• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Phân biệt chứng khó thở thanh quản và hen, viêm phế quản ở trẻ em

28/06/2019 Tiến Nguyễn

Chứng khó thở thanh quản rất hay gặp ở trẻ em. Bệnh có hai cấp độ 1, 2 nhưng biểu hiện lại tương đối giống với khó thở viêm phế quản hay hen phế quản. Khó thở thanh quản có nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về căn bệnh này.

  • Phân biệt khó thở trong viêm phổi, ung thư và tràn dịch màng phổi
  • Tại sao bé nghẹt 1 bên mũi khó thở? Giải pháp tức thì và cách chữa!

[toc]

Khó thở thanh quản

Khó thở thanh quản

Khó thở thanh quản là gì?

Theo y văn, khó thở thanh quản được coi là một dạng cấp cứu hô hấp ở trẻ em. Khi gặp chứng bệnh này người bệnh sẽ có biểu hiện là khó thở do không đủ lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Khả năng tử vong rất cao nếu không được chẩn đoán kịp thời.

Biểu hiện của chứng khó thở thanh quản

– Những biểu hiện chính:

  •  Khó thở khi hít vào, khó thở chậm;
  • Nghe như có tiếng rít ở thanh quản;
  • Co kéo cơ hô hấp ở ức và lồng ngực.

– Biểu hiện phụ:

  • Khàn tiếng hoặc mất tiếng;
  • Sụn thanh quản nhô lên khi hít vào;
  •  Đầu gật gù khi thở, bệnh nhân thường có xu hướng ngửa đầu ra sau để hít vào;
  • Có biểu hiện nhăn mặt và nở cánh mũi.

Khi đi cấp cứu, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ khó thở thanh quản ở 3 cấp độ để tiên lượng và ứng xử kịp thời.

– Khó thở thanh quản độ 1:

  • Khàn tiếng và nghe như bị rè tiếng khi nói, khóc.
  • Bệnh nhân có thể ho nhưng tiếng còn trong, chỉ hơi re;
  • Biểu hiện khó thở khi hít vào chưa điển hình, rít thanh quản cũng còn nhẹ, co kép hô hấp cũng chưa rõ;
  • Toàn thân vẫn bình thường.

– Khó thở thanh quản độ 2: 

  • Mất tiếng, nói không rõ từ;
  • Tiếng ho nặng hơn;
  • Tiếng rít thanh quản rõ, co kéo hô hấp mạnh;
  • Bệnh nhân có biểu hiện kích thích, vật vã, lo sợ.

– Khó thở thanh quản độ 3:

  • Mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói rất thều thào;
  • Không ho được hoặc ho không thành tiếng;
  • Biểu hiện toàn thân xuất hiện như người tím tái, hôn mê, vật vã, lờ đờ…
  • Thiếu oxy trầm trọng, rối loạn nhịp thở.

Các cấp độ khó thở thanh quản biểu hiện mức độ nguy hiểm tăng dần. Nếu như bệnh nhân không được cấp cứu và xử lý kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong do thiếu oxy.

Nguyên nhân dẫn tới khó thở quản

Khó thở thanh quản là bệnh thường gặp ở trẻ em

Khó thở thanh quản là bệnh thường gặp ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng hay bị khó thở thanh quản nhất. Nguyên nhân chủ yếu là:

– Bị dị ứng dẫn tới phù nề;

– Do vi rút, vi khuẩn dẫn đến viêm thanh quản;

– Hóc dị vật;

– Liệt cơ mở thanh quản hai bên;

– Vết thương dẫn đến sẹo hẹp gây đụng giập;

– Do khối u (u nhú lành tính ở trẻ em, ung thư ở người lớn).

Phân biệt khó thở thanh quản và viêm, hen phế quản?

Phế quản là bộ phận ở giữa phổi và khí quản. Khi thời tiết thay đổi, môi trường sống bị ô nhiễm, vi khuẩn tấn công sẽ làm cho phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các đường ống dẫn khí co lại gây ra tình trạng khó thở, tức ngực, thở khò khè.

Hen phế quản là một bệnh mạn tính đường thở còn viêm phế quản chỉ là một dạng nhiễm trùng ở phổi cấp tính nên thời gian khỏi bệnh có thể chỉ kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần. Trong khi đó bệnh nhân hen phế quản có thể phải sống chung với tình trạng khó thở hen phế quản cả đời.

Hệ hô hấp

Hệ hô hấp

Để phân biệt giữa tình trạng khó thở thanh quản và hen hoặc viêm phế quản đều dựa trên những biểu hiện của bệnh nhân:

– Nếu như khó thở thanh quản sẽ làm cho các cơ ức và ngực bị co kéo, người bệnh có xu hướng ngửa cổ ra sau để hít vào, tiếng rít thanh quản rõ thì khó thở do hen phế quản và viêm phế quản lại nằm sâu bên trong, nghe như tiếng rít trong lồng ngực, cảm giác khò khè.

– Tiếng ho do khó thở thanh quản và hen, viêm phế quản cũng khác nhau: Một bên tiếng ho ồm ồm còn một bên là tiếng ho bình thường nhưng lại như muốn khạc và “tống khứ” chất kích thích ra khỏi lồng ngực.

– Bệnh nhân bị khó thở thanh quản sẽ có các biểu hiện toàn thân rất dễ nhận biết như tím tái, vật vờ, khàn tiếng và không nói được còn bệnh nhân viêm hoặc hen phế quản giọng nói vẫn bình thường.

Cách điều trị khó thở thanh quản ở trẻ em

Ngay khi bệnh nhân có các biểu hiện khó thở, khó nói, nói mất tiếng… cần phải đưa tới bệnh viện để điều trị kịp thời. Trường hợp nặng nếu không được mở khí quản đúng lúc người bệnh có thể bị tử vong.

Mở khí quản là cách điều trị khó thở thanh quản ở cấp độ 2 , 3

Mở khí quản là cách điều trị khó thở thanh quản ở cấp độ 2 , 3

Mở khí quản là cách điều trị khó thở thanh quản rộng rãi nhất, tuy nhiên bác sĩ sẽ dựa vào cấp độ nếu là khó thở cấp độ 2 , 3 thì mới tiến hành phương pháp này.

Còn đối với điều trị khó thở thanh quản cấp độ 1 thì chỉ cần dùng thuốc: chứa corticiod, calci uống hoặc tiêm, chườm nóng vùng cổ…

Không giống như bệnh viêm hoặc hen phế quản, khó thở thanh quản cần được phát hiện sớm và can thiệp bằng phương pháp y khoa mới nhanh chóng phục hồi.

