• Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Triệu chứng bệnh trĩ
    • Nguyên nhân bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Điều trị chữa bệnh trĩ
    • Hỏi đáp bệnh trĩ
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp
  • Bệnh Gout

Bảo vệ sức khỏe 365

Chia sẻ để bạn và tôi luôn Trẻ Trung, Khỏe Mạnh, Xinh Đẹp

chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bệnh học viêm phế quản phổi co thắt: Uống thuốc gì để chữa?

06/03/2018 Kim Tâm

Viêm phế quản co thắt là một thể bệnh của viêm phế quản, có triệu chứng giống với bệnh hen. Nếu không phân biệt và chữa trị kịp thời thì viêm phế quản co thắt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

  • Bệnh Khí Phế Thũng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không, Chữa Được Không?

1. Viêm phế quản co thắt là gì?

Viêm phế quản co thắt là một thể bệnh của viêm phế quản, còn gọi là viêm phế quản dạng hen. Khi bệnh, các đường dẫn từ khí quản vào phổi bị viêm, chít hẹp do phù nề, dịch nhầy tăng tiết và thành phế quản bị co thắt. Do lòng phế quản bị chít hẹp nên người mắc viêm phế quản co thắt thường có biểu hiện thở khò khè, thở rít.

Nhìn từ biểu hiện bên ngoài và triệu chứng, viêm phế quản co thắt có nhiều điểm tương đồng với bệnh hen nên người bệnh rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến điều trị sai cách và khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Viêm phế quản co thắt gây khó thở

Viêm phế quản co thắt gây khó thở

 

2. Nguyên nhân gây bệnh

  • Ngoại sinh: bệnh xảy ra do các tác nhân bên ngoài như khói thuốc lá, các chất độc hại, bụi bẩn, nấm mốc, dị ứng lông thú, dị ứng hoa, các loại thức ăn như tôm, cua, cá và một số loại thuốc có thành phần mẫn cảm.
  • Nội sinh: người mắc bệnh thường bị stress kéo dài, rối loạn hệ thống dạ dày hoặc mắc bệnh về đường ruột.
  • Bẩm sinh: viêm phế quản phổi co thắt có thể mang tính chất di truyền nếu cả bố và mẹ đều bị hen suyễn.

3. Triệu chứng

Viêm phế quản co thắt bệnh học có thể được nhận biết với các triệu chứng sau đây:

  • Có đủ dấu hiệu sổ mũi, ho, cảm nhẹ như bị cảm cú
  • Ngứa họng, ho như ho gà kèm đờm đặc, lúc hít vào không thấy ồn ào, khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít
  • Có thể nôn khi ăn
  • Khó thở, thở khò khè, thở thanh
  • Trường hợp bệnh nặng sắc mặt sẽ trở nên tím tái
Người mắc viêm phế quản co thắt có dấu hiệu như cảm cúm

Người mắc viêm phế quản co thắt có dấu hiệu như cảm cúm

4. Biến chứng của viêm phế quản co thắt

Nếu không nhận biết và điều trị kịp thời, viêm phế quản phổi co thắt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể, thậm chí là tính mạng người bệnh.

  • Viêm phổi: Khả năng bị viêm phổi sau khi mắc viêm phế quản co thắt là rất cao bởi hai bộ phận này nằm khá gần nhau. Đây là một biến chứng nguy hiểm mà nếu không chữa trị kịp thời người bệnh có thể bị tràn khí màng phổi, apxe phổi, có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Suy hô hấp: Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm co thắt phế quản là suy hô hấp. Biến chứng này có thể dẫn đến tử vong nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.
  • Viêm tai giữa: Biến chứng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt do nhiễm trùng, có thể gây suy giảm thính lực. Ở trẻ nhỏ, biến chứng này có thể dẫn đến chậm nói, trí tuệ kém phát triển.
Viêm phế quản co thắt là bệnh ở cả người lớn và trẻ em

Viêm phế quản co thắt là bệnh ở cả người lớn và trẻ em

5. Viêm phế quản co thắt uống thuốc gì?

Để chữa viêm phế quản co thắt, người bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh đồ và uống thuốc giãn phế quản, thuốc làm loãng đờm theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian với lá trầu không để thay thế kháng sinh. Trong lá trầu không có chứa phenol-betel và chavicol, những chất kháng sinh rất mạnh  với các loại vi khuẩn, rất có tác dụng điều trị viêm co thắt phế quản. Muốn hiệu quả hơn, người bệnh có thể kết hợp lá trầu không với mật ong, gừng hoặc hạt nén, công dụng rất tuyệt vời.

NGƯỜI BỆNH LƯU Ý:

Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm phế quản co thắt là bệnh dễ tái phát, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Bởi vậy, để phòng ngừa bệnh này mỗi cá nhân cần có ý thức nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể lực, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và chú trọng vệ sinh cá nhân. Một khi bệnh phát lại, người bệnh cần kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ tới khi dứt hẳn mới thôi.

Nguồn: Baovesuckhoe365.com

Category: Bệnh hô hấp

Bệnh suy hô hấp cấp và mãn tính: Nguy hiểm chết người Bệnh khí phế thũng là gì? Có nguy hiểm không, chữa được không?

Like Facebook của chúng tôi

Chuyên mục

  • Bài thuốc dân gian hay (32)
  • Bệnh dạ dày (53)
  • Bệnh Gout (34)
  • Bệnh Ho – Khó Thở (73)
  • Bệnh hô hấp (22)
  • Bệnh huyết áp (38)
  • Bệnh thoái hóa xương, khớp (95)
    • Thần kinh tọa (36)
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm (33)
  • Bệnh tiểu đường (83)
  • Bệnh trĩ (92)
    • Điều trị chữa bệnh trĩ (47)
    • Hỏi đáp bệnh trĩ (19)
    • Nguyên nhân bệnh trĩ (13)
    • Phòng ngừa bệnh trĩ (23)
    • Triệu chứng bệnh trĩ (15)
  • Cẩm nang (93)
  • Hen Suyễn – Hen Phế Quản (34)
  • Phổi tắc nghẽn – COPD (14)
  • Tin sức khỏe (24)
  • Uncategorized (133)
  • Viêm phế quản (40)
chữa bệnh trĩ tận gốc bằng bài thuốc Đông y gia truyền

Bài viết được quan tâm

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại tràng.

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mắc chứng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Phải làm thế nào khi bà bầu mắc bệnh trĩ?

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

5 loại cây từ tự nhiên chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Một số thực trạng điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay

Thẻ

acid uric buồn nôn bệnh gout bệnh nhân bệnh tiểu đường bệnh trĩ bệnh đau dạ dày châm cứu chế độ dinh dưỡng chế độ ăn uống cột sống dạ dày hen suyễn ho huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp hạ đường huyết hậu môn insulin khó thở khô khớp phẫu thuật rượu bia sốt thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm tiểu đường trầm cảm táo bón tây y tăng huyết áp tập thể dục tỏi ung thư phổi viêm loét dạ dày viêm phế quản viêm phổi viêm đại tràng đau bụng đau dạ dày đau thần kinh tọa đông y đại tiện đại tràng

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Viên xương khớp Zbone

Zbone

Viên uống Zbone

Copyright © 2023 · Bảo vệ sức khỏe 365 - Baovesuckhoe365.com · Liên hệ · Giới thiệu
DMCA.com Protection Status