• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Thoát vị đĩa đệm cổ tay là gì?

03/06/2015 Phương Diên

Bạn đã bao giờ nghe đến bệnh “ thoát vị đĩa đệm cổ tay ” hay chưa? Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất lạ với căn bệnh này phải không? Bạn sẽ thắc mắc rằng, ở cổ tay không có đĩa đệm thì làm sao bị thoát vị đĩa đệm cổ tay. Thực chất đây chỉ cách nói khác của hội chứng cổ, cánh tay.

Thoát vị đĩa đệm cổ tay là tên gọi khác của hội chứng cổ, cánh tay. Đây là hội chứng đau và rối loạn cảm giác khởi phát từ cột sống cổ lan tới chi trên.

  1. Nguyên nhân gây hội chứng cổ, cánh tay

Một trong những nguyên nhân chính của hội chứng cổ, cánh tay là do thoái hoá cột sống cổ ( chiếm 70-80%). Bao gồm thoái hoá các khớp liên đốt và liên mỏm bên, gây hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là chèn ép rễ/ dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.

Nguyên nhân chiếm đến 20-25% người mắc bệnh hội chứng cổ, cánh tay là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Khi khối nhân nhầy thoát vị sẽ chèn ép các rễ thần kinh, chèn đẩy dây chằng dọc sau gây đau.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân ít gặp hơn như: bệnh nhân từng bị chấn thương, có khối u, nhiễm khuẩn hoặc mắc bệnh loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.

  1. Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ tay.

Bệnh nhân có cảm giác căng và sưng ở bàn tay mà khách quan bằng mắt thường không thể nhận thấy, chỉ người bị bệnh mới cảm nhận được.

Các triệu chúng xuất hiện cấp tính khác bao gồm đau cánh tay theo dải da thuộc vùng rễ thần kinh bị xâm phạm, tư thế đầu sai lệch nghiêm trọng, lúc nào cũng ở tư thế gù.

Có thể khi ho, hắt hơi sẽ làm cơn đau tăng lên.

Nếu bệnh nhân để tình trạng bệnh nặng, khối thoát vị chèn ép lâu ngày gây teo cơ, thường phát hiện thấy ở khu vực: vai, cơ delta và các cơ thuộc khu vực cánh tay, cẳng tay, có khi ở bàn tay, tuỳ vào phạm vi và mức độ tổn thương.

  1. Điều trị hội chứng cổ, cánh tay.

Để điều trị hội chứng cổ, cánh tay, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc. Một số thuốc giảm đau thường dùng như: acetaminophen (paracetamol, tylenol…); acetaminophen kết hợp với codein hoặc tramadol như: efferalgan-codein; ultracet. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): diclofenac; piroxicam; meloxicam; celecoxib; etoricoxib. Nếu có nguy cơ tiêu hóa có thể dùng thêm nhóm ức chế bơm proton.

Một số thuốc có tác dụng giãn cơ như:  epirisone, tolperisone, mephenesine, diazepam cũng được dùng cho hội chứng cổ, cánh tay, trong trường hợp đau cấp, ngắn ngày và khi có tình trạng co cứng cơ.

Ngoài ra, với hội chứng cổ, cánh tay, bệnh nhân có thể dùng thêm thuốc giảm đau thần kinh (gabapentin, pregabalin), thuốc chống trầm cảm (amitriptylin đối với đau thần kinh mạn tính hoặc có rối loạn giấc ngủ), vitamin nhóm B (B1, B6, B12) liều cao.

Bệnh nhân nếu lo sợ điều trị bằng thuốc sẽ gây tác dụng phụ có thể sử dụng tới phương pháp điều trị không dùng thuốc. Một số phương pháp thường dùng đó là: vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt vùng cổ-vai-cánh tay, kéo giãn cột sống cổ, đeo nẹp cổ, tập vận động cổ, bả vai, khớp tay, cánh tay, điều trị chế độ sinh hoạt và làm việc.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể điều trị hội chứng cổ, cánh tay bằng phương pháp phẫu thuật.

Nguồn: Tổng hợp

Category: Bệnh thoát vị đĩa đệm Tags: bấm huyệt/ phẫu thuật/ thoát vị đĩa đệm/ thoát vị đĩa đệm cổ tay/ thuốc giảm đau/ vật lý trị liệu

Tập Yoga giúp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Người bị huyết áp cao nên ăn những thực phẩm nào?

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (128)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày canxi châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở phẫu thuật phụ nữ mang thai rượu bia sốt thiếu máu thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm trẻ em táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi viêm loét dạ dày viêm đại tràng xương khớp đau bụng đau dạ dày đau lưng đau ngực đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2022 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status