Trên đây là những thông tin liên quan tới chứng khó thở thanh quản. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về sức khỏe của mình. Nếu còn băn khoăn thắc mắc vui lòng để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Viêm phế quản thể hen là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

24/06/2019 Tiến Nguyễn

Viêm phế quản thể hen hay còn gọi là viêm phế quản co thắt, là một dạng của viêm phế quản. Thường xảy ra ở trẻ em và là một bệnh lý hết sức phức tạp. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh thế nào? Những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây sẽ trả lời bạn.

  • Hiểu đúng về bệnh viêm phế quản và hen phế quản
  • Hỏi bác sĩ: Viêm phế quản có lây không? Lây như thế nào?

[toc]

Viêm phế quản thể hen là bệnh thường gặp ở trẻ em

Viêm phế quản thể hen là bệnh thường gặp ở trẻ em

Hỏi: Viêm phế quản thể hen là bệnh gì?

“Bé nhà em năm nay 6 tuổi. Tuần trước thấy bé có biểu hiện ho, khó thở, có đờm. Đi khám bác sĩ và được chẩn đoán là viêm phế quản thể hen? Sau đó đã cho thuốc điều trị.

Mặc dù vậy, em thấy rất băn khoăn. Nhà em có ai bị hen suyễn đâu sao con em lại bị? Xin chuyên gia cho biết viêm phế quản thể hen là bệnh gì? Có liên quan tới bệnh hen hay không? Em cảm ơn nhiều!”

Trần Thu Hương (Hải Phòng)

Trả lời:

Chào bạn Thu Hương!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chuyên gia của baovesuckhoe365. Bệnh viêm phế quản thể hen hay còn gọi là bệnh viêm phế quản co thắt. Bệnh thường xảy ra với đối tượng là trẻ em.

Bệnh viêm phế quản thể hen xuất hiện khi đường dẫn khí bị thu nhỏ dần đi sâu vào trong phổi gây rối loạn, tắc nghẽn và do các yếu tố viêm nhiễm gây nên. Nghe qua nhiều người tưởng viêm phế quản thể hen là bệnh hen suyễn nhưng thực chất đây là những bệnh khác nhau.

Hai loại bệnh này đều có điểm chung là rối loạn tắc nghẽn phổi. Tuy nhiên, bệnh viêm phế quản thể hen và hen suyễn có nguyên nhân khác nhau.

Mặc dù bị viêm phế quản thể hen xuất hiện ngay cả khi con bạn không bị hen suyễn nhưng nếu đã bị hen suyễn rồi thì sẽ tăng nguy cơ viêm phế quản.

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản thể hen

Nhận biết dấu hiệu của viêm phế quản thể hen

Nhận biết dấu hiệu của viêm phế quản thể hen

Để nhận biết dấu hiệu viêm phế quản thể hen, hãy theo dõi những biểu hiện dưới đây:

  • Khó thở và thở khò khè;
  • Nhiều lúc thở nhanh;
  • Ho;
  • Đau co thắt ngực;
  • Thấy có nhiều đờm ở cổ họng;
  • Đôi khi buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn.

Nhìn vào các biểu hiện này rất giống với bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, để biết chính xác hơn thì cần phải làm một số xét nghiệm lâm sàng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản thể hen

Những nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản thể hen chủ yếu là các yếu tố sau:

  • Khói bụi môi trường;
  • Khói thuốc lá thụ động hoặc bị động;
  • Các loại vi khuẩn nấm mốc, phấn hoa, các loại chất phụ gia thực phẩm…
  • Sử dụng thuốc (aspirin, thuốc ức chế beta);
  • Thời tiết giao mùa;
  • Lây nhiễm virut, vi khuẩn.

Bệnh viêm phế quản thể hen có nguy hiểm không?

Nếu xuất hiện các triệu chứng cần phải cho con đi khám ngay

Nếu xuất hiện các triệu chứng cần phải cho con đi khám ngay

Bệnh sẽ trở nặng sau 2 – 3 ngày xuất hiện các triệu chứng. Nếu thấy các biểu hiện như trên, cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay để khám và điều trị.

Nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao mắc phải những bệnh: viêm phổi, viêm tai giữa, suy hô hấp, xẹp phổi…

Cách điều trị viêm phế quản thể hen thế nào?

Cách điều trị viêm phế quản thể hen tốt nhất là phải dùng thuốc. Bác sĩ sẽ xét theo thể trạng của bệnh nhân mà lên đơn:

  • Dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh để mở rộng đường thở tức thời;
  • Các loại thuốc dạng hít để thông thoáng đường thở;
  • Máy tạo hơi ấm và một số loại thuốc chuyên môn khác…

Ngoài cách sử dụng thuốc, bệnh nhân bị viêm phế quản thể hen cần được chăm sóc đặc biệt:

Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản thể hen

Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản thể hen

  • Vệ sinh phòng ngủ: Quần áo, giường chiếu, chăn màn, máy lạnh, quạt…
  • Lau nhà, hút bụi thường xuyên;
  • Tránh tiếp xúc với các con vật có lông như chó, mèo;
  • Rửa tay thường xuyên để không lây nhiễm vi khuẩn;
  • Tránh khói thuốc lá;
  • Uống nhiều nước,
  • Chế độ ăn uống đủ chất, ưu tiên trái cây, rau quả.
  • Tiêm vacxin phòng cúm và viêm phế quản hàng năm.

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi viêm phế quản thể hen là gì của bạn Thu Hương. Bạn hãy cho con uống thuốc và thực hiện tốt những điều chúng tôi chia sẻ ở trên là con bạn sẽ nhanh chóng bình phục. Đồng thời cũng nên nhắc nhở bé vệ sinh hàng ngày, tránh tiếp xúc với người bệnh khác để không bị tái phát lại. Chúc sức khỏe!

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Viêm phế quản nên uống thuốc gì cho khỏi? Có nên uống nước cam?

03/05/2019 Tiến Nguyễn

Viêm phế quản uống thuốc gì cho khỏi?

Hỏi:

“Chào bác sĩ! Tôi năm nay 34 tuổi. Dạo gần đây gần nhà tôi họ làm đường nên rất bụi. Cộng với thời tiết thay đổi nên cổ họng tôi rất rát, ho nhiều. Tôi xem các triệu chứng trên mạng thì đúng là bị viêm phế quản. Cho tôi hỏi viêm phế quản thì nên uống thuốc gì? Tôi cảm ơn!”

  • Chữa trị ho viêm phế quản Nên và Kiêng ăn gì? Có được ăn thịt gà?
  • Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già và cách điều trị phù hợp!

[toc]

Bệnh viêm phế quản nên uống thuốc gì?

