• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Những triệu chứng LAO PHỔI cần gặp bác sĩ ngay, đề phòng biến chứng

23/04/2018 Kim Tâm

Triệu chứng lao phổi rất khó phát hiện, tuy nhiên một trong số những dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là người bệnh gầy đi nhanh chóng, kém ăn và da xanh xao đi rất nhiều. Bên cạnh đó còn rất nhiều triệu chứng của bệnh lao phổi các bạn nên chú ý. Cùng Baovesuckhoe365 tìm hiểu thêm các triệu chứng lao phổi qua bài viết này để có thể kịp thời phát hiện bệnh nhé!

Những triệu chứng lao phổi cần gặp bác sĩ ngay, đề phòng biến chứng

Triệu chứng lao phổi – Những dấu hiệu ĐIỂN HÌNH không thể bỏ qua!

Lao phổi là bệnh do một loại trực khuẩn (tên khoa học Mycobacterium Tuberculosis – MTB) tấn công và hủy hoạt các mô của cơ thể. Bệnh này thuộc nhóm hô hấp vì chúng có khả năng lây lan qua đường không khí. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thường ủ lao, chỉ trong một khoảng thời gian tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh sẽ bùng phát. Những thống kê trên Thế giới đã chỉ ra rằng:

– Ước tính mỗi năm có tới 9 triệu ca mắc bệnh lao phổi và đến 2 triệu ca tử vong do lao phổi mà hầu hết ở các nước đang phát triển.

– Lao phổi là một trong số 3 bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao nhất thế giới: 3 triệu người/năm chết vì HIV/AIDS, 2 triệu người/năm chết vì lao phổi và 1 triệu người/năm chết do sốt rét.

Bệnh lao phổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:

– Bị lao phổi do lây nhiễm qua đường hô hấp từ người này qua người khác.

– Làm việc thường xuyên ở khu vực ô nhiễm, khó bụi, nấm mốc phát triển cũng chính là điều kiện để vi khuẩn lao phổi phát triển.

– Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng khiến khả năng mắc các bệnh lao phổi tăng cao bởi bệnh này dễ lây lan qua không khí.

– Ăn phải đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, nhiễm vi khuẩn lao…

Ngày nay, lao phổi không còn là bệnh nan y nữa, tuy nhiên nó vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng nếu được không chữa trị. Dưới đây là một số dấu hiệu lao phổi điển hình, thường gặp giúp bạn sớm nhận biết kịp thời và tránh lây nhiễm cho cộng đồng!

Xem thêm

  • Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị
  • Nguyên Nhân Người Hay Mệt Mỏi Và Khó Thở? Đây Là Triệu Chứng Bệnh Gì?

Dấu hiệu bệnh lao phổi bạn thường bỏ qua mà không hay biết

Thường thì những trường hợp nhiễm lao phổi (có đến gần 90%) không có triệu chứng phổ biến và rõ ràng, do đó rất khó để người bệnh có thể tự phát hiện sớm. Và khi người bệnh nhận thấy được các triệu chứng lao phổi thì thường bệnh đã rơi vào giai đoạn nguy hiểm.

Đau ngực, khó thở là những triệu chứng lao phổi dễ nhận thấy nhất

1. Triệu chứng lao phổi toàn thân

Triệu chứng lao phổi ở toàn thân có thể quan sát bằng mắt thường thông qua các biểu hiện của cơ thể người bệnh như:

– Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi với nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là thường sốt nhẹ về chiều hoặc đêm.

– Ra mồ hôi: Thường xuyên ra mồ hôi trộm (nhất là ban đêm) mà không rõ nguyên nhân bệnh gì thì người bệnh cũng nên đi khám để có kết quả chính xác, kịp thời.

– Chán ăn, mệt mỏi là dấu hiệu rất phổ biến của bệnh lao phổi, tuy nhiên nhiều ngưởi bỏ qua dấu hiệu quan trọng này.

– Gầy, sụt cân mà không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, hay suy dinh dưỡng… thì phải ngĩ ngay đến bệnh lao phổi.

– Da xanh, thiếu máu…

Đây là các triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc của bệnh lao, trong đó dấu hiệu sốt về tối và chiều là do cơ thể bị tác động của interleukin.

2. Triệu chứng lao phổi cơ năng

Những triệu chứng lao phổi cơ năng có rất nhiều và rõ rệt giúp chúng ta nhận biết được căn bệnh này như:

– Ho: Nếu bệnh nhân ho kéo dài trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi…mà đã dùng nhiều loại thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ ngay đến lao phổi.

– Khạc ra đờm: Ho, khạc đờm (kéo dài trên 3 tuần, đã dùng thuốc kháng sinh nhưng không khỏi) là những triệu chứng hay gặp của bệnh lao phổi.

– Ho ra máu là một trong số những triệu chứng lao phổi thường gặp (khoảng 60%) thể hiện bằng các tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

– Đau ngực, khó thở là những triệu chứng lao phổi dễ nhận thấy nhất bởi lúc này phế quản đang bị ức chế do ho nhiều, khả năng trao đổi khí cũng khó khăn hơn khi phổi đang bị tổn thương.

Bệnh lao phổi có chữa được không?

Hiện nay, bệnh lao phổi có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ: đúng thuốc, đúng liều, phối hợp đủ thuốc, đủ thời gian.

Bệnh lao phổi có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ: đúng thuốc, đúng liều, phối hợp đủ thuốc, đủ thời gian

Bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Lao phổi không phải là bệnh di truyền nhưng khả năng lây truyền thì vô cùng cao:

– Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, do hít phải trực khuẩn lao phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi, la hét, hát…

– Những người ở gần xung quanh có thể hít phải trực khuẩn lao trong không khí và bị nhiễm bệnh.

– Những trường hợp bắt tay, sử dụng chung thức ăn, đồ uống hay dùng chung nhà vệ sinh, ga trải giường…của bệnh nhân đều không lây nhiễm.

Xem thêm

  • Khó thở ho ra máu có phải bị ung thư không?

Điều trị bệnh lao phổi như thế nào?

– Kiểm tra và xét nghiệm tại bệnh viện chuyên khoa về bệnh lao phổi để có những phương pháp điều trị phù hợp, an toàn nhất.

– Tái khám thường xuyên để bác sĩ biết việc điều trị có đạt hiệu quả hay không.

– Kết hợp vừa uống thuốc hóa chất điều trị lao phổi vừa tiêm thuốc, nhưng không được tiến hành cùng lúc.

– Có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi.

Phương pháp phòng tránh bệnh lao phổi?

Tiêm phòng vaccin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, có thể hạn chế cho trẻ mắc lao cấp tính tới 80%.

– Tiêm phòng vaccin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, có thể hạn chế cho trẻ mắc lao cấp tính tới 80%.

– Tránh tiếp xúc với người lao phổi, khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang hoạt tính.

– Hạn chế, không hút thuốc lá, các chất kích thích: rượu, bia, cafe và làm việc nhiều trong môi trường không khí ô nhiễm.

– Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng kết hợp tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Với việc phát hiện những triệu chứng lao phổi giai đoạn sớm thì việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Vì vậy các bạn nên chú ý những biểu hiện, triệu chứng chúng tôi chia sẻ trên đây nhé!

 

 

Category: Uncategorized

Ho có khạc đờm vào buổi sáng là bệnh gì? Phải làm sao để chữa? Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Coi chừng ĐE DỌA tính mạng!

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status