• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout
  • Mẹ & Bé

Bảo vệ sức khỏe 365

Thông tin, điều trị, chăm sóc các bệnh phổ biến Trĩ, Tiểu Đường, Gout

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Trang chủ » Uncategorized » Thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổi.

Thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổi.

29/05/2015 Phương Diên 0 Comment

Một trong những bệnh người trung niên và cao tuổi rất dễ gặp phải trong các bệnh về xương khớp đó là bệnh thoái hóa khớp bàn tay. Bệnh gây nên những cơn đau khớp âm ỉ, cơn đau thường tăng khi vận động hoặc thay đổi tư thế nhiều, cơn đau kéo dài rồi giảm nhẹ sau một vài ngày, sau đó lại tái xuất hiện. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt cũng như lao động của bệnh nhân.

  1. Đối tượng dễ bị thoái hóa khớp bàn tay nhất.

Độ tuổi: Bệnh thoái hóa khớp bàn tay thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi, từ 60-65 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, từ 55 tuổi trở lên đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của thoái hóa khớp bàn tay, bệnh cao dần từ 60 tuổi trở lên và cao nhất ở 70-79 tuổi.

Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới ( chiếm 75%). Nguyên nhân có thể do sự thay đổi hormone như estrogen dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp.

Những người béo phì cũng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp bàn tay. 1/3 bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay bị béo phì.

Đối tượng cuối cùng có thể bị thoái hóa khớp bàn tay đó là những người đã từng bị chấn thương, gãy xương khớp. Hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường..

  1. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp bàn tay.

Khi thấy các dầu hiệu như đau khớp bàn tay 1 bên hoặc cả hai bên, khi vận động thì cảm thấy đau, nhưng khi nghỉ ngơi thì cơn đau giảm dần, đau tăng khi mặc quần áo, khi cài khuy áo, đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào li. Cơn đau thường bắt đầu vào buổi sáng, khi ngủ dậy, người bệnh thấy khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15-30 phút, thì có thể các bạn đã bị bệnh thoái hóa khớp bàn tay, cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh . Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, dần dần bàn tay sẽ trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, khi cử động sẽ phát ra tiếng lạo xạo, các cơ bàn tay sẽ teo nho lại. Và đến một thời điểm nào đó, các bệnh nhân sẽ có các ngón tay bị biến dạng. Đó là do sự có mặt của các chồi xương, mọc ở khớp ngón tay, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

  1. Điều trị thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổi.

Để chuẩn đoán bệnh thoái hóa khớp bàn tay, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chụp X-quang khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay. Đây là kĩ thuật đơn giản những giúp bác sĩ chuẩn đoán bệnh vô cùng chính xác.

Nếu bạn bị thoái hóa khớp bàn tay, trên các phim chụp bàn tay bị thoái hóa khớp có thể thấy hiện tượng mọc gai xương, hẹp các khe khớp, mất vôi, hình dải, khuyết xương, xói mòn hoặc biến dạng khớp.

Khi phát hiện ra bệnh, bệnh nhân cần tiến hành điều trị bệnh ngay, tránh để tình trạng bệnh kéo dài, gây những biến chứng không mong muốn.

Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

 

Chia sẻ cho bạn bè nếu hữu ích:

  • Facebook
  • Google
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn
  • Email
  • Print

Related

Bạn nên đọc:

  1. Bạn đã biết gì về bệnh loãng xương?
  2. Dấu hiệu nào cho thấy bạn bị loãng xương?
  3. Thoái hóa khớp-căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia

Category: Uncategorized Tags: bệnh nhân/ chụp X-quang/ cơ sở y tế/ đái tháo đường/ gãy xương/ gút mãn tính/ khớp bàn tay/ thoái hóa khớp/ viêm khớp dạng thấp

Chế độ ăn uống và tập luyện cho người bị thoát vị đĩa đệm. Tác dụng thần kỳ của nấm lim xanh trong chữa trị ung thư

Gửi phản hồi Hủy trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẢN TIN SỨC KHỎE

Đăng ký để nhận miễn phí bản tin sức khỏe cập nhật hàng ngày

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (33)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh hô hấp (2)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (91)
    • Thần kinh tọa (38)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (37)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (95)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (50)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (20)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (14)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (24)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (16)
  • Mẹ & Bé (12)
  • Tin sức khỏe (16)
  • Uncategorized (124)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội “không còn tái phát”

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội “không còn tái phát”

Điều trị bệnh trĩ nhanh nhất tại nhà

Điều trị bệnh trĩ nhanh nhất tại nhà

Cẩm nang Bệnh Trĩ – Những điều cần biết về bệnh trĩ

Cẩm nang Bệnh Trĩ – Những điều cần biết về bệnh trĩ

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

Copyright © 2019 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status

loading Cancel
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.