(Nguyễn Hoàng Vinh – Đồng Nai)

Trả lời:

Chào bạn Nguyễn Hoàng Vinh! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Baovesuckhoe365. Về tình trạng của bạn trước hết chúng tôi khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa để thăm khám cụ thể. Các bác sĩ sẽ kết luận chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi có thể giúp bạn giải đáp tạm thời câu hỏi viêm phế quản nên uống thuốc gì như sau:

  • Theo những gì bạn chia sẻ thì chúng tôi cho rằng bạn đang mắc phải bệnh viêm phế quản cấp tính do thời tiết thay đổi nhiều, sức đề kháng yếu khiến virus và vi khuẩn tấn công. Do đó bạn có thể không cần sử dụng thuốc kháng sinh, vì trong trường hợp này thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt được virus. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người bệnh thắc mắc tại sao viêm phế quản uống thuốc không khỏi.
  • Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo như là thuốc long đờm, thuốc giảm ho có kèm thêm thuốc hạ sốt nếu bạn có hiện tượng sốt nhẹ.
  • Đặc biệt, với tình trạng bụi bẩn do làm đường ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp nên chúng tôi khuyên bạn cần có biện pháp khắc phục nhà ở vì bụi bẩn, ô nhiễm có thể khiến bệnh viêm phế quản nặng hơn.

Viêm tiểu phế quản uống nên uống thuốc gì?

Hỏi:

“Bác sĩ ơi! Con gái em được 3 tuổi. 3 ngày hôm nay cháu có hiện tượng sổ mũi, ho, thở khò khè, thi thoảng sờ trán thấy nóng. Em thấy cô y tá cạnh nhà nói có hiện tượng viêm tiểu phế quản. Bây giờ em cho cháu uống thuốc gì được ạ? Mong bác sĩ trả lời sớm giúp.”

(Nguyễn Thu Huế – Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn Nguyễn Thu Huế! Với trường hợp của cháu bé bị viêm tiểu phế quản nên uống thuốc gì chúng tôi xin trả lời như sau:

  • Thuốc giảm đau họng như acetaminophen, thuốc hạ sốt ibuprofen, thuốc giãn phế quản trong trường hợp cần thiết.
  • Đặc biệt, chăm sóc bé tại nhà tích cực cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản hiệu quả. Bạn nên cho bé uống nhiều nước, giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hoặc hút dịch nhầy mũi hằng ngày cho bé. Đồng thời, đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng, tuyệt đối không cho bé hít khói thuốc.

    Cần loại bỏ khói thuốc lá đối với trẻ bị bệnh viêm tiểu phế quản

  • Trong trường hợp những triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản ngày càng nặng cần đưa bé đi gặp bác sĩ sớm để điều trị phù hợp.

Viêm phế quản phổi uống thuốc gì?

Hỏi:

“Chào bác sĩ! Tôi có tiền sử bệnh viêm phế quản phổi. Và tôi mới đọc đc thông tin viêm phế quản phổi uống augmentin. Bác sĩ cho tôi hỏi trong trường hợp nào nên uống augmentin. Và nên viêm phế quản phổi nên uống thuốc đông y không?”

(Phạm Hà Bích – Thái Bình)

Trả lời:

Chào chị Bích! Thông thường, với những bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản phổi thường sẽ điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh.  Trong một số trường hợp viêm phế quản phổi bác sĩ sẽ kê đơn uống augmentin. Trước khi sử dụng cần phải đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ.

Ngoài ra, để ngăn những biến chứng bệnh viêm phế quản phổi, chị Hà cũng như các bệnh nhân viêm phế quản phổi khác cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị bệnh.

Hoặc chữa bệnh viêm phế quản phổi bằng đông y cũng là một phương pháp mà nhiều người bệnh hiện nay theo đuổi. Tuy nhiên, chị Hà cần lưu ý rằng chữa theo phương pháp nào cũng cần phải hỏi kỹ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhé!

  • Viêm phế quản mãn tính là gì? Bệnh học, lâm sàng và cách điều trị
  • 9 bài thuốc Đông y trị viêm phế quản mãn tính theo từng thể bệnh

Viêm phế quản có nên uống nước cam?

Hỏi:

“Em chào bác sĩ ạ! Bác sĩ ơi, người bệnh viêm phế quản có nên uống nước cam không? Em nghĩ nước cam nhiều dinh dưỡng mà chóng khỏe bệnh nhưng thấy có nhiều tài liệu ghi không được uống. Bác sĩ giải đáp giúp em điều này với. Em băn khoăn quá ạ!”

(Hoàng Thùy – Bắc Ninh)

Trả lời:

Hoàng Thùy thân mến!

Viêm phế quản có nên uống nước cam không là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều từ phía bạn đọc. Nhiều người quan niệm uống nước cam sẽ khiến đờm đặc hơn, bệnh lâu khỏi hơn. Tuy nhiên chúng tôi phải khẳng định với bạn rằng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Viêm phế quản không nên uống nước cam là quan niệm hoàn toàn sai lầm

Trong nước cam có chứa rất nhiều vitamin C, có tính axit giúp sát khuẩn vòm họng hiệu quả. Cho nên, không có chuyện nước cam khiến bệnh nặng hơn đâu nhé! Ngược lại sẽ giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục hơn. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý nên mua cam đảm bảo và nên tự vắt cam uống tại nhà thay vì mua ngoài cửa hàng nhé!

Ngoài nước cam, bạn Hoàng Thùy cũng như quý vị bạn đọc có thể bổ sung thêm các loại hoa quả và sinh tố khác để bệnh nhanh chóng khỏi hơn.

Chúc bạn nhanh khỏi bệnh nhé!

Trên đây là tổng hợp những thắc mắc, quan tâm của độc giả về chủ đề viêm phế quản nên uống thuốc gì. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc điều trị bệnh. Mọi băn khoăn, thắc mắc của bạn đọc có thể tiếp tục gửi về hòm thư Baovesuckhoe365.com để được giải đáp sớm! Chúc các bạn có những thông tin hữu ích!

Hiểu đúng về bệnh viêm phế quản và hen phế quản

03/05/2019 Tiến Nguyễn

Vì có nhiều triệu chứng khá giống nhau mà rất nhiều người lầm tưởng rằng bệnh viêm phế quản và hen phế quản là bệnh giống nhau. Thực chất, đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Cùng theo dõi bài phân tích của Baovesuckhoe365 để tìm hiểu chi tiết hai bệnh lý này, đặc biệt là bệnh lý viêm phế quản hen nhé!

  • Hỏi bác sĩ: Viêm phế quản có lây không? Lây như thế nào?
  • Tìm hiểu: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Điều trị như thế nào?

Bệnh viêm phế quản và hen phế quản là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau

Phân biệt hai bệnh viêm phế quản và hen phế quản

Về cơ bản, viêm phế quản và hen suyễn có điểm chung nhất định nhưng có nhiều điểm khác nhau cần phân biệt.

Điểm giống nhau

Nhìn chung, bệnh lý viêm phế quản và hen suyễn chủ yếu do tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến các ống phế quản, dẫn đến bị viêm, đường dẫn khí bị co lại khiến người bệnh đều có những triệu chứng như khò khè, khó thở, tức ngực.

