện mình bị mắc bệnh ung thư màng phổi. 

Đây không phải là căn bệnh hiếm gặp, hơn nữa lại rất nguy hiểm, khó nhận biết sớm nên khó chữa. Vậy người bệnh có thể sống được bao lâu? Chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Người bị bệnh ung thư màng phổi sống được bao lâu?

Để trả lời câu hỏi người bệnh ung thư màng phổi sống được bao lâu thật sự rất khó vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

1. Loại tế bào gây ung thư phổi

Ung thư phổi có 2 loại: Ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ. Những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ có tuổi thọ ngắn hơn vì loại này di căn sớm và rất nhanh, dấu hiệu nhận biết lại không rõ ràng. Hầu hết khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối. 

Còn những người bị ung thư phổi không tế bào nhỏ khả năng chữa trị sẽ cao hơn vì tế bào ung thư di căn và phát triển chậm. Các dấu hiệu nhận biết cũng xuất hiện sớm hơn, tuổi thọ của người bệnh sẽ kéo dài hơn.

  • Xem thêm: Phân biệt: Ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ
loại tế bào ung thư phổi

Người bị bệnh ung thư màng phổi sống được bao lâu phụ thuộc vào loại tế bào ung thư phổi

2. Ung thư phổi sống được bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh

Ung thư màng phổi sống được bao lâu phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, đang phát triển ở giai đoạn nào? Phát hiện càng sớm, càng giúp ích cho quá trình điều trị. Khối u chưa di căn sẽ dễ chữa hơn, có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ngay hoặc xạ trị làm tiêu biến, ngăn không cho nó phát triển, kéo dài tuổi thọ.

Ngược lại, bệnh nặng, khối u đã lây lan sang toàn bộ phổi hoặc các bộ phận khác thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhất là khi bệnh ở giai đoạn cuối, các phương pháp chữa trị ung thư phổi chỉ có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra (đau, tức ngực, ho nhiều…) chứ không thể chữa khỏi được nữa. Thời gian sống cũng không còn nhiều. 

Ung thư phổi sống được bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh

Giai đoạn phát triển của bệnh cũng quyết định bệnh nhân sống được bao lâu

3. Điều kiện kinh tế cũng quyết định bệnh ung thư phổi sống được bao lâu

Ung thư màng phổi sống được bao lâu cũng phụ thuộc vào kinh tế của người bệnh. Những người có điều kiện kinh tế tốt, có khả năng dùng các phương pháp điều trị cao cấp, hiện đại hoặc được thực hiện phẫu thuật sớm sẽ có cơ hội sống cao hơn. 

Những người không có điều kiện kinh tế, đi chữa trị muộn, không được sử dụng các thiết bị tốt, thuốc tốt, khám ở địa phương, bác sĩ chuyên môn kém hơn thì khả năng chữa trị sẽ không tốt bằng, tuổi thọ cũng sẽ bị rút ngắn do bệnh phát triển nhanh. 

4. Tâm lý của người bệnh

Vì sao nói bị ung thư màng phổi sống được bao lâu còn do tâm lý của người bệnh? Tinh thần là yếu tố vô cùng quan trọng trong tất cả các sự việc, đặc biệt là khi đấu tranh chống lại bệnh tật. 1 người có tinh thần tốt, sống vui vẻ, lạc quan, suy nghĩ tích cực, ăn uống, nghỉ ngơi tốt thì sẽ sống được lâu hơn.

Ngược lại, nếu tinh thần ủ ũ, suy sụp, suy nghĩ tiêu cực, ăn uống kém, luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi… thì người sẽ càng yếu, không có sức để đấu tranh với bệnh tật, các tế bào ung thư sẽ phát triển càng nhanh hơn, bệnh càng nặng hơn và dẫn đến cái chết sớm hơn.

  • Xem thêm: Ung thư phổi có lây nhiễm không? Lây qua đường nào?
Tâm lý của người bệnh

Tâm lý của người bệnh cũng vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị

Lời khuyên để kéo dài sự sống cho người bị ung thư phổi

Thay vì suốt ngày lo lắng, nghĩ ngợi bệnh ung thư màng phổi sống được bao lâu, người bệnh tốt nhất nên tuân theo chỉ định, phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Ngoài ra, để kéo dài sự sống cho mình, bệnh nhân nên:

– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Bệnh tật là điều không ai mong muốn nhưng nếu không may mắc phải, hãy dũng cảm đối diện, chống lại chúng đến cùng. Đừng vội chán nản hay từ bỏ, đánh mất đi cơ hội sống cuối cùng của bản thân.

– Lúc này, sự động viên của người nhà cũng vô cùng quan trọng, hãy chia sẻ nhiều hơn để được tiếp thêm sức mạnh. 

– Chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Ăn đủ chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thể lực tốt sẽ giúp bạn chống chọi với bệnh tật tốt hơn.

– Thường xuyên vận động, đi lại nhẹ nhàng. Tránh nằm nhiều 1 chỗ càng khiến cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, muộn phiền, chân tay kém linh hoạt.

– Thông báo ngay cho bác sĩ khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng khác thường (bệnh nặng hơn hoặc có chiều hướng xấu đi) để được xử lý kịp thời hoặc thay đổi phác đồ điều trị (nếu cần).

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Ngọc Hải giải đáp được câu hỏi của mình về việc bệnh ung thư màng phổi sống được bao lâu? Chúng tôi xin nhắc lại là điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, rất khó để xác định. Tốt nhất, bạn hãy nghe theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện 1 số lời khuyên chúng tôi nói bên trên để hỗ trợ điều trị bệnh thật tốt nhé. Chúc bạn sớm khỏe!

  • 5 nguyên nhân gây ung thư màng phổi nguyên phát
  • Ung thư phổi có biểu hiện nhận biết như thế nào?

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status