• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Viêm phế quản có lây không? Lây như thế nào?

06/04/2018 Kim Tâm

Thưa bác sĩ, tôi muốn hỏi là bệnh viêm phế quản có lây không, lây như thế nào? Cách đây không lâu, mẹ tôi đi khám được chẩn đoán bị bệnh viêm phế quản, cũng đã sử dụng vài phương pháp điều trị. Tuy nhiên không hiểu sao đợt này con tôi bị ho rất nhiều, uống thuốc bao nhiêu cũng không đỡ. Tôi có nghi ngờ cháu bị lây bệnh của bà. Nếu lây thật tôi nên làm thế nào để phòng ngừa cho cả gia đình? Cảm ơn bác sĩ!

Anh Nguyễn Văn Hải, Hạ Long, Quảng Ninh

Xem thêm:

  • Viêm Phế Quản: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Bệnh
  • Bệnh Viêm Phế Quản Phổi Ở Người Lớn Là Gì? Cách Điều Trị Bệnh Tốt Nhất
  • Viêm Phế Quản Mãn Tính Nên Ăn Gì? Top 6 Thực Phẩm Không Thể Bỏ Qua

Trả lời

Chào anh Hải, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi!

Viêm phế quản là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Đây là căn bệnh xảy ra khi các niêm mạc phế quản bị sưng, viêm do vi khuẩn, vius tấn công. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khi bị viêm phế quản như ho, tức ngực, khó thở…

Viêm phế quản có lây không?

Bệnh viêm phế quản được chia thành 2 giai đoạn khác nhau: Viêm phế quản cấp tính ở giai đoạn đầu và viêm phế quản mãn tính ở giai đoạn sau. Người bệnh bị viêm phế quản cấp tính do nhiễm trùng đường hô hấp, vi khuẩn, virus gây bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. Đến giai đoạn viêm phế quản mãn tính là tình trạng bệnh đã nguy hiểm hơn rất nhiều. Các triệu chứng như ho dai dẳng, nặng ngực, khó thở… Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm.

Viêm phế quản có lây không?

Với câu hỏi bệnh viêm phế quản có lây không của anh? Chúng tôi xin trả lời là CÓ. Bệnh viêm phế quản hình thành do các virus, vi khuẩn tấn công nên hoàn toàn có thể lây từ người sang người. Thông thường bệnh viêm phế quản sẽ lây lan theo 2 con đường chính:

– Viêm phế quản lây khi tiếp xúc với người bệnh: Viêm phế quản là một trong những căn bệnh lây lan qua đường hô hấp, các vi khuẩn, virus rất dễ lây truyền từ người này sang người khác.

– Viêm phế quản cũng có thể lây lan khi sử dụng chung các vật dụng cá nhân: Thực tế cho thấy, viêm phế quản hoàn toàn có thể lây lan virus gây bệnh khi dùng chung các vật dụng cá nhân của người bệnh. Đặc biệt là đồ dùng sinh hoạt như chén, bát, khăn mặt…

Đây là 2 con đường dễ lây lan gây bệnh viêm phế quản nhất. Trường hợp cháu nhà anh hàng ngày nói chuyện, tiếp xúc hoặc sử dụng chung chén bát, đồ dùng khác của bà, rất có thể đã bị lây bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên ho là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác nhau. Do đó chúng tôi chưa thể khẳng định được cháu nhà anh có phải bị lây bệnh viêm phế quản từ mẹ anh hay không.

Tuy nhiên nếu cháu gặp các triệu chứng như ho khan, sau đó ho có đờm, đờm có thể màu đục, vàng hoặc xanh khác nhau. Đôi khi còn ho ra máu, cảm giác đau rát vùng xương nặng hơn sau mỗi lần ho. Thì gần như cháu đã bị lây bệnh viêm phế quản.

Phòng ngừa lây lan bệnh viêm phế quản như thế nào?

Phòng ngừa quá trình lây lan bệnh viêm phế quản như thế nào?

Anh Hải yên tâm, dù câu hỏi viêm phế quản có lây không? chúng tôi khẳng định là CÓ. Tuy nhiên quá trình phòng bệnh cho cả gia đình không hề khó. Mặt khác bà cũng đã sử dụng một số liệu pháp điều trị nên bệnh đã không còn đáng ngại.

Để phòng ngừa, hạn chế lây lan bệnh viêm phế quản cho gia đình mình, anh có thể tham khảo qua một số phương pháp sau đây:

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với bà khi đang bị bệnh viêm phế quản để tránh sự lây lan vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Tăng cường rau xanh, thực phẩm giàu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm phế quản, viêm phổi theo đúng quy định.
  • Tuyệt đối không uống rượu bia, thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích khác.
  • Khi chăm sóc bà đang trong giai đoạn điều trị bệnh, anh cùng người thân trong gia đình nên đeo khẩu trang để tránh nguy cơ bị virus lây lan.

Với triệu chứng ho lâu ngày không khỏi của cháu nhà anh, tốt nhất anh nên đưa cháu đến thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị tốt nhất. Chúc gia đình anh Hải luôn mạnh khỏe!

 

Nguồn:Baovesuckhoe365.com

Category: Viêm phế quản

5 điểm KHÁC BIỆT cơ bản của bệnh hen suyễn và hen phế quản 7 cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính HIỆU QUẢ NHẤT

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status