Bên cạnh đó, bệnh viêm phế quản nếu không được điều trị tích cực có thể biến chứng thành bệnh viêm phế quản hen suyễn dần chuyển sang bệnh hen suyễn hoàn toàn. Do đó mà người bệnh cần chủ động phân biệt dấu hiệu bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Điểm khác nhau

Những tiêu chí sau đây sẽ cho thấy bệnh viêm phế quản và hen phế quản có nhiều điểm khác nhau.

Tiêu chí Viêm phế quản Hen phế quản
Nguyên nhân Viêm phế quản là bệnh lý nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn và virus gây nên. Bệnh lý này còn xuất hiện nhiều ở những người thường xuyên sử dụng thuốc lá. Hen phế quản là bệnh lý mãn tính của đường thở. Người bị bệnh hen suyễn thường có dấu hiệu tắc đường hô hấp và tình trạng bệnh thường tái phát nhiều lần.
Triệu chứng Bệnh nhân viêm phế quản cấp thường có biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, có thể có hoặc không có đờm.

Với những người bị viêm phế quản mãn tính thường có biểu hiện ho có đờm và

Với bệnh viêm phế quản hen suyễn, bệnh nhân sẽ không có những triệu chứng như viêm phế quản. Thay vào đó, những đợt cấp của bệnh hen phế quản có thể do viêm phế quản gây nên vì không được điều trị tích cực.
Điều trị Bệnh viêm phế quản có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh với những người bị viêm phế quản cấp.

Trường hợp viêm phế quản mãn tính cần được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

Với bệnh hen phế quản, người bệnh cần điều trị tập trung bằng cách giảm tần suất của các cơn hen và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, co thắt ở đường hô hấp. Đồng thời cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng đột ngột.
Bệnh có thể khỏi không? Thông thường, viêm phế quản chỉ diễn ra dưới các đợt cấp và sau từ 5 – 10 ngày bệnh nhân có thể khỏi bệnh. Vì bệnh hen suyễn là bệnh lý mãn tính do đó, bệnh nhân mắc bệnh lý này sẽ phải chung sống cả đời cùng với những triệu chứng bệnh.
Biến chứng Bệnh viêm phế quản cấp có thể biến chứng thành viêm phế quản mãn tính.

Với những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính nếu không được điều trị sớm có thể biến chứng thành viêm phế quản thể hen.

Bệnh hen phế quản có thể đe dọa tính mạng nếu như những đợt cấp tái phát mà không được cấp cứu kịp thời.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Có thể khẳng định, bệnh viêm phế quản và hen phế quản đều là bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan. Do đó, khi chớm có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.

Khi có các dấu hiệu bệnh viêm phế quản và hen suyễn nên đến gặp bác sĩ sớm để thăm khám cụ thể

Ngoài ra, khi được kết luận tình trạng bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm cải thiện tình trạng bệnh. Đồng thời người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học. Nên tham khảo những thực phẩm nên và không nên khi có dấu hiệu bệnh tại: https://baovesuckhoe365.com/tri-viem-phe-quan-nen-va-kieng-an-gi/

Trên đây là những chia sẻ mà các chuyên gia Baovesuckhoe365.com muốn gửi đến bạn đọc về bệnh viêm phế quản và hen phế quản. Hy vọng những phân tích này sẽ giúp các bạn hiểu đúng về hai bệnh lý này. Đừng quên cập nhật những bài viết mới để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Loại thuốc nào điều trị hiệu quả viêm phế quản cấp và mãn tính?

02/05/2019 Tiến Nguyễn

Viêm phế quản là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể sẽ biến chứng nặng hơn nếu người bệnh không có phương pháp điều trị tích cực. Thông thường, khi phát hiện dấu hiệu bệnh, bệnh nhân thường tìm đến các loại thuốc trị viêm phế quản. Vậy với từng loại viêm phế quản cấp và mãn tính nên uống thuốc gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này!

  • 5 bài thuốc chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam hiệu quả
  • Viêm Phế Quản Và 8 Cách Phòng Tránh Bệnh Bắt Buộc Phải Nhớ

[toc]

Viêm phế quản cấp và mãn tính nên uống thuốc gì?

Người bệnh nên sử dụng thuốc nào điều trị viêm phế quản cấp tính?

Bệnh viêm phế quản cấp tính thường do vi khuẩn và virus gây nên. Do đó, khi bệnh nhân có triệu chứng của bệnh lý này nên đi kiểm tra bệnh trước và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn.

Thông thường, khi kê đơn thuốc điều trị viêm phế quản cấp tính, các bác sĩ thường kê đơn các loại như:

  • Thuốc long đờm: Thuốc long đờm có tác dụng làm long các dịch đờm bám lại ở viêm phế quản, làm tắc đường dẫn khí khiến người bệnh thường có triệu chứng khò khè, khó thở. Một số loại thuốc long đờm trị viêm phế quản cấp tính được kê đơn liều nhẹ như natri benzoat, terpinhdrat, kèm theo các thuốc giảm ho với liều lượng thích hợp.
  • Thuốc kháng viêm: Tùy vào mức độ tình trạng bệnh viêm phế quản cấp tính, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Với những trường hợp viêm phế quản cấp tính thông thường chỉ nên sử dụng các loại thuốc kháng viêm dạng uống hoặc xông hơi.
  • Thuốc kháng virus, vi khuẩn:  Thuốc kháng virus, vi khuẩn thực chất là thuốc kháng sinh. Tùy vào mức độ nguy hiểm của tình trạng bệnh để sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản cấp tính liều mạnh hoặc liều nhẹ.

Loại thuốc nào điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính?

Bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là những đợt bội nhiễm có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Với những bệnh nhân viêm phế quản mạn, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính người bệnh cần phải kiểm tra tình trạng bệnh thường xuyên để tránh những biến chứng bệnh đe dọa đến sức khỏe.

Thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính thường được áp dụng với liều lượng nặng hơn với những bệnh nhân viêm phế quản cấp tính. Ngoài các loại thuốc trị viêm phế quản kể trên, bệnh nhân viêm phế quản mãn tính có thể được kê đơn thêm các loại thuốc giãn phế quản, thuốc chống tắc nghẽn phế quản…

Viêm phế quản mãn tính có thể được kê thêm thuốc giãn phế quản, thuốc chống tắc nghẽn phế quản

Tuy nhiên, liều lượng thuốc dùng điều trị bệnh còn phụ thuộc vào từng đối tượng là người lớn, người già hoặc trẻ nhỏ mà số lượng thuốc sẽ được các bác sĩ cân nhắc phù hợp.

Ngoài các loại thuốc tây điều trị viêm phế quản mãn tính, người bệnh có thể tham khảo thêm các bài thuốc Đông y điều trị bệnh viêm phế quản theo hai dạng thuốc là thuốc điều trị thể đàm thấp và thể hàn ẩm.

