Kết quả công trình nghiên cứu của Bs Antonio Campayo Viện Aragones de Ciencias de la Salud, Zaragoza Tây Ban Nha được đăng trên Tạp chí tâm thần Hoa kỳ số 1 tháng 2 năm 2010 cho thấy trầm cảm mức độ vừa, dai dẳng và không được điều trị có thể dẫn tới tiểu đường ở người trên 55 tuổi. Hơn thế nữa, các biểu hiện trầm cảm rõ rệt trên lâm sàng có liên quan tới 65% nguy cơ gia tăng tiểu đường týp II.
Chẩn đoán trầm cảm ở người tiểu đường
Trên thực tế, chỉ có khoảng 1/3 số trường hợp trầm cảm ở người tiểu đường được chẩn đoán vì bệnh tiểu đường nếu kiểm soát kém cũng có các triệu chứng tương tư như trầm cảm: mệt mỏi, sụt hoặc tăng cân, thay đổi cảm giác ngon miệng, rối loạn giấc ngủ…; người bệnh không tự nhận ra các dấu hiệu trầm cảm, hoặc có biết cũng ít khi thông báo cho bác sĩ; thầy thuốc thiếu sự quan tâm hoặc do khả năng hạn chế.
Vì vậy, khi người thân phát hiện người bệnh có các biểu hiện hoặc hành vi bất thường thì nên sớm thông báo cho thầy thuốc.
Tác động qua lại của tiểu đường và trầm cảm
Trầm cảm làm tăng 37% nguy cơ mắc bệnh tiểu týp 2. Ngược lại, tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm lên 3 lần, nhất là ở những người tiểu đường đã xuất hiện biến chứng.
Trầm cảm làm tăng nguy cơ tử vong gấp 5 lần ở những bệnh nhân cao tuổi có bệnh tiểu đường týp 2 và những người có biến chứng.
Bệnh nhân có trầm cảm và tiểu đường thường ít hoạt động thể lực, tăng xu hướng hút thuốc lá, thói quen ăn uống ít có lợi cho sức khỏe và tuân thủ điều trị tiểu đường kém. Trầm cảm có liên quan đến cách đánh giá tiêu cực về các liệu pháp insulin ở người chưa từng sử dụng insulin, và điều này có thể gây trì hoãn việc điều trị tiểu đường, chẳng hạn như chậm khởi đầu điều trị bằng insulin trong ĐTĐ týp 2.
Vì vậy, khi người thân phát hiện người bệnh có các biểu hiện hoặc hành vi bất thường thì nên sớm thông báo cho thầy thuốc.
Gửi phản hồi