Hoặc bệnh nhân viêm phế quản cấp và mãn tính có thể tham khảo thêm sản phẩm Thông Khí Khang có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh. Điều này đã được nhiều chuyên gia, bác sĩ và hàng nghìn bệnh nhân đã và đang trải nghiệm và đánh giá sản phẩm.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm phế quản

Mặc dù các loại thuốc trị viêm phế quản cấp và mãn tính đều được đánh giá là có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả cho bệnh nhân song khi sử dụng các bài thuốc trị bệnh theo Tây y có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ.

Thuốc điều trị bệnh viêm phế quản nói chung cần được mua đúng theo đơn thuốc của bác sĩ kê đơn và sử dụng liều lượng theo quy định. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc ngoài các hiệu thuốc nhỏ lẻ và không tự ý sử dụng.

Bên cạnh việc điều trị tích cực bằng việc sử dụng thuốc thì người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt lành mạnh để hạn chế những biến chứng và làm giảm đi những triệu chứng bệnh.

  • 5 Triệu Chứng ĐIỂN HÌNH Của Bệnh Viêm Phế Quản Mãn Tính
  • Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp

Trên đây là những chia sẻ về thuốc trị viêm phế quản. Hy vọng những thông tin này sẽ là tư liệu hữu ích giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức trong việc điều trị bệnh viêm phế quản. cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này!

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Lo lắng: Viêm phế quản kéo dài có ho nhiều và ra máu về đêm không?

02/05/2019 Tiến Nguyễn

Chào chuyên gia, tôi muốn hỏi là bệnh viêm phế quản kéo dài có ho nhiều và ra máu về đêm không? Tôi bị bệnh hơn 1 năm nay rồi nhưng mấy hôm nay thấy ho nhiều hơn, thậm chí còn ra máu. Như vậy có nguy hiểm không? Tôi thật sự rất lo lắng nhưng lại sợ đi khám. Mong chuyên gia cho tôi lời khuyên.

(Trịnh Quang, 54 tuổi)

  • Bệnh viêm phế quản là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào
  • Viêm phế quản có lây không?

[toc]

Viêm phế quản kéo dài có ho nhiều và ra máu về đêm không

Viêm phế quản kéo dài có ho nhiều và ra máu về đêm không

Trả lời

Chào bác! Trước hết, cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Baovesuckhoe365. Câu hỏi của bác cũng là lo lắng của rất nhiều người: Bệnh viêm phế quản kéo dài có ho nhiều và ra máu về đêm không? Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ngày càng nghiêm trọng, thậm chí biến chứng sang bệnh khác. Nên làm gì để xử trí?

Vậy chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Viêm phế quản kéo dài có ho nhiều và ra máu về đêm không?

Viêm phế quản kéo dài có ho nhiều và ra máu về đêm không? Điều này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Chúng tôi chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Viêm phế quản không gây ho nhiều và không ra máu

Nếu bệnh viêm phế quản mới chỉ ở mức độ cấp tính thì sẽ chỉ xuất hiện những triệu chứng thông thường như: ho, tiết đờm, sốt nhẹ, khó thở, tức ngực. Trường hợp viêm phế quản không gây ho rất hiếm.

Nếu điều trị kịp thời thì viêm phế quản có thể chữa khỏi được, tránh nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi mới xuất hiện những triệu chứng viêm phế quản cấp tính, người bệnh nên đi khám và chữa trị sớm nhất có thể.

  • Xem thêm: Hậu quả khó lường từ bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn

Trường hợp 2: Viêm phế quản kéo dài gây ho nhiều và ra máu về đêm

Viêm phế quản kéo dài CÓ gây ho nhiều và ra máu về đêm cũng dựa theo mức độ:

– Ra ít máu: Lượng máu dưới 50ml/ngày hoặc chỉ lẫn một ít trong dịch đờm thì cũng không cần quá lo lắng. Người bệnh nên tiếp tục uống thuốc điều trị theo liệu được kê. Đồng thời, chú ý ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh các hoạt động nặng, quá sức. Uống nhiều nước và bổ sung nguồn dinh dưỡng da dạng, tránh thực phẩm cay nóng, chất kích thích.

– Ra lượng máu trung bình: Từ 50ml đến 200ml một ngày, người bệnh cần đi khám bác sĩ sớm để có giải pháp điều trị thích hợp.

– Ra nhiều máu: Viêm phế quản kéo dài gây ho nhiều và ra máu về đêm ở mức độ nặng, xuất huyết trên 200ml/ngày. Đây là biểu hiện cảnh báo bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng. Nguyên nhân là do vùng họng và niêm mạc họng của đường hô hấp đã có dấu hiệu bị xung huyết.

  • Xem thêm: Viêm phế quản thường xuyên gây khó thở: Cẩn thận thêm bệnh nguy hiểm
Viêm phế quản kéo dài gây ho nhiều và ra máu về đêm cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Viêm phế quản kéo dài gây ho nhiều và ra máu về đêm cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Ngoài ra, viêm phế quản kéo dài gây ho nhiều và ra máu về đêm còn là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp như:

  • Bệnh lao phổi: Người bệnh sẽ có biểu hiện đau nhiều tại vùng họng, ho và khạc ra đờm, trên 2 tuần sẽ chuyển sang ho ra máu tươi hoặc đờm có lẫn máu. Ngoài biểu hiện ho nhiều và ra máu về đêm, người bệnh có thể gặp 1 số triệu chứng khác nữa như: sút cân, mệt mỏi, sốt nhẹ, ra mồ hôi lúc nửa đêm, khó thở, đau tức ngực…
  • Dãn phế quản: Bệnh lao phổi hoặc nhiễm trùng mãn tính ở phổi (áp xe phổi, viêm phổi khi vô tình hít và mắc phải các dị vật tại đường thở) lâu ngày gây điều trị sẽ gây nên tình trạng dãn phế quản, ho nhiều và ra máu về đêm.
  • Ung thư phổi: Biến chứng từ viêm phế quản, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, u nấm phổi, nấm phổi hoặc viêm phế quản mãn tính.

Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, nếu không chữa trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí gây tử vong là điều khó tránh khỏi.

Kết luận, với câu hỏi bệnh viêm phế quản kéo dài có ho nhiều và ra máu về đêm không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh càng nặng, càng ho nhiều và ra lẫn máu.

Trường hợp của bác Quang, theo như mô tả thì bác bị ho nhiều và ho ra máu. Nếu máu ra nhiều, thường xuyên, kèm các biểu hiện khác như: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, tức ngực, khó thở… thì tốt nhất bác nên đi khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh gây biến chứng nguy hiểm hơn. Y học ngày càng hiện đại, việc phát hiện sớm nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Vì vậy, bác không nên lo lắng quá nhé.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Tìm hiểu: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Điều trị như thế nào?

25/04/2019 Tiến Nguyễn

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là biến chứng của viêm tiểu phế quản. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Điều trị như thế nào? Cùng Baovesuckhoe365 tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

  • Viêm phế quản là bệnh gì?
  • Viêm phế quản có sốt không? Cách phòng tránh cho trẻ?

[toc]

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Chúng ta cần hiểu về bệnh viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên và dưới. Bệnh chủ yếu do virus Respiratoire Syncytial gây ra khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa lạnh và mùa mưa. Triệu chứng thường gặp là: ho khan, ho có đờm, sốt, đau đầu, mệt mỏi…

Nếu bệnh viêm tiểu phế quản lâu ngày không được điều trị sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, gây ra hiện tượng bội nhiễm. Tức là niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm, do vi  khuẩn hoặc virus tấn công. Các vi khuẩn dễ gây ra tình trạng bội nhiễm nhất là: Heamophilus influenzae; Moraxella catarrhalis, liên cầu, phế cầu. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi.

Triệu chứng của viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm cũng gần tương tự như viêm tiểu phế quản nhưng ở mức độ nặng hơn:

  • Người bệnh bị sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Ho, sốt.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Người mệt mỏi, chậm chạp, có thể bị nôn.
  • Viêm tai (viêm tai giữa) ở trẻ sơ sinh.
  • Nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị hôn mê, da dẻ tím tái.

Xem thêm: Viêm phế quản có lây không? Lây như thế nào?

Những biến chứng khó lường của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản không chữa sẽ dẫn đến viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nếu tiếp tục kéo dài sẽ càng gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Các con số dưới đây có thể sẽ khiến nhiều người giật mình:

  • 79% ca bệnh tử vong thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đặc biệt là những đối tượng mắc bệnh mãn tính, chức năng tim, phổi bị suy giảm, khi bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm sẽ biến chứng nhanh chóng và dẫn đến tử vong.
  • 62 – 100% trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm nặng có biến chứng xẹp phổi thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • 0 – 6% trẻ bị tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất.
  • 30% người mắc viêm phế quản bội nhiễm có thể dẫn đến hen phế quản sau này.
  • Ngoài ra, viêm tiểu phế quản bội nhiễm cũng sẽ dẫn đến 1 số biến chứng nguy hiểm khác như: mất nước, co giật, rối loạn nhịp tim, ngưng thở….

Vậy điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm như thế nào?

– Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có những dấu hiệu của bệnh, thường là sau khi viêm tiểu phế quản lâu ngày không được điều trị, người bệnh nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể để điều trị dứt điểm.

– Tương tự như điều trị viêm tiểu phế quản, khi viêm tiểu phế quản đã có bội nhiễm cũng cần được điều trị triệu chứng, cung cấp nước – điện giải – dinh dưỡng và đảm bảo cơ thể có đủ oxy tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh.

– Ngoài ra, khi thấy các triệu chứng nặng hơn như khó thở nhiều, thở gấp, buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu… thì cần đưa đi khám bác sĩ gấp. Người bệnh có thể sẽ được kê thuốc kháng sinh hoặc sử dụng ephalosporin thế hệ thứ ba, flouquinolin hay thuốc long đờm…

– Các loại thuốc co thắt phế quản như salbutamol dạng uống hay dạng xịt cũng có hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa viêm tiểu phế quản bội nhiễm tái phát.

  • Xem thêm: 5 bài thuốc chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam
Điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm cũng tương tự điều trị viêm tiểu phế quản

Điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm cũng tương tự điều trị viêm tiểu phế quản

Làm gì để phòng ngừa viêm tiểu phế quản bội nhiễm?

– Để phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm, tốt nhất nên điều trị dứt điểm viêm tiểu phế quản.

– Có thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh xa môi trường khói bụi độc hại, khói thuốc lá.

– Đặc biệt, để phòng ngừa viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ nhỏ, cần tăng cường sức đề kháng cho bé. Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu.

– Giữ ẩm không khí, đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ, tránh nấm mốc, mùi khó chịu.

– Kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không ngắt quãng giữa chừng cũng như tùy tiện đổi thuốc.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp độc giả hiểu thêm về bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Đừng bỏ qua: 3 bài thuốc chữa viêm phế quản co thắt ở trẻ em

22/04/2019 Tiến Nguyễn

Viêm phế quản co thắt là 1 dạng của viêm phế quản nhưng kèm theo 1 số dấu hiệu đặc trưng khác như: thở khò khè, co thắt vùng ngực, bụng. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn vì nhiều nguyên nhân. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến đối tượng là trẻ nhỏ.

  • Viêm phế quản là bệnh gì?
  • Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?

[toc]

Viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ

– Định nghĩa viêm phế quản co thắt ở trẻ em là tình trạng thu hẹp tạm thời lòng phế quản, do co thắt các cơ trơn phế quản bị viêm. Ngoài ra, các tuyến phế quản bị viêm, tăng bài tiết chất nhầy làm cản trở lưu thông khí trong phổi.

– Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt: Chủ yếu là do nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (RSV), sau đó thường có bội nhiễm vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, H.influenzae,… ). Đồng thời, sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu, cũng dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, nhất là khi thời tiết thay đổi. Hoặc tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích thích như: bụi, lông gia súc, khói thuốc, phấn hoa, thức ăn, thuốc….

– Biểu hiện: Viêm phế quản co thắt dẫn đến các triệu chứng như: sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho, hắt hơi (rất giống với cảm cúm thông thường). Sau đó có thể xuất hiện sốt cao, khó thở, thở khò khè, tiếng thở rít, thở nhanh. Co rút lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ. Thậm chí, trẻ có thể bị nôn, trớ sau khi bú hoặc sau một kích thích như ho hoặc khóc.

– Biến chứng: Viêm phế quản co thắt nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, gây nhiều bệnh: viêm tai giữa, viêm phổi, suy hô hấp….

  • Xem thêm: Viêm phế quản do dị ứng thời tiết: Làm sao để phòng tránh?

3 bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Viêm phế quản co thắt có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm, đúng nguyên nhân và thực hiện đúng phác đồ điều trị viêm phế quản co thắt.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể áp dụng những bài thuốc dân gian dưới đây để nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh:

1. Chữa viêm phế quản co thắt bằng lá trầu không và mật ong

– Công dụng: Theo Tây y, lá trầu không có chứa 2 phenol: betel và chavicol; có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và trực trùng coli. Còn theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có công dụng khư phong tán hàn, trung hành khí, tiêu thũng chỉ thống, chống ngứa và hóa đờm hiệu quả.

– Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10g lá trầu không và 3 – 4 thìa mật ong.
  • Sau khi rửa sạch lá trầu thì cho vào bát giã nhuyễn.
  • Đổ nước sôi vào ngâm trong khoảng 20 phút, vò sạch và vắt kiệt nước.
  • Sau đó, gạn nước lá trầu qua 1 lớp màng mỏng rồi đổ mật ong vào trộn đều.
  • Uống hỗn hợp mật ong và lá trầu không ngày 2 lần, sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Kiên trì thực hiện chữa viêm phế quản co thắt bằng lá trầu không với mật ong trong 8-10 ngày, Sau đó ngưng 1 tháng và có thể tiếp tục uống lại để phòng ngừa bệnh tái phát.

Xem thêm: 5 bài thuốc chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam hiệu quả

Chữa viêm phế quản co thắt bằng lá trầu không

Chữa viêm phế quản co thắt bằng lá trầu không

2. Chữa viêm phế quản co thắt bằng lá trầu không và gừng

– Công dụng: Thay vì sử dụng mật ong, có thể sử dụng gừng thay thế để điều trị viêm phế quản co thắt. Gừng có tính ấm, cay, nóng, giúp giảm ho, tan đờm.

– Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 lá trầu không và 5 lát gừng mỏng.
  • Cho vào cối giã nhuyễn rồi cho nước sôi vào ngâm khoảng 30 phút.
  • Vắt kiệt, gạn lấy nước.
  • Ngày uống 2 lần sau ăn 30 phút.
  • Kiên trì thực hiện chữa viêm phế quản co thắt bằng lá trầu không và gừng 5 – 6 ngày rồi ngừng 1 tháng. Sau đó, có thể uống tiếp để phòng ngừa bệnh tái phát.

3. Dùng cá ngựa chữa viêm phế quản co thắt cho bé

– Công dụng: Tuy chưa có nghiên cứu chính xác chỉ ra rằng dùng cá ngựa có thể chữa viêm phế quản co thắt cho bé nhưng vẫn có một số bài thuốc Đông y từ cá ngựa giúp điều hòa khí huyết, trị hen suyễn, giảm các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè.

– Cách thực hiện:

Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị: 5g cá ngựa, 10g đương quy.
  • Đun với khoảng 200m nước đến khi còn 50ml thì dừng lại.
  • Uống mỗi ngày 1 lần giúp giảm các triệu chứng khó thở, thở khò khè.

Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị: 1 con cá ngựa đực và 1 con cá ngựa cái
  • Làm sạch, bỏ ruột, phơi khô, sao vàng hoặc nướng chính tán thành bột mịn.
  • Pha từ 4 – 6g bột này với nước nóng, uống mỗi ngày 1 – 2 lần.

Xem thêm: 4 Cách Chữa Viêm Phế Quản Bằng Rau Diếp Cá: ĐƠN GIẢN Mà HIỆU QUẢ

Dùng cá ngựa chữa viêm phế quản co thắt

Dùng cá ngựa chữa viêm phế quản co thắt

Lưu ý: Các bài thuốc chữa viêm phế quản co thắt bên trên chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị. Người bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Điều cốt yếu nhất vẫn là phát hiện sớm triệu chứng và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. 

Kinh nghiệm giúp phòng ngừa viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ

– Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ để phòng ngừa viêm phế quản co thắt, tốt nhất nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc, lông chó mèo….

– Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lí, rửa bằng cách xịt nước muối biển.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.

– Đảm bảo cho trẻ được ở không gian thoải mái, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.

– Khi thấy trẻ có những biểu hiện viêm phế quản co thắt thì nên đưa đi khám bác sĩ sớm để điều trị kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp nhiều thông tin, kiến thức bổ ích về bệnh viêm phế quản co thắt và 1 số bài thuốc giúp trị bệnh hiệu quả. Các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát những biểu hiện của trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Viêm phế quản do dị ứng thời tiết: Làm sao để phòng tránh?

22/04/2019 Tiến Nguyễn

Viêm phế quản do dị ứng thời tiết là tình trạng rất dễ xảy ra ở những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi. Vậy nguyên nhân do đâu và phải làm cách nào để phòng tránh viêm phế quản do dị ứng thời tiết? Cùng Baovesuckhoe365 tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

  • Viêm phế quản mãn tính là bệnh gì?
  • Bệnh viêm phế quản mãn tính có chữa khỏi được không?

[toc]

Viêm phế quản do dị ứng thời tiết

Viêm phế quản do dị ứng thời tiết

Lý giải về tình trạng viêm phế quản do dị ứng thời tiết

Viêm phế quản do dị ứng thời tiết tức là khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, cơ thể khó hoặc chậm thích nghi với những thay đổi bất thường, dẫn đến việc bùng phát tình trạng viêm phế quản.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm phế quản do dị ứng thời tiết là do:

– Cơ địa của từng người: Một số người có cơ địa nhạy cảm, cứ thời tiết thay đổi, cơ thể chưa kịp thích nghi là dễ xuất hiện những triệu chứng viêm phế quản.

– Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là từ nóng sang lạnh, không khí hanh khô, tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn sinh sôi, tấn công gây bệnh đường hô hấp, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già có sức đề kháng kém.

– Bên cạnh đó, đường hô hấp cũng có những thay đổi về sinh lý để thích nghi với thời tiết,  các mạch máu giãn nở để sưởi ấm luồng khí hít vào, tuyến nhầy tăng bài tiết để tạo độ ẩm. Tuy nhiên, nếu mạch máu giãn nở quá nhiều hay chất nhầy tiết ra nhiều quá… sẽ dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi, sổ mũi, khò khè và khó thở.

– Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào, nghiện rượu, bia hoặc mắc một số bệnh mạn tính (viêm phế quản mạn, viêm họng mũi, hen suyễn hoặc bệnh đái tháo đường…) càng dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp khi thời tiết chuyển mùa. 

  • Xem thêm: Viêm phế quản có lây không? Lây như thế nào?

 Viêm phế quản do dị ứng thời tiết gây ảnh hưởng như thế nào?

– Viêm phế quản do dị ứng thời tiết trước hết gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến người bệnh xuất hiện những triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng, đau mỏi cơ thể, tức ngực, khó chịu.

– Nếu bệnh nhẹ và người có sức đề kháng tốt thì chỉ cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bệnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Ngược lại, với những người có sức đề kháng kém thì bệnh rất khó tự khỏi. Thậm chí, viêm phế quản do dị ứng thời tiết không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nặng hơn, biến chứng thành viêm phế quản mãn tính, khó chữa hơn rất nhiều.

– Hơn nữa, việc chủ quan không điều trị dứt điểm sẽ khiến cơ thể bị “nhờn”, cứ thời tiết thay đổi là lại bị tác nhân gây bệnh tấn công, dẫn đến các triệu chứng viêm phế quản cấp tính.

Vậy phải làm sao để phòng ngừa viêm phế quản do dị ứng thời tiết?

Viêm phế quản do dị ứng thời tiết gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Vậy phải làm sao để phòng ngừa tình trạng này?

– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm phế quản do dị ứng thời tiết, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi.

– Nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, vitamin D để tăng sức đề kháng, phòng ngừa viêm phế quản do dị ứng thời tiết. 

– Không nên ăn các đồ ăn dễ gây dị ứng, không uống rượu bia, không nên ăn các chất kích thích, không hút thuốc lào, thuốc lá.

– Tránh xa các yếu tố dễ gây kích ứng:  môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, khói thuốc….

– Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, súc miệng bằng nước muối để tránh các bệnh về đường hô hấp cũng như viêm phế quản do dị ứng thời tiết

– Chú ý mặc quần áo ấm, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi.

– Khi có những triệu chứng viêm phế quản do dị ứng thời tiết, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, khó chữa hơn. Không nên tự mua thuốc uống hoặc tự điều trị tại nhà.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích về tình trạng viêm phế quản do dị ứng thời tiết. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì, bạn đọc có thể để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

5 bài thuốc chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam hiệu quả

19/04/2019 Tiến Nguyễn

Chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam là phương pháp được nhiều người sử dụng khi không muốn bị phụ thuộc cũng như chịu những tác dụng phụ từ thuốc Tây. Hơn nữa, giá cả khi điều trị bệnh bằng thuốc nam cũng “mềm” hơn thuốc Tây y.

  • Viêm phế quản mãn tính là bệnh gì?
  • Bệnh viêm phế quản mãn tính có chữa khỏi được không?

[toc]

Chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

Chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

Chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm sưng, phù nề, tiết nhiều dịch nhầy, gây ra các triệu chứng ho, có đờm, tức ngực, khó thở. Viêm phế quản mãn tính được chia thành 3 thể: viêm phế quản mãn tính đơn thuần, viêm phế quản mãn tính tắc nghẽn và viêm phế quản mãn tính nhầy mủ.

Việc chữa trị viêm phế quản mãn tính là điều có thể. Tuy nhiên, cần phát hiện và điều trị khi bệnh còn đang ở giai đoạn đầu, thể đơn thuần. Người bệnh có thể sử dụng thuốc nam thay vì thuốc Tây y.

Thuốc nam với các thành phần từ thảo dược tự nhiên như lá hen, gừng, mật ong… không chỉ giúp giảm các triệu chứng bệnh mà còn cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tái phát và biến chứng.

Chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam giúp người bệnh yên tâm vì không có tác dụng phụ hay bị phụ thuộc vào thuốc, giảm tần suất của các đợt viêm phế quản cấp. Mục đích điều trị bằng thuốc nam mang tính tác động lâu dài, toàn diện, loại bỏ triệt để tác nhân gây bệnh.

  • Xem thêm: 9 bài thuốc Đông y trị viêm phế quản mãn tính theo từng thể bệnh

5 bài thuốc chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

Dưới đây, chúng tôi đã liệt kê 5 bài thuốc chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng hiệu quả:

Bài 1 chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

– Chuẩn bị: Lá sơn tra (bỏ lông) 70g, xuyên bối mẫu 7g, đường mạch nha 70g, mật ong lượng vừa đủ.

– Cách thực hiện: Đem lá sơn tra sắc 2 lần lấy nước rồi hòa với bột xuyên bối mẫu, mật ong và đường mạch nha, cô thành cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30g với nước ấm.

– Công dụng: Tuyên phế, hóa đàm, chỉ khái. 

Bài 2 chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

– Chuẩn bị: Vừng đen 250g, gừng tươi 120g, đường phèn 120g, mật ong 120g.

– Cách thực hiện: Vừng đen sao chín sấy khô, tán bột rồi trộn với nước cốt gừng, mật ong và đường phèn đập vụn đem hấp chín, đựng trong lọ kín dùng dần. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20g.

– Công dụng: Nhuận phế vị, bổ can thận, chỉ khái bình suyễn. 

  • Xem thêm: Chữa viêm phế quản bằng Đông y: Cấp tính hay mãn tính đều khỏi hết!

Bài 3 chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

– Chuẩn bị: Củ cải 1.000g, mật ong 100g, nước muối nhạt lượng vừa đủ.

– Cách thực hiện: Củ cải rửa sạch thái miếng cỡ bằng ngón tay, đem ngâm trong mật ong 1 ngày rồi lấy ra đem sao lửa thật nhỏ trong 30 phút (chú ý đảo liên tục tránh bị cháy), sau đó lại cho thêm mật ong sao đi sao lại vài lần cho đến khi mật ong kết lại là được, đựng trong lọ kín dùng dần. Ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 – 3 miếng, dùng nước muối nhạt chiêu cùng.

– Công dụng: Tiêu trệ tán ứ, bổ trung ích khí.

Bài 4 chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

– Chuẩn bị: Hạt củ cải trắng 250g, quả lê 250g, ngó sen 250g, quất hồng 120g, đào nhân 120g, mật ong 500g.

– Cách thực hiện: Các vị thuốc đem sắc kỹ lấy nước, cô đặc thành dạng cao rồi cho mật ong vào đảo đều, bảo quản trong lọ sành dùng dần. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 20g.

– Công dụng: Nhuận phế hóa đàm, bổ thận nạp khí, chỉ khái bình suyễn.

Bài 5 chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

– Chuẩn bị: Trứng gà 1 quả, mật ong 35g.

– Cách thực hiện: Đun sôi mật ong bằng lửa nhỏ, cho thêm một chút nước rồi đập trứng vào nấu chín. Ăn mỗi ngày 1 lần.

– Công dụng: Nhuận phế chỉ khái. 

  • Xem thêm: 5 bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản mãn tính từ gừng

Lưu ý khi chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

– Chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam không cho hiệu quả nhanh chóng như thuốc Tây y nên người bệnh cần kiên trì uống đều đặn theo đúng toa thuốc được kê, không ngắt quãng giữa chừng.

– Hơn nữa, việc chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam cũng chỉ có hiệu quả cao khi bệnh ở giai đoạn đầu.

– Khi bệnh tiến triển nặng hơn, chuyển sang thể nhầy mủ (do bội nhiễm nhiều đợt vi khuẩn gây bệnh) hoặc chuyển sang thể tắc nghẽn đường thở thì rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Việc chữa bệnh khi đó nhằm mục đích kiểm soát bệnh, giúp các triệu chứng không tái phát.

– Người bệnh có thể kết hợp sử dụng cả thuốc Tây y với thuốc nam để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về điều này.

– Ngoài ra, khi chữa trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá….

Trên đây là 5 bài thuốc chữa trị viêm phế quản bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng. Để quá trình điều trị nhanh chóng, hiệu quả, người bệnh cần nhận biết sớm triệu chứng bệnh viêm phế quản mãn tính cũng như tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, uống theo liệu trình và không ngắt quãng.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Trang sau »

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status